Mẹ Thiên Chúa (Theotokos)
Khởi đầu năm mới và ngày cuối cùng của tuần bát nhật Giáng sinh, Giáo hội mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Qua đó Giáo hội muốn nhắc nhở cho con cái mình luôn ý thức rằng, cuộc sống của con người luôn được ánh mắt Chúa Giêsu dõi theo với trái tim yêu thương của Thiên Chúa và với đôi mắt của Mẹ Maria, được bà thánh Elisabeth gọi là “Mẹ Chúa tôi” (x. Lc 1, 43), và Giáo hội gọi là “Mẹ Thiên Chúa” qua lời tuyên xưng của Công đồng Ephesô: “chúng tôi tuyên xưng Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa bởi bì Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc xác thể và đã làm người, từ chính việc đầu thai của Người, Người đã hiệp nhất với Mẹ là đền thờ”.
Phụng vụ Giáo hội Chính thống đã tôn kính Đức Maria như “Mẹ sinh ra Thiên Chúa”, tước hiệu đó được giữ cho tới ngày nay trong việc thực hành tôn kính Mẹ Maria. Một thời gian sau đó Gáo hội Tây phương cũng chấp nhận cách trình bày tước hiệu “Thiên Chức Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria. Cách xử dụng ngôn từ ở Tây phương minh nhiên chấp nhận quan điểm thần học của Công đồng Ephêsô (431) về tước hiệu “theotokos”. Định nghĩa của Công đồng đã đưa ra một chiều kích Kitô học rõ ràng như được tỏ bày trong lời mở đầu của tín điều: “ai không công nhận, Đấng Emmanuel là Thiên Chuá thật và vì thế Đức Thánh Trinh Nữ là Đấng sinh ra Thiên Chúa (vì Mẹ sinh ra Lời trong xác thể, Lời bởi Thiên Chúa và đã trở thành nhục thể), kẻ ấy bị vạ tuyệt thông” (DH 252). Đức Maria là Đấng sinh ra Thiên Chúa, vì Lời nhập thể là Thiên Chúa thật, bản tính Thiên Chúa của Người, qua việc kết hợp với bản tính nhân loại, không bị mất đi và cũng không bị giới hạn trong bất cứ cách thế nào. Maria là Đấng sinh ra Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Lời Thiên Chúa trong xác thể, đã ban tặng cho nhân loại sự sống. Tước hiệu “Mẹ sinh ra Thiên Chúa” được công đồng Chalcedon (451) trình bày, nhằm khẳng định về việc kết hợp hai bản tính trong Đức Giêsu Kitô, về sự hợp nhất nên một của hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại không thể tách biệt và phân chia, nhưng không trộn lẫn và tan biến trong nhau. Sự kết hiệp đó được thực hiện trong Ngôi Lời (Logos) Thiên Chúa, trong khi đó con người Chúa Giêsu được sinh ra bởi Đức Maria. Từ cách trình bày nầy xuất hiện một kiểu trình bày khác : Đức Maria như là “Mẹ Thiên Chúa”, dầu sao đi nữa cách trình bày nầy cũng chứa đựng nguy hiểm, dễ gây hiểu lầm về chủ thuyết “duy nhất tính” (monophysisme), chỉ công nhận nơi Đức Kitô có một bản tính Thiên Chúa duy nhất mà thôi. Không những Đức Maria đã sinh ra Thiên Chúa, Đấng là nguyên lý hiện tại hoá của tất cả mọi hữu thể, Đấng đời đời đã hiện tại trong thời gian, Mẹ còn sinh ra và dưỡng nuối một con người, như bao người khác, hơn nữa vào giây phút lịch sử cụ thể Mẹ đã được yêu cầu hiến dâng toàn thể con người của Mẹ cả thể xác lẫn tâm hồn nhằm phục vụ cho việc Lời Thiên Chúa nhập thể trong “con người- Thiên Chúa” của Chúa Giêsu.
Qua biến cố Nhập thể Ngôi Lời là chủ thể Ngôi vị của hai bản tính và nguyên lý họp nhất của hai bản tính. Vì thế việc sinh ra Con –Thiên - Chúa – Làm - Người cấu thành không chỉ là mối tương quan sinh học tự nhiên giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nhưng còn là tương quan Ngôi vị. Bởi đó trong tương quan với Chúa Giêsu, trước tiên Đức Maria không chỉ là nguyên lý sinh học của việc hiện hữu nhục thể Chúa Giêsu. Còn hơn thế Đức Maria còn là Mẹ của một Ngôi vị hiện hữu trong bản tính Thiên Chúa và bản tính con người, và sự hiện hữu nầy được hiện thực trong sự hợp nhất cả hai bản tính. Vì thế người ta không thể gọi Đức Maria chỉ là Anthropotokos (Mẹ sinh ra con người). Việc trình bày nguyên lý hiện hữu của Ngôi Lời Nhập Thể với bản tính Thiên Chúa là một người mẹ nhân loại được Thiên Chúa tạo dựng đã gây ra sự hiểu lầm, do đó Nestêriô đã đề nghị gọi Đức Maria là Christotokos (Mẹ Chúa Kitô) và tránh xử dụng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Tuy nhiên Giaó phụ Cyrillô phản đối, theo ngài chữ “Kitô” mà Nestôriô xử dụng chỉ mang ý nghĩa luân lý, chứ không không mang ý nghĩa Ngôi hiệp. Ngài xác định lại tước hiệu Theotokos, ngài khẳng định chỉ có tước hiệu đó mới nói lến đặc tính Ngôi vị cách cụ thể và chứ không trừu tượng. Ngôi vị mà Đức Maria sinh ra, chính là Ngôi Lời, mang hai bản tính và hợp nhất trong một Ngôi vị. Bởi đó người ta phải nói rằng, Ngôi Lời qủa thật như là một con người đã được sinh ra, như một con người đã chịu đau khổ và trong chính thân phận con người, Người đã đón nhận cái chết. Thiên Chúa là chủ thể của chính việc Người mặc khải cho nhân loại trong chính thân phận con người của Chúa Giêsu Kitô. Người ta cũng không thể nói, Đức Maria đã chỉ sinh ra một con người, Đấng có tương quang của người con đối với Thiên Chúa trong bản tính con người, - mối tương quan đó có thể chỉ là một sự ràng buộc hời hợt bên ngoài-, với mối tương quan Người Con nơi Ngôi Lời (Logos) trong thực tại Ba Ngôi Thiên Chúa. Mối tương quan Logos, Người Con đời đời, đúng hơn hiện hữu trong mối tương quan của con người Giêsu đối với Thiên Chúa. Như thế trong Chúa Giêsu không có hai người con Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Người Con trong bản tính Thiên Chúa và bản tính con người. Trong thơ thứ hai của Cyrillô gởi Nestôrius, Ngài cắt nghĩa tước hiệu Theotokos:
“Qủa thật là sai lầm khi cho rằng, trước tiên một con người bình thường được sinh ra bởi Trinh Nữ Rất Thánh và sau đó Lời đã ngự vào trong con người đó; đúng hơn phải nói về Lời như thế nầy, Lời đã kết hợp với thân xác được sinh ra ngay từ trong cung lòng của Mẹ, và Lời đã trở thành một nhục thể qua việc sinh nở…. Và các nghị phụ vững tin gọi Đức Trinh Nữ Rất Thánh là Mẹ sinh ra Thiên Chúa, không vì bản tính của Lời hoặc vì Thiên tính đã nhận lấy sự hiện hữu khởi đầu của hũu thể bởi Trinh Nữ Rất Thánh, nhưng vì một xác thân sống động, thánh thiện, thông tuệ được sinh ra bởi Mẹ, Lời đã hợp nhất Ngôi vị với xác thân đó, và vì thế Lời được sinh ra trong nhục thể” (DH 251; x. 252 và 272)
Ngoài ra trong dạng thức suy tư kiểu mẫu (Typus), Thiên chức làm mẹ của Đức Maria có thể được chiêm ngắm như nguyên mẫu cho Thiên chức làm mẹ của Giáo hội. Ở đây xuất hiện mối tương quan Kitô học: như người mẹ ban tặng cho đứa con của bà sự sống được lãnh nhận từ Thiên Chúa, Gíáo hội cũng chuẩn bị cho những kẻ tin, những kẻ qua Phép Rửa chết với Đức Kitô và sống lại với Người để đạt tới sự sống vĩnh cửu, nơi mà trong đó họ sẽ đón nhận được con người mới, con người được cứu rỗi.
Khởi đầu năm mới và ngày cuối cùng của tuần bát nhật Giáng sinh, Giáo hội mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Qua đó Giáo hội muốn nhắc nhở cho con cái mình luôn ý thức rằng, cuộc sống của con người luôn được ánh mắt Chúa Giêsu dõi theo với trái tim yêu thương của Thiên Chúa và với đôi mắt của Mẹ Maria, được bà thánh Elisabeth gọi là “Mẹ Chúa tôi” (x. Lc 1, 43), và Giáo hội gọi là “Mẹ Thiên Chúa” qua lời tuyên xưng của Công đồng Ephesô: “chúng tôi tuyên xưng Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa bởi bì Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc xác thể và đã làm người, từ chính việc đầu thai của Người, Người đã hiệp nhất với Mẹ là đền thờ”.
Phụng vụ Giáo hội Chính thống đã tôn kính Đức Maria như “Mẹ sinh ra Thiên Chúa”, tước hiệu đó được giữ cho tới ngày nay trong việc thực hành tôn kính Mẹ Maria. Một thời gian sau đó Gáo hội Tây phương cũng chấp nhận cách trình bày tước hiệu “Thiên Chức Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria. Cách xử dụng ngôn từ ở Tây phương minh nhiên chấp nhận quan điểm thần học của Công đồng Ephêsô (431) về tước hiệu “theotokos”. Định nghĩa của Công đồng đã đưa ra một chiều kích Kitô học rõ ràng như được tỏ bày trong lời mở đầu của tín điều: “ai không công nhận, Đấng Emmanuel là Thiên Chuá thật và vì thế Đức Thánh Trinh Nữ là Đấng sinh ra Thiên Chúa (vì Mẹ sinh ra Lời trong xác thể, Lời bởi Thiên Chúa và đã trở thành nhục thể), kẻ ấy bị vạ tuyệt thông” (DH 252). Đức Maria là Đấng sinh ra Thiên Chúa, vì Lời nhập thể là Thiên Chúa thật, bản tính Thiên Chúa của Người, qua việc kết hợp với bản tính nhân loại, không bị mất đi và cũng không bị giới hạn trong bất cứ cách thế nào. Maria là Đấng sinh ra Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Lời Thiên Chúa trong xác thể, đã ban tặng cho nhân loại sự sống. Tước hiệu “Mẹ sinh ra Thiên Chúa” được công đồng Chalcedon (451) trình bày, nhằm khẳng định về việc kết hợp hai bản tính trong Đức Giêsu Kitô, về sự hợp nhất nên một của hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại không thể tách biệt và phân chia, nhưng không trộn lẫn và tan biến trong nhau. Sự kết hiệp đó được thực hiện trong Ngôi Lời (Logos) Thiên Chúa, trong khi đó con người Chúa Giêsu được sinh ra bởi Đức Maria. Từ cách trình bày nầy xuất hiện một kiểu trình bày khác : Đức Maria như là “Mẹ Thiên Chúa”, dầu sao đi nữa cách trình bày nầy cũng chứa đựng nguy hiểm, dễ gây hiểu lầm về chủ thuyết “duy nhất tính” (monophysisme), chỉ công nhận nơi Đức Kitô có một bản tính Thiên Chúa duy nhất mà thôi. Không những Đức Maria đã sinh ra Thiên Chúa, Đấng là nguyên lý hiện tại hoá của tất cả mọi hữu thể, Đấng đời đời đã hiện tại trong thời gian, Mẹ còn sinh ra và dưỡng nuối một con người, như bao người khác, hơn nữa vào giây phút lịch sử cụ thể Mẹ đã được yêu cầu hiến dâng toàn thể con người của Mẹ cả thể xác lẫn tâm hồn nhằm phục vụ cho việc Lời Thiên Chúa nhập thể trong “con người- Thiên Chúa” của Chúa Giêsu.
Qua biến cố Nhập thể Ngôi Lời là chủ thể Ngôi vị của hai bản tính và nguyên lý họp nhất của hai bản tính. Vì thế việc sinh ra Con –Thiên - Chúa – Làm - Người cấu thành không chỉ là mối tương quan sinh học tự nhiên giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nhưng còn là tương quan Ngôi vị. Bởi đó trong tương quan với Chúa Giêsu, trước tiên Đức Maria không chỉ là nguyên lý sinh học của việc hiện hữu nhục thể Chúa Giêsu. Còn hơn thế Đức Maria còn là Mẹ của một Ngôi vị hiện hữu trong bản tính Thiên Chúa và bản tính con người, và sự hiện hữu nầy được hiện thực trong sự hợp nhất cả hai bản tính. Vì thế người ta không thể gọi Đức Maria chỉ là Anthropotokos (Mẹ sinh ra con người). Việc trình bày nguyên lý hiện hữu của Ngôi Lời Nhập Thể với bản tính Thiên Chúa là một người mẹ nhân loại được Thiên Chúa tạo dựng đã gây ra sự hiểu lầm, do đó Nestêriô đã đề nghị gọi Đức Maria là Christotokos (Mẹ Chúa Kitô) và tránh xử dụng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Tuy nhiên Giaó phụ Cyrillô phản đối, theo ngài chữ “Kitô” mà Nestôriô xử dụng chỉ mang ý nghĩa luân lý, chứ không không mang ý nghĩa Ngôi hiệp. Ngài xác định lại tước hiệu Theotokos, ngài khẳng định chỉ có tước hiệu đó mới nói lến đặc tính Ngôi vị cách cụ thể và chứ không trừu tượng. Ngôi vị mà Đức Maria sinh ra, chính là Ngôi Lời, mang hai bản tính và hợp nhất trong một Ngôi vị. Bởi đó người ta phải nói rằng, Ngôi Lời qủa thật như là một con người đã được sinh ra, như một con người đã chịu đau khổ và trong chính thân phận con người, Người đã đón nhận cái chết. Thiên Chúa là chủ thể của chính việc Người mặc khải cho nhân loại trong chính thân phận con người của Chúa Giêsu Kitô. Người ta cũng không thể nói, Đức Maria đã chỉ sinh ra một con người, Đấng có tương quang của người con đối với Thiên Chúa trong bản tính con người, - mối tương quan đó có thể chỉ là một sự ràng buộc hời hợt bên ngoài-, với mối tương quan Người Con nơi Ngôi Lời (Logos) trong thực tại Ba Ngôi Thiên Chúa. Mối tương quan Logos, Người Con đời đời, đúng hơn hiện hữu trong mối tương quan của con người Giêsu đối với Thiên Chúa. Như thế trong Chúa Giêsu không có hai người con Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Người Con trong bản tính Thiên Chúa và bản tính con người. Trong thơ thứ hai của Cyrillô gởi Nestôrius, Ngài cắt nghĩa tước hiệu Theotokos:
“Qủa thật là sai lầm khi cho rằng, trước tiên một con người bình thường được sinh ra bởi Trinh Nữ Rất Thánh và sau đó Lời đã ngự vào trong con người đó; đúng hơn phải nói về Lời như thế nầy, Lời đã kết hợp với thân xác được sinh ra ngay từ trong cung lòng của Mẹ, và Lời đã trở thành một nhục thể qua việc sinh nở…. Và các nghị phụ vững tin gọi Đức Trinh Nữ Rất Thánh là Mẹ sinh ra Thiên Chúa, không vì bản tính của Lời hoặc vì Thiên tính đã nhận lấy sự hiện hữu khởi đầu của hũu thể bởi Trinh Nữ Rất Thánh, nhưng vì một xác thân sống động, thánh thiện, thông tuệ được sinh ra bởi Mẹ, Lời đã hợp nhất Ngôi vị với xác thân đó, và vì thế Lời được sinh ra trong nhục thể” (DH 251; x. 252 và 272)
Ngoài ra trong dạng thức suy tư kiểu mẫu (Typus), Thiên chức làm mẹ của Đức Maria có thể được chiêm ngắm như nguyên mẫu cho Thiên chức làm mẹ của Giáo hội. Ở đây xuất hiện mối tương quan Kitô học: như người mẹ ban tặng cho đứa con của bà sự sống được lãnh nhận từ Thiên Chúa, Gíáo hội cũng chuẩn bị cho những kẻ tin, những kẻ qua Phép Rửa chết với Đức Kitô và sống lại với Người để đạt tới sự sống vĩnh cửu, nơi mà trong đó họ sẽ đón nhận được con người mới, con người được cứu rỗi.