Ký giả Ron Douthat, người giữ mục Ý Kiến của tờ New York Times từ năm 2009 vừa có bài nhận định, đại ý cho rằng Donald Trump đã cho chúng ta một Tối Cao Pháp Viện có thể hủy bỏ phán quyết Roe kiên Wade. Nhưng cuộc chiến chống phá thai rất có thể để Đảng Cộng Hòa ở phía sau. Nguyên văn có thể đọc tại https://www.nytimes.com/2021/04/02/opinion/pro-life-movement-14th-amendment.html.
Chiến lược mấy thập niên qua của phong trào phò sự sống, cho tới lúc và bao gồm cuộc thương lượng khó khăn với Donald Trump, dường như đã thành công. Nhờ Nhà Trắng của Trump và Thượng viện của Mitch McConnell, hiện có đa số bảo thủ 6 chống 3 ở Tối cao Pháp viện, được các nhà hoạt động pháp lý bảo thủ hiệu đính và cam kết tuân thủ các nguyên tắc giải thích hiến pháp dường như đòi hỏi phải quét sạch phán quyết Roe v. Wade, hoặc ít nhất sửa đổi để nó trở thành lỗi thời.
Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị để tuyên bố chiến thắng, trong hai tuần qua, một phần của phong trào chống phá thai đã rơi vào một cuộc tranh luận gay gắt về một đề xuất cấp tiến – của nhà triết học Úc và giáo sư Đại Học Notre Same John Finnis, trên tạp chí First Things, lập luận rằng con người chưa được sinh ra xứng đáng được bảo vệ theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ngụ ý chính trị trong lập luận của Finnis là mục tiêu pháp lý lâu đời của phong trào phò sự sống, tức lật ngược Roe và để các tiểu bang ra luật lệ chống phá thai, là điều bất cập rất đáng tiếc và trên thực tế, các nhà hoạt động phò sự sống nên yêu cầu Tối cao Pháp viện tuyên bố quyền sống của thai nhi.
Finnis không phải là người đầu tiên đưa ra lý luận đó, nhưng cuộc tranh cãi mà nó kích động lần này đã trở nên thâm sâu hơn, và theo một nghĩa nào đó thì đúng lúc một cách kỳ lạ: Một giờ xem ra chiến thắng dường như là một khoảnh khắc kỳ lạ rơi vào một cuộc tranh cãi ầm ĩ trên Twitter về một chủ trương đối với hiến pháp mà hầu hết các luật gia bảo thủ, từ Robert Bork đến Antonin Scalia, đã liên tục bác bỏ.
Nhưng các kẻ thù của phá thai thực sự có lý do chính đáng để cảm thấy lo lắng và không chắc chắn hơn là chiến thắng. Thứ nhất, có khả năng mạnh mẽ là tòa án bảo thủ 6 chống 3 không có đa số thẩm phán đặc biệt muốn áp dụng các nguyên tắc của họ vào một điều gay gắt như phá thai, trái ngược với sự dịu dàng dễ chịu của luật hành chính. Giữa tính phổ biến của Roe trong các cuộc thăm dò và nỗi sợ phản ứng dữ dội của phe cấp tiến và tiềm năng Tối Cao Pháp Viện bị chất đống thẩm phán (court-packing), một sự kết hợp giữa John Roberts, Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh có thể quyết định tuân theo quy tắc tự bảo vệ định chế hơn là các nguyên tắc của chính họ, hoặc tìm những cách để chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ nhất có thể có đối với án lệ về phá thai hiện có của Tối cao Pháp viện.
Thật vậy, ngay lúc này hiện có một vụ án đang chờ Tối cao Pháp viện có thể đem Roe ra xét nghiệm: Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, liên quan đến lệnh cấm của Tiều Bang Mississippi, với một số ngoại lệ hạn chế, về việc phá thai sau 15 tuần (khi thai nhi có kích thước bằng trái lê và đôi chân nhỏ xíu đã biết đá) mà một tòa án cấp quận đã phá đổ. Tuy nhiên, vụ kiện đã ở thế chờ giải quyết (pending) từ tháng 9, cho thấy có thể không có cả bốn thẩm phán - số lượng cần thiết để tiếp nhận vụ án - sẵn sàng đưa ra phán quyết gây tranh cãi. Và những người hoài nghi phò sự sống của cơ sở pháp lý bảo thủ đã trích dẫn Dobbs để gợi ý rằng chiến lược chỉ nhằm lật ngược Roe có thể lại sẵn sàng thất bại một lần nữa.
Đây không phải là lý do duy nhất để phong trào phò sự sống bất an. Phong trào cũng phải lưu ý rằng ngay cả khi chiến lược pháp lý dài hạn của họ sắp thành công, thì các chiến lược và triển vọng của nó trong một thế giới hậu Roe là điều, ít tệ nhất, cũng là không chắc chắn - một điều không chắc chắn phủ bóng lên các cuộc tranh luận chính sách khác của bảo thủ, như lập luận về đề nghị của Mitt Romney về trợ cấp trẻ em hàng tháng.
Người Mỹ tỏ ra e ngại sâu xa về việc phá thai, và trong cảnh xoay chiều cấp tiến nói chung trong vài thập kỷ qua, việc thăm dò ý kiến về vấn đề này đã ổn định một cách đáng kể: Sự ủng hộ đối với Roe cùng sống chung với sự ủng hộ đối với những hạn chế và quy định mà Roe không cho phép, đất nước chia phe gần như đồng đều về việc tự xác nhận mình là người “phò sự sống” hay “phò sự lựa chọn”, và hầu hết người Mỹ rơi vào khoảng giữa đầy tranh luận.
Điều này có nghĩa là trong khi việc lật ngược Roe có thể kích thích phe phò lựa chọn phản đối quyết định của tòa án, vẫn có nhiều cơ hội, trong một thế giới mà việc phá thai quay trở lại với diễn trình dân chủ, khiến cho việc bênh vực chính nghĩa phò sự sống có cơ thành công.
Nhưng chính nghĩa chống phá thai có mối liên hệ chặt chẽ với một Đảng Cộng hòa cố thủ về phương diện văn hóa và một phe hữu tôn giáo suy yếu, nó hiện có ít loa phóng thanh siêu truyền thông và sự hậu thuẫn tài chính yếu kém, và nhiều người trong nước dường như không muốn nghĩ quá nhiều về việc phá thai và trừng phạt bên buộc nó phải làm như vậy. Vì vậy, điều cực kỳ dễ dãi là tưởng tượng sự kết liễu của Roe dẫn đến việc tiểu bang ra quy định nhiều hơn một chút (phần lớn là các hạn chế trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia Châu Âu), nhưng sau đó với một số tiểu bang đi xa hơn bằng cách tẩy chay và bao vây, khiến mục tiêu chấm dứt việc phá thai trên toàn quốc trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Đặc biệt là vì tính hợp lý của mục tiêu đó phụ thuộc vào việc liệu phong trào phò sự sống có thể chứng minh - qua các cuộc chứng minh bằng chính sách văn bản, chứ không chỉ bằng lời hoa mỹ - mình có thể bảo vệ và hỗ trợ các phụ nữ mang thai không còn phá thai trên thế giới... Phe phò lựa chọn khăng khăng cho rằng sự độc lập, phúc lợi và bình đẳng của các phụ nữ này phụ thuộc vào quyền được kết thúc một sự sống mà, nếu nó được ước muốn, sẽ được gọi tên và kỷ niệm bằng những bức ảnh siêu âm trên tủ lạnh. Để chống lại lập luận đó, phong trào chống phá thai cần nhiều hơn là bức ảnh siêu âm: Nó cần chứng minh tiền đề của phe phò lựa chọn là sai.
Các nhà lãnh đạo khôn ngoan hơn của phong trào biết rõ điều đó. Thí dụ, năm ngoái, Emma Green của The Atlantic đã mô tả Cheryl Bachelder, cựu giám đốc điều hành của Popeye's và là một người phò sự sống hiếm hoi trong thế giới giám đốc điều hành, người đang làm việc với các nhà lãnh đạo chống phá thai khác “để động não mọi hệ thống hỗ trợ cộng đồng cần phải mạnh mẽ hơn trong một thế giới mà phá thai là bất hợp pháp: các dịch vụ sức khỏe tâm thần, các chương trình phục hồi cai nghiện, chăm sóc trẻ em vừa túi tiền”. Green cũng báo cáo rằng Viện Charlotte Lozier, chi nhánh nghiên cứu của Susan B. Anthony List, đã thu thập một cơ sở dữ liệu về các nguồn tài nguyên của tiểu bang dành cho các phụ nữ mang thai để chuẩn bị cho việc kết liễu có thể có của Roe.
Nhưng, tất nhiên - như Green đã nói một cách khôn ngoan tỉnh táo – việc thực sự mở rộng được các dịch vụ xã hội lớn ở các tiểu bang có tiềm năng cấm phá thai đòi hỏi một Đảng Cộng hòa khác với Đảng hiện có ngày nay.
Thí dụ, tháng trước, nhiều đảng viên Cộng hòa bảo thủ về mặt xã hội đã chỉ trích chương trình phúc lợi gia đình được Romney đề xuất với lý do nó có thể dẫn đến nhiều bà mẹ đơn thân không làm việc hơn. Đây là một lo lắng hợp lý, nhưng chắc chắn đây là trường hợp mà việc làm cho việc phá thai thành bất hợp pháp, trong ngắn hạn, sẽ dẫn đến nhiều phụ nữ nuôi con trong hoàn cảnh khó khăn hơn. (Các hiệu quả văn hóa lâu dài là một vấn đề riêng). Và rồi, đây cũng là trường hợp các trợ cấp gia đình như kế hoạch Romney đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ phá thai khi được sử dụng ở các nước Châu Âu.
Đặt các thực tại trên lại với nhau, bạn có được một kết luận là: hầu hết các đảng viên Cộng hòa đã không tiếp thu. Để hạn chế phá thai một cách công chính và bền vững, để giảm bớt khó khăn bản thân rong việc nuôi dạy con cái và tỷ lệ phá thai bất hợp pháp, bạn có thể cần một loại chính sách như kế hoạch của Romney bất chấp các hậu quả đối với sáng kiến việc làm hay làm mẹ đơn thân có ra sao. Có thêm những vụ sinh ngoài ý muốn cho các phụ nữ nghèo là cái giá phải trả của chiến thắng phò sinh – với chính mạng sống của trẻ sơ sinh như là lý lẽ biện minh cho việc cái giá đó rất đáng để trả.
Các thực tại trên có vẻ rất xa vời với lý thuyết pháp lý liên quan đến cuộc tranh luận về Tu chính án thứ 14. Đề nghị rằng các thẩm phán nên tán thành việc đọc Hiến pháp chống phá thai không giải quyết được vấn đề trước mắt nào của phong trào phò sự sống. Nếu các nhà luật học do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm ngày nay quá rụt rè về mặt chính trị khi đơn thuần trả lại việc quy định phá thai cho các tiểu bang, thì càng khó tưởng tượng hơn rằng họ sẽ ban hành được một phán quyết phò sinh đáng kể, một phán quyết mà theo sự phân bổ thống thuộc hiện nay sẽ có nguy cơ bị nhiều chính phủ tiểu bang cấp tiến vô hiệu hóa. Và một lập luận khoa bảng về ý nghĩa nguyên thủy của Tu chính án thứ 14 khó lòng giúp phong trào phò sự sống giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội tức thời mà họ cần phải giải đáp nếu Roe bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, có một cách trong đó lập luận của Tu chính án thứ 14 và các cộng đoàn được đưa ra bởi quá trình động não của Bachelder hoặc kế hoạch gia đình của Romney thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong một thời gian dài, chủ trương cốt lõi phò sự sống - không phải là việc phá thai nên được quy định nhiều hơn một chút hoặc phản cảm nhiều hơn một chút về mặt văn hóa, mà nó thực sự cần bị cấm trong gần như mọi trường hợp - đã là một biểu tượng và một điều trừu tượng: một ý tưởng cho rằng các tổng thống Cộng hòa có thể ủng hộ một cách rất chiểu danh một chính nghĩa mà những người được bổ nhiệm trong tư pháp có thể hưởng lợi từ việc không cần trực tiếp ủng hộ một lý tưởng mà các nhà lập pháp Cộng hòa của tiểu bang có thể viện dẫn mà không cần gây hại cho các nguyên tắc cấp tiến của họ để biến nó thành hiện thực.
Nhưng hiện nay, với phong trào phò sự sống lơ lửng trong một lâm bô kỳ lạ giữa một chiến thắng từng khao khát bấy lâu và một thất bại pháp luật khác, câu hỏi ló dạng là: Tâm tư chống phá thai là chiểu danh hay có thực?
Nếu phần lớn nó chỉ là chiểu danh, thì sự phản bội của Roberts hoặc Gorsuch sẽ không thay đổi nhiều về nền chính trị tư pháp bảo thủ. Nếu phần lớn nó chỉ là chiểu danh, thì ngay cả việc kết liễu Roe cũng chỉ thay đổi nền chính trị phá thai ở bên lề và ở các tiểu bang nặng Cộng Hòa mà thôi.
Tuy nhiên, nếu việc chấm dứt phá thai là một mục tiêu thực sự, thì một thất bại nữa tại Tòa án Tối cao Pháp viện sẽ thúc đẩy một cuộc đánh giá lại triệt để Hiệp hội Liên bang hiện có của phong trào và các liên minh của Đảng Cộng Hòa.
Và một chiến thắng tại tòa án cũng nên mở rộng trí tưởng tượng của phe phò sự sống quá bên kia các chính sách thường lệ của Cộng Hòa, hướng tới viễn kiến này là mọi phương thức phải được đem ra thảo luận về việc chính sách công phải làm thế nào để lệnh cấm phá thai trở nên khả thi, phổ biến và lâu dài.
Trong cả hai trường hợp, có một điều cần nói là phong trào phò sự sống nói năng ít hơn bằng ngôn ngữ đảng phái và chủ nghĩa thủ tục, và nghe giống như chính nghĩa không tưởng chứ không chỉ là bảo thủ...
Theo nghĩa này, việc nói rằng “đúng, Hiến pháp, vốn bảo vệ ‘những con người’, phải bảo vệ những người còn ẩn nấp và bất lực trong bụng mẹ” và “vâng, chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào trong việc chi tiêu và hỗ trợ xã hội mà nguyên tắc này đòi hỏi” không phải là các chủ trương mâu thuẫn nhau: Chúng là cùng một lập luận ở các chiến tuyến khác nhau.
Thật khó tưởng tượng một tương lai trong đó, Tối cao Pháp viện áp đặt quan điểm phò sinh hoàn toàn lên một đất nước không muốn điều đó. Bất kể giá trị hiến pháp của nó là gì, ý tưởng Tu chính án thứ 14 đòi hỏi công luận phải di chuyển theo hướng của nó trước tiên.
Nhưng có một tương lai có thể tưởng tượng được, trong đó, việc đưa ra các lập luận nhấn mạnh rằng phong trào phò sinh thực sự muốn nói điều nó muốn nó, và sự sống của những đứa trẻ và mẹ của chúng quan trọng hơn bất cứ nguyên tắc nào khác, là một phần của điều cuối cùng sẽ thuyết phục đất nước lựa chọn sự sống.