Ngay cả lúc đã chết rồi, Ngài vẫn còn là một siêu sao trong giới truyền thông
Phản ứng khắp nơi khơi dậy lên trong tôn giáo.
ROME -- Sự ra đi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thu hút một sự chú ý đặc biệt đến không ngờ từ giới truyền thông và mọi dân nước trên khắp hoàn vũ. Tổ Chức Theo Dõi Ngôn Ngữ Toàn Cầu (Global Language Monitor) đã có đủ số liệu cho thấy một sự chú tâm lớn của giới truyền thông.
Tính từ ngày tang lễ của Đức Cố Giáo Hoàng, đã có hơn 12 triệu trích dẫn về Ngài trên mạng lưới Internet, và 100,000 câu chuyện của giới truyền thông được loan tải khắp địa cầu. Nếu so sánh với năm trước đó, thì chỉ có khoảng 28,000 câu chuyện tin tức và 1.5 triệu trích dẫn về Ngài trên mạng lưới Internet mà thôi.
Theo Tổ Chức này thì giới truyền thông đã đặc biệt chú trọng vào sự kiện này hơn bất kỳ tất cả các sự kiện khác như: cơn đại lục sóng thần Tsunami tại vùng Đông Nam Á, vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 11 năm 2001, và hai cái chết của cố Tổng Thống Reagan và Công Nương Diana. Trong vòng 72 giờ đồng hồ sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, có khoảng gấp 10 lần các câu chuyện tin tức về Đức Cố Gioan Phaolô II đã được loan tải ra so với cùng thời kỳ mà Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush có được sau vụ tái tranh cử của Ông vào tháng 11 vừa qua.
Không riêng gì các trang tiếng Anh, ngay trang VietCatholic, cả 3 tuần nay hằng ngày có ít nhất là từ 25 tới 30 bài viết có liên quan tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Một bản phân tích về việc loan tin và truyền tải, cho thấy rằng từ ngữ “có tính chất lịch sử” (historic) đã được đề cập đến với Đức Cố Giáo Hoàng gần khoảng 3 triệu lần, trong khi từ “bảo thủ” (conservative) chỉ được đề cập đến khoảng 1.75 triệu lần, và từ “được yêu thương” (loved) hay “được kính yêu” (beloved) được đề cập khoảng 600,000 lần.
Mạng Internet
Trong khi đó, các trang Internet của Công Giáo đột ngột được tra cứu vào một cách bùng nổ chưa từng có, và đã đạt được con số kỷ lục là tăng lên tới 118% trong tổng số thị phần của việc tra cứu trên mạng trong tuần lể kết thúc vào ngày 9 tháng 4 vừa qua, so với một tuần được chọn ra một cách ngẫu nhiên kết thúc vào ngày 6 tháng 11 năm qua. Thống kê đó được một công ty theo dõi có tên là Hitwise USA Incorporated. Một bản báo cáo của công ty này về các số liệu đó đã được xuất bản ra vào ngày thứ năm bởi hãng tin D M News.
Cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng cũng còn kích thích sự gia tăng tìm kiếm trên mạng Internet một cách dồn dập. Trong tuần lễ kết thúc vào ngày 2 tháng 4, những tìm kiếm trên mạng qua các từ khóa chính như “pope john paul” đã tăng lên đến 3,161%; từ “pope” 2,801% và cụm từ “pope john paul ii” tăng lên 2,307%.
Trang web được tìm kiếm nhiều nhất qua từ khóa “pope” là trang web của Tòa Thánh Vaticăn (www.vatican.va), chiếm khoảng 11% trong số các tìm kiếm trên mạng. Theo sau là trang web www.catholic.net chiếm 10% và trang tin tìm kiếm của trình duyệt Google News (www.news.google.com) cũng chiếm 10%. Riêng về trang Công Giáo Việt Nam VietCatholic.net đã tăng tới mức toàn diện, tăng trên 190%.
Các Báo Chí và Truyền Hình
Việc báo chí loan tin là vô số kể. Tờ báo Độc Lập của Anh Quốc đã ghi nhận lại một số dữ liệu có liên quan đến các báo chí tại Anh. Theo một bài báo đề ngày 10 tháng 4, vào ngày thứ Hai sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, tờ Gương Kính Hằng Ngày (Daily Mirror) đã dành 19 trang để nó về đề tài này; tờ Độc Lập (Independent) đã dành 13 trang; và tờ Times dành ra 11 trang. Tất cả các tờ báo khác cũng dành ra các số trang tương tự để đề cập đến sự kiện này, ngoại trừ tờ Mặt Trời (Sun), vốn chỉ đề cập khoảng 2 trang mà thôi.
Sự chú ý quả là cao cả và đáng ngạc nhiên, theo phân tích của tờ Độc Lập về việc giới truyền thông chú ý vào sự kiện này. Anh Quốc không chỉ là một quốc gia rất trần tục hóa, và giới truyền thông rất ít khi chú ý đến tôn giáo, vì suy cho cùng, tôn giáo truyền thống tại Anh là Anh Giáo, chứ không phải là Công Giáo.
Thật ra, nhà báo Martin Kettle của tờ Người Bảo Vệ (Guardian) đã bình luận trong bài báo xuất bản vào ngày 5 tháng 4 rằng: “Tang lễ của một vị Giáo Hoàng, chúng ta cần phải làm rõ ra điều này rằng, cho tới bây giò vẫn không phải là một sự kiện nào đó dễ dàng đòi hỏi sự hiện diện của Thủ Tướng Anh, và thậm chí của ngay cả Đức Tổng Giám Mục của Canterbury, thế nhưng, tất cả hai vị ấy đã phải đến tham dự.”
Việc truyền hình đưa tin cũng quả là phong phú và rộng rãi chưa từng có. Hãng tin Associated Press (AP) vào ngày 12 tháng 4 đã tường thuật rằng hơn 9 triệu người ở Hoa Kỳ đã phải dậy rất sớm hay thức rất khuya để theo dõi lễ tang của Đức Cố Giáo Hoàng (bắt đầu vào 4 giờ sáng, giờ Đông Bộ và 1 giờ sáng, giờ Tây Bộ).
Các kênh truyền hình tại thế giới Ả Rập cũng dành ra một thời lượng phát sóng khá lớn về Đức Giáo Hoàng. Theo bản báo cáo của Agence France-Prese vào ngày 3 tháng 4, đài truyền hình Al-Jazeera có trụ sở đặt tại nước Quatar, là đài đã chiếu những cuốn băng video về Osama bin Laden, cũng là đài đầu tiên loan báo tin về cái chết của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị trong thế giới Ả Rập.
Tại nước Libăng, hệ thống truyền hình vệ tinh Al-Manar của Phong Trào Theo Trào Lưu Chính Thống Shiite là Hezbollah đã phải tạm ngưng chương trình hằng ngày để loan tin về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, cũng như truyền hình trực tiếp từ Vaticăn về tang lễ của Ngài. 4 đài truyền hình độc lập khác của Libăng và đài truyền hình của chính phủ là Tele-Liban cũng làm điều tương tự.
Vào ngày Chủ Nhật sau cái chết của Đức Thánh Cha, đài truyền hình Al-Jazeera tiếp tục truyền tải rộng rãi các tin tức về Đức Cố Giáo Hoàng cũng giống như đài truyền hình Al-Arabiya có trụ sở tại Dubai. Hai đài truyền hình này, cùng với những đài truyền hình khác trong thế giới Ả Rập, cũng đã cho trình chiếu rất nhiều cuốn phim tài liệu về Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Các Sách Về Ngài Cũng Bán Chạy Không Kém
Sách được bán rất chạy, sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng. Một bản báo cáo vào ngày 10 tháng 4 của hãng thông tấn AP ghi nhận rằng: những ngày kế tiếp sau đó, rất nhiều tiêu đề sách của Đức Cố Giáo Hoàng trở thành 20 tiêu đề sách bán chạy nhất trên mạng như Amazon và Barnes & Noble.
Đó là 5 cuốn sách mà Ngài đã viết ra: “Con Đường Đến Với Chúa Kitô” (The Way to Christ), “Ký Ức và Nhân Dạng” (Memory and Identity), “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô: Qua Những Ngôn Từ Của Riêng Tôi” (Pope John Paull: In My Own Words), “Hãy Trổi Dậy, Nào Chúng Ta Cùng Đi” (Rise, Let Us Be on Our Way), và “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (Crossing the Threshold of Hope).
Một cuốn sách rất phổ biến khác là “Chứng Nhân của Hy Vọng” (Witness to Hope), kể về tiểu sử của Ngài của tác giả George Weigel. Chỉ vài giờ sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, nhà sách HarperCollins đã công bố rằng một cuốn sách khác của tác giả Weigel, chưa đặt nhan đề, sẽ được xuất bản ra vào cuối năm này, và sách sẽ có nhiều chương “quan sát về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo mà Ngài đã để lại, và cũng đồng thời cung cấp một số lượng thông tin đáng kể về việc bầu chọn ra vị Giáo Hoàng kế nhiệm.”
Vào hôm thứ năm vừa qua, hãng thông tấn AP đã tường thuật từ Ý Quốc rằng, việc bán cuốn sách cuối cùng của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, cuốn “Ký Ức và Nhân Dạng: Những Cuộc Đối Thoại Giữa Các Thiên Niên Kỷ,” đã tăng lên khoảng 50%, tức khoảng 12,000 cuốn trong vòng 1 ngày, kể từ cái chết của Ngài. Dữ liệu đó là do nhà xuất bản sách Rizzoli cung cấp.
Sức Mạnh Con Người
Một số bình luận viên đã đề cập đến sự nổi tiếng của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, đặc biệt giữa những người trẻ. Gerard Baker, viết trên tờ Times của Luân Đôn vào ngày 8 tháng 4, đã ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chứng tỏ cho vô số các bạn trẻ thấy được “một cá tính và sự lãnh đạo mà rất nhiều người trẻ đặc biệt ngưỡng mộ và ao ước, thậm chí ngay cả khi họ khó mà có thể theo những lời kêu gọi của Ngài.” Hơn nữa, anh viết tiếp, “chính người trẻ là người luôn tìm kiếm về lý tưởng của sự thật và đôi khi bị chế nhiễu bởi rất nhiều người lớn hoài nghi.”
Phân tích về những lý do đằng sau việc hàng triệu khách hành hương đến Rôma để bảy tỏ sự tôn kính cuối cùng của họ cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, một bài báo của ký giả Matthew Schifield đăng trên tờ Người Thăm Hỏi Philadelphia (Philadelphia Inquirer) vào hôm thứ ba vừa qua đã bình luận rằng mặc dầu rất nhiều người bất đồng với một số giảng dạy của Giáo Hội, thì cội nguồn văn hóa chính của tôn giáo vẫn còn cắm rể rất sâu.
Tương tự như thế, bài báo đã trích dẫn Johannes Christian Koecke, thuộc trung tâm nghiên cứu của Konrad Adenauer Stiftung ở Đức Quốc, người đã bình luận về Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị rằng: “Tôi nghĩ, cuối cùng thì Ngài chính là Người đã ngấm ngầm dưỡng nuôi một khát khao trong người Châu Âu về Giáo Hội và niềm tin Công Giáo.” Châu Âu trong mấy năm qua đã mất đi định hướng, Koecke viết thêm, và Đức Cố Giáo Hoàng đã chỉ cho lục địa này thấy được họ đang thiếu mất đi điều gì.
Schofield cũng trích dẫn ra lời nhận xét của Grace Davie, giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu về Âu Châu Học tại trường Đại Học Exeter ở Anh Quốc. Cô nói phản ứng về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng “đã bộc lộ ra được sự yếu mềm của chủ nghĩa trần tục tại Âu Châu.”
Davie không mấy nghi ngờ rằng những người trẻ ào ạt, tuôn đổ về để nhìn thấy Đức Cố Giáo Hoàng đã không chú ý đến những bức thông điệp về tôn giáo của Ngài. Cô nói: “Những người lãnh đạo tôn giáo được biết đến nhiều trên thế giới hiện nay, đã dùng các phương tiện hiện đại của thời nay để vặn hỏi những giá trị của thời kỳ hiện đại. Thì đó chính là cách tiếp cận thành công nhất trên khắp thế giới, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã rất thành công về điều này.”
Và thậm chí ngay cả tờ New York Times, trong một bài báo ra ngày thứ năm, đã phải nhìn nhận sự thành công của Đức Cố Giáo Hoàng với những người trẻ. Bài báo quan sát rằng: “Cho dẫu ai sẽ là vị Giáo Hoàng kế tiếp, thì Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại một thế hệ gồm những người trẻ Công Giáo La Mã sẳn sàng định hình ra một giáo hội bảo thủ hơn là thế hệ cha mẹ của họ”.
Tờ New York Times cũng đã ghi nhận sự gia tăng về con số các chủng sinh trung thành với những giảng dạy của Đức Thánh Cha, những nhóm người trẻ tỏ bày sự sùng kính của họ đối với Phép Thánh Thể và lần hạt mân côi, và rất nhiều bạn trẻ khác lại chú tâm vào môn Thần Học Thân Xác được triển khai bởi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Việc rao giảng tin mừng đối với những người trẻ, theo như bài báo bình luận, chính là ưu tiên hàng đầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, và vì điểm này, cộng với sự gia tăng của các phong trào giáo dân, đã cung cấp cho Giáo Hội một thế hệ những người tin nhiệt thành mới. Đó là một món quà mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại, cho bất kỳ ai, sẽ là vị kế nhiệm của Ngài.
Phản ứng khắp nơi khơi dậy lên trong tôn giáo.
ROME -- Sự ra đi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thu hút một sự chú ý đặc biệt đến không ngờ từ giới truyền thông và mọi dân nước trên khắp hoàn vũ. Tổ Chức Theo Dõi Ngôn Ngữ Toàn Cầu (Global Language Monitor) đã có đủ số liệu cho thấy một sự chú tâm lớn của giới truyền thông.
Tính từ ngày tang lễ của Đức Cố Giáo Hoàng, đã có hơn 12 triệu trích dẫn về Ngài trên mạng lưới Internet, và 100,000 câu chuyện của giới truyền thông được loan tải khắp địa cầu. Nếu so sánh với năm trước đó, thì chỉ có khoảng 28,000 câu chuyện tin tức và 1.5 triệu trích dẫn về Ngài trên mạng lưới Internet mà thôi.
Theo Tổ Chức này thì giới truyền thông đã đặc biệt chú trọng vào sự kiện này hơn bất kỳ tất cả các sự kiện khác như: cơn đại lục sóng thần Tsunami tại vùng Đông Nam Á, vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 11 năm 2001, và hai cái chết của cố Tổng Thống Reagan và Công Nương Diana. Trong vòng 72 giờ đồng hồ sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, có khoảng gấp 10 lần các câu chuyện tin tức về Đức Cố Gioan Phaolô II đã được loan tải ra so với cùng thời kỳ mà Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush có được sau vụ tái tranh cử của Ông vào tháng 11 vừa qua.
Không riêng gì các trang tiếng Anh, ngay trang VietCatholic, cả 3 tuần nay hằng ngày có ít nhất là từ 25 tới 30 bài viết có liên quan tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Một bản phân tích về việc loan tin và truyền tải, cho thấy rằng từ ngữ “có tính chất lịch sử” (historic) đã được đề cập đến với Đức Cố Giáo Hoàng gần khoảng 3 triệu lần, trong khi từ “bảo thủ” (conservative) chỉ được đề cập đến khoảng 1.75 triệu lần, và từ “được yêu thương” (loved) hay “được kính yêu” (beloved) được đề cập khoảng 600,000 lần.
Mạng Internet
Trong khi đó, các trang Internet của Công Giáo đột ngột được tra cứu vào một cách bùng nổ chưa từng có, và đã đạt được con số kỷ lục là tăng lên tới 118% trong tổng số thị phần của việc tra cứu trên mạng trong tuần lể kết thúc vào ngày 9 tháng 4 vừa qua, so với một tuần được chọn ra một cách ngẫu nhiên kết thúc vào ngày 6 tháng 11 năm qua. Thống kê đó được một công ty theo dõi có tên là Hitwise USA Incorporated. Một bản báo cáo của công ty này về các số liệu đó đã được xuất bản ra vào ngày thứ năm bởi hãng tin D M News.
Cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng cũng còn kích thích sự gia tăng tìm kiếm trên mạng Internet một cách dồn dập. Trong tuần lễ kết thúc vào ngày 2 tháng 4, những tìm kiếm trên mạng qua các từ khóa chính như “pope john paul” đã tăng lên đến 3,161%; từ “pope” 2,801% và cụm từ “pope john paul ii” tăng lên 2,307%.
Trang web được tìm kiếm nhiều nhất qua từ khóa “pope” là trang web của Tòa Thánh Vaticăn (www.vatican.va), chiếm khoảng 11% trong số các tìm kiếm trên mạng. Theo sau là trang web www.catholic.net chiếm 10% và trang tin tìm kiếm của trình duyệt Google News (www.news.google.com) cũng chiếm 10%. Riêng về trang Công Giáo Việt Nam VietCatholic.net đã tăng tới mức toàn diện, tăng trên 190%.
Các Báo Chí và Truyền Hình
Việc báo chí loan tin là vô số kể. Tờ báo Độc Lập của Anh Quốc đã ghi nhận lại một số dữ liệu có liên quan đến các báo chí tại Anh. Theo một bài báo đề ngày 10 tháng 4, vào ngày thứ Hai sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, tờ Gương Kính Hằng Ngày (Daily Mirror) đã dành 19 trang để nó về đề tài này; tờ Độc Lập (Independent) đã dành 13 trang; và tờ Times dành ra 11 trang. Tất cả các tờ báo khác cũng dành ra các số trang tương tự để đề cập đến sự kiện này, ngoại trừ tờ Mặt Trời (Sun), vốn chỉ đề cập khoảng 2 trang mà thôi.
Sự chú ý quả là cao cả và đáng ngạc nhiên, theo phân tích của tờ Độc Lập về việc giới truyền thông chú ý vào sự kiện này. Anh Quốc không chỉ là một quốc gia rất trần tục hóa, và giới truyền thông rất ít khi chú ý đến tôn giáo, vì suy cho cùng, tôn giáo truyền thống tại Anh là Anh Giáo, chứ không phải là Công Giáo.
Thật ra, nhà báo Martin Kettle của tờ Người Bảo Vệ (Guardian) đã bình luận trong bài báo xuất bản vào ngày 5 tháng 4 rằng: “Tang lễ của một vị Giáo Hoàng, chúng ta cần phải làm rõ ra điều này rằng, cho tới bây giò vẫn không phải là một sự kiện nào đó dễ dàng đòi hỏi sự hiện diện của Thủ Tướng Anh, và thậm chí của ngay cả Đức Tổng Giám Mục của Canterbury, thế nhưng, tất cả hai vị ấy đã phải đến tham dự.”
Việc truyền hình đưa tin cũng quả là phong phú và rộng rãi chưa từng có. Hãng tin Associated Press (AP) vào ngày 12 tháng 4 đã tường thuật rằng hơn 9 triệu người ở Hoa Kỳ đã phải dậy rất sớm hay thức rất khuya để theo dõi lễ tang của Đức Cố Giáo Hoàng (bắt đầu vào 4 giờ sáng, giờ Đông Bộ và 1 giờ sáng, giờ Tây Bộ).
Các kênh truyền hình tại thế giới Ả Rập cũng dành ra một thời lượng phát sóng khá lớn về Đức Giáo Hoàng. Theo bản báo cáo của Agence France-Prese vào ngày 3 tháng 4, đài truyền hình Al-Jazeera có trụ sở đặt tại nước Quatar, là đài đã chiếu những cuốn băng video về Osama bin Laden, cũng là đài đầu tiên loan báo tin về cái chết của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị trong thế giới Ả Rập.
Tại nước Libăng, hệ thống truyền hình vệ tinh Al-Manar của Phong Trào Theo Trào Lưu Chính Thống Shiite là Hezbollah đã phải tạm ngưng chương trình hằng ngày để loan tin về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, cũng như truyền hình trực tiếp từ Vaticăn về tang lễ của Ngài. 4 đài truyền hình độc lập khác của Libăng và đài truyền hình của chính phủ là Tele-Liban cũng làm điều tương tự.
Vào ngày Chủ Nhật sau cái chết của Đức Thánh Cha, đài truyền hình Al-Jazeera tiếp tục truyền tải rộng rãi các tin tức về Đức Cố Giáo Hoàng cũng giống như đài truyền hình Al-Arabiya có trụ sở tại Dubai. Hai đài truyền hình này, cùng với những đài truyền hình khác trong thế giới Ả Rập, cũng đã cho trình chiếu rất nhiều cuốn phim tài liệu về Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Các Sách Về Ngài Cũng Bán Chạy Không Kém
Sách được bán rất chạy, sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng. Một bản báo cáo vào ngày 10 tháng 4 của hãng thông tấn AP ghi nhận rằng: những ngày kế tiếp sau đó, rất nhiều tiêu đề sách của Đức Cố Giáo Hoàng trở thành 20 tiêu đề sách bán chạy nhất trên mạng như Amazon và Barnes & Noble.
Đó là 5 cuốn sách mà Ngài đã viết ra: “Con Đường Đến Với Chúa Kitô” (The Way to Christ), “Ký Ức và Nhân Dạng” (Memory and Identity), “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô: Qua Những Ngôn Từ Của Riêng Tôi” (Pope John Paull: In My Own Words), “Hãy Trổi Dậy, Nào Chúng Ta Cùng Đi” (Rise, Let Us Be on Our Way), và “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (Crossing the Threshold of Hope).
Một cuốn sách rất phổ biến khác là “Chứng Nhân của Hy Vọng” (Witness to Hope), kể về tiểu sử của Ngài của tác giả George Weigel. Chỉ vài giờ sau cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng, nhà sách HarperCollins đã công bố rằng một cuốn sách khác của tác giả Weigel, chưa đặt nhan đề, sẽ được xuất bản ra vào cuối năm này, và sách sẽ có nhiều chương “quan sát về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo mà Ngài đã để lại, và cũng đồng thời cung cấp một số lượng thông tin đáng kể về việc bầu chọn ra vị Giáo Hoàng kế nhiệm.”
Vào hôm thứ năm vừa qua, hãng thông tấn AP đã tường thuật từ Ý Quốc rằng, việc bán cuốn sách cuối cùng của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, cuốn “Ký Ức và Nhân Dạng: Những Cuộc Đối Thoại Giữa Các Thiên Niên Kỷ,” đã tăng lên khoảng 50%, tức khoảng 12,000 cuốn trong vòng 1 ngày, kể từ cái chết của Ngài. Dữ liệu đó là do nhà xuất bản sách Rizzoli cung cấp.
Sức Mạnh Con Người
Một số bình luận viên đã đề cập đến sự nổi tiếng của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, đặc biệt giữa những người trẻ. Gerard Baker, viết trên tờ Times của Luân Đôn vào ngày 8 tháng 4, đã ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chứng tỏ cho vô số các bạn trẻ thấy được “một cá tính và sự lãnh đạo mà rất nhiều người trẻ đặc biệt ngưỡng mộ và ao ước, thậm chí ngay cả khi họ khó mà có thể theo những lời kêu gọi của Ngài.” Hơn nữa, anh viết tiếp, “chính người trẻ là người luôn tìm kiếm về lý tưởng của sự thật và đôi khi bị chế nhiễu bởi rất nhiều người lớn hoài nghi.”
Phân tích về những lý do đằng sau việc hàng triệu khách hành hương đến Rôma để bảy tỏ sự tôn kính cuối cùng của họ cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, một bài báo của ký giả Matthew Schifield đăng trên tờ Người Thăm Hỏi Philadelphia (Philadelphia Inquirer) vào hôm thứ ba vừa qua đã bình luận rằng mặc dầu rất nhiều người bất đồng với một số giảng dạy của Giáo Hội, thì cội nguồn văn hóa chính của tôn giáo vẫn còn cắm rể rất sâu.
Tương tự như thế, bài báo đã trích dẫn Johannes Christian Koecke, thuộc trung tâm nghiên cứu của Konrad Adenauer Stiftung ở Đức Quốc, người đã bình luận về Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị rằng: “Tôi nghĩ, cuối cùng thì Ngài chính là Người đã ngấm ngầm dưỡng nuôi một khát khao trong người Châu Âu về Giáo Hội và niềm tin Công Giáo.” Châu Âu trong mấy năm qua đã mất đi định hướng, Koecke viết thêm, và Đức Cố Giáo Hoàng đã chỉ cho lục địa này thấy được họ đang thiếu mất đi điều gì.
Schofield cũng trích dẫn ra lời nhận xét của Grace Davie, giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu về Âu Châu Học tại trường Đại Học Exeter ở Anh Quốc. Cô nói phản ứng về cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng “đã bộc lộ ra được sự yếu mềm của chủ nghĩa trần tục tại Âu Châu.”
Davie không mấy nghi ngờ rằng những người trẻ ào ạt, tuôn đổ về để nhìn thấy Đức Cố Giáo Hoàng đã không chú ý đến những bức thông điệp về tôn giáo của Ngài. Cô nói: “Những người lãnh đạo tôn giáo được biết đến nhiều trên thế giới hiện nay, đã dùng các phương tiện hiện đại của thời nay để vặn hỏi những giá trị của thời kỳ hiện đại. Thì đó chính là cách tiếp cận thành công nhất trên khắp thế giới, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã rất thành công về điều này.”
Và thậm chí ngay cả tờ New York Times, trong một bài báo ra ngày thứ năm, đã phải nhìn nhận sự thành công của Đức Cố Giáo Hoàng với những người trẻ. Bài báo quan sát rằng: “Cho dẫu ai sẽ là vị Giáo Hoàng kế tiếp, thì Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại một thế hệ gồm những người trẻ Công Giáo La Mã sẳn sàng định hình ra một giáo hội bảo thủ hơn là thế hệ cha mẹ của họ”.
Tờ New York Times cũng đã ghi nhận sự gia tăng về con số các chủng sinh trung thành với những giảng dạy của Đức Thánh Cha, những nhóm người trẻ tỏ bày sự sùng kính của họ đối với Phép Thánh Thể và lần hạt mân côi, và rất nhiều bạn trẻ khác lại chú tâm vào môn Thần Học Thân Xác được triển khai bởi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Việc rao giảng tin mừng đối với những người trẻ, theo như bài báo bình luận, chính là ưu tiên hàng đầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, và vì điểm này, cộng với sự gia tăng của các phong trào giáo dân, đã cung cấp cho Giáo Hội một thế hệ những người tin nhiệt thành mới. Đó là một món quà mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại, cho bất kỳ ai, sẽ là vị kế nhiệm của Ngài.