Trong bài After George Pell, they broke the mold for Catholic cardinals, John Allen Jr. cho rằng với cái chết của Đức Hồng Y George Pell, phe bảo thủ, ít nhất trong thế giới nói tiếng Anh của Đạo Công Giáo, mất đi một tiền vệ, sau khi vừa mất đi tư tưởng gia tổng tư lệnh là Đức Bênêđíctô XVI. Dù sao, ngài sinh ra vốn là người tranh đấu, một ngôi sao Môn Túc Cầu Úc và là con trai một quán quân quyền anh hạng nặng, người từng diễn dịch việc bênh vực nền chính thống Công Giáo thành một thứ huyên náo của cả nền chính trị thế tục lẫn giáo hội.



Trong suốt cuộc đời ngài, bốn trận chiến lớn lao đã xác định ra di sản công cộng của Đức Hồng Y Pell:

1.Cuộc thập tự chinh của ngài chống điều ngài coi là ảnh hưởng phản Rôma biểu hiện qua việc quá nhấn mạnh tới triết lý hành động duy bình đẳng và “sống và để mặc người ta sống”, một chủ trương, theo ngài, dẫn tới thái độ coi thường đức tin và luân lý Công Giáo. Cố gắng đưa đất nước trở lại qũy đạo Rôma đã xác định phần lớn sự nghiệp của ngài như Tổng Giám Mục của cả Melbourne lẫn Sydney trong các thập niên 1990 và 2000.

2. Bảo vệ tính chính thống của Công Giáo trên trường quốc tế và ở Rome, nơi Đức Hồng Y Pell đã làm mọi sự trong khả năng của mình để thúc đẩy những người bảo thủ có cùng chí hướng và chống lại sự xâm nhập của những nhân vật mà ngài coi là thỏa hiệp hoặc tơ lơ mơ. Trong số những điều khác, Pell đã đóng vai trò là người kiến tạo giữa các Hồng Y nói tiếng Anh trong hai cuộc mật nghị, vận động hành lang thành công cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vào năm 2005, người trở thành Giáo hoàng Bênêđíctô, và không thành công vào năm 2013 cho Đức Hồng Y người Ý Angelo Scola.

3. Thúc đẩy tính trung thực và minh bạch trong tài chính của Vatican, một trận chiến mà ngài đã chiến đấu từ xa với tư cách là thành viên của Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Bộ Kinh tế dưới thời các Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, và ngài đã tiến hành một cách nghiêm túc hơn với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế đầu tiên của Đức Phanxicô bắt đầu từ năm 2014.

4. Đức Hồng Y Pell đấu tranh để cứu danh tiếng, thậm chí cả tự do của chính mình, khi các cáo buộc lạm dụng tình dục được đưa ra chống lại ngài ở quê nhà vào năm 2017. Sau khi một bồi thẩm đoàn không thể đạt tới phán quyết, Đức Hồng Y Pell bị kết án lần thứ hai và cuối cùng ngải phải ngồi tù khoảng 400 ngày. Trong tù trước khi được Tối cao pháp việc của Úc minh oan vào tháng 4 năm 2020. Pell đã xuất bản một bộ hồi ký gồm ba tập ghi lại kinh nghiệm trong tù của mình.

Trong mỗi trận chiến đó, Đức Hồng Y Pell thắng một số và thua một số, nhưng ngài không bao giờ đánh mất lòng say mê chiến đấu của mình. Ngài là một nhà lãnh đạo hữu hiệu đối với những người chia sẻ quan điểm của ngài, bởi vì không có sự lừa đảo nào ở nơi ngài. Người ta không bao giờ có cảm giác về một chương trình nghị sự ẩn giấu nào nơi Đức Hồng Y Pell; nó luôn ở ngay đó, trong tầm nhìn rõ ràng.

Nhiều điều nữa sẽ được nói trong mỗi chương này của di sản George Pell. Hiện tại, tôi chỉ muốn nói vài lời về con người mà tôi biết, trái ngược với hình ảnh công cộng.

Lần cuối cùng tôi nói chuyện với Đức Hồng Y Pell là khoảng ba tuần trước. Ngài gọi tới một phần để xem tình hình hồi phục của tôi sau ca phẫu thuật thực quản vào mùa thu năm ngoái, nhưng quan trọng hơn là để khiển trách tôi về một bài báo gần đây của tôi. Tôi đã gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là “quyết đoán,” và Đức Hồng Y Pell tỏ ra tím mặt – vấn đề của Đức Thánh Cha, ngài nói như sấm, là ngài thường xuyên không hành động, thí dụ như trường hợp mới nhất về “con đường đồng nghị” của Đức.

Sau khi đã làm mọi sự trừ việc gọi tôi là kẻ chết não, Đức Hồng Y Pell kết luận bằng cách nói: “thôi, bạn hãy tự chăm sóc bản thân… chúng tôi cần tiếng nói của bạn. Dù đôi khi bạn làm hỏng nó, nhưng ít nhất bạn cũng đang lưu ý”. Rồi ngài cúp máy không đợi tôi trả lời.

Đó là Pell cổ điển.

Tôi biết Đức Hồng Y Pell từ những ngày còn ở Sydney. Nếu tôi nhớ không sai, tôi nghĩ cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với ngài là trong “cuộc chiến phụng vụ” trong đạo Công Giáo nói tiếng Anh vào thập niên 2000, khi Đức Hồng Y Pell lãnh đạo một ủy ban mới được thành lập ở Rome để giám sát việc dịch các bản văn phụng vụ sang tiếng Anh.

Tôi nhớ mình đã choáng váng trước sự thẳng thừng của ngài, sử dụng những tĩnh từ cay nghiệt để mô tả một số đối thủ của ngài, những tĩnh từ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng ban ngày trên một tờ báo gia đình. Kể từ thời điểm đó, chúng tôi bắt đầu có một tình bạn cộng sinh – Đức Hồng Y Pell thích nghe những tin đồn mới nhất ở Rôma, và tôi luôn thích những đánh giá của ngài về người và chính trị.

Khi tôi cần một người đáng chú ý để phát biểu tại buổi ra mắt Crux ở Rome vào năm 2014, Đức Hồng Y Pell đã vui mừng tham gia, và tôi đã rất vui mừng – buổi ra mắt diễn ra ngay giữa Thượng Hội đồng Giám mục đang gây tranh cãi về Gia đình trong đó Đức Hồng Y Pell chắc chắn là tiếng nói hàng đầu của phe bảo thủ, mà tôi biết sẽ bảo đảm kéo được sự quan tâm của giới truyền thông đối với sự kiện của chúng tôi.

Đức Hồng Y Pell đã không làm mọi người thất vọng. Trọng tâm chính của cuộc tranh luận tại thượng hội đồng đó là câu hỏi gây nhiều tranh cãi về việc rước lễ dành cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn theo luật dân sự, và Đức Hồng Y Pell đã nói rõ rằng ngài đứng về phía nào: “Là Kitô hữu, chúng tôi theo Chúa Kitô”, ngài nói như thế vào đêm đó. “Một số người có thể mong ước Chúa Giêsu có thể mềm mỏng hơn một chút về ly hôn, nhưng Người không như vậy. Và tôi gắn bó với Người”.

Vài năm sau, việc Đức Hồng Y Pell trở lại Rôma sau những trận chiến pháp lý ở Úc ít nhiều trùng hợp với việc tôi trở lại sống toàn thời gian ở đây, điều này đã cho chúng tôi cơ hội gặp nhau thường xuyên hơn. Qua các cuộc trò chuyện trong căn hộ ở Vatican của ngài - nơi ngài đã thông báo cho vợ tôi là Elise và tôi, ngài đã thường xuyên rà soát thám thính điện tử, bởi vì theo quan điểm của ngài, Vatican đã trở thành một "nhà nước cảnh sát" - hoặc qua các bữa ăn tại nhà của chúng tôi và tại các nhà hàng Rome yêu thích, Đức Hồng Y Pell sẽ chia sẻ những đánh giá luôn đầy màu sắc của ngài về các nhân cách và các vấn đề, chưa kể đến việc ngài thường chê bai bất cứ điều gì tôi vừa viết hoặc nói.

Như người ta vẫn nói, Đức Hồng Y George Pell đôi khi sai, nhưng không bao giờ nghi ngờ.

Trong một cuộc trao đổi gần đây của chúng tôi, Đức Hồng Y Pell đã suy đoán rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang mắc một căn bệnh không được tiết lộ liên quan đến cuộc phẫu thuật ruột kết của ngài vào năm 2021 và chúng tôi sẽ có mật nghị trước lễ Giáng sinh. Vì những ngày lễ đã qua, tôi đã định gọi điện cho Đức Hồng Y Pell để dằn mặt ngài về việc đã phạm sai lầm – thật đáng buồn, bây giờ tôi sẽ không bao giờ có cơ hội.

Tóm lại, Đức Hồng Y George Pell mà tôi biết là người sấn sổ, vui nhộn, cố chấp và cứng rắn như đinh đóng cột. Tôi chưa bao giờ làm việc cho ngài, nhưng tôi biết rất nhiều người đã làm việc đó, và họ nói rằng ngài rất có thể ngang hàng với một con bò tót trong một cửa hàng Trung Quốc và là hình ảnh người cha chu đáo nhất mà bạn từng gặp. Với Đức Hồng Y Pell, theo đúng nghĩa đen, bạn có liều lượng mạnh mẽ của cả cay đắng lẫn ngọt ngào.

Đức Hồng Y Pell nghĩ theo kiểu “chúng tôi đấu với họ”, và điều đó luôn làm ngài khó chịu mà tôi thì cố gắng không làm như vậy. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, ngài thực sự quan tâm đến cuộc sống và sự nghiệp của tôi… Ngài là một trong những người đầu tiên gọi điện khi tôi nằm bệnh viện vào tháng 10, và tôi đặc biệt vui mừng khi được ngài cầu nguyện cho. Dù sao, nếu Đức Hồng Y Pell mạnh mẽ một nửa với Chúa cũng như với những người khác, thì chắc chắn sẽ không có truyện sai lầm về những gì ngài muốn về phần tôi!

Tất nhiên, tôi nhận ra rằng Đức Hồng Y Pell là liều thuốc mạnh, và không phải là ly cà phê cho mọi người. Với một nhân vật phân cực như vậy, thật khó để nói bất cứ điều khách quan hoàn toàn, nhưng đây chỉ là nhát dao của tôi.

Bất kể người ta có thể kết luận điều gì khác, từ đây trở đi Đạo Công Giáo Rôma sẽ kém thú vị hơn một chút, xám xịt và buồn tẻ hơn một chút, bởi vì George Pell không còn ở đây nữa. Ngài sẽ được nhớ đến… bởi rất nhiều người, và chắc chắn là tôi.

Xin cho ngài được nghỉ yên!