Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran: hòa bình giữa các tôn giáo có thể có ở Trung Đông
Đức Hồng Y đứng đầu bộ phận đối thoại liên tôn của Tòa Thánh nói rằng sự khác biệt tôn giáo ở Trung Đông không cần phải có bạo lực.
“Đây là nơi ba tôn giáo độc thần tụ họp và họ có khả năng để xây dựng nên xã hội. Vấn đề là khi tôn giáo trở thành chính trị.”
Đức Hồng Y Tauran là thư ký của Tòa Khâm Sứ Vatican đến Lebanon từ năm 1979 đến 1983 và tham gia vào sứ vụ đặc biệt ở Beirut và Damascus vào năm 1986. Ngài hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
Ngài giải thích rằng bản thân tôn giáo không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nơi mà các phe nhóm khác nhau đã đụng độ dữ dội trong những tuần và những tháng gần đây.
“Khi tôn giáo vẫn còn là một lựa chọn tinh thần thì nó không sao, nhưng khi bạn pha trộn chính trị và tôn giáo thì vấn đề bắt đầu.”
Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải “dạy cho thế hệ trẻ” làm thế nào để chung sống hòa bình với nhau bất chấp sự khác biệt tôn giáo, trong sự tôn trọng, đối thoại và hòa bình.
Đức Hồng Y nói thêm rằng mặc dù những người dân ở Trung Đông lắng nghe những lời của Đức Giáo Hoàng nhưng họ không làm theo những đề xuất của người.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi đối thoại giữa các bên của cuộc xung đột để đi đến một giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Maroun Laham - Đại Diện Tòa Thượng phụ của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem của Jordan, đã nói với Đài phát thanh Vatican về chuyến thăm của vua và hoàng hậu của Jordan.
Ngài mô tả đó như là “một cơ hội để nói về hòa bình tại Đất Thánh và Jordan, nhưng đặc biệt là ở Syria, với tất cả các mối đe dọa mà chúng ta đang cảm nhận.”
“Jordan dù là một nước nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình ở Syria”, Đức TGM Laham cho biết.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia lớn làm cho hòa bình thay vì chiến tranh và tìm một giải pháp hòa bình; và chúng tôi hy vọng rằng Jordan có thể đóng một vai trò tích cực, theo quan điểm của Tòa Thánh”.
Đức TGM nhấn mạnh rằng " bạo lực sinh ra bạo lực hơn” và cảnh báo đề phòng việc các cường quốc tìm kiếm lợi ích chính trị và kinh tế của họ.
“Chúng tôi hy vọng rằng tiếng nói của lý trí, và với chúng ta đức tin sẽ chiếm ưu thế và cuộc khủng hoảng của người Syria tìm ra được một giải pháp chính trị.”
Anthony Đông Thái
“Đây là nơi ba tôn giáo độc thần tụ họp và họ có khả năng để xây dựng nên xã hội. Vấn đề là khi tôn giáo trở thành chính trị.”
Đức Hồng Y Tauran là thư ký của Tòa Khâm Sứ Vatican đến Lebanon từ năm 1979 đến 1983 và tham gia vào sứ vụ đặc biệt ở Beirut và Damascus vào năm 1986. Ngài hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
Ngài giải thích rằng bản thân tôn giáo không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nơi mà các phe nhóm khác nhau đã đụng độ dữ dội trong những tuần và những tháng gần đây.
“Khi tôn giáo vẫn còn là một lựa chọn tinh thần thì nó không sao, nhưng khi bạn pha trộn chính trị và tôn giáo thì vấn đề bắt đầu.”
Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải “dạy cho thế hệ trẻ” làm thế nào để chung sống hòa bình với nhau bất chấp sự khác biệt tôn giáo, trong sự tôn trọng, đối thoại và hòa bình.
Đức Hồng Y nói thêm rằng mặc dù những người dân ở Trung Đông lắng nghe những lời của Đức Giáo Hoàng nhưng họ không làm theo những đề xuất của người.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi đối thoại giữa các bên của cuộc xung đột để đi đến một giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Maroun Laham - Đại Diện Tòa Thượng phụ của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem của Jordan, đã nói với Đài phát thanh Vatican về chuyến thăm của vua và hoàng hậu của Jordan.
Ngài mô tả đó như là “một cơ hội để nói về hòa bình tại Đất Thánh và Jordan, nhưng đặc biệt là ở Syria, với tất cả các mối đe dọa mà chúng ta đang cảm nhận.”
“Jordan dù là một nước nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình ở Syria”, Đức TGM Laham cho biết.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia lớn làm cho hòa bình thay vì chiến tranh và tìm một giải pháp hòa bình; và chúng tôi hy vọng rằng Jordan có thể đóng một vai trò tích cực, theo quan điểm của Tòa Thánh”.
Đức TGM nhấn mạnh rằng " bạo lực sinh ra bạo lực hơn” và cảnh báo đề phòng việc các cường quốc tìm kiếm lợi ích chính trị và kinh tế của họ.
“Chúng tôi hy vọng rằng tiếng nói của lý trí, và với chúng ta đức tin sẽ chiếm ưu thế và cuộc khủng hoảng của người Syria tìm ra được một giải pháp chính trị.”
Anthony Đông Thái