LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (01/11)
Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
Mọi người được mời gọi nên thánh
Phụng vụ hôm nay mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Lễ Các Thánh là ngày cử hành niềm vui của chúng ta, bởi vì Các Thánh là những thành viên trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Các ngài đã được vinh thăng.
1. Các Thánh Nam Nữ
Họ là ai? Họ không chỉ là những vị đã được phong thánh bởi Giáo Hội và được ghi trong lịch phụng vụ hằng năm. Họ là tất cả những người đã được cứu độ và nay đang được hưởng hạnh phúc trong Thiên Đàng. Họ là những người đã sống một cuộc đời thánh thiện trong sự âm thầm, hy sinh và phục vụ mà nhiều người không biết đến nhưng đã được Thiên Chúa vinh thăng, thưởng công cho họ. Họ làm thành “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9).
Làm sao họ được vinh thăng? Sách Khải Huyền cho chúng ta biết: Họ “đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ là những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Các Thánh là những người đã trung thành và kiên nhẫn sống các giá trị Tin Mừng, đặc biệt sống trọn vẹn các mối phúc như được nói ở bài Tin Mừng. Các Thánh đã sống tinh thần nghèo khó vì Nước Trời. Các Thánh là những người hiền lành vì Nước Trời. Các Thánh là những người phải chịu sầu khổ vì Nước Trời. Các Thánh là những người chịu bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ (x. Mt 5,10).
Khi nói về gương của các Thánh Nam Nữ, thánh Bênađô cho rằng: “Chúng ta không được chậm trễ trong việc bắt chước các Thánh là những người mà chúng ta vui mừng cử hành.” Vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để chúng ta suy niệm về “ơn gọi phổ quát của mọi Kitô hữu tới sự thánh thiện.”
2. Quan niệm về việc nên thánh
Điều đầu tiên chúng ta phải làm khi nói về ơn gọi nên thánh là chúng ta phải loại bỏ trong tâm trí chúng ta những suy nghĩ và nỗi sợ hãi này: nên thánh là lời mời gọi chỉ dành cho các linh mục và các nữ tu mà thôi, vì họ có điều kiện sống gần Chúa hơn, còn giáo dân sống giữa đời ô trọc đủ thứ bụi đời, chân lấm tay bùn, không thể nào nên thánh được. Hoặc có người suy nghĩ rằng nên thánh là hiện tượng ngoại thường và phi thường dành cho những ai có ơn gọi đặc biệt. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Mọi người đều được mời gọi nên thánh.” Nên thánh nằm trong khả năng của mỗi người và làm nên sự bình thường của đời sống Kitô hữu.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng Thánh (Lv 19,2). Thiên Chúa là “Đấng Thánh” và là “nguồn mọi sự thánh thiện.”
Trong Cựu Ước, từ Qadosh gợi lên sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh và ba lần thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì con người có thể nghĩ, nói hay làm. Theo đó, ý nghĩa thánh thiện trước hết được hiểu theo nghĩa luân lý và phụng tự. Trung gian sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đồ vật, nơi chốn và những lề luật. Chẳng hạn như núi thánh, sách thánh, đồ thánh trong đền thờ…
Vào thời đại Chúa Giêsu, ý tưởng này vẫn còn thống trị nơi những người Pharisêu. Họ cho rằng sự thánh thiện và công chính hệ tại ở sự thanh sạch thuộc phụng tự và việc cẩn thận tuân giữ lề luật.
Trong Tân Ước, chúng ta thấy có một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn hệ tại ở phạm vi nghi lễ và luân lý nữa, mà còn thuộc phạm vi bản tính và ơn gọi; nên thánh không chỉ đến từ bàn tay, nhưng đến từ trái tim; nó không phát xuất từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong con người, và nó được tóm tắt trong đức ái. Trung gian sự thánh thiện Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (Đền Thờ Giêrusalem, hoặc là Núi Thánh), các nghi lễ, đồ vật hay lề luật, nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh thiện không còn hệ tại trong việc phải tách biệt khỏi điều này điều kia, nhưng là hệ tại trong việc kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Trong Chúa Kitô, sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong một con người, chứ không phải qua việc hồi tưởng lại những biến cố xa xôi. Chúa Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). Người là Đấng làm cho chúng ta nên thánh thiện.
3. Cách thế nên thánh
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta được nên thánh thiện theo hai cách thế. Cách thế thứ nhất là nhờ ân sủng và cách thế thứ hai là nhờ sự bắt chước. Sự thánh thiện trước hết là ân sủng, là hồng ân. Chúa Kitô đã đến, chết và phục sinh để làm cho chúng ta trở nên thánh thiện. Người thuộc về chúng ta và cho chúng ta. Vì thế, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng sự công chính của chúng ta hay sự thánh thiện không phải do việc giữ luật, nhưng là do đức tin vào Chúa Kitô (x. Pl 3,5-10). Chúa Kitô trở thành sự công chính, sự thánh thiện và ơn cứu độ chúng ta (x. 1 Cr 1,30). Chúng ta có thể nói rằng sự thánh thiện của Chúa Giêsu là của chúng ta. Nên chúng ta cần kết hợp với Chúa Giêsu để được nên thánh thiện như Người và Người tiếp tục làm cho chúng ta nên thánh qua các bí tích mà chúng ta cử hành.
Cách thế thứ hai là bắt chước Chúa Giêsu. Chính Người là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta. Vì thế, nên thánh cũng có nghĩa là nên giống Người, noi gương và sống như Người, tuân giữ những gì Người đã truyền dạy và nhất là thực thi bác ái đối với tha nhân. Thánh Phaolô căn dặn:
“Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm… để sống cách thánh thiện và trong danh dự” (1 Tx 4,3-4).
Theo nghĩa này, sự thánh thiện cũng chính là kết quả của sự cố gắng của bản thân mỗi người chúng ta. Như Chúa đã mời gọi:
“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Kết luận
Như thế, ơn gọi nên thánh vừa là lời mời gọi của Chúa dành cho mọi người, vừa là sự đòi buộc cao cả, hay là sự đòi hỏi tự bản tính con người. Sinh ra để nên thánh. Vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được mời gọi nên giống Người. Đây không còn là vấn đề luân lý nữa, mà là vấn để thuộc bản tính và ơn gọi. Nếu không nên thánh, chúng ta thất bại và là kẻ thất bại nhất trong đời. Đó là sự vong thân nền tảng. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời với một nhà báo hỏi về sự thánh thiện, mẹ nói: “Sự thánh thiện không phải là điều xa xỉ, nó là sự cần thiết.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
Mọi người được mời gọi nên thánh
Phụng vụ hôm nay mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Lễ Các Thánh là ngày cử hành niềm vui của chúng ta, bởi vì Các Thánh là những thành viên trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Các ngài đã được vinh thăng.
1. Các Thánh Nam Nữ
Họ là ai? Họ không chỉ là những vị đã được phong thánh bởi Giáo Hội và được ghi trong lịch phụng vụ hằng năm. Họ là tất cả những người đã được cứu độ và nay đang được hưởng hạnh phúc trong Thiên Đàng. Họ là những người đã sống một cuộc đời thánh thiện trong sự âm thầm, hy sinh và phục vụ mà nhiều người không biết đến nhưng đã được Thiên Chúa vinh thăng, thưởng công cho họ. Họ làm thành “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9).
Làm sao họ được vinh thăng? Sách Khải Huyền cho chúng ta biết: Họ “đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ là những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Các Thánh là những người đã trung thành và kiên nhẫn sống các giá trị Tin Mừng, đặc biệt sống trọn vẹn các mối phúc như được nói ở bài Tin Mừng. Các Thánh đã sống tinh thần nghèo khó vì Nước Trời. Các Thánh là những người hiền lành vì Nước Trời. Các Thánh là những người phải chịu sầu khổ vì Nước Trời. Các Thánh là những người chịu bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ (x. Mt 5,10).
Khi nói về gương của các Thánh Nam Nữ, thánh Bênađô cho rằng: “Chúng ta không được chậm trễ trong việc bắt chước các Thánh là những người mà chúng ta vui mừng cử hành.” Vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để chúng ta suy niệm về “ơn gọi phổ quát của mọi Kitô hữu tới sự thánh thiện.”
2. Quan niệm về việc nên thánh
Điều đầu tiên chúng ta phải làm khi nói về ơn gọi nên thánh là chúng ta phải loại bỏ trong tâm trí chúng ta những suy nghĩ và nỗi sợ hãi này: nên thánh là lời mời gọi chỉ dành cho các linh mục và các nữ tu mà thôi, vì họ có điều kiện sống gần Chúa hơn, còn giáo dân sống giữa đời ô trọc đủ thứ bụi đời, chân lấm tay bùn, không thể nào nên thánh được. Hoặc có người suy nghĩ rằng nên thánh là hiện tượng ngoại thường và phi thường dành cho những ai có ơn gọi đặc biệt. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Mọi người đều được mời gọi nên thánh.” Nên thánh nằm trong khả năng của mỗi người và làm nên sự bình thường của đời sống Kitô hữu.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng Thánh (Lv 19,2). Thiên Chúa là “Đấng Thánh” và là “nguồn mọi sự thánh thiện.”
Trong Cựu Ước, từ Qadosh gợi lên sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh và ba lần thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì con người có thể nghĩ, nói hay làm. Theo đó, ý nghĩa thánh thiện trước hết được hiểu theo nghĩa luân lý và phụng tự. Trung gian sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đồ vật, nơi chốn và những lề luật. Chẳng hạn như núi thánh, sách thánh, đồ thánh trong đền thờ…
Vào thời đại Chúa Giêsu, ý tưởng này vẫn còn thống trị nơi những người Pharisêu. Họ cho rằng sự thánh thiện và công chính hệ tại ở sự thanh sạch thuộc phụng tự và việc cẩn thận tuân giữ lề luật.
Trong Tân Ước, chúng ta thấy có một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn hệ tại ở phạm vi nghi lễ và luân lý nữa, mà còn thuộc phạm vi bản tính và ơn gọi; nên thánh không chỉ đến từ bàn tay, nhưng đến từ trái tim; nó không phát xuất từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong con người, và nó được tóm tắt trong đức ái. Trung gian sự thánh thiện Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (Đền Thờ Giêrusalem, hoặc là Núi Thánh), các nghi lễ, đồ vật hay lề luật, nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh thiện không còn hệ tại trong việc phải tách biệt khỏi điều này điều kia, nhưng là hệ tại trong việc kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Trong Chúa Kitô, sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong một con người, chứ không phải qua việc hồi tưởng lại những biến cố xa xôi. Chúa Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). Người là Đấng làm cho chúng ta nên thánh thiện.
3. Cách thế nên thánh
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta được nên thánh thiện theo hai cách thế. Cách thế thứ nhất là nhờ ân sủng và cách thế thứ hai là nhờ sự bắt chước. Sự thánh thiện trước hết là ân sủng, là hồng ân. Chúa Kitô đã đến, chết và phục sinh để làm cho chúng ta trở nên thánh thiện. Người thuộc về chúng ta và cho chúng ta. Vì thế, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng sự công chính của chúng ta hay sự thánh thiện không phải do việc giữ luật, nhưng là do đức tin vào Chúa Kitô (x. Pl 3,5-10). Chúa Kitô trở thành sự công chính, sự thánh thiện và ơn cứu độ chúng ta (x. 1 Cr 1,30). Chúng ta có thể nói rằng sự thánh thiện của Chúa Giêsu là của chúng ta. Nên chúng ta cần kết hợp với Chúa Giêsu để được nên thánh thiện như Người và Người tiếp tục làm cho chúng ta nên thánh qua các bí tích mà chúng ta cử hành.
Cách thế thứ hai là bắt chước Chúa Giêsu. Chính Người là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta. Vì thế, nên thánh cũng có nghĩa là nên giống Người, noi gương và sống như Người, tuân giữ những gì Người đã truyền dạy và nhất là thực thi bác ái đối với tha nhân. Thánh Phaolô căn dặn:
“Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm… để sống cách thánh thiện và trong danh dự” (1 Tx 4,3-4).
Theo nghĩa này, sự thánh thiện cũng chính là kết quả của sự cố gắng của bản thân mỗi người chúng ta. Như Chúa đã mời gọi:
“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Kết luận
Như thế, ơn gọi nên thánh vừa là lời mời gọi của Chúa dành cho mọi người, vừa là sự đòi buộc cao cả, hay là sự đòi hỏi tự bản tính con người. Sinh ra để nên thánh. Vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được mời gọi nên giống Người. Đây không còn là vấn đề luân lý nữa, mà là vấn để thuộc bản tính và ơn gọi. Nếu không nên thánh, chúng ta thất bại và là kẻ thất bại nhất trong đời. Đó là sự vong thân nền tảng. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời với một nhà báo hỏi về sự thánh thiện, mẹ nói: “Sự thánh thiện không phải là điều xa xỉ, nó là sự cần thiết.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/