Tông huấn “Christus Vivit” đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ký tại Đền Thánh Loreto khi ngài tới đó viếng thăm ngày 25 tháng 3. Hôm nay, 2 tháng 4, kỷ niệm ngày qua đời của vị giáo hoàng tuổi trẻ là Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đầu tiên viết thư cho tuổi trẻ và sáng lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Tòa Thánh cho công bố Tông Huấn.
Trong khi chờ chuyển ngữ toàn bộ Tông Huấn, chúng tôi xin chuyển ngữ phần tóm tắt Tông Huấn do chính Tòa Thánh công bố.
Chúa Kitô đang sống
“Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến với thế giới của chúng ta. Do đó, những lời đầu tiên tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn bạn được sống!”
Tông huấn Hậu Thượng hội đồng “Chúa Kitô đang sống” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu như thế; Tông huấn này đã được ngài ký vào Thứ Hai ngày 25 tháng 3 tại Nhà thờ Loreto và ngỏ cùng các người trẻ, và “toàn thể dân Chúa”. Trong văn kiện, gồm chín chương được chia thành 299 đoạn, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng ngài được gợi hứng bởi rất nhiều suy tư và đàm luận của Thượng hội đồng về giới trẻ, được cử hành tại Vatican hồi tháng 10 năm 2018.
Chương một: Lời Chúa có gì để nói về người trẻ?
Đức Phanxicô nhắc nhở rằng, “trong một thời đại khi người trẻ không được đánh giá cao, một số bản văn cho thấy Thiên Chúa nhìn họ cách khác” (6). Ngài trình bày ngắn gọn về các khuôn mặt người trẻ trong Cựu Ước: Giuse, Gideon (7), Samuen (8), Vua David (9), Solomon và Giêrêmia (10), người hầu Do Thái rất trẻ của Naaman và Ruth trẻ tuổi ( 11). Sau đó, ngài chuyển sang Tân Ước. Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng “Chúa Giêsu, người trẻ muôn thuở, muốn ban cho chúng ta những trái tim luôn trẻ trung” (13) và nói thêm: “chúng ta cũng hãy nhớ rằng Chúa Giêsu không có ích gì đối với những người trưởng thành coi thường người trẻ hay thống trị họ. Ngược lại, Người nhấn mạnh rằng, “người lớn nhất trong các con phải trở nên giống như người trẻ nhất” (Lc 22,26). Đối với Người, tuổi không thiết lập ra đặc quyền, và làm người trẻ không ngụ hàm một giá trị hoặc một phẩm giá thấp hơn”. Đức Phanxicô khẳng định: “Chúng ta không bao giờ nên hối hận vì đã dành tuổi trẻ của mình để làm người tốt, mở lòng ra với Chúa và sống cách khác” (17).
Chương hai: Chúa Giêsu, luôn luôn trẻ trung
Đức Giáo Hoàng đề cập đến chủ đề các năm tháng trẻ trung của Chúa Giêsu và nhắc lại câu chuyện Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu “như một thiếu niên, khi Người trở về Nazareth với cha mẹ của Người, sau khi bị lạc và được tìm thấy trong Đền thờ” (26). Đức Phanxicô viết, chúng ta không nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu là một thiếu niên lãnh đạm hoặc chỉ biết quan tâm đến mình. Các mối liên hệ của Người là các mối liên hệ của một người trẻ, biết chia sẻ đầy đủ cuộc sống của gia đình và dân của Người”, “không ai coi Người là bất thường hay tách biệt với người khác” (28). Đức Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng, “nhờ tin tưởng vào cha mẹ của Người”, Chúa Giêsu thiếu niên “có thể đi lại tự do và học cách cùng đi với những người khác” (29). Không nên bỏ qua những khía cạnh này của cuộc sống Chúa Giêsu trong thừa tác vụ tuổi trẻ, “kẻo chúng ta sẽ tạo ra các dự án cách ly những người trẻ khỏi gia đình và cộng đồng lớn hơn, hoặc biến họ thành một số ít người ưu tuyển, được bảo vệ khỏi mọi ô nhiễm”. Thay vào đó, chúng ta cần “các dự án có thể củng cố họ, đồng hành cùng họ và thúc đẩy họ gặp gỡ những người khác, tham gia vào việc phục vụ quảng đại, vào sứ mệnh” (30).
Chúa Giêsu “không dạy các bạn, những người trẻ, từ xa hay từ bên ngoài, nhưng từ trong chính tuổi trẻ của các bạn, một tuổi trẻ Người chia sẻ với các bạn” và trong Người, nhiều khía cạnh điển hình của trái tim trẻ trung có thể được nhận ra (31). Với “Người ở bên cạnh, chúng ta có thể uống từ nguồn suối chân thực, nguồn suối giữ cho mọi ước mơ, dự án, lý tưởng tuyệt vời của chúng ta luôn sống động, trong khi thúc đẩy chúng ta công bố điều làm cho cuộc sống thực sự đáng giá” (32); “Chúa đang kêu gọi chúng ta thắp sáng các vì sao trong đêm tối của những người trẻ khác” (33).
Sau đó, Đức Phanxicô nói về tuổi trẻ của Giáo hội và ngài viết: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát Giáo hội khỏi những người khiến Giáo hội già đi, giam cầm Giáo hội trong quá khứ, cầm chân Giáo hội hoặc giữ cho Giáo hội dậm chân tại chỗ. Nhưng chúng ta cũng hãy cầu xin Người giải thoát Giáo hội khỏi một cám dỗ khác: đó là cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng Giáo hội trẻ bởi vì Giáo hội chấp nhận mọi thứ được thế giới mời mọc Giáo hội, nghĩ rằng Giáo hội được đổi mới vì Giáo hội gạt thông điệp của mình sang một bên và hành động như mọi người khác. Không! Giáo hội trẻ trung khi Giáo hội là chính mình, khi Giáo hội nhận được một lần nữa sức mạnh được sinh ra từ lời Chúa, từ Bí tích Thánh Thể, và sự hiện diện hàng ngày của Chúa Kitô và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta” (35).
Đúng là “ trong tư cách chi thể của Giáo hội, chúng ta không nên tách biệt với những người khác”, nhưng đồng thời, “chúng ta phải dám sống khác biệt, để nêu rõ các lý tưởng khác với các lý tưởng của thế giới này, làm chứng cho vẻ đẹp của lòng rộng lượng, việc phục vụ, đức trong sạch, lòng kiên trì, sự tha thứ, lòng trung thành với ơn gọi bản thân, lời cầu nguyện, theo đuổi công lý và ích chung, tình yêu đối với người nghèo và tình bạn xã hội” (36). Giáo hội có thể bị cám dỗ đánh mất sự nhiệt tình của mình và quay đi “tìm kiếm một hình thức an toàn giả tạo, trần tục. Những người trẻ có thể giúp giữ cho Giáo hội trẻ trung” (37).
Đức Giáo Hoàng sau đó trở lại với một trong những giáo huấn thân thiết nhất đối với ngài và, khi giải thích rằng nhân vật Giêsu phải được trình bày “một cách lôi cuốn và hữu hiệu”, đã nói rằng: “Giáo Hội không nên quá bận tâm về chính mình mà trên hết, phải phản ảnh Chúa Giêsu Kitô. Điều này có nghĩa: khiêm tốn nhìn nhận rằng một số điều cần phải thay đổi một cách cụ thể” (39).
Tông huấn nhìn nhận rằng có những người trẻ cảm thấy sự hiện diện của Giáo hội như “một phiền toái, thậm chí như một điều gây khó chịu”. Thái độ này có nguồn gốc của nó “ trong các lý do nghiêm trọng và có thể hiểu được: các tai tiếng tình dục và tài chính; giáo sĩ không được chuẩn bị đầy đủ để tham gia hữu hiệu vào các nhạy cảm của giới trẻ;... vai trò thụ động được giao cho giới trẻ trong cộng đồng Kitô giáo; khó khăn của Giáo Hội trong việc giải thích các lập trường tín lý và đạo đức của mình cho xã hội đương thời”. (40).
Có những người trẻ “muốn có một Giáo hội biết lắng nghe nhiều hơn, làm nhiều điều hơn thay vì chỉ đơn giản lên án thế giới. Họ không muốn thấy một Giáo hội im lặng và sợ sệt lên tiếng, nhưng không phải là một Giáo hội luôn luôn tranh đấu một cách đầy ám ảnh trong hai hoặc ba vấn đề. Để được đáng tin cậy đối với những người trẻ, có những lúc Giáo hội cần lấy lại được sự khiêm nhường của mình và cần lắng nghe, nhìn nhận rằng những gì người khác nói có thể cung cấp một chút ánh sáng nào đó giúp Giáo hội hiểu Tin Mừng rõ hơn” (41). Ví dụ, một Giáo hội quá sợ hãi có thể liên tục chỉ trích “các nỗ lực bảo vệ quyền của phụ nữ và liên tục chỉ ra những rủi ro và sai sót tiềm tàng của những yêu cầu đó”, trong khi một Giáo hội nếu là “một Giáo hội sống động, có thể phản ứng bằng cách lưu ý đến các yêu sách chính đáng của phụ nữ”, dù “vẫn không nhất trí với mọi điều được một số nhóm nữ quyền đề xuất” (42).
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày “Mẹ Maria, người phụ nữ trẻ quê ở Nazareth”, và lời Xin Vâng của ngài như lời xin vâng của “một người sẵn lòng mạo hiểm, sẵn sàng đánh cuộc mọi thứ ngài có, không có gì chắc chắn hơn là biết rằng ngài là người mang một lời hứa Vì vậy, tôi hỏi mỗi người trong các bạn: bạn có coi mình là người mang một lời hứa hay không?”(44). Đối với Mẹ Maria, “các thách thức không phải là lý do để nói “không”, và vì thế, ngài đã đặt mình vào nguy cơ, trở thành “người gây ảnh hưởng của Thiên Chúa”. Lòng Giáo hội cũng đầy những vị thánh trẻ tuổi. Đức Đức Giáo Hoàng nhắc đến Thánh Sebastian, Thánh Phanxicô Assisi, Thánh Joan Arc, Chân phúc tử đạo Anrê Phú Yên, Thánh Kateri Tekakwitha, Thánh Đaminh Savio, Thánh Teresa Hài đồng Giêsu, Chân phước Ceferino Namuncurá, Chân phúc Isidoro Bakanja Chân phúc Marcel Callo, Chân phước trẻ Chiara Badano.
Chương ba: “Các bạn là ‘bây giờ’ của Thiên Chúa”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: chúng ta không thể chỉ nói rằng “những người trẻ là tương lai của thế giới. Mà họ còn là hiện tại của nó; thậm chí ngay lúc này, họ đang giúp làm phong phú nó” (64). Vì lý do này, cần phải lắng nghe họ dù “có xu hướng cung cấp các câu trả lời có sẵn và các giải pháp làm sẵn, mà không để cho các câu hỏi thực sự của họ được nêu lên và đối mặt với những thách thức họ đặt ra” (65).
“Ngày nay, người lớn chúng ta thường bị cám dỗ muốn liệt kê mọi vấn nạn và sai sót của những người trẻ ngày nay... Nhưng đâu là hậu quả của một thái độ như vậy? Xa cách nhiều hơn, ít gần gũi hơn, ít hỗ trợ lẫn nhau hơn” (66). Bất cứ ai được kêu gọi làm cha, mục tử và người hướng dẫn tuổi trẻ nên có khả năng “biện phân được đường đi ở chỗ những người khác chỉ nhìn thấy các bức tường, nhận ra tiềm năng ở chỗ những người khác chỉ nhìn thấy hiểm họa. Đó là cách Thiên Chúa Cha nhìn sự vật; Người biết cách trân trọng và nuôi dưỡng các hạt giống của lòng tốt gieo trong lòng người trẻ. Do đó, cõi lòng mỗi người trẻ nên được coi là “mảnh đất thánh thiêng” (67). Đức Phanxicô cũng mời chúng ta đừng tổng quát hóa, bởi vì “có rất nhiều thế giới của ‘tuổi trẻ’ ngày nay” (68).
Nói về những gì đang xảy ra cho những người trẻ, Đức Giáo Hoàng nhắc lại những người đang sống trong bối cảnh chiến tranh, những người bị bóc lột, nạn nhân của những vụ bắt cóc, tội phạm có tổ chức, buôn bán người, nạn nô lệ và bóc lột tình dục, hiếp dâm. Và cả những người sống bằng cách phạm tội và các hành vi bạo lực (72). “Nhiều người trẻ bị cuốn hút vào các ý thức hệ, bị sử dụng và khai thác làm bia đỡ đạn hoặc lực lượng xung kích để tiêu diệt, gây kinh hoàng hoặc chế giễu người khác. Tệ hơn nữa, nhiều người trong số họ kết cục trở thành cá nhân chủ nghĩa, thù địch và không tin tưởng vào người khác; bằng cách này, họ trở thành một mục tiêu dễ dãi cho các chiến lược tàn bạo và phá hoại của các nhóm chính trị hoặc các thế lực kinh tế” (73). Những người chịu các hình thức bị đẩy qua bên lề và loại trừ về phương diện xã hội vì lý do tôn giáo, dân tộc hoặc kinh tế lại càng đông hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trưng dẫn các thiếu niên và những người trẻ “bị mang thai, đại nạn phá thai, lây lan HIV, nhiều hình thức nghiện ngập (ma túy, cờ bạc, khiêu dâm, v.v.) và số phận của trẻ em đường phố không nhà, không gia đình hoặc tài nguyên kinh tế” (74), những tình huống càng đau khổ và khó khăn gấp đôi đối với phụ nữ. “Là một Giáo hội, ước chi chúng ta không bao giờ không khóc trước các bi kịch này của tuổi trẻ. Ước chi chúng ta không bao giờ trở nên nhàm chán (inured) đối với chúng... Điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm là tiếp nhận tinh thần thế gian mà giải pháp đơn giản là gây mê cho những người trẻ bằng những thông điệp khác, những tiêu khiển khác, những mưu cầu tầm thường” (75). Đức Giáo Hoàng mời các bạn trẻ học cách khóc cho các đồng trang đồng lứa của họ đang trở nên tệ hại hơn bây giờ (76).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, đúng như thế, “những người nắm quyền lực có cung cấp một số trợ giúp, nhưng thường thì sự trợ giúp này phải trả giá cao. Ở nhiều nước nghèo, viện trợ kinh tế do một số nước giàu hơn hoặc các cơ quan quốc tế cung cấp thường gắn liền với việc phải chấp nhận các quan điểm của phương Tây về tình dục, hôn nhân, sự sống hoặc công bằng xã hội. Chính sách thực dân ý thức hệ này đặc biệt có hại cho người trẻ tuổi” (78). Đức Giáo Hoàng cũng cảnh báo chống lại nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa giới thiệu mô hình làm đẹp trẻ trung và sử dụng cơ thể trẻ để quảng cáo: “nó ít có liên quan đến giới trẻ. Nó chỉ có nghĩa: người lớn muốn cướp tuổi trẻ cho chính họ” (79).
Đề cập đến những “ham muốn, thương tích và hoài bão”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới tình dục và tầm “quan trọng thiết yếu” của nó đối với cuộc sống của người trẻ và đối với “diễn trình tăng trưởng của họ về bản sắc". Đức Giáo Hoàng viết rằng: “trong một thế giới không ngừng đề cao tình dục, duy trì mối liên hệ lành mạnh với thân thể mình và một cuộc sống xúc cảm thanh thản là điều không dễ dàng”. Vì lý do này hay lý do khác, đạo đức tình dục thường có xu hướng trở thành một nguồn gốc “khiến người ta không hiểu và xa lánh Giáo hội, bao lâu Giáo hội bị nhìn như một nơi phán xét và lên án”, bất chấp sự kiện có những người trẻ muốn thảo luận các vấn đề này (81). Đối mặt với các phát triển của khoa học, các kỹ thuật y sinh học và khoa học thần kinh, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các điều này “có thể khiến chúng ta quên rằng sự sống là một hồng phúc và chúng ta là các tạo vật với các giới hạn bẩm sinh, thường bị khai thác bởi những người nắm giữ sức mạnh kỹ thuật” (82).
Sau đó, Tông huấn chuyển sang chủ đề “thế giới kỹ thuật số” từng tạo ra “một cách thức truyền thông mới”, và có thể “tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá thông tin độc lập”. Ở nhiều quốc gia, mạng và màn lưới xã hội “đã trở thành một diễn đàn vững chắc để tiếp cận và làm người trẻ tham dự” (87). Nhưng chúng cũng có thể là nơi “cô đơn, thao túng, bóc lột và bạo lực, thậm chí đi tới trường hợp cực đoan là ‘mạng đen tối’. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể khiến người ta giáp mặt với các nguy cơ nghiện ngập, cô lập và mất dần giao tiếp với thực tại cụ thể... Các hình thức bạo lực mới đang lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội, ví dụ như bắt nạt trên mạng. Liên mạng (Internet) cũng là một máng chuyển truyền bá văn hóa khiêu dâm và khai thác con người vì mục đích tình dục hoặc thông qua cờ bạc” (88). Không nên quên rằng trong thế giới kỹ thuật số, “có những tư lợi kinh tế lớn lao” có khả năng tạo ra “các cơ chế để thao túng lương tâm và các diễn trình dân chủ”. Có những cơ sở kín nhằm “tạo điều kiện cho việc truyền bá tin tức giả và thông tin sai lệch, xúi bẩy định kiến và thù hận... Danh tiếng của các cá nhân bị đe dọa qua các cuộc phán xử giản lược thực hiện trực tuyến. Giáo hội và các mục tử của Giáo hội không được miễn trừ hiện tượng này” (89). Trong một văn kiện được chuẩn bị bởi 300 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới trước Thượng hội đồng, có lời nói rằng “các mối liên hệ trực tuyến có thể trở thành vô nhân đạo”, và chìm đắm trong thế giới ảo đã tạo điều kiện cho một loại hình “di dân kỹ thuật số”, liên quan đến việc rút khỏi gia đình của họ và các giá trị văn hóa và tôn giáo của họ, và bước vào một thế giới cô đơn” (90).
Đức Giáo Hoàng tiếp tục giới thiệu “các di dân như một hình ảnh thu nhỏ của thời ta”, và nhắc nhớ nhiều người trẻ có mặt trong cuộc di dân này. “Sự quan tâm của Giáo hội đặc biệt tập chú vào những người trốn chạy chiến tranh, bạo lực, đàn áp chính trị hoặc tôn giáo, các thiên tai bao gồm cả những thiên tai do biến đổi khí hậu và từ nghèo đói cực độ gây ra” (91): họ tìm kiếm một cơ hội, một giấc mơ về một tương lai tốt hơn. Những di dân khác “bị lôi cuốn bởi nền văn hóa phương Tây, đôi khi với những kỳ vọng không thực tế khiến họ thất vọng nặng nề. Những kẻ buôn người vô lương tâm, thường xuyên liên kết với các băng đảng ma túy hoặc các băng đảng vũ trang, khai thác điểm yếu của người di dân ... Việc dễ bị tổn thương đặc thù nơi các di dân vị thành niên không có người đi kèm là điều đáng lưu ý... Ở một số nước chủ nhà, hiện tượng di dân gây ra sự sợ hãi và báo động, thường được xúi bẩy và khai thác cho các mục tiêu chính trị. Điều này có thể dẫn đến não trạng bài ngoại, khi người ta tự đóng kín vào chính họ, và điều này cần được giải quyết một cách dứt khoát” (92). Những di dân trẻ tuổi thường cũng trải nghiệm một cuộc bứng gốc về văn hóa và tôn giáo (93). Đức Phanxicô yêu cầu những người trẻ “đừng rơi vào tay những kẻ đặt họ chống lại những người trẻ khác, những người mới đến đất nước của họ và những kẻ khuyến khích họ coi những người sau là mối đe dọa” (94).
Đức Giáo Hoàng cũng nói đến việc lạm dụng trẻ em, biến cam kết của Thượng Hội Đồng trong việc phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt thành của riêng ngài và bày tỏ lòng biết ơn “đối với những người có can đảm báo cáo tội ác mà họ đã phải chịu” (99). Ngài nhắc nhớ rằng, “cảm ơn Chúa”, những người phạm các tội ác khủng khiếp này không phải là đa số các linh mục, vì đa số này đang thi hành thừa tác vụ của họ với lòng trung thành và quảng đại”. Ngài yêu cầu các người trẻ, nếu thấy một linh mục gặp nguy cơ vì đã đi sai đường, phải có can đảm nhắc nhở vị này nhớ việc mình cam kết với Thiên Chúa và với dân của Người (100).
Tuy nhiên, lạm dụng không phải là tội lỗi duy nhất trong Giáo hội. “Tội lỗi của chúng ta đang bầy ra trước mắt mọi người; chúng xuất hiện quá rõ ràng trên những đường nhăn trên khuôn mặt già nua của Giáo hội, Mẹ và Thầy của chúng ta”, nhưng Giáo hội không dùng đến bất cứ cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào, “Giáo hội không ngại tiết lộ tội lỗi của các chi thể của mình”. “ Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta không được bỏ rơi Mẹ của mình khi bà bị thương” (101). Nhưng hãy đứng bên cạnh Giáo hội, để Giáo hội có thể thu góp mọi sức mạnh và mọi khả năng của Giáo hội để bắt đầu lại”. Khoảnh khắc đen tối này, với sự giúp đỡ của những người trẻ, “có thể thực sự trở thành một cơ hội cho một cuộc cải cách có ý nghĩa tạo thời đại”, mở cửa để chúng ta bước vào một Lễ Ngũ Tuần mới (102).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các bạn trẻ rằng, “có một lối thoát” trong tất cả các tình huống đen tối và đau đớn. Ngài nhắc lại Tin mừng ban bố vào buổi sáng ngày Phục sinh. Ngài giải thích rằng dù thế giới kỹ thuật số có thể khiến chúng ta gặp nhiều rủi ro, nhưng vẫn có những người trẻ biết cách sáng tạo và sáng chói trong các lĩnh vực này. Giống như Đấng đáng kính Carlo Acutis, người “đã biết cách sử dụng các kỹ thuật truyền thông mới để truyền bá Tin Mừng” (105), ngài đã không rơi vào cạm bẫy và nói: “Mọi người sinh ra đều độc đáo nguyên bản, nhưng nhiều người cuối cùng đã chết như những bản sao”. Đức Giáo Hoàng cảnh báo “Đừng để điều đó xảy ra với các bạn” (106). “Đừng để họ cướp mất niềm hy vọng và niềm vui, hoặc chuốc ma túy khiến các bạn trở thành nô lệ cho lợi ích của họ” (107), hãy tìm kiếm mục tiêu thánh thiện cao cả. “Làm người trẻ không chỉ là theo đuổi những thú vui phù du và những thành tựu hời hợt. Nếu những năm tháng tuổi trẻ của các bạn là để phục vụ mục đích của chúng ở trong đời, thì chúng phải là thời gian của cam kết quảng đại, cống hiến hết lòng” (108). “Nếu các bạn trẻ trong năm tháng, nhưng cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi hoặc vỡ mộng, hãy cầu xin Chúa Giêsu đổi mới các bạn” (109). Nhưng hãy luôn nhớ rằng, “rất khó chiến đấu chống lại... những cạm bẫy và cám dỗ của ma quỷ và sự ích kỷ của thế gian... nếu chúng ta trở nên quá cô lập” (110). Đó là lúc chúng ta cần một cuộc sống cộng đồng.
Còn tiếp
Trong khi chờ chuyển ngữ toàn bộ Tông Huấn, chúng tôi xin chuyển ngữ phần tóm tắt Tông Huấn do chính Tòa Thánh công bố.
Chúa Kitô đang sống
“Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến với thế giới của chúng ta. Do đó, những lời đầu tiên tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn bạn được sống!”
Tông huấn Hậu Thượng hội đồng “Chúa Kitô đang sống” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu như thế; Tông huấn này đã được ngài ký vào Thứ Hai ngày 25 tháng 3 tại Nhà thờ Loreto và ngỏ cùng các người trẻ, và “toàn thể dân Chúa”. Trong văn kiện, gồm chín chương được chia thành 299 đoạn, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng ngài được gợi hứng bởi rất nhiều suy tư và đàm luận của Thượng hội đồng về giới trẻ, được cử hành tại Vatican hồi tháng 10 năm 2018.
Chương một: Lời Chúa có gì để nói về người trẻ?
Đức Phanxicô nhắc nhở rằng, “trong một thời đại khi người trẻ không được đánh giá cao, một số bản văn cho thấy Thiên Chúa nhìn họ cách khác” (6). Ngài trình bày ngắn gọn về các khuôn mặt người trẻ trong Cựu Ước: Giuse, Gideon (7), Samuen (8), Vua David (9), Solomon và Giêrêmia (10), người hầu Do Thái rất trẻ của Naaman và Ruth trẻ tuổi ( 11). Sau đó, ngài chuyển sang Tân Ước. Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng “Chúa Giêsu, người trẻ muôn thuở, muốn ban cho chúng ta những trái tim luôn trẻ trung” (13) và nói thêm: “chúng ta cũng hãy nhớ rằng Chúa Giêsu không có ích gì đối với những người trưởng thành coi thường người trẻ hay thống trị họ. Ngược lại, Người nhấn mạnh rằng, “người lớn nhất trong các con phải trở nên giống như người trẻ nhất” (Lc 22,26). Đối với Người, tuổi không thiết lập ra đặc quyền, và làm người trẻ không ngụ hàm một giá trị hoặc một phẩm giá thấp hơn”. Đức Phanxicô khẳng định: “Chúng ta không bao giờ nên hối hận vì đã dành tuổi trẻ của mình để làm người tốt, mở lòng ra với Chúa và sống cách khác” (17).
Chương hai: Chúa Giêsu, luôn luôn trẻ trung
Đức Giáo Hoàng đề cập đến chủ đề các năm tháng trẻ trung của Chúa Giêsu và nhắc lại câu chuyện Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu “như một thiếu niên, khi Người trở về Nazareth với cha mẹ của Người, sau khi bị lạc và được tìm thấy trong Đền thờ” (26). Đức Phanxicô viết, chúng ta không nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu là một thiếu niên lãnh đạm hoặc chỉ biết quan tâm đến mình. Các mối liên hệ của Người là các mối liên hệ của một người trẻ, biết chia sẻ đầy đủ cuộc sống của gia đình và dân của Người”, “không ai coi Người là bất thường hay tách biệt với người khác” (28). Đức Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng, “nhờ tin tưởng vào cha mẹ của Người”, Chúa Giêsu thiếu niên “có thể đi lại tự do và học cách cùng đi với những người khác” (29). Không nên bỏ qua những khía cạnh này của cuộc sống Chúa Giêsu trong thừa tác vụ tuổi trẻ, “kẻo chúng ta sẽ tạo ra các dự án cách ly những người trẻ khỏi gia đình và cộng đồng lớn hơn, hoặc biến họ thành một số ít người ưu tuyển, được bảo vệ khỏi mọi ô nhiễm”. Thay vào đó, chúng ta cần “các dự án có thể củng cố họ, đồng hành cùng họ và thúc đẩy họ gặp gỡ những người khác, tham gia vào việc phục vụ quảng đại, vào sứ mệnh” (30).
Chúa Giêsu “không dạy các bạn, những người trẻ, từ xa hay từ bên ngoài, nhưng từ trong chính tuổi trẻ của các bạn, một tuổi trẻ Người chia sẻ với các bạn” và trong Người, nhiều khía cạnh điển hình của trái tim trẻ trung có thể được nhận ra (31). Với “Người ở bên cạnh, chúng ta có thể uống từ nguồn suối chân thực, nguồn suối giữ cho mọi ước mơ, dự án, lý tưởng tuyệt vời của chúng ta luôn sống động, trong khi thúc đẩy chúng ta công bố điều làm cho cuộc sống thực sự đáng giá” (32); “Chúa đang kêu gọi chúng ta thắp sáng các vì sao trong đêm tối của những người trẻ khác” (33).
Sau đó, Đức Phanxicô nói về tuổi trẻ của Giáo hội và ngài viết: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát Giáo hội khỏi những người khiến Giáo hội già đi, giam cầm Giáo hội trong quá khứ, cầm chân Giáo hội hoặc giữ cho Giáo hội dậm chân tại chỗ. Nhưng chúng ta cũng hãy cầu xin Người giải thoát Giáo hội khỏi một cám dỗ khác: đó là cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng Giáo hội trẻ bởi vì Giáo hội chấp nhận mọi thứ được thế giới mời mọc Giáo hội, nghĩ rằng Giáo hội được đổi mới vì Giáo hội gạt thông điệp của mình sang một bên và hành động như mọi người khác. Không! Giáo hội trẻ trung khi Giáo hội là chính mình, khi Giáo hội nhận được một lần nữa sức mạnh được sinh ra từ lời Chúa, từ Bí tích Thánh Thể, và sự hiện diện hàng ngày của Chúa Kitô và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta” (35).
Đúng là “ trong tư cách chi thể của Giáo hội, chúng ta không nên tách biệt với những người khác”, nhưng đồng thời, “chúng ta phải dám sống khác biệt, để nêu rõ các lý tưởng khác với các lý tưởng của thế giới này, làm chứng cho vẻ đẹp của lòng rộng lượng, việc phục vụ, đức trong sạch, lòng kiên trì, sự tha thứ, lòng trung thành với ơn gọi bản thân, lời cầu nguyện, theo đuổi công lý và ích chung, tình yêu đối với người nghèo và tình bạn xã hội” (36). Giáo hội có thể bị cám dỗ đánh mất sự nhiệt tình của mình và quay đi “tìm kiếm một hình thức an toàn giả tạo, trần tục. Những người trẻ có thể giúp giữ cho Giáo hội trẻ trung” (37).
Đức Giáo Hoàng sau đó trở lại với một trong những giáo huấn thân thiết nhất đối với ngài và, khi giải thích rằng nhân vật Giêsu phải được trình bày “một cách lôi cuốn và hữu hiệu”, đã nói rằng: “Giáo Hội không nên quá bận tâm về chính mình mà trên hết, phải phản ảnh Chúa Giêsu Kitô. Điều này có nghĩa: khiêm tốn nhìn nhận rằng một số điều cần phải thay đổi một cách cụ thể” (39).
Tông huấn nhìn nhận rằng có những người trẻ cảm thấy sự hiện diện của Giáo hội như “một phiền toái, thậm chí như một điều gây khó chịu”. Thái độ này có nguồn gốc của nó “ trong các lý do nghiêm trọng và có thể hiểu được: các tai tiếng tình dục và tài chính; giáo sĩ không được chuẩn bị đầy đủ để tham gia hữu hiệu vào các nhạy cảm của giới trẻ;... vai trò thụ động được giao cho giới trẻ trong cộng đồng Kitô giáo; khó khăn của Giáo Hội trong việc giải thích các lập trường tín lý và đạo đức của mình cho xã hội đương thời”. (40).
Có những người trẻ “muốn có một Giáo hội biết lắng nghe nhiều hơn, làm nhiều điều hơn thay vì chỉ đơn giản lên án thế giới. Họ không muốn thấy một Giáo hội im lặng và sợ sệt lên tiếng, nhưng không phải là một Giáo hội luôn luôn tranh đấu một cách đầy ám ảnh trong hai hoặc ba vấn đề. Để được đáng tin cậy đối với những người trẻ, có những lúc Giáo hội cần lấy lại được sự khiêm nhường của mình và cần lắng nghe, nhìn nhận rằng những gì người khác nói có thể cung cấp một chút ánh sáng nào đó giúp Giáo hội hiểu Tin Mừng rõ hơn” (41). Ví dụ, một Giáo hội quá sợ hãi có thể liên tục chỉ trích “các nỗ lực bảo vệ quyền của phụ nữ và liên tục chỉ ra những rủi ro và sai sót tiềm tàng của những yêu cầu đó”, trong khi một Giáo hội nếu là “một Giáo hội sống động, có thể phản ứng bằng cách lưu ý đến các yêu sách chính đáng của phụ nữ”, dù “vẫn không nhất trí với mọi điều được một số nhóm nữ quyền đề xuất” (42).
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày “Mẹ Maria, người phụ nữ trẻ quê ở Nazareth”, và lời Xin Vâng của ngài như lời xin vâng của “một người sẵn lòng mạo hiểm, sẵn sàng đánh cuộc mọi thứ ngài có, không có gì chắc chắn hơn là biết rằng ngài là người mang một lời hứa Vì vậy, tôi hỏi mỗi người trong các bạn: bạn có coi mình là người mang một lời hứa hay không?”(44). Đối với Mẹ Maria, “các thách thức không phải là lý do để nói “không”, và vì thế, ngài đã đặt mình vào nguy cơ, trở thành “người gây ảnh hưởng của Thiên Chúa”. Lòng Giáo hội cũng đầy những vị thánh trẻ tuổi. Đức Đức Giáo Hoàng nhắc đến Thánh Sebastian, Thánh Phanxicô Assisi, Thánh Joan Arc, Chân phúc tử đạo Anrê Phú Yên, Thánh Kateri Tekakwitha, Thánh Đaminh Savio, Thánh Teresa Hài đồng Giêsu, Chân phước Ceferino Namuncurá, Chân phúc Isidoro Bakanja Chân phúc Marcel Callo, Chân phước trẻ Chiara Badano.
Chương ba: “Các bạn là ‘bây giờ’ của Thiên Chúa”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: chúng ta không thể chỉ nói rằng “những người trẻ là tương lai của thế giới. Mà họ còn là hiện tại của nó; thậm chí ngay lúc này, họ đang giúp làm phong phú nó” (64). Vì lý do này, cần phải lắng nghe họ dù “có xu hướng cung cấp các câu trả lời có sẵn và các giải pháp làm sẵn, mà không để cho các câu hỏi thực sự của họ được nêu lên và đối mặt với những thách thức họ đặt ra” (65).
“Ngày nay, người lớn chúng ta thường bị cám dỗ muốn liệt kê mọi vấn nạn và sai sót của những người trẻ ngày nay... Nhưng đâu là hậu quả của một thái độ như vậy? Xa cách nhiều hơn, ít gần gũi hơn, ít hỗ trợ lẫn nhau hơn” (66). Bất cứ ai được kêu gọi làm cha, mục tử và người hướng dẫn tuổi trẻ nên có khả năng “biện phân được đường đi ở chỗ những người khác chỉ nhìn thấy các bức tường, nhận ra tiềm năng ở chỗ những người khác chỉ nhìn thấy hiểm họa. Đó là cách Thiên Chúa Cha nhìn sự vật; Người biết cách trân trọng và nuôi dưỡng các hạt giống của lòng tốt gieo trong lòng người trẻ. Do đó, cõi lòng mỗi người trẻ nên được coi là “mảnh đất thánh thiêng” (67). Đức Phanxicô cũng mời chúng ta đừng tổng quát hóa, bởi vì “có rất nhiều thế giới của ‘tuổi trẻ’ ngày nay” (68).
Nói về những gì đang xảy ra cho những người trẻ, Đức Giáo Hoàng nhắc lại những người đang sống trong bối cảnh chiến tranh, những người bị bóc lột, nạn nhân của những vụ bắt cóc, tội phạm có tổ chức, buôn bán người, nạn nô lệ và bóc lột tình dục, hiếp dâm. Và cả những người sống bằng cách phạm tội và các hành vi bạo lực (72). “Nhiều người trẻ bị cuốn hút vào các ý thức hệ, bị sử dụng và khai thác làm bia đỡ đạn hoặc lực lượng xung kích để tiêu diệt, gây kinh hoàng hoặc chế giễu người khác. Tệ hơn nữa, nhiều người trong số họ kết cục trở thành cá nhân chủ nghĩa, thù địch và không tin tưởng vào người khác; bằng cách này, họ trở thành một mục tiêu dễ dãi cho các chiến lược tàn bạo và phá hoại của các nhóm chính trị hoặc các thế lực kinh tế” (73). Những người chịu các hình thức bị đẩy qua bên lề và loại trừ về phương diện xã hội vì lý do tôn giáo, dân tộc hoặc kinh tế lại càng đông hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trưng dẫn các thiếu niên và những người trẻ “bị mang thai, đại nạn phá thai, lây lan HIV, nhiều hình thức nghiện ngập (ma túy, cờ bạc, khiêu dâm, v.v.) và số phận của trẻ em đường phố không nhà, không gia đình hoặc tài nguyên kinh tế” (74), những tình huống càng đau khổ và khó khăn gấp đôi đối với phụ nữ. “Là một Giáo hội, ước chi chúng ta không bao giờ không khóc trước các bi kịch này của tuổi trẻ. Ước chi chúng ta không bao giờ trở nên nhàm chán (inured) đối với chúng... Điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm là tiếp nhận tinh thần thế gian mà giải pháp đơn giản là gây mê cho những người trẻ bằng những thông điệp khác, những tiêu khiển khác, những mưu cầu tầm thường” (75). Đức Giáo Hoàng mời các bạn trẻ học cách khóc cho các đồng trang đồng lứa của họ đang trở nên tệ hại hơn bây giờ (76).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, đúng như thế, “những người nắm quyền lực có cung cấp một số trợ giúp, nhưng thường thì sự trợ giúp này phải trả giá cao. Ở nhiều nước nghèo, viện trợ kinh tế do một số nước giàu hơn hoặc các cơ quan quốc tế cung cấp thường gắn liền với việc phải chấp nhận các quan điểm của phương Tây về tình dục, hôn nhân, sự sống hoặc công bằng xã hội. Chính sách thực dân ý thức hệ này đặc biệt có hại cho người trẻ tuổi” (78). Đức Giáo Hoàng cũng cảnh báo chống lại nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa giới thiệu mô hình làm đẹp trẻ trung và sử dụng cơ thể trẻ để quảng cáo: “nó ít có liên quan đến giới trẻ. Nó chỉ có nghĩa: người lớn muốn cướp tuổi trẻ cho chính họ” (79).
Đề cập đến những “ham muốn, thương tích và hoài bão”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới tình dục và tầm “quan trọng thiết yếu” của nó đối với cuộc sống của người trẻ và đối với “diễn trình tăng trưởng của họ về bản sắc". Đức Giáo Hoàng viết rằng: “trong một thế giới không ngừng đề cao tình dục, duy trì mối liên hệ lành mạnh với thân thể mình và một cuộc sống xúc cảm thanh thản là điều không dễ dàng”. Vì lý do này hay lý do khác, đạo đức tình dục thường có xu hướng trở thành một nguồn gốc “khiến người ta không hiểu và xa lánh Giáo hội, bao lâu Giáo hội bị nhìn như một nơi phán xét và lên án”, bất chấp sự kiện có những người trẻ muốn thảo luận các vấn đề này (81). Đối mặt với các phát triển của khoa học, các kỹ thuật y sinh học và khoa học thần kinh, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các điều này “có thể khiến chúng ta quên rằng sự sống là một hồng phúc và chúng ta là các tạo vật với các giới hạn bẩm sinh, thường bị khai thác bởi những người nắm giữ sức mạnh kỹ thuật” (82).
Sau đó, Tông huấn chuyển sang chủ đề “thế giới kỹ thuật số” từng tạo ra “một cách thức truyền thông mới”, và có thể “tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá thông tin độc lập”. Ở nhiều quốc gia, mạng và màn lưới xã hội “đã trở thành một diễn đàn vững chắc để tiếp cận và làm người trẻ tham dự” (87). Nhưng chúng cũng có thể là nơi “cô đơn, thao túng, bóc lột và bạo lực, thậm chí đi tới trường hợp cực đoan là ‘mạng đen tối’. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể khiến người ta giáp mặt với các nguy cơ nghiện ngập, cô lập và mất dần giao tiếp với thực tại cụ thể... Các hình thức bạo lực mới đang lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội, ví dụ như bắt nạt trên mạng. Liên mạng (Internet) cũng là một máng chuyển truyền bá văn hóa khiêu dâm và khai thác con người vì mục đích tình dục hoặc thông qua cờ bạc” (88). Không nên quên rằng trong thế giới kỹ thuật số, “có những tư lợi kinh tế lớn lao” có khả năng tạo ra “các cơ chế để thao túng lương tâm và các diễn trình dân chủ”. Có những cơ sở kín nhằm “tạo điều kiện cho việc truyền bá tin tức giả và thông tin sai lệch, xúi bẩy định kiến và thù hận... Danh tiếng của các cá nhân bị đe dọa qua các cuộc phán xử giản lược thực hiện trực tuyến. Giáo hội và các mục tử của Giáo hội không được miễn trừ hiện tượng này” (89). Trong một văn kiện được chuẩn bị bởi 300 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới trước Thượng hội đồng, có lời nói rằng “các mối liên hệ trực tuyến có thể trở thành vô nhân đạo”, và chìm đắm trong thế giới ảo đã tạo điều kiện cho một loại hình “di dân kỹ thuật số”, liên quan đến việc rút khỏi gia đình của họ và các giá trị văn hóa và tôn giáo của họ, và bước vào một thế giới cô đơn” (90).
Đức Giáo Hoàng tiếp tục giới thiệu “các di dân như một hình ảnh thu nhỏ của thời ta”, và nhắc nhớ nhiều người trẻ có mặt trong cuộc di dân này. “Sự quan tâm của Giáo hội đặc biệt tập chú vào những người trốn chạy chiến tranh, bạo lực, đàn áp chính trị hoặc tôn giáo, các thiên tai bao gồm cả những thiên tai do biến đổi khí hậu và từ nghèo đói cực độ gây ra” (91): họ tìm kiếm một cơ hội, một giấc mơ về một tương lai tốt hơn. Những di dân khác “bị lôi cuốn bởi nền văn hóa phương Tây, đôi khi với những kỳ vọng không thực tế khiến họ thất vọng nặng nề. Những kẻ buôn người vô lương tâm, thường xuyên liên kết với các băng đảng ma túy hoặc các băng đảng vũ trang, khai thác điểm yếu của người di dân ... Việc dễ bị tổn thương đặc thù nơi các di dân vị thành niên không có người đi kèm là điều đáng lưu ý... Ở một số nước chủ nhà, hiện tượng di dân gây ra sự sợ hãi và báo động, thường được xúi bẩy và khai thác cho các mục tiêu chính trị. Điều này có thể dẫn đến não trạng bài ngoại, khi người ta tự đóng kín vào chính họ, và điều này cần được giải quyết một cách dứt khoát” (92). Những di dân trẻ tuổi thường cũng trải nghiệm một cuộc bứng gốc về văn hóa và tôn giáo (93). Đức Phanxicô yêu cầu những người trẻ “đừng rơi vào tay những kẻ đặt họ chống lại những người trẻ khác, những người mới đến đất nước của họ và những kẻ khuyến khích họ coi những người sau là mối đe dọa” (94).
Đức Giáo Hoàng cũng nói đến việc lạm dụng trẻ em, biến cam kết của Thượng Hội Đồng trong việc phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt thành của riêng ngài và bày tỏ lòng biết ơn “đối với những người có can đảm báo cáo tội ác mà họ đã phải chịu” (99). Ngài nhắc nhớ rằng, “cảm ơn Chúa”, những người phạm các tội ác khủng khiếp này không phải là đa số các linh mục, vì đa số này đang thi hành thừa tác vụ của họ với lòng trung thành và quảng đại”. Ngài yêu cầu các người trẻ, nếu thấy một linh mục gặp nguy cơ vì đã đi sai đường, phải có can đảm nhắc nhở vị này nhớ việc mình cam kết với Thiên Chúa và với dân của Người (100).
Tuy nhiên, lạm dụng không phải là tội lỗi duy nhất trong Giáo hội. “Tội lỗi của chúng ta đang bầy ra trước mắt mọi người; chúng xuất hiện quá rõ ràng trên những đường nhăn trên khuôn mặt già nua của Giáo hội, Mẹ và Thầy của chúng ta”, nhưng Giáo hội không dùng đến bất cứ cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào, “Giáo hội không ngại tiết lộ tội lỗi của các chi thể của mình”. “ Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta không được bỏ rơi Mẹ của mình khi bà bị thương” (101). Nhưng hãy đứng bên cạnh Giáo hội, để Giáo hội có thể thu góp mọi sức mạnh và mọi khả năng của Giáo hội để bắt đầu lại”. Khoảnh khắc đen tối này, với sự giúp đỡ của những người trẻ, “có thể thực sự trở thành một cơ hội cho một cuộc cải cách có ý nghĩa tạo thời đại”, mở cửa để chúng ta bước vào một Lễ Ngũ Tuần mới (102).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các bạn trẻ rằng, “có một lối thoát” trong tất cả các tình huống đen tối và đau đớn. Ngài nhắc lại Tin mừng ban bố vào buổi sáng ngày Phục sinh. Ngài giải thích rằng dù thế giới kỹ thuật số có thể khiến chúng ta gặp nhiều rủi ro, nhưng vẫn có những người trẻ biết cách sáng tạo và sáng chói trong các lĩnh vực này. Giống như Đấng đáng kính Carlo Acutis, người “đã biết cách sử dụng các kỹ thuật truyền thông mới để truyền bá Tin Mừng” (105), ngài đã không rơi vào cạm bẫy và nói: “Mọi người sinh ra đều độc đáo nguyên bản, nhưng nhiều người cuối cùng đã chết như những bản sao”. Đức Giáo Hoàng cảnh báo “Đừng để điều đó xảy ra với các bạn” (106). “Đừng để họ cướp mất niềm hy vọng và niềm vui, hoặc chuốc ma túy khiến các bạn trở thành nô lệ cho lợi ích của họ” (107), hãy tìm kiếm mục tiêu thánh thiện cao cả. “Làm người trẻ không chỉ là theo đuổi những thú vui phù du và những thành tựu hời hợt. Nếu những năm tháng tuổi trẻ của các bạn là để phục vụ mục đích của chúng ở trong đời, thì chúng phải là thời gian của cam kết quảng đại, cống hiến hết lòng” (108). “Nếu các bạn trẻ trong năm tháng, nhưng cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi hoặc vỡ mộng, hãy cầu xin Chúa Giêsu đổi mới các bạn” (109). Nhưng hãy luôn nhớ rằng, “rất khó chiến đấu chống lại... những cạm bẫy và cám dỗ của ma quỷ và sự ích kỷ của thế gian... nếu chúng ta trở nên quá cô lập” (110). Đó là lúc chúng ta cần một cuộc sống cộng đồng.
Còn tiếp