Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và là người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, đã qua đời ở tuổi 75 ở Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ, nơi ngài được điều trị y khoa. Ngài đã mắc bệnh Parkinson trong nhiều năm qua.
Mới tháng Tư vừa qua, vị Hồng Y, người Pháp đã thực hiện một sứ mạng quan trọng là dẫn đầu một phái đoàn Vatican đến Ả-rập Xê-út.
Bên cạnh đó, trong vai trò là Hồng Y “trưởng đẳng phó tế”, vào năm 2013, ngài đã xuất hiện tại ban công Đền Thờ Thánh Phêrô để thông báo với thế giới “Habemus papam” - “Chúng ta có Giáo Hoàng.”
Trong một bức điện gởi cho người em gái của Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn và ca ngợi “tinh thần phục vụ và tình yêu dành cho Giáo Hội” của Đức Hồng Y.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng Đức Hồng Y Tauran để lại những dấu ấn sâu sắc và lâu dài cho Giáo Hội, đồng thời nhìn nhận sự tin tưởng và kính trọng lớn lao mà nhiều người dành cho ngài, cách riêng là những người Hồi giáo.
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Tôi có những kỷ niệm tốt đẹp về con người với đức tin sâu sắc này, là người can đảm phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô đến cùng, bất kể gánh nặng của bệnh tật”.
Đức Hồng Y Tauran sinh ra ở Bordeaux, Pháp, ngày 5 tháng 4 năm 1943. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969 và gia nhập ngành ngoại giao của Vatican vào năm 1975. Ngài từng làm việc tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Cộng hòa Dominica và Liban từ 1975 đến 1983. Ngài là đại diện của Tòa Thánh tại hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu từ năm 1983 đến năm 1988. Trong thời gian phục vụ tại đây ngài làm nổi bật quan điểm của Vatican về nhân quyền vào thời điểm các chế độ trong khối Xô viết của Đông Âu đang suy yếu dần.
Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lần đầu tiên với chức danh phụ tá ngoại trưởng Tòa Thánh vào năm 1988. Từ năm 1990, và trong 13 năm sau đó, ngài là ngoại trưởng Tòa Thánh.
Hầu hết công việc của Đức Hồng Y diễn ra trong hậu trường, liên quan đến các cuộc họp không được công bố hàng ngày với các nhà ngoại giao cạnh Tòa Thánh và với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Nhưng đôi khi ngài cũng xuất hiện công khai để bày tỏ các quan điểm của Vatican - về các lãnh vực như chiến tranh và hòa bình, Thánh Địa Giêrusalem hoặc về quyền của cộng đồng Công Giáo thiểu số.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã tấn phong tổng giám mục cho ngài vào tháng Giêng năm 1991 và nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 2003, ngay sau khi đưa ngài lên hàng lãnh đạo Thư viện và Văn khố Mật Vatican.
Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cử ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, nhằm thúc đẩy các nỗ lực đối thoại với các đại diện của các tôn giáo khác, bao gồm cả Hồi giáo. Đức Bênêđíctô thứ 16 đã từng đặt Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn dưới quyền của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa vào năm 2006 nhưng, cùng với việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tauran vào chức vụ chủ tịch ủy ban này, ngài đã phục hồi Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn như một cơ chế độc lập và quan trọng trong giáo triều Rôma.
Phát biểu tại một hội nghị về đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo ở Qatar năm 2004, Đức Hồng Y Tauran nói với những tham dự viên rằng các nhà lãnh đạo chính trị không có gì phải lo sợ nơi các tín hữu của những tôn giáo đích thực.
“Khi các tín hữu được công nhận và tôn trọng, họ sẽ có khuynh hướng làm việc cùng nhau cho một xã hội mà họ có đầy đủ tư cách thành viên”.
Ngài đã từng nói với các nhà ngoại giao rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã đưa ra nhiều tuyên bố chống lại các cuộc xung đột và chiến tranh thế giới. Đó không phải là nỗ lực tham gia vào chính trị của ngài, nhưng là để cho những người nam nữ trên thế giới thấy được con đường chính xác, để họ thức tỉnh lương tâm, và để nêu bật các quyền lợi và những cam kết do họ đưa ra, cũng như lặp lại một cách mới mẻ những lời trong Tin Mừng: 'Phúc cho ai kiến tạo hòa bình.'”
Với cái chết của ngài Hồng Y đoàn còn 225 thành viên, trong đó 124 vị dưới 80 tuổi và do đó hội đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Source: Catholic Herald - Cardinal who announced Pope Francis’s election dies aged 75
Mới tháng Tư vừa qua, vị Hồng Y, người Pháp đã thực hiện một sứ mạng quan trọng là dẫn đầu một phái đoàn Vatican đến Ả-rập Xê-út.
Bên cạnh đó, trong vai trò là Hồng Y “trưởng đẳng phó tế”, vào năm 2013, ngài đã xuất hiện tại ban công Đền Thờ Thánh Phêrô để thông báo với thế giới “Habemus papam” - “Chúng ta có Giáo Hoàng.”
Trong một bức điện gởi cho người em gái của Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn và ca ngợi “tinh thần phục vụ và tình yêu dành cho Giáo Hội” của Đức Hồng Y.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng Đức Hồng Y Tauran để lại những dấu ấn sâu sắc và lâu dài cho Giáo Hội, đồng thời nhìn nhận sự tin tưởng và kính trọng lớn lao mà nhiều người dành cho ngài, cách riêng là những người Hồi giáo.
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Tôi có những kỷ niệm tốt đẹp về con người với đức tin sâu sắc này, là người can đảm phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô đến cùng, bất kể gánh nặng của bệnh tật”.
Đức Hồng Y Tauran sinh ra ở Bordeaux, Pháp, ngày 5 tháng 4 năm 1943. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969 và gia nhập ngành ngoại giao của Vatican vào năm 1975. Ngài từng làm việc tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Cộng hòa Dominica và Liban từ 1975 đến 1983. Ngài là đại diện của Tòa Thánh tại hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu từ năm 1983 đến năm 1988. Trong thời gian phục vụ tại đây ngài làm nổi bật quan điểm của Vatican về nhân quyền vào thời điểm các chế độ trong khối Xô viết của Đông Âu đang suy yếu dần.
Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lần đầu tiên với chức danh phụ tá ngoại trưởng Tòa Thánh vào năm 1988. Từ năm 1990, và trong 13 năm sau đó, ngài là ngoại trưởng Tòa Thánh.
Hầu hết công việc của Đức Hồng Y diễn ra trong hậu trường, liên quan đến các cuộc họp không được công bố hàng ngày với các nhà ngoại giao cạnh Tòa Thánh và với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Nhưng đôi khi ngài cũng xuất hiện công khai để bày tỏ các quan điểm của Vatican - về các lãnh vực như chiến tranh và hòa bình, Thánh Địa Giêrusalem hoặc về quyền của cộng đồng Công Giáo thiểu số.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã tấn phong tổng giám mục cho ngài vào tháng Giêng năm 1991 và nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 2003, ngay sau khi đưa ngài lên hàng lãnh đạo Thư viện và Văn khố Mật Vatican.
Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cử ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, nhằm thúc đẩy các nỗ lực đối thoại với các đại diện của các tôn giáo khác, bao gồm cả Hồi giáo. Đức Bênêđíctô thứ 16 đã từng đặt Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn dưới quyền của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa vào năm 2006 nhưng, cùng với việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tauran vào chức vụ chủ tịch ủy ban này, ngài đã phục hồi Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn như một cơ chế độc lập và quan trọng trong giáo triều Rôma.
Phát biểu tại một hội nghị về đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo ở Qatar năm 2004, Đức Hồng Y Tauran nói với những tham dự viên rằng các nhà lãnh đạo chính trị không có gì phải lo sợ nơi các tín hữu của những tôn giáo đích thực.
“Khi các tín hữu được công nhận và tôn trọng, họ sẽ có khuynh hướng làm việc cùng nhau cho một xã hội mà họ có đầy đủ tư cách thành viên”.
Ngài đã từng nói với các nhà ngoại giao rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã đưa ra nhiều tuyên bố chống lại các cuộc xung đột và chiến tranh thế giới. Đó không phải là nỗ lực tham gia vào chính trị của ngài, nhưng là để cho những người nam nữ trên thế giới thấy được con đường chính xác, để họ thức tỉnh lương tâm, và để nêu bật các quyền lợi và những cam kết do họ đưa ra, cũng như lặp lại một cách mới mẻ những lời trong Tin Mừng: 'Phúc cho ai kiến tạo hòa bình.'”
Với cái chết của ngài Hồng Y đoàn còn 225 thành viên, trong đó 124 vị dưới 80 tuổi và do đó hội đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Source: Catholic Herald - Cardinal who announced Pope Francis’s election dies aged 75