Hỏi: Khi suy nghĩ về cách trả lời những gì chúng ta đã thảo luận vào tuần trước, tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể tiếp thu tập chú của Tiến sĩ Favale về “những trình thuật tích cực về những gì nó trông như thể để phát triển như một người đàn ông hoặc một một người đàn bà, những trình thuật chống lại những định kiến và chỉ ra những cách đa dạng để sống thực tình dục của mình một cách có ý nghĩa ở trên đời”. Cả hai bạn có thể cung cấp chi tiết chuyên biệt hơn về điều này không? Có lẽ đặc biệt dựa trên kinh nghiệm của các bạn khi dạy những người trẻ có khả năng hoài nghi quan điểm của các bạn?



Grabowski:

Đối với tôi, một điểm tham chiếu chính khi suy nghĩ về câu hỏi này là một lời giải thích quan trọng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra trong Amoris laetitia, số 56: “Cần phải nhấn mạnh rằng ‘giới tính sinh học và vai trò văn hóa xã hội của giới tính (phái tính) có thể được phân biệt nhưng không được tách biệt.”

Vì vậy, ta có quyền thừa nhận phái tính như là biến thể có hiểu viết về văn hóa trong việc phát biểu giới tính sinh học. Các nền văn hóa khác nhau và các thời điểm lịch sử khác nhau có những kỳ vọng khác nhau về ý nghĩa của việc sống thực tại làm con trai hay con gái, làm đàn ông hay đàn bà và điều đó tốt thôi. Hầu hết các nền văn hóa này cũng có dành chỗ cho sự biến thể cá nhân.

Điều chúng ta không thể làm là tạo ra một sự tách biệt cứng rắn giữa cơ thể giới tính và biểu thức văn hóa này. Đó chính là điều được ý thức hệ phái tính yêu cầu - một sự tách biệt bất kết nối hoặc một sự tách biệt cứng rắn giữa căn tính phái tính tự gán cho mình và cơ thể.

Tôi nghĩ rằng việc áp dụng tức khắc quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khá rõ ràng trong ngôn ngữ được Giáo hội sử dụng. Khi giáo huấn của Giáo hội nói về việc sống thực tại khác biệt giới tính, nó thường nói về những ơn gọi chuyên biệt nhằm hiện thực hóa những ân phúc khác biệt (hoặc một thiên phú độc đáo) được mỗi giới tính sở hữu. Nói cách khác, chỉ đàn ông mới có thể làm chồng hoặc làm cha (cả về mặt sinh học lẫn tinh thần). Chỉ có đàn bà mới có thể làm vợ, làm mẹ (bất kể là thể lý hay tinh thần).

Thí dụ, cả Đức Gioan-Phaolô II lẫn Đức Phanxicô đều chỉ ra rằng thiên chức làm mẹ là việc hiện thực hóa chuyên biệt hồng phúc khác biệt của phụ nữ vốn lấy con người làm trung tâm — mặc dù, rõ ràng, phụ nữ cũng có những hồng phúc khác biệt khác. Chúng ta còn nhiều việc phải làm trong việc nhận diện và khuyến khích những người đàn ông sống đúng với thiên phú của họ như những người cha.

Nơi mà điều này bị bóp méo, và là nơi các sinh viên đại học mà tôi dạy trở nên hoài nghi một cách chính đáng, là khi ngôn ngữ về ơn gọi và hồng phúc này sụp đổ trở thành những giả định văn hóa được xác định một cách cứng ngắc về vai trò phái tính. Sự sụp đổ này có thể được nhìn thấy giữa một số Kitô hữu Thệ phản cực đoan hoặc một số người Công Giáo duy truyền thống.

Theo quan điểm này, có những vai trò phái tính có tính mệnh lệnh theo kinh thánh và bất cứ sự sai lệch nào với chúng — chẳng hạn như những gia đình có mẹ đi làm hoặc cha ở nhà — là đầu hàng nền văn hóa hoặc chủ nghĩa duy nữ thế tục. Tựu chung, phương thức này không cung cấp cho ta một cách đọc sách thánh tốt đẹp hoặc cách đọc lịch sử một cách có hiểu biết nhiều.

Favale:

Tôi đồng ý với John về sự nguy hiểm của việc phiên dịch mầu nhiệm khác biệt giới tính thành những vai trò giới tính được xác định một cách cứng ngắc. Có một phản ứng phản động chống lại chủ nghĩa duy nữ trong một số giới Công Giáo ngay lúc này. Tôi thường xuyên phê phán những sai sót của chủ nghĩa duy nữ trong việc làm của mình, nhưng câu trả lời không phải là rút vào những khuôn mẫu và chuẩn mực thoái bộ vượt trên và vượt ra ngoài giáo huấn của Giáo hội, trở thành một loại chủ nghĩa cực đoan kiểu biệt phái.

Tôi thấy tác phẩm của Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, tức Edith Stein, rất hữu ích ở đây. Bà thảo luận về mối liên hệ giữa thiên nhiên và ơn gọi theo ba chiều kích. Thứ nhất, chiều kích con người: đàn ông và đàn bà đều là con người hoàn toàn, và do đó cùng nhau chia sẻ đầy đủ các thiên phú và tiềm năng của con người. Cả hai đều thuận lý hoàn toàn; mỗi người có thể có được những nhân đức như nhau. Ở bình diện này, có sự tương đồng và trùng lắp lớn giữa hai giới.

Chiều kích thứ hai là sự khác biệt giới tính: dọc theo bình diện này, đàn ông và đàn bà khác nhau. Họ không đối lập hoàn toàn, nhưng bất đối xứng. Sự bất đối xứng này bắt nguồn từ việc mang thân xác có giới tính. Người đàn ông và người đàn bà là những việc nhập thể khác biệt của hữu thể nhân bản. Có thể có các cuộc trò chuyện ở đây về các sự khác biệt giới tính nói chung, một lần nữa nhớ rằng các giới tính không đối lập nhau theo kiểu biếm hoạ (cartoonish). Các khả năng sinh học của chúng ta đối với vai trò làm mẹ (và đối với nam giới, làm cha) thực sự có những hệ luận tâm linh, vì chúng ta là cả vật chất lẫn tâm linh. Nhưng sự khôn ngoan độc đáo đó được trau dồi và sống thực ra sao trên thế giới tùy từng người mà khác nhau.

Điều đó đưa chúng ta đến chiều kích thứ ba: bản chất của cá nhân; nữ tính của một người phụ nữ cá nhân có thể được sống theo một cách không điển hình cho phụ nữ nói chung và điều đó tốt thôi. Việc luôn ghi nhớ ba chiều kích này cho phép chúng ta duy trì được cả sự giống nhau (bản chất con người chung của chúng ta) và sự khác biệt (các khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, và các khác biệt nơi đàn ông và đàn bà).

Hỏi: Những người Công Giáo muốn tôn vinh sự thật về giới tính và phái tính, nhưng cũng muốn nhạy cảm với các nhu cầu và quan điểm của anh chị em tự xác định là chuyển giới của chúng ta, thường cần phải đi một con đường nhiều chông gai.

Trong mọi sự, từ các cuộc gọi ảo và thẻ tên yêu cầu được biết đại danh từ của các bạn, đến các yêu cầu chính thức từ một người chuyển căn tính (hoặc một cơ quan hành chính thay mặt họ) để nói và cư xử như thể điều các bạn tin là sai thì là đúng, có những quyết định mới và đầy rẫy, những quyết định không hiện hữu một ít năm trước đây.

Làm thế nào các bạn có thể lèo lái qua các quyết định này?


Favale:

Mặc dù tôi nghĩ rằng có một số chỗ dành cho sự phán xét khôn ngoan, nhất là trong môi trường mục vụ - nói chung, tôi nghĩ điều quan trọng là sử dụng ngôn ngữ dựa trên thực tại.

Tôi càng nghiên cứu về “lý thuyết căn tính phái tính”, (niềm tin cho rằng phái tính dựa trên nhận thức chủ quan của bản thân, thay vì bắt nguồn từ cơ thể có giới tính), tôi càng thấy rõ ràng hơn rằng cái giàn của khuôn khổ này có tính ngữ học.

Nó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng từ ngữ theo cách mâu thuẫn với thực tại vật chất. Đó là lý do tại sao người ta nhấn mạnh rất nhiều vào sự phù hợp ngôn ngữ học; tính hợp lý của lý thuyết căn tính phái tính phụ thuộc vào sự tham gia ngôn ngữ học của chúng ta. Và bởi vì sự khẳng định xã hội có thể là một cửa ngõ dẫn đến diễn trình y khoa hóa xâm lấn, không thể đảo ngược, nên các nguy cơ rất cao, đặc biệt khi nói đến giới trẻ. Tôi nghĩ viễn cảnh đồng lõa của chúng ta sẽ đè nặng lên chúng ta.

Vì điều trên, tôi thường chọn không phù hợp một cách âm thầm. Nếu được yêu cầu đặt một đại danh từ trên thẻ tên, hoặc trong một cuộc họp “zoom”, v.v., tôi sẽ đơn giản làm ngơ việc đó. Nếu được yêu cầu một cách trực tiếp và rõ ràng, có lẽ tôi sẽ giải thích rằng lương tâm tôi phản đối chủ trương cho rằng phái tính của tôi là một “sở thích”, nhưng trong trường hợp có người bối rối, thì tôi là một “cô ấy” [she].

Trong các tương tác liên ngã, thực sự sẽ rất dễ dàng nếu chỉ cần sử dụng tên và tránh hoàn toàn các đại danh từ. Và tôi rất vui khi sử dụng bất cứ tên nào mà ai đó đặt cho tôi, trong hầu hết các tình huống.

Một ngoại lệ đối với điều này có thể là nếu tôi là cha mẹ của một người trẻ muốn chuyển đổi về phương diện xã hội và yêu cầu tôi chấp nhận tên và đại danh từ họ đã chọn. Trong trường hợp này, tôi nghĩ điều quan trọng là cha mẹ phải duy trì các ranh giới dựa trên thực tại.

Các thiếu niên cần phải vượt qua ranh giới; họ cần khám phá và đặt câu hỏi và vật lộn. Nhưng cha mẹ cần yêu thương và kiên nhẫn giữ vững các ranh giới nhất định trong suốt diễn trình khám phá đó, và giữ vững một số đường rào cản đường rầy.

Các kết quả của một nghiên cứu năm 2020 về các tác động tâm lý của việc khẳng định xã hội cho thấy phẩm chất của các mối liên hệ gia đình và bạn bè, chứ không phải tình trạng chuyển đổi xã hội, có tính dự đoán được của hoạt động tâm lý.

Nói cách khác, việc cung cấp cho những người trẻ đặt câu hỏi về phái tính một cách yêu thương và hỗ trợ không đòi hỏi phải khẳng định căn tính phái tính được họ tri nhận. Những phát hiện này chứng thực một nghiên cứu từ năm 2019 so sánh các trẻ em chuyển đổi về phương diện xã hội với các trẻ em không phù hợp về phái tính nhưng không chuyển đổi về phương diện xã hội.

Grabowski:

Tôi đã nhận được điện thoại từ các nghiên cứu sinh tiến sĩ cũ mà tôi đã giảng dạy, những người hiện đang giảng dạy tại các cơ sở Công Giáo khác nhau trên khắp đất nước hỏi câu hỏi này. Tôi nghĩ điều quan trọng là phản ứng với con người hoặc tình huống bằng cả đức ái lẫn sự thật.

Đối với tôi, điều này có nghĩa là nếu một sinh viên xuất hiện trong lớp của tôi và yêu cầu được gọi bằng một số tên khác với tên trong hồ sơ sinh viên chính thức của họ, tôi sẽ vui vẻ làm điều đó. Dù sao, tôi vẫn mời tất cả các sinh viên của tôi cho tôi biết nếu họ có tên hoặc biệt hiệu ưa thích nào. Nhiều tên có thể được áp dụng cho cả hai giới dù một cách sử dụng được coi là phổ biến hơn.

Tuy nhiên, tôi sẽ không sử dụng các đại danh từ rõ ràng là mâu thuẫn với thực tại cơ thể của người ở trước mặt tôi. Tôi nghĩ điều này sẽ tham gia vào một sự giả dối và điều đó sẽ sai về phía tôi và không bác ái đối với người đưa ra yêu cầu — bất kể chân thành đến đâu.

Tôi cũng sẽ không sử dụng một trong những bộ đại danh từ mới được phát minh bởi một số người chuyển giới (ví dụ: Ze / Zir / Zirs, Ey / Em / Eirs, Mx) vì những lý do tương tự. Nhưng điểm căn bản là lời nói có nghĩa là để truyền đạt thực tại và làm điều đó một cách trung thực. Gây bạo lực đối với ngôn ngữ và thực tại không phải là một cách hay để giải quyết nỗi đau của một người đang đấu tranh với chứng khó chịu về phái tính.

Hỏi: Giáo Hội như một định chế cũng có một con đường chông gai phải đi ở đây.

Một lần nữa, chúng ta cần tôn vinh mọi người bằng tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu dành đặc ân cho những người đang đau khổ, những người ở bên lề và nhất là những người đang đau khổ ở bên lề.

Làm thế nào để các định chế Công Giáo - và đặc biệt các trường Công Giáo - vừa tôn vinh bổn phận yêu thương của chúng ta như Chúa Kitô đã làm, vừa tôn trọng sự thật về giới tính và phái tính?


Favale:

Các định chế Công Giáo không thể chỉ nói “không” với lý thuyết căn tính phái tính. Họ cũng phải nêu rõ tầm nhìn tích cực về tư cách nhân vị và cam kết đồng hành với những người đang trải nghiệm sự bất phù hợp về phái tính.

Để đáp ứng phương thức "khẳng định phái tính", chúng ta phải đưa ra một khẳng định về toàn bộ con người. Chúng ta phải khẳng định rõ ràng, nhấn mạnh và nhiều lần về tính đáng yêu của mỗi nhân vị: bạn là người được yêu thương vô tận. Mọi người cần nghe được điều này. Chúng ta cũng cần khẳng định sự tốt lành và hồng phúc cơ thể con người, ngay cả trong hoàn cảnh đau khổ và giới hạn thể lý, điều này báo hiệu sự liên thuộc lẫn nhau của chúng ta và sự phụ thuộc tối hậu của chúng ta vào Thiên Chúa.

Chúng ta cũng cần khẳng định hồng phúc độc đáo của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển cá tính riêng của mỗi con người. Chúng ta cần lắng nghe, với lòng cảm thương, trải nghiệm phức tạp của cá nhân - đặc biệt là những mong muốn và nhu cầu đã khiến họ chấp nhận lý thuyết căn tính phái tính.

Chúng ta cần đi bên cạnh người ấy, với lòng kiên nhẫn và khiêm nhường, và cảm thức kính trọng đối với mầu nhiệm bên trong mỗi người mà chỉ có Thiên Chúa mới biết. Tuy nhiên, như Edith Stein từng nói, chúng ta cũng cần phải lắng nghe tiếng nói của bản nhiên và tiếng nói của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rõ diễn trình đồng hành là một cuộc hành hương, không phải là con đường luẩn quẩn chỉ biết quan tâm tới mình –- đó là một cuộc hành trình có đích đến, đi vào sự hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, và là cuộc hành trình đòi hỏi bước đi một cách trung thành với Chúa Kitô, Đấng đồng hành với chúng ta, ngay khi chúng ta đang đồng hành với nhau.

Grabowski:

Tôi nghĩ Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa cung cấp một số hiểu biết chủ chốt ở đây. Nếu bạn đọc giáo huấn của ngài, bạn sẽ thấy cả những lời cảnh cáo chống lại việc vũ khí hóa giáo huấn của Giáo hội chống lại từng cá nhân bằng cách biến họ thành “những viên đá chết” để ném vào người khác (Amoris Laetitia, số 49; xem số 38) và những lời phê bình dài và sắc cạnh đối với các biểu thức hiện thời của các lạc giáo cổ xưa như thuyết Pêlagiô (xem Gaudette et exsultate, các số 47-62) hoặc Ngộ đạo (Gaudette et exsultate, các số 36-46).

Nói cách khác, con người cần được gặp gỡ bằng tình yêu và lòng thương xót. Những mớ ý tưởng sai lầm và phá hoại cần được chống đối và đánh bại.

Những người đang chật vật với bất hợp phái tính cần những người có đức tin gặp gỡ họ, lắng nghe họ và đồng hành với họ trong tình yêu và tình bạn dựa trên sự thật. Ý thức hệ phái tính, như một biểu hiện của thế kỷ 21 của Thuyết Ngộ đạo, cần được phơi bày như con đường sai lầm và hão huyền đối với sự phát triển mạnh mẽ của con người.

Đồng thời, sách thánh và giáo huấn của Giáo hội có sự trình bày rõ ràng phong phú và đẹp đẽ về ý nghĩa của cơ thể có giới tính để cung ứng - một sự trình bầy rất nhất quán với khoa học và y học đương thời. Điều này không đâu rõ ràng hơn là trong các bài giáo lý về thần học thân xác được Thánh Gioan Phaolô II trình bày rõ ràng.

Những suy tư này dạy chúng ta rằng cơ thể không phải là một màn hình để chiếu một căn tính, mà là một cửa sổ để đi vào các tầng sâu thẳm của con người. Vì ý nghĩa của thân xác được bộc lộ đầy đủ trong việc tự hiến, nên ý nghĩa sâu xa nhất của nó có tính phu thê, hướng chúng ta đến sự hiệp thông của tình yêu trong bất cứ bậc sống nào chúng ta được kêu gọi bước vào.

Điều chủ yếu là các trường Công Giáo phải truyền đạt toàn diện tầm nhìn này bởi vì nó cung cấp một giải pháp mang lại sự sống thay cho nhiều biến dạng cạnh tranh mà trẻ em và người trẻ đang phải tiếp xúc. Nhưng tầm nhìn đó có nghĩa như một lời mời gọi thương xót và chữa lành cho tất cả những ai nghe được nó – chứ không phải là một vũ khí để triển khai chống lại những người đang bị tổn thương.

Hỏi: Cần có can đảm để phát biểu một số quan điểm này. Trong rất nhiều bối cảnh - từ trường trung học hoặc lớp học đại học, đến cuộc họp buổi sáng với nhóm bán hàng - khẳng định công khai các quan điểm giống như những quan điểm mà các bạn đã trình bày trong hai cuộc phỏng vấn này có thể biến người ta trở thành kẻ hạ đẳng ngay lập tức.

Các bạn có bất cứ lời khuyên nào cho những người muốn đi theo hướng dẫn của các bạn?

Đặc biệt, các bạn đã tìm thấy thực hành linh đạo nào tốt nhất để xây dựng loại can đảm này chưa?


Grabowski:

Đây là một câu hỏi đáng lưu ý và đối với tôi hơi ngạc nhiên. Bất chấp đã viết về nền chính trị phái tính rất căng thẳng của chúng ta và các nỗ lực "triệt tiêu" những người lên tiếng chống lại ý thức hệ phái tính trong cuốn sách. Và cuốn sách đã nhận được một chút phản ứng dữ dội: Nhà xuất bản ngại không niêm yết nó trên Amazon và các cố gắng của công ty nhằm quảng cáo nó trên các trang web truyền thông xã hội hoặc các diễn đàn kỹ thuật đã bị từ chối.

Tuy nhiên, tôi không thấy việc chọn chủ đề này chủ yếu như một minh chứng cho lòng dũng cảm.

Đối với tôi, viết cuốn sách vào lúc này đúng hơn là vấn đề vâng lời. Đây là lĩnh vực nghiên cứu để viết luận án của tôi hơn 30 năm trước và tôi đã luôn có ý định quay lại nó dưới hình thức sách. Tôi thực sự đang dự định viết một cuốn sách về chủ đề khác thì một ngày nọ, trong lúc cầu nguyện, tôi cảm thấy Chúa thúc giục tôi và nói, "đây là lúc để xem lại chủ đề đó."

Nhìn vào quỹ đạo tiếp diễn của nền văn hóa dường như đã xác nhận sự sáng suốt về thời điểm của cuốn sách. Vì vậy, về các thực hành linh đạo tốt nhất, tôi xin nói chỉ cần cầu nguyện và "làm bất cứ điều gì Người nói với bạn." Việc cố gắng nói thông điệp Kitô giáo một cách trung thực và làm chứng cho niềm hy vọng mà nó mang lại, luôn phản văn hóa – một “dấu hiệu của sự mâu thuẫn”. Chỉ có điều là lúc này chúng tôi đang gặp phải sức chống đối này khi trình bầy viễn kiến Kitô giáo về thân xác con người.

Favale:

Đây là một câu hỏi hay — một câu hỏi mà tôi đang tích cực học cách lèo lái. Vì vậy, tôi vẫn chưa phải là một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Khi viết và nói về chủ đề này, tôi cảm thấy như mình đang đi trên một sườn núi hẹp, cố gắng cân bằng giữa lòng cảm thương với việc nói sự thật.

Để nói sự thật, tôi dựa vào sự tương phản bên trong tôi, cái tôi duy nữ nổi loạn của tôi cảm thấy cái hăng say của việc bơi ngược dòng. Để cảm thương, tôi dựa vào trái tim làm mẹ của mình, trái tim có thể coi mỗi con người đơn nhất đều quý giá và đáng được yêu thương. Tôi cần giữ cân bằng các lực lượng này, nhưng tôi liên tục chao đảo và mắc sai lầm.

Tôi cũng thường xuyên chán nản, choáng ngợp với cảm giác rằng điều này quá lớn đối với tôi, tôi không đủ sức để đảm nhận việc này.

Điều này đã xảy ra với tôi vào cuối tuần trước, sau Thánh lễ, tôi đi lên phía bên này bàn thờ để thắp nến và cầu nguyện một cách bực tức. Đó là lần đầu tiên tôi đến bàn thờ đặc biệt này (giáo xứ mới); Tôi quỳ xuống và nhìn lên để thấy Đức Maria hiện rõ trên tôi, nhìn xuống với vẻ dịu dàng, và ngài đang được Thánh Agnes ở bên phải và Thánh Rita ở bên trái của ngài. Gần Thánh Agnes là một bức ảnh của Thánh Catherine thành Alexandria. Tất cả các ngài đang nhìn chăm chăm vào tôi, và tôi đột nhiên cảm thấy được bao bọc bởi những người mẹ của tôi trong đức tin — tất cả những người phụ nữ tận tụy đáng kinh ngạc, dũng cảm, liều lĩnh này đã phải đối mặt với những nghịch cảnh lớn hơn tôi nhiều.

Vì vậy, tôi phó thác cho sự chuyển cầu của các ngài và trên hết là cho Đức Maria. Đó là thực hành linh đạo chính của tôi: phó thác cho Đức Maria.

Tôi cũng có một hình xâm lớn thánh Gioan Arc trên cánh tay của mình, nhưng điều đó không dành cho mọi người.