Những bước đường Mến Thánh Giá Phát Diệm từ Saigon Việt nam sang Hoa Kỳ (1)
Ba mươi tháng Tư năm 1975 là một biến cố khó quên trong tâm trí của hàng trăm ngàn nguời Việt tị nạn tại nhiều quốc gia trên tòan thế giới, ngày mà Saigon đã bị xóa tên trên bản đồ nước việt, ngày mà người ta chen lấn nhau tại tòa đại sứ Hoa Kỳ để cầu mong được tạm trú tại một quốc gia thứ hai. Bằng đường biển hay đường hàng không, ai ai cũng tìm cách để trốn tránh chế độ Cộng sản. Cùng chung tâm trạng hoang mang và sợ hãi trước một tương lai mịt mờ, một số chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Gò Vấp ra đi để tạm tránh những hỗn lọan của bom đạn và pháo kích. Ðây là một cuộc ra đi vào giờ chót, không chuẩn bị, không tính tóan, nhưng cũng không thiếu bàn tay quan phòng của Thiên Chúa dẫn dắt. Tổng số là 28 chị em ra đi từ nhiều nhóm và ngả đường khác nhau, và cuối cùng đã tìm về vơi nhau để gay dụng nên một cộng đòan Mến Thánh Giá đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.
Nhóm “Thánh Mẫu”
Nhóm này gồm 8 chị em: Chị Marie Phấn, Cecilia Chuyên, Martha Hoa, Lucille Nhiệm, Agatha Công, Mary Niên, Maria Goretti Lụa và Anne Nhẫn thuộc tu viện Thánh Mẫu, Hòa Hưng ra đi từ bến Bạch Ðằng. Trước tình thế bấp bênh và bất ổn của đất nước, Mẹ Bề Trên Elizabeth Nhẫn cho phép chị em được về tạm trú với gia đình. Sáng sớm ngày 30 tháng 4, Saigon tuy còn đang trong tình trạng giới nghiêm, nhưng trên khắp các đường phố, dân chúng ngược xuôi đi tìm một lối thóat. Các chị em đã mượn chiếc xe Datsu của nhà Dòng để về với gia đình và người thân. Mỗi người trên tay vỏn vẹn một xách tay với ít thức ăn khô và vài bộ quần áo.
Khi đến Bến Bạch Ðằng, thấy dân chúng tấp nập như quang cảnh của ngày lễ hội, kẻ lên tầu, người xuống tầu, ai cũng hối hả, nhưng không ai biết số phận mình sẽ đi về đâu, chị em dừng lại để thăm dò tình thế. Lúc này đạn pháo kích gia tăng và chị em phải theo đòan người lên tầu tránh đạn. Ngồi một lúc thì chị em chuyển sang con tầu buôn bên cạnh mang tên Ðông Hải, vì được biết con tầu này bị hư không chạy được. Thấy tình hình không khả quan lắm, chị Lụa mới lái xe về để báo cho chị em ở nhà, nhưng đi chỉ được vài phút thì các đường phố đã bị chắn bằng kẽm gai. Sợ quá, chị đành bỏ chiếc xe Datsu bên lề đường và đi ngược về bến để trở lên tầu tìm các chị em trong nhóm. Chờ đợi một lúc nữa thì nhóm gặp thêm chị Maria Joseph Nhung và chị Theresa Thanh Thủy (Tập sinh) do thân nhân chở đến.
Sau đó không bao lâu thì một tiếng pháo kích that to nổ ngay tại bến Bạch Ðằng, khiến cho cảnh tượng càng thêm hỗn lọan. Các tầu bè tranh nhau vội vã nhổ neo ra khơi khiến vài người lớn và trẻ em đang chuyển từ tầu này sang tầu khác đã bị rơi ngay xuống sông và không được ai cứu vớt. Tầu Ðông Hải tuy không có thuyền truởng, cũng được các anh lính Thủy Quân lèo lái đưa con tầu rời bến. Ði được khỏang 1 tiếng thì đài phát thanh loan tin Tổng Thống Dương văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện. Lúc đó khỏang 10 giờ sáng. Lúc này, không ai biết mình sẽ đi về đâu, nhưng tất cả đều ngầm hiểu là tầu sẽ không quay trở lại. Ði đến chiều thì tầu ra đến hải phận quốc tế và gặp được tầu chiến của quân đội Hoa Kỳ. Mọi người hy vọng sẽ được họ cứu vớt, nhưng mỗi khi tầu tiến đến gần thì bị nổ súng. Thất vọng, đêm đó tầu thả neo để chờ đến sáng trực chỉ Singapore.
Ði khoảng 3 ngày thì đến được Singapore, lúc đó đã có hàng trăm chiếc tầu vượt biên hớn bé đủ cỡ đậu ngổn ngang tại cảng Singapore. Tại đây, chính phủ Singapore thăm dò tình trạng của mỗi con tầu, mỗi chiếc ghe. Chiếc nào không có khả năng đi xa thì phế bỏ và dồn người lên ghe khác, tầu nào đông người quá thì được chuyển sang những chiếc tầu rộng hơn. (Chị em MTG được chuyển sang con tầu Ðại Ðương, nơi đây gặp được cha Long và ngài đã cho con chiên của ngài giúp đỡ các sơ tận tình.) Sau đó chính phủ Singapore cho xăng nhớt, nước uống, bánh mì và hướng dẫn cho các con tầu chở người tị nạn Việt Nam đến Subic Bay, một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân. Ði thêm gần một tuần lễ nữa thì tầu cấp bến Subic Bay. Tại đây, chị em MTG, vì thuộc diện độc thân, được chọn để đi may bay hoặc tiếp tục đi đường biển đến Guam - một căn cứ quân đội của Hoa Kỳ – nhưng vì không rõ tình thế và vì qúa lo lắng, nên đã chọn ở lại tầu và tiếp tục thêm một tuần nữa mới tới đảo Guam. Sau 10 ngày ở trại tị nạn tại Guam, chị em quyết định xin định cự tại miền Bắc nước Mỹ (Nếu xin đi California là nơi nắng ấm thì phải chờ đợi vài tháng nữa) Ngày 26 tháng 5 chị em được bay tới trại tạm cư Indiantown Gap thuộc bang Pennsylvania.
Indiantown Gap là một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được chỉnh trang lại để đón tiếp người Việt tị nạn, Chị em lưu lại nơi đây gần 2 tháng để học Anh văn trong khi chờ cơ quan thiện nguyện tìm người bảo lãnh. Chị em không bỏ lỡ cơ hội tham gia các mục vụ tông đồ giúp ý, đồng hương tị nạn như dạy giáo trẻ em, ca đòan v.v. Thời gian này, chị em được anh em linh mục, tu sĩ du học thăm viếng và ủy lạo tinh thần, đặc biệt là sự giúp đỡ của các Sơ Nữ Tử Bác Ái về văn hóa cũng như vật chất. Từ Indiantown Gap, chị em được 4 dòng Mỹ tại Erie, PA bảo lãnh: Dòng St. Joseph, Benedictine, Our Lady of Charity và Dòng Mercy. Mỗi dòng nhận bảo lãnh 2 hoặc 3 người.
Ngày 16 tháng 7, nhóm thứ nhất lên đường đi Erie dưới sự hướng dẫn của Chị Marie Phấn. Mặc dầu được các Sơ ân can tiếp đón, những ngày tháng đầu tiên hít thou bầu khí tự do trên đất Hoa Kỳ thật là cô đơn và nhớ quê hương. Lúc này chưa có bất cứ một hình thức liên lạc nào với Việt Nam. Chị em cố gắng học anh văn và đóng góp tùy khả năng vào đời sống tu dòng nơi được bảo trợ. Nhóm thứ hai đến Erie ngày 15 tháng 8 dưới sự hướng dẫn của chị Cecilia Chuyên. Hai chị Maria Goretti Lụa và Marie Niên được bảo lãnh sang học tại Úc.
Nhóm “Phước Tỉnh”
Nhóm “Phước Tỉnh” gồm 6 chị: Mary John Tuất, Agnes Ái, Maria Thêm, Maria Nguyệt, Anne Mary Hiến, Mary Mơ và Theresa Thanh Hảo (tập sinh). Nhóm này đi từ tu viện Tân Phước. Ngày 27 tháng 4, chị em chuẩn bị lên một chiếc ghe đánh cá. Ðêm 27, ghe thả neo tại Bến Ðá và đêm 28-29 tại Vũng Tầu để nghe ngóng tình hình. Ngày 30 tháng 4, sau khi nghe tin Tổng Thống Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện, đòan người trên ghe quyết định vượt biên tìm tự do. Sau hơn một tuần lênh đênh trên biển, ghe may mắn được tầu buôn của Mỹ cứu. Ngày 8 tháng 5 năm 1975, mọi người được đưa tới đảo Guam. Nơi đây chị em đòan tụ với nhóm Nam Bình và ở lại trại tị nạn khỏang một tuần.
Ngày 13 tháng 5, chị em nghĩ là được chấp thuận định cư tại bang California, nhưng sau khi máy bay cất cánh, mới biết là California không nhận thêm người và đòan người tị nạn được chở đến trại Fort Chaffee, bang Arkansas, để chuẩn bị thủ tục bảo lãnh. Tại Fort Chaffee, chị em gặp Cha sinh viên du học Trần Công Nghị. Cha cho biết là hai chị sinh viên du học Mến Thánh Giá Phát Diệm là chị Tuyết và Tố Nga hiện đang tạm trú với các Sơ Dòng Mercy ở Buffalo, New York. Sau khi liên lạc và được hai chị trình bày hòan cảnh với các Sơ Mercy, tất cả chị em thuộc hai nhóm Phước Tỉnh và Nam Bình được Dòng Mercy, Buffalo bảo lãnh. Ngày 15 tháng 6, chị em bay đến Buffalo, NY với sự tiếp đón ân can của các Sơ và niềm xúc động nghẹn ngào của hai chị du học. Hai chị Tuyết và Tố Nga cũng cho biết rằng trong khỏang ba tháng trước khi Saigon thất thủ, các chị đã gủi không biết bao nhiêu thư về Việt Nam, nhưng cuối cùng những lá thư đó đã được hòan trả cho người gửi sau ngày 30 tháng 4. Tại Buffalo, chị em được gửi đến ba tu viện khác nhau để tiếp tục học anh ngữ và bắt đầu hội nhập vào đời sống mới.
Tháng 11 năm 1975, dòng Mercy bảo lãnh thêm ba chị nữa đị từ Rạch Giá, đến đảo Phú Quốc và sang Thái Lan. Dòng cũng bảo trợ chị Marian Uyên gia nhập từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Nhóm “Nam Bình”
Nhóm “Nam Bình” gồm 5 chị: Anne Phúc, Martha Lộc, Anne Sáng, Anne Mai và Miriam Xuyến đi từ tu viện Nam Bình bằng một chiếc ghe đánh cá của một gia đình trong giáo xứ. Ghe này được tầu Ðài Loan cứu và đưa đến căn cứ Subic Bay tại Phi Luật Tân. Chị em lưu lại đây một tuần trước khi lên máy bay để đi Guam. Tại Guam, chị em đoàn tụ với nhóm Phước Tỉnh.
Nhóm "Rạch Giá"
Nhóm “Rạch giá” gồm bốn chị: Mary Mỹ, Anne Lành, Marie Tiễn và Rose Hường đi từ tu viện Hòa Hưng vào ngày 1 tháng 5. Bốn chị em gặp nhau tại Rạch Giá và được trọ qua đêm tại chủng viện thánh Têrêsa thuộc Giáo Phận Long Xuyện. Sáng hôm sau, chị em phải vội vàng rời chủng viện vì sợ nơi này bị duyệt xét. Ðang lang thang trên bờ biển thì gặp gia đình một nguời cảnh sát rủ đi thuê thuyền để vượt biên. Mọi người gom góp tiền bạc và nghỉ đêm tại một căn nhà trên nước. Chương trình đổ bể, số tiền được hòan trả và mọi người lại phải rời nhà trước 4 giờ sáng. Sau đó, chị Mỹ và Tiễn tìm phương tiện đi Phú Quốc, còn chị Lành và Hường định đi Hà Tiên, nhưng các chuyến xe, chuyến tầu đều đông nghẹt, nên bốn chị đành trở lại Rạch Giá. Sau cùng, cả 4 chị giả dạng như đang đi tìm chồng, đều sang đến được Phú Quốc. Ðến Phú Quốc, các chị gặp đuợc hai Freres dòng Lasan. Các thầy xông xáo tìm được ghe và cùng các chị đi vượt biên. Sau hai ngày hai đêm, con thuyền chở đoàn người tị nạn đến Thái Lan vào đêm mồng 7 tháng 5. Tại đây chị em được sự giúp đỡ tận tình của các chị Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan. Sau khi ở trại một tuần, chị em được ông Tỉnh Trưởng đón ra nhà riêng và lưu lại đây cho đến ngày hoàn tất thủ tục bảo lãnh. Chị Mary Mỹ được gia đình bảo lãnh sang Hoa Kỳ, chị Tiễn được một nhà dòng bên Pháp bảo lãnh, hai chị Lành và Hường được Dòng Mercy-Buffalo bảo lãnh, qua sự giới thiệu của Cha Trần Công Nghị và hai chị du học.
Ngoài bốn nhóm trên còn có hai chị Monica Phi và Marguerite Nhật đi với gia đình và sau đó nhập với các chị em trong các trại tị nạn.
1975 - Các Cha Dòng Vinh Sơn
Ngay từ khi còn ở trong trại tị nạn, tuy được chung sống với các Sơ tại Erie, các Bề Trên luôn quan tâm và tìm cách để chị em có thể trở về sống chung với nhau để duy trì đời sống cộng đoàn. Ngày xưa Ðức Cha Lambert de la Motte là một người ái mộ Cha Thánh Vinh Sơn và cùng thuộc về "Hiệp Hội Thánh thể" với ngài; ngày nay, qua sự qua phòng của Thiên Chúa, con cái của Ðức Cha Lambert lại có mối duyên tinh thần với con cái của Thánh Vinh Sơn.
Ngày 1 tháng 8 năm 1975, qua trung gian của Cha Phan Thanh Hiền và Cha Nguyễn Trường Cửu, thuộc địa phận New York, bốn chị Cecilia Chuyên (đi từ trại tị nạn), chị Marie Phấn, chị Monica Phi và Theresa Thủy (đi từ Erie) đến Philadelphia để tiếp kiến Cha John G. Nugent, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Vinh Sơn, Tỉnh dòng miền Ðông Hoa Kỳ. Chị Cecilia Chuyên ngỏ ý với Cha về ước vọng sống cộng đoàn của chị em. Kết quả là các cha Dòng Vinh Sơn chấp thuận để chị em phục vụ tại hai địa điểm là đại chủng viện "Mary Immaculate" tại Northampton, PA và chủng viện "St. Vincent" tại Philadelphia, PA. Tại Northampton, chị em đảm trách công tác lo ẩm thực cho các cha và các thầy. Tại Philadelphia, chị em cho ẩm thực và phụ giúp các cha nhà hưu dưỡng. Hội Dòng luôn ghi ơn các Cha Vinh Sơn đã nâng đỡ chị em về phương diện tài chánh lẫn tinh thần trong những bước đầu dò dẫm hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
1975 - Ðức Cha McShea, Bề Trên Bản Quyền đầu tiên
Trong thời gian này, chị Cecilia Chuyên cũng xin Cha Nugent giúp đỡ trong vấn đề hợp thức hóa hội dòng tại Hoa Kỳ với Tòa Thánh và Ðịa Phận. Cha Nugent chuyển lời thỉnh nguyện lên Ðức Cha Joseph McShea, Giám Mục địa phận Allentown. Vì là dòng địa phận, nên chị em thuộc quyền Ðức Giám Mục địa phận. Ðức Cha McShea cử Cha Nugent làm đại diện cho ngài trong các vấn đề liên quan đến chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ.
1976 - Hai cơ sở đầu tiên: Northampton và Philadelphia
Ngày 15 tháng 2 năm 1976, một nhóm chị em bắt đầu hoạt động tại cơ sở đầu tiên ở Hoa Kỳ là chủng viện "Mary Immaculate" tại Northampton thuộc giáo phận Allentown, PA. Năm tháng sau, ngày 19 tháng 7 năm 1976, một nhóm chị em khác đến cơ sở thứ hai là Chủng Viện "St. Vincent" tại Philadelphia, PA. Ðây cũng là nhà Mẹ và nhà hưu dưỡng của các cha Dòng Vinh Sơn. Chị em đến vào giữa lúc thành phố đang mừng kỷ niệm Ngày Ðộc Lập và 200 năm lập quốc Hoa Kỳ. Nhân dịp này, cha Nugent có nhận xét như sau: "Dòng Mến Thánh Giá còn kỳ cựu hơn cả nước Hoa Kỳ, các chị em đã mừng 300 năm lập Dòng (1670-1970), còn chúng mới mừng 200 năm lập quốc."
Ngoài giờ làm việc, chị em về chung sống tại các tu viện gần đó. Nơi đây, các chị Bề Trên và chị em trung niên tận tình hi sinh phục vụ để các chị em trẻ có cơ hội thăng tiến về văn hóa tại các đại học. Các chị em sinh viên nội trú thường trở về chung sống với cộng đoàn vào những ngày cuối tuần và trong những tháng hè.
Northampton và Philadelphia cũng là nơi Chúa chọn để thánh hóa chị em Mến Thánh Giá. Chị em không những gặp trở ngại trong vấn đề sinh ngữ, nhưng còn ngỡ ngàng trước những công việc chưa hề quen biết. Những hi sinh của các Bề Trên thời đó là một tấm gương cho chị em noi theo, đồng thời là một sự khích lệ để chị em tập chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và luôn tìm thánh ý Chúa. Từ một Bà Hiệu Trưởng trường Trung Học chỉ biết đến công việc điều hành và hội họp, nay sang đất nước tự do lại trở thành một đầu bếp "bất đắc dĩ". Thay vì cầm sổ sách thì vui vẻ cầm khăn để lau rửa những cái nồi khổng lồ nấu cho hàng trăm người ăn. Từ một Bà Bề Trên Tập Viện suốt ngày chỉ biết có kinh nguyện và linh hướng, nay sang đất văn minh Hoa Kỳ lại trở thành một giám đốc "ẩm thực", kiên nhẫn tập nấu những món ăn ngoại quốc và suốt ngày chỉ biết có thức ăn và chợ búa. Từ một Bà Bề Trên đã từng chi tiêu những món tiền lớn cho công việc của tu viện, nay lại phải ngửa tay vay từng đồng dollar để có tiền mua rau trái cho chị em ăn. Vạn sự khởi đầu nan. Ðầu xuôi thì đuôi lọt. Chị em ghi ơn các đấng bậc tiền bối đã hi sinh cho tương lai của những thế hệ trẻ. Chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ luôn tri ân ba “Bà Lớn” là Chị Cecilia Chuyên, chị Mary Mỹ, và chị Marie Phấn.
Northampton còn là nơi tổ chức Lễ Khấn Dòng lần đầu tiên cho hai Tập Sinh duy nhất đi từ Việt Nam. Thánh Lễ Khấn Dòng diễn ra tại nguyện đường của chủng viện "Mary Immaculate" do Ðức Cha McShea chủ sự ngày 25 tháng 8 năm 1976. Northampton cũng là nơi chị em đón nhận hai chị Mary Paul Soi và Martha Ann Huệ đến từ Việt Nam theo diện “thuyền nhân” vào tháng 4 năm 1983.
Hai tu việnn Northampton và Philadelphia cũng được xem như hai các nôi đã nuôi dưỡng chị em trong những ngày đầu chập chững bước vào xã hội Hoa Kỳ. Theo dòng thời gian, khi nhu cầu và sức sống của chị em tăng triển, thì chị em đành phải bỏ hai chiếc nôi đầy kỷ niệm đó để tìm đến một môi trường sinh hoạt tông đồ rộng lớn hơn. Tu viện Philadelphia đóng cửa và mùa hè năm 1984 và tu viện Philadelphia đóng của vào mùa hè năm 1989. Chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ mãi mãi tri ân các Cha Vinh Sơn Tỉnh dòng miền Ðông, đặc biệt là cha cựu Giám Tỉnh John G. Nugent, CM.
1976 - Thánh Bộ Truyền Giáo
Cũng trong năm 1976, qua trung gian của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và Sister Sheila McGinnis, S.C.M.M., Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ nhận được một quy chế qua lá thư của Ðức Hồng Y Rossi, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo gửi cho Cha Jean Jadot, đại diện Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cho phép bốn Dòng Tu Việt Nam (trong đó có Hội Dòng MTG PD Hoa Kỳ) được tạm thời thiết lập dưới quyền của Ðức Giám Mục địa phận trong thời gian là ba năm, trong khi chờ đơiï để liên lạc với nhà Mẹ tại Việt Nam. Mỗi nhóm phải có một Bề Trên Miền và một ban Tổng Cố Vấn. Chị Cecilia Chuyên được chị em bầu làm Bề Trên Miền, với thành phần ban cố vấn gồm có chị Mary Mỹ và chị Marie Phấn.
(còn tiếp...)
Ba mươi tháng Tư năm 1975 là một biến cố khó quên trong tâm trí của hàng trăm ngàn nguời Việt tị nạn tại nhiều quốc gia trên tòan thế giới, ngày mà Saigon đã bị xóa tên trên bản đồ nước việt, ngày mà người ta chen lấn nhau tại tòa đại sứ Hoa Kỳ để cầu mong được tạm trú tại một quốc gia thứ hai. Bằng đường biển hay đường hàng không, ai ai cũng tìm cách để trốn tránh chế độ Cộng sản. Cùng chung tâm trạng hoang mang và sợ hãi trước một tương lai mịt mờ, một số chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Gò Vấp ra đi để tạm tránh những hỗn lọan của bom đạn và pháo kích. Ðây là một cuộc ra đi vào giờ chót, không chuẩn bị, không tính tóan, nhưng cũng không thiếu bàn tay quan phòng của Thiên Chúa dẫn dắt. Tổng số là 28 chị em ra đi từ nhiều nhóm và ngả đường khác nhau, và cuối cùng đã tìm về vơi nhau để gay dụng nên một cộng đòan Mến Thánh Giá đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.
Nhóm “Thánh Mẫu”
Nhóm này gồm 8 chị em: Chị Marie Phấn, Cecilia Chuyên, Martha Hoa, Lucille Nhiệm, Agatha Công, Mary Niên, Maria Goretti Lụa và Anne Nhẫn thuộc tu viện Thánh Mẫu, Hòa Hưng ra đi từ bến Bạch Ðằng. Trước tình thế bấp bênh và bất ổn của đất nước, Mẹ Bề Trên Elizabeth Nhẫn cho phép chị em được về tạm trú với gia đình. Sáng sớm ngày 30 tháng 4, Saigon tuy còn đang trong tình trạng giới nghiêm, nhưng trên khắp các đường phố, dân chúng ngược xuôi đi tìm một lối thóat. Các chị em đã mượn chiếc xe Datsu của nhà Dòng để về với gia đình và người thân. Mỗi người trên tay vỏn vẹn một xách tay với ít thức ăn khô và vài bộ quần áo.
Khi đến Bến Bạch Ðằng, thấy dân chúng tấp nập như quang cảnh của ngày lễ hội, kẻ lên tầu, người xuống tầu, ai cũng hối hả, nhưng không ai biết số phận mình sẽ đi về đâu, chị em dừng lại để thăm dò tình thế. Lúc này đạn pháo kích gia tăng và chị em phải theo đòan người lên tầu tránh đạn. Ngồi một lúc thì chị em chuyển sang con tầu buôn bên cạnh mang tên Ðông Hải, vì được biết con tầu này bị hư không chạy được. Thấy tình hình không khả quan lắm, chị Lụa mới lái xe về để báo cho chị em ở nhà, nhưng đi chỉ được vài phút thì các đường phố đã bị chắn bằng kẽm gai. Sợ quá, chị đành bỏ chiếc xe Datsu bên lề đường và đi ngược về bến để trở lên tầu tìm các chị em trong nhóm. Chờ đợi một lúc nữa thì nhóm gặp thêm chị Maria Joseph Nhung và chị Theresa Thanh Thủy (Tập sinh) do thân nhân chở đến.
Sau đó không bao lâu thì một tiếng pháo kích that to nổ ngay tại bến Bạch Ðằng, khiến cho cảnh tượng càng thêm hỗn lọan. Các tầu bè tranh nhau vội vã nhổ neo ra khơi khiến vài người lớn và trẻ em đang chuyển từ tầu này sang tầu khác đã bị rơi ngay xuống sông và không được ai cứu vớt. Tầu Ðông Hải tuy không có thuyền truởng, cũng được các anh lính Thủy Quân lèo lái đưa con tầu rời bến. Ði được khỏang 1 tiếng thì đài phát thanh loan tin Tổng Thống Dương văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện. Lúc đó khỏang 10 giờ sáng. Lúc này, không ai biết mình sẽ đi về đâu, nhưng tất cả đều ngầm hiểu là tầu sẽ không quay trở lại. Ði đến chiều thì tầu ra đến hải phận quốc tế và gặp được tầu chiến của quân đội Hoa Kỳ. Mọi người hy vọng sẽ được họ cứu vớt, nhưng mỗi khi tầu tiến đến gần thì bị nổ súng. Thất vọng, đêm đó tầu thả neo để chờ đến sáng trực chỉ Singapore.
Ði khoảng 3 ngày thì đến được Singapore, lúc đó đã có hàng trăm chiếc tầu vượt biên hớn bé đủ cỡ đậu ngổn ngang tại cảng Singapore. Tại đây, chính phủ Singapore thăm dò tình trạng của mỗi con tầu, mỗi chiếc ghe. Chiếc nào không có khả năng đi xa thì phế bỏ và dồn người lên ghe khác, tầu nào đông người quá thì được chuyển sang những chiếc tầu rộng hơn. (Chị em MTG được chuyển sang con tầu Ðại Ðương, nơi đây gặp được cha Long và ngài đã cho con chiên của ngài giúp đỡ các sơ tận tình.) Sau đó chính phủ Singapore cho xăng nhớt, nước uống, bánh mì và hướng dẫn cho các con tầu chở người tị nạn Việt Nam đến Subic Bay, một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân. Ði thêm gần một tuần lễ nữa thì tầu cấp bến Subic Bay. Tại đây, chị em MTG, vì thuộc diện độc thân, được chọn để đi may bay hoặc tiếp tục đi đường biển đến Guam - một căn cứ quân đội của Hoa Kỳ – nhưng vì không rõ tình thế và vì qúa lo lắng, nên đã chọn ở lại tầu và tiếp tục thêm một tuần nữa mới tới đảo Guam. Sau 10 ngày ở trại tị nạn tại Guam, chị em quyết định xin định cự tại miền Bắc nước Mỹ (Nếu xin đi California là nơi nắng ấm thì phải chờ đợi vài tháng nữa) Ngày 26 tháng 5 chị em được bay tới trại tạm cư Indiantown Gap thuộc bang Pennsylvania.
Indiantown Gap là một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được chỉnh trang lại để đón tiếp người Việt tị nạn, Chị em lưu lại nơi đây gần 2 tháng để học Anh văn trong khi chờ cơ quan thiện nguyện tìm người bảo lãnh. Chị em không bỏ lỡ cơ hội tham gia các mục vụ tông đồ giúp ý, đồng hương tị nạn như dạy giáo trẻ em, ca đòan v.v. Thời gian này, chị em được anh em linh mục, tu sĩ du học thăm viếng và ủy lạo tinh thần, đặc biệt là sự giúp đỡ của các Sơ Nữ Tử Bác Ái về văn hóa cũng như vật chất. Từ Indiantown Gap, chị em được 4 dòng Mỹ tại Erie, PA bảo lãnh: Dòng St. Joseph, Benedictine, Our Lady of Charity và Dòng Mercy. Mỗi dòng nhận bảo lãnh 2 hoặc 3 người.
Ngày 16 tháng 7, nhóm thứ nhất lên đường đi Erie dưới sự hướng dẫn của Chị Marie Phấn. Mặc dầu được các Sơ ân can tiếp đón, những ngày tháng đầu tiên hít thou bầu khí tự do trên đất Hoa Kỳ thật là cô đơn và nhớ quê hương. Lúc này chưa có bất cứ một hình thức liên lạc nào với Việt Nam. Chị em cố gắng học anh văn và đóng góp tùy khả năng vào đời sống tu dòng nơi được bảo trợ. Nhóm thứ hai đến Erie ngày 15 tháng 8 dưới sự hướng dẫn của chị Cecilia Chuyên. Hai chị Maria Goretti Lụa và Marie Niên được bảo lãnh sang học tại Úc.
Nhóm “Phước Tỉnh”
Nhóm “Phước Tỉnh” gồm 6 chị: Mary John Tuất, Agnes Ái, Maria Thêm, Maria Nguyệt, Anne Mary Hiến, Mary Mơ và Theresa Thanh Hảo (tập sinh). Nhóm này đi từ tu viện Tân Phước. Ngày 27 tháng 4, chị em chuẩn bị lên một chiếc ghe đánh cá. Ðêm 27, ghe thả neo tại Bến Ðá và đêm 28-29 tại Vũng Tầu để nghe ngóng tình hình. Ngày 30 tháng 4, sau khi nghe tin Tổng Thống Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện, đòan người trên ghe quyết định vượt biên tìm tự do. Sau hơn một tuần lênh đênh trên biển, ghe may mắn được tầu buôn của Mỹ cứu. Ngày 8 tháng 5 năm 1975, mọi người được đưa tới đảo Guam. Nơi đây chị em đòan tụ với nhóm Nam Bình và ở lại trại tị nạn khỏang một tuần.
Ngày 13 tháng 5, chị em nghĩ là được chấp thuận định cư tại bang California, nhưng sau khi máy bay cất cánh, mới biết là California không nhận thêm người và đòan người tị nạn được chở đến trại Fort Chaffee, bang Arkansas, để chuẩn bị thủ tục bảo lãnh. Tại Fort Chaffee, chị em gặp Cha sinh viên du học Trần Công Nghị. Cha cho biết là hai chị sinh viên du học Mến Thánh Giá Phát Diệm là chị Tuyết và Tố Nga hiện đang tạm trú với các Sơ Dòng Mercy ở Buffalo, New York. Sau khi liên lạc và được hai chị trình bày hòan cảnh với các Sơ Mercy, tất cả chị em thuộc hai nhóm Phước Tỉnh và Nam Bình được Dòng Mercy, Buffalo bảo lãnh. Ngày 15 tháng 6, chị em bay đến Buffalo, NY với sự tiếp đón ân can của các Sơ và niềm xúc động nghẹn ngào của hai chị du học. Hai chị Tuyết và Tố Nga cũng cho biết rằng trong khỏang ba tháng trước khi Saigon thất thủ, các chị đã gủi không biết bao nhiêu thư về Việt Nam, nhưng cuối cùng những lá thư đó đã được hòan trả cho người gửi sau ngày 30 tháng 4. Tại Buffalo, chị em được gửi đến ba tu viện khác nhau để tiếp tục học anh ngữ và bắt đầu hội nhập vào đời sống mới.
Tháng 11 năm 1975, dòng Mercy bảo lãnh thêm ba chị nữa đị từ Rạch Giá, đến đảo Phú Quốc và sang Thái Lan. Dòng cũng bảo trợ chị Marian Uyên gia nhập từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Nhóm “Nam Bình”
Nhóm “Nam Bình” gồm 5 chị: Anne Phúc, Martha Lộc, Anne Sáng, Anne Mai và Miriam Xuyến đi từ tu viện Nam Bình bằng một chiếc ghe đánh cá của một gia đình trong giáo xứ. Ghe này được tầu Ðài Loan cứu và đưa đến căn cứ Subic Bay tại Phi Luật Tân. Chị em lưu lại đây một tuần trước khi lên máy bay để đi Guam. Tại Guam, chị em đoàn tụ với nhóm Phước Tỉnh.
Nhóm "Rạch Giá"
Nhóm “Rạch giá” gồm bốn chị: Mary Mỹ, Anne Lành, Marie Tiễn và Rose Hường đi từ tu viện Hòa Hưng vào ngày 1 tháng 5. Bốn chị em gặp nhau tại Rạch Giá và được trọ qua đêm tại chủng viện thánh Têrêsa thuộc Giáo Phận Long Xuyện. Sáng hôm sau, chị em phải vội vàng rời chủng viện vì sợ nơi này bị duyệt xét. Ðang lang thang trên bờ biển thì gặp gia đình một nguời cảnh sát rủ đi thuê thuyền để vượt biên. Mọi người gom góp tiền bạc và nghỉ đêm tại một căn nhà trên nước. Chương trình đổ bể, số tiền được hòan trả và mọi người lại phải rời nhà trước 4 giờ sáng. Sau đó, chị Mỹ và Tiễn tìm phương tiện đi Phú Quốc, còn chị Lành và Hường định đi Hà Tiên, nhưng các chuyến xe, chuyến tầu đều đông nghẹt, nên bốn chị đành trở lại Rạch Giá. Sau cùng, cả 4 chị giả dạng như đang đi tìm chồng, đều sang đến được Phú Quốc. Ðến Phú Quốc, các chị gặp đuợc hai Freres dòng Lasan. Các thầy xông xáo tìm được ghe và cùng các chị đi vượt biên. Sau hai ngày hai đêm, con thuyền chở đoàn người tị nạn đến Thái Lan vào đêm mồng 7 tháng 5. Tại đây chị em được sự giúp đỡ tận tình của các chị Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan. Sau khi ở trại một tuần, chị em được ông Tỉnh Trưởng đón ra nhà riêng và lưu lại đây cho đến ngày hoàn tất thủ tục bảo lãnh. Chị Mary Mỹ được gia đình bảo lãnh sang Hoa Kỳ, chị Tiễn được một nhà dòng bên Pháp bảo lãnh, hai chị Lành và Hường được Dòng Mercy-Buffalo bảo lãnh, qua sự giới thiệu của Cha Trần Công Nghị và hai chị du học.
Ngoài bốn nhóm trên còn có hai chị Monica Phi và Marguerite Nhật đi với gia đình và sau đó nhập với các chị em trong các trại tị nạn.
1975 - Các Cha Dòng Vinh Sơn
Ngay từ khi còn ở trong trại tị nạn, tuy được chung sống với các Sơ tại Erie, các Bề Trên luôn quan tâm và tìm cách để chị em có thể trở về sống chung với nhau để duy trì đời sống cộng đoàn. Ngày xưa Ðức Cha Lambert de la Motte là một người ái mộ Cha Thánh Vinh Sơn và cùng thuộc về "Hiệp Hội Thánh thể" với ngài; ngày nay, qua sự qua phòng của Thiên Chúa, con cái của Ðức Cha Lambert lại có mối duyên tinh thần với con cái của Thánh Vinh Sơn.
Ngày 1 tháng 8 năm 1975, qua trung gian của Cha Phan Thanh Hiền và Cha Nguyễn Trường Cửu, thuộc địa phận New York, bốn chị Cecilia Chuyên (đi từ trại tị nạn), chị Marie Phấn, chị Monica Phi và Theresa Thủy (đi từ Erie) đến Philadelphia để tiếp kiến Cha John G. Nugent, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Vinh Sơn, Tỉnh dòng miền Ðông Hoa Kỳ. Chị Cecilia Chuyên ngỏ ý với Cha về ước vọng sống cộng đoàn của chị em. Kết quả là các cha Dòng Vinh Sơn chấp thuận để chị em phục vụ tại hai địa điểm là đại chủng viện "Mary Immaculate" tại Northampton, PA và chủng viện "St. Vincent" tại Philadelphia, PA. Tại Northampton, chị em đảm trách công tác lo ẩm thực cho các cha và các thầy. Tại Philadelphia, chị em cho ẩm thực và phụ giúp các cha nhà hưu dưỡng. Hội Dòng luôn ghi ơn các Cha Vinh Sơn đã nâng đỡ chị em về phương diện tài chánh lẫn tinh thần trong những bước đầu dò dẫm hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
1975 - Ðức Cha McShea, Bề Trên Bản Quyền đầu tiên
Trong thời gian này, chị Cecilia Chuyên cũng xin Cha Nugent giúp đỡ trong vấn đề hợp thức hóa hội dòng tại Hoa Kỳ với Tòa Thánh và Ðịa Phận. Cha Nugent chuyển lời thỉnh nguyện lên Ðức Cha Joseph McShea, Giám Mục địa phận Allentown. Vì là dòng địa phận, nên chị em thuộc quyền Ðức Giám Mục địa phận. Ðức Cha McShea cử Cha Nugent làm đại diện cho ngài trong các vấn đề liên quan đến chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ.
1976 - Hai cơ sở đầu tiên: Northampton và Philadelphia
Ngày 15 tháng 2 năm 1976, một nhóm chị em bắt đầu hoạt động tại cơ sở đầu tiên ở Hoa Kỳ là chủng viện "Mary Immaculate" tại Northampton thuộc giáo phận Allentown, PA. Năm tháng sau, ngày 19 tháng 7 năm 1976, một nhóm chị em khác đến cơ sở thứ hai là Chủng Viện "St. Vincent" tại Philadelphia, PA. Ðây cũng là nhà Mẹ và nhà hưu dưỡng của các cha Dòng Vinh Sơn. Chị em đến vào giữa lúc thành phố đang mừng kỷ niệm Ngày Ðộc Lập và 200 năm lập quốc Hoa Kỳ. Nhân dịp này, cha Nugent có nhận xét như sau: "Dòng Mến Thánh Giá còn kỳ cựu hơn cả nước Hoa Kỳ, các chị em đã mừng 300 năm lập Dòng (1670-1970), còn chúng mới mừng 200 năm lập quốc."
Ngoài giờ làm việc, chị em về chung sống tại các tu viện gần đó. Nơi đây, các chị Bề Trên và chị em trung niên tận tình hi sinh phục vụ để các chị em trẻ có cơ hội thăng tiến về văn hóa tại các đại học. Các chị em sinh viên nội trú thường trở về chung sống với cộng đoàn vào những ngày cuối tuần và trong những tháng hè.
Northampton và Philadelphia cũng là nơi Chúa chọn để thánh hóa chị em Mến Thánh Giá. Chị em không những gặp trở ngại trong vấn đề sinh ngữ, nhưng còn ngỡ ngàng trước những công việc chưa hề quen biết. Những hi sinh của các Bề Trên thời đó là một tấm gương cho chị em noi theo, đồng thời là một sự khích lệ để chị em tập chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và luôn tìm thánh ý Chúa. Từ một Bà Hiệu Trưởng trường Trung Học chỉ biết đến công việc điều hành và hội họp, nay sang đất nước tự do lại trở thành một đầu bếp "bất đắc dĩ". Thay vì cầm sổ sách thì vui vẻ cầm khăn để lau rửa những cái nồi khổng lồ nấu cho hàng trăm người ăn. Từ một Bà Bề Trên Tập Viện suốt ngày chỉ biết có kinh nguyện và linh hướng, nay sang đất văn minh Hoa Kỳ lại trở thành một giám đốc "ẩm thực", kiên nhẫn tập nấu những món ăn ngoại quốc và suốt ngày chỉ biết có thức ăn và chợ búa. Từ một Bà Bề Trên đã từng chi tiêu những món tiền lớn cho công việc của tu viện, nay lại phải ngửa tay vay từng đồng dollar để có tiền mua rau trái cho chị em ăn. Vạn sự khởi đầu nan. Ðầu xuôi thì đuôi lọt. Chị em ghi ơn các đấng bậc tiền bối đã hi sinh cho tương lai của những thế hệ trẻ. Chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ luôn tri ân ba “Bà Lớn” là Chị Cecilia Chuyên, chị Mary Mỹ, và chị Marie Phấn.
Northampton còn là nơi tổ chức Lễ Khấn Dòng lần đầu tiên cho hai Tập Sinh duy nhất đi từ Việt Nam. Thánh Lễ Khấn Dòng diễn ra tại nguyện đường của chủng viện "Mary Immaculate" do Ðức Cha McShea chủ sự ngày 25 tháng 8 năm 1976. Northampton cũng là nơi chị em đón nhận hai chị Mary Paul Soi và Martha Ann Huệ đến từ Việt Nam theo diện “thuyền nhân” vào tháng 4 năm 1983.
Hai tu việnn Northampton và Philadelphia cũng được xem như hai các nôi đã nuôi dưỡng chị em trong những ngày đầu chập chững bước vào xã hội Hoa Kỳ. Theo dòng thời gian, khi nhu cầu và sức sống của chị em tăng triển, thì chị em đành phải bỏ hai chiếc nôi đầy kỷ niệm đó để tìm đến một môi trường sinh hoạt tông đồ rộng lớn hơn. Tu viện Philadelphia đóng cửa và mùa hè năm 1984 và tu viện Philadelphia đóng của vào mùa hè năm 1989. Chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ mãi mãi tri ân các Cha Vinh Sơn Tỉnh dòng miền Ðông, đặc biệt là cha cựu Giám Tỉnh John G. Nugent, CM.
1976 - Thánh Bộ Truyền Giáo
Cũng trong năm 1976, qua trung gian của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và Sister Sheila McGinnis, S.C.M.M., Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm tại Hoa Kỳ nhận được một quy chế qua lá thư của Ðức Hồng Y Rossi, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo gửi cho Cha Jean Jadot, đại diện Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cho phép bốn Dòng Tu Việt Nam (trong đó có Hội Dòng MTG PD Hoa Kỳ) được tạm thời thiết lập dưới quyền của Ðức Giám Mục địa phận trong thời gian là ba năm, trong khi chờ đơiï để liên lạc với nhà Mẹ tại Việt Nam. Mỗi nhóm phải có một Bề Trên Miền và một ban Tổng Cố Vấn. Chị Cecilia Chuyên được chị em bầu làm Bề Trên Miền, với thành phần ban cố vấn gồm có chị Mary Mỹ và chị Marie Phấn.
(còn tiếp...)