ROMA. ĐHY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, lấy làm tiếc vì Hội nghị Thượng đỉnh ở Roma hôm 26-7-2006 về Liban không đưa tới một cuộc ngưng chiến tức khắc.
Thông cáo chung kết của Hội nghị này chỉ nói đến sự cần thiết của một cuộc ngưng bắn khẩn cấp (urgent), nhưng không nhấn mạnh tới sự ngưng bắn tức khắc.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo ”Người đưa tin chiều” (Corriere della sera), số ra ngày 27-7-2006 ở Italia, ĐHY Sodano cũng nhìn nhận Hội nghị Thượng đỉnh ở Roma là một bước tiến, nhất là về vấn đề cứu trợ nhân đạo cho dân chúng tại Trung Đông. ĐHY hy vọng lời cam kết của các nước nỗ lực hoạt động để đạt tới một cuộc ngưng bắn, sẽ sớm đưa tới kết quả. Ngoài ra, cần thực hiện tức khắc chương trình cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tiết lộ rằng sau hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Liban, Ông Fouad Siniora, cùng với ngoại trưởng nước này đã đến gặp ngài để cám ơn vì mối quan tâm của Tòa Thánh đối với thảm trạng của đất nước Liban. Hai vị lãnh đạo nước này tỏ ra hài lòng mọi mọi tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh đều tỏ ra am tường tình hình trầm trọng ở Liban, đang đòi phải hành động”.
Về phần Đức TGM ngoại trưởng Tòa Thánh, Giovanni Lajolo, người đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh với tư cách quan sát viên, ngài nhắc đến những khía cạnh tích cực của Hội nghị, ví dụ như: tái khẳng định sự cần thiết phải giúp Liban phục hồi chủ quyền trọn vẹn và trợ giúp Liban trong lãnh vực này, hỗ trợ quân đội chính qui Liban trong vấn đề an ninh, theo sự ủy nhiệm của LHQ, dấn thân cứu trợ nhân đạo tức khắc cho nhân dân Liban, hỗ trợ công trình tái thiết, với việc triệu tập một hội nghị các nước ân nhân: nhiều nước tham dự Hội nghị thượng định đã dành trước những ngân khoản quan trọng cho việc viện trợ tái thiết Liban, tuy rằng những số tiền đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu rất lớn lao của nước này.
Đức TGM Lajolo cũng nhận định rằng sở dĩ Hội nghị thượng đỉnh có thể làm cho nhiều người cảm thấy thất vọng là vì đã không yêu cầu đình chiến tức khắc. Các tham dự viên đã không đạt tới sự đồng nhất lập trường về vấn đề này, vì một số nước cho rằng lời kêu gọi như thế sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, do đó, nên thực tế hơn và bày tỏ nỗ lực đạt tới đình chiến càng sớm càng tốt.
Đức TGM ngoại trưởng Tòa Thánh lấy làm tiếc vì hội nghị chỉ mời gọi Israel thực hiện sự ”điều độ tối đa” trong các phản ứng. Theo Đức TGM, tự bản chất, lời mời gọi này có tính chất mơ hồ, trong khi thực tế có một bổn phận rõ ràng không thể nhân nhượng được, đó là phải tôn trọng sinh mạng và tài sản của các thường dân.
Đức TGM Lajolo tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh yêu cầu ngưng chiến tức khắc. Và tuy có nhiều vấn đề phức tạp, nhưng cần phải giải quyết từng vấn đề có để giải quyết ngay.
Tuy không nêu đích danh, nhưng Đức TGM Lajolo phê bình lập trường của Hoa kỳ, Israel và những nước cho rằng cần phải tạo những điều kiện để cuộc ngưng chiến không bị vi phạm. Đức TGM nhận định rằng thực ra lập trường này chỉ có vẻ là thực tiễn, vì những điều kiện đó có thể và phải được kiến tạo bằng những phương thế khác, và không được giết hại những người vô tội. (SD 27-7-2006)(radio Vatican)
Thông cáo chung kết của Hội nghị này chỉ nói đến sự cần thiết của một cuộc ngưng bắn khẩn cấp (urgent), nhưng không nhấn mạnh tới sự ngưng bắn tức khắc.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo ”Người đưa tin chiều” (Corriere della sera), số ra ngày 27-7-2006 ở Italia, ĐHY Sodano cũng nhìn nhận Hội nghị Thượng đỉnh ở Roma là một bước tiến, nhất là về vấn đề cứu trợ nhân đạo cho dân chúng tại Trung Đông. ĐHY hy vọng lời cam kết của các nước nỗ lực hoạt động để đạt tới một cuộc ngưng bắn, sẽ sớm đưa tới kết quả. Ngoài ra, cần thực hiện tức khắc chương trình cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng tiết lộ rằng sau hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Liban, Ông Fouad Siniora, cùng với ngoại trưởng nước này đã đến gặp ngài để cám ơn vì mối quan tâm của Tòa Thánh đối với thảm trạng của đất nước Liban. Hai vị lãnh đạo nước này tỏ ra hài lòng mọi mọi tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh đều tỏ ra am tường tình hình trầm trọng ở Liban, đang đòi phải hành động”.
Về phần Đức TGM ngoại trưởng Tòa Thánh, Giovanni Lajolo, người đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh với tư cách quan sát viên, ngài nhắc đến những khía cạnh tích cực của Hội nghị, ví dụ như: tái khẳng định sự cần thiết phải giúp Liban phục hồi chủ quyền trọn vẹn và trợ giúp Liban trong lãnh vực này, hỗ trợ quân đội chính qui Liban trong vấn đề an ninh, theo sự ủy nhiệm của LHQ, dấn thân cứu trợ nhân đạo tức khắc cho nhân dân Liban, hỗ trợ công trình tái thiết, với việc triệu tập một hội nghị các nước ân nhân: nhiều nước tham dự Hội nghị thượng định đã dành trước những ngân khoản quan trọng cho việc viện trợ tái thiết Liban, tuy rằng những số tiền đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu rất lớn lao của nước này.
Đức TGM Lajolo cũng nhận định rằng sở dĩ Hội nghị thượng đỉnh có thể làm cho nhiều người cảm thấy thất vọng là vì đã không yêu cầu đình chiến tức khắc. Các tham dự viên đã không đạt tới sự đồng nhất lập trường về vấn đề này, vì một số nước cho rằng lời kêu gọi như thế sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, do đó, nên thực tế hơn và bày tỏ nỗ lực đạt tới đình chiến càng sớm càng tốt.
Đức TGM ngoại trưởng Tòa Thánh lấy làm tiếc vì hội nghị chỉ mời gọi Israel thực hiện sự ”điều độ tối đa” trong các phản ứng. Theo Đức TGM, tự bản chất, lời mời gọi này có tính chất mơ hồ, trong khi thực tế có một bổn phận rõ ràng không thể nhân nhượng được, đó là phải tôn trọng sinh mạng và tài sản của các thường dân.
Đức TGM Lajolo tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh yêu cầu ngưng chiến tức khắc. Và tuy có nhiều vấn đề phức tạp, nhưng cần phải giải quyết từng vấn đề có để giải quyết ngay.
Tuy không nêu đích danh, nhưng Đức TGM Lajolo phê bình lập trường của Hoa kỳ, Israel và những nước cho rằng cần phải tạo những điều kiện để cuộc ngưng chiến không bị vi phạm. Đức TGM nhận định rằng thực ra lập trường này chỉ có vẻ là thực tiễn, vì những điều kiện đó có thể và phải được kiến tạo bằng những phương thế khác, và không được giết hại những người vô tội. (SD 27-7-2006)(radio Vatican)