Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Công Giáo chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện
WASHINGTON, DC (CNA).- Chuyên gia nghiên cứu về luật hình sự và hiến pháp Richard Garnett nhận xét rằng: với sự bổ nhiệm thẩm phán Samuel Alito vào Tối Cao Pháp Viện, đã cho thấy những người Công Giáo từ nhóm thiểu số không mấy được tin tưởng trong thế kỷ thứ 19 nay đã trở thành một khối hợp nhất trong xã hội Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 21 này.
Nếu thẩm phán Alito được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, các thẩm phán Công Giáo chiếm đại đa số. Thẩm phán Alito sẽ hiệp cùng với Chánh Thẩm John Roberts, và các thẩm phán như Anthony M. Kennedy, Antonin Scalia và Clarence Thomas tạo thành bộ 5 là người Công Giáo trong số 9-thành viên của Tối Cao Pháp Viện.
Một trang web theo dõi các con số thống kê về thành phần tôn giáo (www.adherents.com) cho biết rằng chỉ mới có 10 trong tổng số 108 thẩm phán đã từng làm việc tại Tối Cao Pháp Viện là người Công Giáo.
Giáo sư Garnett, người hiện đang giảng dạy tại Phân Khoa Luật thuộc trường Đại Học Notre Dame, nói: mặc dầu có sự gia tăng về các con số thẩm phán Công Giáo, một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc tòa án quay về theo khuynh hướng bảo thủ hơn, và Ông cũng tiên đoán rằng mặc dầu con số thẩm phán Công Giáo chiếm đa số, thế nhưng "những quyết định có liên quan đến luật pháp mà các thẩm phán này sẽ đưa ra, chẳng mang dáng dấp gì về Công Giáo cho lắm."
Giáo sư Garnett cũng lưu ý thêm rằng thẩm phán Alito đã từng đem ra áp dụng hai vụ Roe chống lại Wade; và vụ Kế Hoạch Hóa Gia Đình chống lại Casey, hai vụ nổi tiếng cho phép phụ nữ cho quyền phá thai, khi Ông còn là Chánh Án của Tòa Phúc Thẩm Liên Bang.
Nói với tờ báo Atlanta-Journal Constitution, Giáo sư Garnett nhận xét rằng: "Việc người đó là Công Giáo, chắc hẳn sẽ có một vài ảnh hưởng nào đó về việc liệu người đó có nghĩ rằng việc phá thai là đi ngược với luân lý hay không, nhưng nó thật sự chẳng có liên quan gì cả đến việc liệu vị thẩm phán đó có nghĩ vụ Roe chống lại Wade, là một cách diễn địch đúng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ hay không."
WASHINGTON, DC (CNA).- Chuyên gia nghiên cứu về luật hình sự và hiến pháp Richard Garnett nhận xét rằng: với sự bổ nhiệm thẩm phán Samuel Alito vào Tối Cao Pháp Viện, đã cho thấy những người Công Giáo từ nhóm thiểu số không mấy được tin tưởng trong thế kỷ thứ 19 nay đã trở thành một khối hợp nhất trong xã hội Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 21 này.
Nếu thẩm phán Alito được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, các thẩm phán Công Giáo chiếm đại đa số. Thẩm phán Alito sẽ hiệp cùng với Chánh Thẩm John Roberts, và các thẩm phán như Anthony M. Kennedy, Antonin Scalia và Clarence Thomas tạo thành bộ 5 là người Công Giáo trong số 9-thành viên của Tối Cao Pháp Viện.
Một trang web theo dõi các con số thống kê về thành phần tôn giáo (www.adherents.com) cho biết rằng chỉ mới có 10 trong tổng số 108 thẩm phán đã từng làm việc tại Tối Cao Pháp Viện là người Công Giáo.
Giáo sư Garnett, người hiện đang giảng dạy tại Phân Khoa Luật thuộc trường Đại Học Notre Dame, nói: mặc dầu có sự gia tăng về các con số thẩm phán Công Giáo, một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc tòa án quay về theo khuynh hướng bảo thủ hơn, và Ông cũng tiên đoán rằng mặc dầu con số thẩm phán Công Giáo chiếm đa số, thế nhưng "những quyết định có liên quan đến luật pháp mà các thẩm phán này sẽ đưa ra, chẳng mang dáng dấp gì về Công Giáo cho lắm."
Giáo sư Garnett cũng lưu ý thêm rằng thẩm phán Alito đã từng đem ra áp dụng hai vụ Roe chống lại Wade; và vụ Kế Hoạch Hóa Gia Đình chống lại Casey, hai vụ nổi tiếng cho phép phụ nữ cho quyền phá thai, khi Ông còn là Chánh Án của Tòa Phúc Thẩm Liên Bang.
Nói với tờ báo Atlanta-Journal Constitution, Giáo sư Garnett nhận xét rằng: "Việc người đó là Công Giáo, chắc hẳn sẽ có một vài ảnh hưởng nào đó về việc liệu người đó có nghĩ rằng việc phá thai là đi ngược với luân lý hay không, nhưng nó thật sự chẳng có liên quan gì cả đến việc liệu vị thẩm phán đó có nghĩ vụ Roe chống lại Wade, là một cách diễn địch đúng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ hay không."