Trên New York Times ngày 18 tháng 5, 2019, ba nhà nghiên cứu cho rằng, giống chủ nghĩa duy nữ, đức tin đặt để các hoài mong cao cho các ông chồng. Ba tác giả đó là W. Bradford Wilcox, giáo sư xã hội học tại Đại Học Virginia; Jason S. Carroll, giáo sư nghiên cứu hôn nhân và gia đình tại Đại học Brigham Young; và Laurie DeRose, giảng sư xã hội học tại Đại học Georgetown.
Các phân tích của họ dù có vẻ lạ ở điểm mang so sánh chủ nghĩa duy nữ với đức tin, nhưng rất có thể phản ảnh thực tế. Họ cho rằng các cuộc hôn nhân “xanh” (“Blue”) là những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn – ít nhất đây cũng là túi khôn quy ước. Các cặp vợ chồng sống theo các giá trị bình đẳng, chia sẻ các trách nhiệm nội trợ như việc nhà và nấu nướng, từ lâu vốn được các nhà học thuật, nhà báo và trí thức công cộng tham gia các cuộc đàm đạo cả nước về gia đình Hoa Kỳ thừa nhận là có giá trị cao hơn.
Stephanie Coontz, sử gia duy nữ về gia đình, năm 1997, viết trong “The Way We Really Are: Coming to Terms With America’s Changing Families” rằng “chúng ta có đủ lý do để tin rằng các giá trị mới về hôn nhân và vai trò giới tính sẽ làm cho các cha mẹ dễ dàng hơn trong việc duy trì và làm phong phú các mối liên hệ của họ”. Cuối thế kỷ vừa qua, bà Coontz tin rằng cây cung cuộc sống gia đình đang cong về phía một tương lai tươi đẹp và sáng sủa hơn, một tương lai tiến bộ.
Ngày nay, cái nhìn ấy vẫn còn giá trị. Một phúc trình năm 2016 của Hội Đồng Các Gia Đình Đương Thời gợi ý rằng trong “bầu khí xã hội ngày nay, phẩm chất và độ bền vững của mối liên hệ nói chung cao nhất trong các mối liên hệ bình đẳng. Noah Smith, bỉnh bút của Bloomberg Opinion đã suy đoán rằng “nền luân lý cấp tiến có lẽ được thích ứng tốt hơn trong việc tạo ra các gia đình bền vững gồm hai cha mẹ trong thế giới hậu kỹ nghệ hóa”.
Nhưng hãy coi Anna và Greg, một cặp vợ chồng mà một trong các nhà nghiên cứu (Mr. Wilcox) gần đây đã phỏng vấn cho một cuốn sách về hôn nhân. Khi Anna bắt đầu có con, bà không hề muốn làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình. Về phương diện này, Anna không đơn độc: Trung tâm nghiên cứu Pew, năm 2013, vốn đã tường trình rằng 2 phần 3 các bà mẹ có chồng không thích làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình, một sự kiện thường bị làm ngơ trong các cuộc đàm đạo công cộng về việc làm và gia đình, là các cuộc đàm đạo vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giả thuyết cấp tiến. Anna nói rằng bà rất biết ơn vì nhờ Greg làm việc cực nhọc trong ngành tiểu thương của ông, nên bà có khả năng lựa chọn giải pháp hiện nay.
Nhưng hơn cả việc Greg kiếm sống cho gia đình, điều làm Anna thực sự hạnh phúc với chồng là ông hoàn toàn xung phong ở tuyến đầu. Không những ông tận tụy giúp các con làm bài vở tại nhà, ông còn là một người cha vui tính, sối nước ở vườn sau trong mùa đông để các con có thể chơi trượt trên nước đá, đưa các con đi dạo trong Công Viên Quốc Gia Shenandoah vào mùa hè. Ông cũng đóng vai tích cực trong sinh hoạt tôn giáo của gia đình: hằng đêm, Greg cầu nguyện với các con trước khi đi ngủ.
Anna nói “Tôi cảm thấy diễm phúc có Greg làm chồng. Việc anh can dự trong tư cách làm cha và người lãnh đạo trong gia đình chỉ có thể làm gia tăng mức hạnh phúc của tôi”. Như cuộc nghiên cứu của W. Bradford Wilcox (1) đã chứng tỏ, cuộc hôn nhân của Anna minh họa cho ta kinh nghiệm của nhiều phụ nữ có chồng thuộc các cộng đồng tin lành Thệ phản, Mormon, Công Giáo truyền thống hay Do thái giáo chính thống.
Hóa ra chủ nghĩa duy nữ và đức tin, cả hai đều có các hoài mong cao nơi các ông chồng và người cha, dĩ nhiên vì các lý do ý thức hệ khác nhau, và cả hai đem lại các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao đối với phụ nữ. Đó là kết luận của bản tường trình mới tựa là “The Ties That Bind: Is Faith a Global Force for Good or Ill in the Family?” của Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Wheatley. Bản tường trình này khảo sát phẩm chất mối liên hệ đối với phụ nữ trong các mối liên hệ dị tính tại 11 quốc gia trong thế giới đã phát triển, trong đó có Hoa Kỳ.
Khi nghiên cứu các phụ nữ cho rằng mình có mức thoả mãn, cam kết, gần gũi và bền vững cao hơn mức trung bình trong các liên hệ của họ, các tác giả thấy các phụ nữ ở cả hai đầu bậc thang ý thức hệ (ideological spectrum) hưởng được những cuộc hôn nhân tương đối có phẩm chất cao, so với các phụ nữ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ, cũng như các phụ nữ ngả về cánh hữu văn hóa. Các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình Và Phái Tính Hoàn Cầu (Global Family and Gender Survey, với sự giúp đỡ của Ông Wilcox) cho thấy 55 phần trăm các bà vợ thế tục cấp tiến ở Hoa Kỳ, những người ủng hộ các giá trị bình đẳng trong gia đình và không tham dự các buổi lễ tôn giáo, cũng báo cáo là được hưởng các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao như thế.
Ngược lại, ít hơn 46 phần trăm các bà vợ ở khoảng giữa bậc thang tôn giáo, tức những người chỉ thỉnh thoảng mới tham dự và không thường xuyên chia sẻ việc tham dự tôn giáo với chồng, và chỉ có 33 phần trăm các bà vợ thế tục bảo thủ, tức những người cho rằng chồng nên dẫn đầu trong việc kiếm sống và phụ nữ chăm lo việc nuôi con nhưng không đi nhà thờ, là có được những cuộc hôn nhân như thế.
Hóa ra những bà vợ hạnh phúc nhất trong mọi bà vợ Mỹ là các bà bảo thủ về tôn giáo, sau đó là các bà vợ cấp tiến về tôn giáo. Trọn 73 phần trăm các bà vợ ủng hộ các giá trị phái tính bảo thủ và thường xuyên tham dự các lễ nghi tôn giáo với chồng có cuộc hôn nhân phẩm chất cao. Nói đến phẩm chất của liên hệ, có một đường cong J trong hạnh phúc vợ chồng của người đàn bà, với các người đàn bà ở cánh tả và cánh hữu hưởng được các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao hơn là những người ở giữa, nhưng đặc biệt các bà vợ ở cánh hữu.
Thế tục và cấp tiến, tôn giáo và truyền thống
Đối với các cặp thế tục, các thái độ phái tính cấp tiến được liên kết với phẩm chất cao hơn của mối liên hệ. Đối với các cặp tôn giáo cao, mẫu ngược lại đã diễn ra.
Ghi chú: các ước đoán là về các phụ nữ có chồng giữa tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra là tuổi; giáo dục; nơi sinh; liệu người trả lời có sống với cha mẹ lúc 16 tuổi hay không; liệu người trả lời trước đây có ly dị hay không? Và tình trạng pháp lý và khoảng thời gian kéo dài của cuộc kết hợp hiện thời của người trả lời.
Nguồn: cuộc phân tích của các tác giả về các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình và Gia Đình Hoàn Cầu (2018) do Viện Nghiên Cứu Gia Đình/Viện Wheatley.
Khi xem xét ý thức hệ chính trị của phụ nữ dựa vào Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (General Social Survey) (2), một cuộc thăm dò người Mỹ đã trưởng thành tòan quốc có tính đại diện, các tác giả cũng thấy một đường cong tương tự về hạnh phúc vợ chồng nơi các bà vợ Mỹ. Hóa ra những bà vợ xanh nhất và đỏ nhất rất thường là những người cho biết họ “rất hạnh phúc” trong cuộc hôn nhân của họ. Đúng hơn, đường cong của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát giống đường cong U hơn, vì mức độ hạnh phúc vợ chồng đối với nhóm cực cấp tiến và nhóm cực kỳ bảo thủ và bảo thủ, trong yếu tính, y hệt như nhau. Hai nhóm này chiếm tới 1 phần 3 các bà vợ Mỹ: vào khoảng 16 phần trăm cánh tả và 19 phần trăm cánh hữu.
Các ý thức hệ đối lập, hạnh phúc nhất trong hôn nhân
Số những người đàn bà có chồng cho rằng mình “rất hạnh phúc” trong mối liên hệ của họ đông nhất nơi những người nói họ cực cấp tiến hay cực bảo thủ.
Ghi chú: Phần trăm “rất hạnh phúc” ước tính cho các phụ nữ có chồng trong hạn tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra (controls) là tuổi, giáo dục và sắc tộc.
Nguồn: Phân tích của các tác giả về các dữ kiện của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (2010 tới 2018)
Điều gì giải thích được lý do tại sao các bà vợ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ lại ít có khả năng hưởng được những cuộc hôn nhân có phẩm chất cao? Các tác giả nghi rằng một phần nỗi bất hạnh tương đối của họ, so với các phụ nữ bảo thủ về tôn giáo, là: họ không hưởng được sư trợ giúp về xã hội, xúc cảm và thực tiễn cho cuộc sống gia đình do nhà thờ, đền thờ Hồi Giáo hay hội đường Do thái giáo cung cấp. Họ cũng nghi rằng các nhóm này ít có khả năng có được những ông chồng đã quá độ bước hẳn vào lý tưởng “người cha mới” hiện đang được sùng mộ trong xã hội Hoa Kỳ, và họ không hạnh phúc đối với việc không gắn kết với lý tưởng này của chồng.
Thực vậy, lắng nghe các bà vợ cấp tiến thế tục hạnh phúc nhất và các đối tác bảo thủ về tôn giáo của họ, các tác giả nhận thấy một điều họ có chung: những người đàn ông tận tụy của gia đình. Cả chủ nghĩa duy nữ lẫn đức tin đều đem lại cho các người đàn ông của gia đình một qui luật ứng xử rõ ràng: họ giả thiết phải đóng vai trò lớn trong cuộc đời con cái! Các người cha tận tụy là điều bắt buộc trong hai cộng đồng này. Và nó cho thấy: cả các người cha cấp tiến về văn hóa lẫn các người cha bảo thủ về tôn giáo đều báo cáo mức độ tham gia cao trong tư cách làm cha.
Do đó, dù một số vẫn còn coi các cải tiến của người đàn ông trên trận tuyến đầu trong gia đình là không đủ và không thoả đáng, thì thế hệ các người cha và người chồng hiện nay thực sự đang dấn thân nhiều một cách đáng kể vào đời sống của gia đình họ hơn hai hoặc ba thế hệ trước đây. Số giờ trung bình các ông bố mỗi tuần dành cho việc chăm sóc con cái đã tăng từ 2.5 giờ năm 1965 tới 8 giờ năm 2016.
Cứ cách trên, thì ít nhất, cây cung cuộc sống gia đình Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 quả đã cong về phía tốt đẹp và tươi sáng hơn. Nhưng bất chấp các cãi cọ giữa chủ nghĩa duy tục và đức tin, hóa ra cả hai đều góp tay vào việc duy trì và làm phong phú các cuộc hôn nhân ngày nay bằng cách, như tiên tri Malakhi nói, quay hướng “cõi lòng các ông bố về phía con cái mình”.
Ghi chú
(1). W. Bradford Wilcox, Soft Patriarchs, New Men, How Christianity Shapes Fathers and Husbands, Chicago, 2004
(2). Cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Toàn Quốc (National Opinion Research Center) tại Đại Học Chicago.
Các phân tích của họ dù có vẻ lạ ở điểm mang so sánh chủ nghĩa duy nữ với đức tin, nhưng rất có thể phản ảnh thực tế. Họ cho rằng các cuộc hôn nhân “xanh” (“Blue”) là những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn – ít nhất đây cũng là túi khôn quy ước. Các cặp vợ chồng sống theo các giá trị bình đẳng, chia sẻ các trách nhiệm nội trợ như việc nhà và nấu nướng, từ lâu vốn được các nhà học thuật, nhà báo và trí thức công cộng tham gia các cuộc đàm đạo cả nước về gia đình Hoa Kỳ thừa nhận là có giá trị cao hơn.
Stephanie Coontz, sử gia duy nữ về gia đình, năm 1997, viết trong “The Way We Really Are: Coming to Terms With America’s Changing Families” rằng “chúng ta có đủ lý do để tin rằng các giá trị mới về hôn nhân và vai trò giới tính sẽ làm cho các cha mẹ dễ dàng hơn trong việc duy trì và làm phong phú các mối liên hệ của họ”. Cuối thế kỷ vừa qua, bà Coontz tin rằng cây cung cuộc sống gia đình đang cong về phía một tương lai tươi đẹp và sáng sủa hơn, một tương lai tiến bộ.
Ngày nay, cái nhìn ấy vẫn còn giá trị. Một phúc trình năm 2016 của Hội Đồng Các Gia Đình Đương Thời gợi ý rằng trong “bầu khí xã hội ngày nay, phẩm chất và độ bền vững của mối liên hệ nói chung cao nhất trong các mối liên hệ bình đẳng. Noah Smith, bỉnh bút của Bloomberg Opinion đã suy đoán rằng “nền luân lý cấp tiến có lẽ được thích ứng tốt hơn trong việc tạo ra các gia đình bền vững gồm hai cha mẹ trong thế giới hậu kỹ nghệ hóa”.
Nhưng hãy coi Anna và Greg, một cặp vợ chồng mà một trong các nhà nghiên cứu (Mr. Wilcox) gần đây đã phỏng vấn cho một cuốn sách về hôn nhân. Khi Anna bắt đầu có con, bà không hề muốn làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình. Về phương diện này, Anna không đơn độc: Trung tâm nghiên cứu Pew, năm 2013, vốn đã tường trình rằng 2 phần 3 các bà mẹ có chồng không thích làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình, một sự kiện thường bị làm ngơ trong các cuộc đàm đạo công cộng về việc làm và gia đình, là các cuộc đàm đạo vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giả thuyết cấp tiến. Anna nói rằng bà rất biết ơn vì nhờ Greg làm việc cực nhọc trong ngành tiểu thương của ông, nên bà có khả năng lựa chọn giải pháp hiện nay.
Nhưng hơn cả việc Greg kiếm sống cho gia đình, điều làm Anna thực sự hạnh phúc với chồng là ông hoàn toàn xung phong ở tuyến đầu. Không những ông tận tụy giúp các con làm bài vở tại nhà, ông còn là một người cha vui tính, sối nước ở vườn sau trong mùa đông để các con có thể chơi trượt trên nước đá, đưa các con đi dạo trong Công Viên Quốc Gia Shenandoah vào mùa hè. Ông cũng đóng vai tích cực trong sinh hoạt tôn giáo của gia đình: hằng đêm, Greg cầu nguyện với các con trước khi đi ngủ.
Anna nói “Tôi cảm thấy diễm phúc có Greg làm chồng. Việc anh can dự trong tư cách làm cha và người lãnh đạo trong gia đình chỉ có thể làm gia tăng mức hạnh phúc của tôi”. Như cuộc nghiên cứu của W. Bradford Wilcox (1) đã chứng tỏ, cuộc hôn nhân của Anna minh họa cho ta kinh nghiệm của nhiều phụ nữ có chồng thuộc các cộng đồng tin lành Thệ phản, Mormon, Công Giáo truyền thống hay Do thái giáo chính thống.
Hóa ra chủ nghĩa duy nữ và đức tin, cả hai đều có các hoài mong cao nơi các ông chồng và người cha, dĩ nhiên vì các lý do ý thức hệ khác nhau, và cả hai đem lại các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao đối với phụ nữ. Đó là kết luận của bản tường trình mới tựa là “The Ties That Bind: Is Faith a Global Force for Good or Ill in the Family?” của Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Wheatley. Bản tường trình này khảo sát phẩm chất mối liên hệ đối với phụ nữ trong các mối liên hệ dị tính tại 11 quốc gia trong thế giới đã phát triển, trong đó có Hoa Kỳ.
Khi nghiên cứu các phụ nữ cho rằng mình có mức thoả mãn, cam kết, gần gũi và bền vững cao hơn mức trung bình trong các liên hệ của họ, các tác giả thấy các phụ nữ ở cả hai đầu bậc thang ý thức hệ (ideological spectrum) hưởng được những cuộc hôn nhân tương đối có phẩm chất cao, so với các phụ nữ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ, cũng như các phụ nữ ngả về cánh hữu văn hóa. Các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình Và Phái Tính Hoàn Cầu (Global Family and Gender Survey, với sự giúp đỡ của Ông Wilcox) cho thấy 55 phần trăm các bà vợ thế tục cấp tiến ở Hoa Kỳ, những người ủng hộ các giá trị bình đẳng trong gia đình và không tham dự các buổi lễ tôn giáo, cũng báo cáo là được hưởng các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao như thế.
Ngược lại, ít hơn 46 phần trăm các bà vợ ở khoảng giữa bậc thang tôn giáo, tức những người chỉ thỉnh thoảng mới tham dự và không thường xuyên chia sẻ việc tham dự tôn giáo với chồng, và chỉ có 33 phần trăm các bà vợ thế tục bảo thủ, tức những người cho rằng chồng nên dẫn đầu trong việc kiếm sống và phụ nữ chăm lo việc nuôi con nhưng không đi nhà thờ, là có được những cuộc hôn nhân như thế.
Hóa ra những bà vợ hạnh phúc nhất trong mọi bà vợ Mỹ là các bà bảo thủ về tôn giáo, sau đó là các bà vợ cấp tiến về tôn giáo. Trọn 73 phần trăm các bà vợ ủng hộ các giá trị phái tính bảo thủ và thường xuyên tham dự các lễ nghi tôn giáo với chồng có cuộc hôn nhân phẩm chất cao. Nói đến phẩm chất của liên hệ, có một đường cong J trong hạnh phúc vợ chồng của người đàn bà, với các người đàn bà ở cánh tả và cánh hữu hưởng được các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao hơn là những người ở giữa, nhưng đặc biệt các bà vợ ở cánh hữu.
Thế tục và cấp tiến, tôn giáo và truyền thống
Đối với các cặp thế tục, các thái độ phái tính cấp tiến được liên kết với phẩm chất cao hơn của mối liên hệ. Đối với các cặp tôn giáo cao, mẫu ngược lại đã diễn ra.
Phần trăm phụ nữ có chồng cho là hôn nhân của họ có phẩm chất cao | |
Các cặp thế tục cấp tiến | 55% |
Các cặp thế tục truyền thống | 33% |
Các cặp tôn giáo cao cấp tiến | 60% |
Các cặp tôn giáo cao truyền thống | 73% |
Ghi chú: các ước đoán là về các phụ nữ có chồng giữa tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra là tuổi; giáo dục; nơi sinh; liệu người trả lời có sống với cha mẹ lúc 16 tuổi hay không; liệu người trả lời trước đây có ly dị hay không? Và tình trạng pháp lý và khoảng thời gian kéo dài của cuộc kết hợp hiện thời của người trả lời.
Nguồn: cuộc phân tích của các tác giả về các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình và Gia Đình Hoàn Cầu (2018) do Viện Nghiên Cứu Gia Đình/Viện Wheatley.
Khi xem xét ý thức hệ chính trị của phụ nữ dựa vào Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (General Social Survey) (2), một cuộc thăm dò người Mỹ đã trưởng thành tòan quốc có tính đại diện, các tác giả cũng thấy một đường cong tương tự về hạnh phúc vợ chồng nơi các bà vợ Mỹ. Hóa ra những bà vợ xanh nhất và đỏ nhất rất thường là những người cho biết họ “rất hạnh phúc” trong cuộc hôn nhân của họ. Đúng hơn, đường cong của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát giống đường cong U hơn, vì mức độ hạnh phúc vợ chồng đối với nhóm cực cấp tiến và nhóm cực kỳ bảo thủ và bảo thủ, trong yếu tính, y hệt như nhau. Hai nhóm này chiếm tới 1 phần 3 các bà vợ Mỹ: vào khoảng 16 phần trăm cánh tả và 19 phần trăm cánh hữu.
Các ý thức hệ đối lập, hạnh phúc nhất trong hôn nhân
Số những người đàn bà có chồng cho rằng mình “rất hạnh phúc” trong mối liên hệ của họ đông nhất nơi những người nói họ cực cấp tiến hay cực bảo thủ.
phần trăm "rất hạnh phúc" | |
Cực cấp tiến | 69% |
Cấp tiến | 63% |
Hơi cấp tiến | 55 |
Ôn hòa | 60 |
Hơi bảo thù | 62 |
Bảo thủ | 66 |
Cực bảo thủ | 72 |
Ghi chú: Phần trăm “rất hạnh phúc” ước tính cho các phụ nữ có chồng trong hạn tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra (controls) là tuổi, giáo dục và sắc tộc.
Nguồn: Phân tích của các tác giả về các dữ kiện của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (2010 tới 2018)
Điều gì giải thích được lý do tại sao các bà vợ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ lại ít có khả năng hưởng được những cuộc hôn nhân có phẩm chất cao? Các tác giả nghi rằng một phần nỗi bất hạnh tương đối của họ, so với các phụ nữ bảo thủ về tôn giáo, là: họ không hưởng được sư trợ giúp về xã hội, xúc cảm và thực tiễn cho cuộc sống gia đình do nhà thờ, đền thờ Hồi Giáo hay hội đường Do thái giáo cung cấp. Họ cũng nghi rằng các nhóm này ít có khả năng có được những ông chồng đã quá độ bước hẳn vào lý tưởng “người cha mới” hiện đang được sùng mộ trong xã hội Hoa Kỳ, và họ không hạnh phúc đối với việc không gắn kết với lý tưởng này của chồng.
Thực vậy, lắng nghe các bà vợ cấp tiến thế tục hạnh phúc nhất và các đối tác bảo thủ về tôn giáo của họ, các tác giả nhận thấy một điều họ có chung: những người đàn ông tận tụy của gia đình. Cả chủ nghĩa duy nữ lẫn đức tin đều đem lại cho các người đàn ông của gia đình một qui luật ứng xử rõ ràng: họ giả thiết phải đóng vai trò lớn trong cuộc đời con cái! Các người cha tận tụy là điều bắt buộc trong hai cộng đồng này. Và nó cho thấy: cả các người cha cấp tiến về văn hóa lẫn các người cha bảo thủ về tôn giáo đều báo cáo mức độ tham gia cao trong tư cách làm cha.
Do đó, dù một số vẫn còn coi các cải tiến của người đàn ông trên trận tuyến đầu trong gia đình là không đủ và không thoả đáng, thì thế hệ các người cha và người chồng hiện nay thực sự đang dấn thân nhiều một cách đáng kể vào đời sống của gia đình họ hơn hai hoặc ba thế hệ trước đây. Số giờ trung bình các ông bố mỗi tuần dành cho việc chăm sóc con cái đã tăng từ 2.5 giờ năm 1965 tới 8 giờ năm 2016.
Cứ cách trên, thì ít nhất, cây cung cuộc sống gia đình Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 quả đã cong về phía tốt đẹp và tươi sáng hơn. Nhưng bất chấp các cãi cọ giữa chủ nghĩa duy tục và đức tin, hóa ra cả hai đều góp tay vào việc duy trì và làm phong phú các cuộc hôn nhân ngày nay bằng cách, như tiên tri Malakhi nói, quay hướng “cõi lòng các ông bố về phía con cái mình”.
Ghi chú
(1). W. Bradford Wilcox, Soft Patriarchs, New Men, How Christianity Shapes Fathers and Husbands, Chicago, 2004
(2). Cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Toàn Quốc (National Opinion Research Center) tại Đại Học Chicago.