THỨ SÁU TUẦN THÁNH
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA
ĐÀNG THÁNH GIÁ
DO Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ HƯỚNG DẪN
COLOSSEUM
RÔMA, 19 THÁNG TƯ 2019
CÁC BÀI SUY NIỆM
VIẾT BỞI NỮ TU EUGENIA BONETTI
VỚI CHÚA KITÔ VÀ CÁC PHỤ NỮ
TRÊN ĐÀNG THÁNH GIÁ
Dẫn Nhập
Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.
Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình
"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).
Suy niệm:
Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?
Cầu nguyện
:
Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.
Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.
Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:
khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.
Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)
Suy niệm:
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ, cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.
Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu
“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.
Cầu nguyện:
Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.
Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)
Suy niệm:
Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.
Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)
Suy niệm:
Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.
Cầu nguyện:
“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.
Còn tiếp
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA
ĐÀNG THÁNH GIÁ
DO Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ HƯỚNG DẪN
COLOSSEUM
RÔMA, 19 THÁNG TƯ 2019
CÁC BÀI SUY NIỆM
VIẾT BỞI NỮ TU EUGENIA BONETTI
VỚI CHÚA KITÔ VÀ CÁC PHỤ NỮ
TRÊN ĐÀNG THÁNH GIÁ
Dẫn Nhập
Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.
Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình
"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).
Suy niệm:
Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?
Cầu nguyện
:
Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.
Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.
Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:
khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.
Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)
Suy niệm:
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ, cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.
Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu
“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.
Cầu nguyện:
Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.
Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)
Suy niệm:
Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.
Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)
Suy niệm:
Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.
Cầu nguyện:
“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.
Còn tiếp