Trong bài “On the brink of another Great Schism” – nghĩa là trên bờ vực của một Đại Ly Giáo nữa, Miodrag Lazarevic cảnh cáo rằng xung đột giữa Tòa Thượng Phụ Constantinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có thể dẫn đến một cuộc đại ly giáo lớn nhất trong 1000 năm qua, từ sau biến cố đại ly giáo 1054. Dưới đây là tóm lược các diễn biến dẫn đến việc đoạn giao giữa Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Tòa Thượng Phụ Constantinope.
Tình trạng hiện nay của Chính Thống Giáo Ukraine
Trong tổng số 44,033,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 67% dân số. Khoảng 10% là người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương hay Latinh.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa do Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry lãnh đạo. Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhóm này chiếm hơn 50% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine với hơn 12,000 giáo xứ và hơn 200 tu viện. Hiện nay, nhóm này được thế giới Chính Thống Giáo và cách riêng là Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa công nhận.
Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine do Đức Thượng Phụ Filaret lãnh đạo.
Nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Nhóm này do Đức Thượng Phụ Mstyslav lãnh đạo và có ít nhất là 10% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine.
Ước muốn thống nhất Chính Thống Giáo của chính quyền Ukraine
Sau khi Nga xâm lược Crimea, và xúi giục các thành phần con cháu người Nga nổi dậy tại miền Đông quốc gia này, nhiều linh mục, giáo dân và có cả trường hợp toàn bộ giáo xứ lần lượt rời bỏ nhóm thứ nhất và gia nhập vào hai nhóm sau.
Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga thứ nhất trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho nên, Quốc Hội nước này thông qua một nghị quyết kêu gọi thống nhất Chính Thống Giáo tại Ukraine vào một khối tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của một tân Giáo Hội Chính Thống Ukraine.
Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”
Phản ứng của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô
Ngày 31 tháng 8, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, triệu tập cuộc họp thượng đỉnh với các Đức Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng Chính thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cũng đến tham dự trong cố gắng ngan cản việc công nhận một Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine tách hoàn toàn khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xem ra đã chuẩn y việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine.
Ngài nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.
Ngài nói:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.
Hôm 7 tháng Chín, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.
Thông cáo của Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng Constantinope cho biết:
“Trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của ngài tại Kiev. Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.
Sau nhiều tuyên bố rất nóng nảy, ngày 14 tháng 9, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố đoạn giao với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã bãi bỏ những lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Constantinople và đình chỉ tất cả các cử hành Phụng Vụ với hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Ngoài ra, Mạc Tư Khoa cũng rút khỏi các ủy ban thần học và các cơ quan liên Giáo Hội chính thống khác do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lãnh đạo.
Tòa Thánh sẽ gặp khó khăn trong tiến trình đại kết với Chính Thống Giáo
Ngày 12 tháng Hai 2016, với sự dàn xếp của Raúl Castro, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại phòng khánh tiết của phi trường quốc tế Hosé Marti ở thủ đô Havana của Cuba. Ngày 23 tháng Tám, năm ngoái 2017, tại Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill.
Những diễn biến này đã thúc đẩy những lời đồn đoán Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ sớm được chào đón tại Mạc Tư Khoa. Với diễn biến mới nhất này, việc Chính Thống Giáo tạm thời tách ra làm hai mảnh sẽ gây rất nhiều khó khăn cho phong trào đại kết Kitô Giáo, và những vấn đề ngoại giao tế nhị khác. Viễn ảnh một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là mịt mờ hơn bao giờ.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo đầu tiên tham dự một buổi lễ đăng quang Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo sau cuộc đại ly giáo 1054. Thật vậy, ngày 19 tháng Ba, 2013, ngài dẫn đầu phái đoàn Chính Thống Giáo tham dự buổi lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Năm sau đó, 2014, ngài còn mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm Thánh Địa Giêrusalem để cùng với ngài ôn lại 50 năm cái ôm huynh đệ lịch sử giữa Đức Thượng Phụ Anethagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Một tháng sau đó, hôm 8 tháng 6, 2014, ngài lại đến Vatican để cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, tổng thống Shimon Peres của Do Thái và tổng thống Mahmoud Abbas thảo luận về nền hòa bình tại Giêrusalem. Cùng năm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Tòa Thượng Phụ Constantinople vào ngày 30 tháng 11, 2014 nhân lễ thánh Anrê tông đồ bổn mạng Chính Thống Giáo. Ngày 16 tháng 4, 2016, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trại tị nạn Mòria trên đảo Lesbos của Hy Lạp.
Tình trạng hiện nay của Chính Thống Giáo Ukraine
Trong tổng số 44,033,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 67% dân số. Khoảng 10% là người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương hay Latinh.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa do Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry lãnh đạo. Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhóm này chiếm hơn 50% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine với hơn 12,000 giáo xứ và hơn 200 tu viện. Hiện nay, nhóm này được thế giới Chính Thống Giáo và cách riêng là Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa công nhận.
Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine do Đức Thượng Phụ Filaret lãnh đạo.
Nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Nhóm này do Đức Thượng Phụ Mstyslav lãnh đạo và có ít nhất là 10% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine.
Ước muốn thống nhất Chính Thống Giáo của chính quyền Ukraine
Sau khi Nga xâm lược Crimea, và xúi giục các thành phần con cháu người Nga nổi dậy tại miền Đông quốc gia này, nhiều linh mục, giáo dân và có cả trường hợp toàn bộ giáo xứ lần lượt rời bỏ nhóm thứ nhất và gia nhập vào hai nhóm sau.
Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga thứ nhất trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho nên, Quốc Hội nước này thông qua một nghị quyết kêu gọi thống nhất Chính Thống Giáo tại Ukraine vào một khối tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của một tân Giáo Hội Chính Thống Ukraine.
Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”
Phản ứng của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô
Ngày 31 tháng 8, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, triệu tập cuộc họp thượng đỉnh với các Đức Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng Chính thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cũng đến tham dự trong cố gắng ngan cản việc công nhận một Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine tách hoàn toàn khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xem ra đã chuẩn y việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine.
Ngài nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.
Ngài nói:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.
Hôm 7 tháng Chín, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.
Thông cáo của Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng Constantinope cho biết:
“Trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của ngài tại Kiev. Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.
Sau nhiều tuyên bố rất nóng nảy, ngày 14 tháng 9, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố đoạn giao với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã bãi bỏ những lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Constantinople và đình chỉ tất cả các cử hành Phụng Vụ với hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Ngoài ra, Mạc Tư Khoa cũng rút khỏi các ủy ban thần học và các cơ quan liên Giáo Hội chính thống khác do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lãnh đạo.
Tòa Thánh sẽ gặp khó khăn trong tiến trình đại kết với Chính Thống Giáo
Ngày 12 tháng Hai 2016, với sự dàn xếp của Raúl Castro, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại phòng khánh tiết của phi trường quốc tế Hosé Marti ở thủ đô Havana của Cuba. Ngày 23 tháng Tám, năm ngoái 2017, tại Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill.
Những diễn biến này đã thúc đẩy những lời đồn đoán Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ sớm được chào đón tại Mạc Tư Khoa. Với diễn biến mới nhất này, việc Chính Thống Giáo tạm thời tách ra làm hai mảnh sẽ gây rất nhiều khó khăn cho phong trào đại kết Kitô Giáo, và những vấn đề ngoại giao tế nhị khác. Viễn ảnh một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là mịt mờ hơn bao giờ.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo đầu tiên tham dự một buổi lễ đăng quang Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo sau cuộc đại ly giáo 1054. Thật vậy, ngày 19 tháng Ba, 2013, ngài dẫn đầu phái đoàn Chính Thống Giáo tham dự buổi lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Năm sau đó, 2014, ngài còn mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm Thánh Địa Giêrusalem để cùng với ngài ôn lại 50 năm cái ôm huynh đệ lịch sử giữa Đức Thượng Phụ Anethagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Một tháng sau đó, hôm 8 tháng 6, 2014, ngài lại đến Vatican để cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, tổng thống Shimon Peres của Do Thái và tổng thống Mahmoud Abbas thảo luận về nền hòa bình tại Giêrusalem. Cùng năm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Tòa Thượng Phụ Constantinople vào ngày 30 tháng 11, 2014 nhân lễ thánh Anrê tông đồ bổn mạng Chính Thống Giáo. Ngày 16 tháng 4, 2016, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trại tị nạn Mòria trên đảo Lesbos của Hy Lạp.