Sự kiện về Vùng đất Nam Cực
Châu lục Nam Cực là lục địa phía nam nhất trên thế giới. Dĩ nhiên là Rốn Nam Cực (South Pole - điểm trung tâm phía Nam nhất trên trái đất) là ở giữa Nam Cực. Và châu lục này là vùng đất hoang dã lớn nhất trái đất.
Ở Nam Cực không có người Eskimo hoặc loài gấu Polar, vì người Eskimo và gấu trắng chỉ có phía bên kia của thế giới tức là ở Bắc Cực.
Nam Cực có diện tích bề mặt hơn 5 triệu dặm vuông (tức là 13 triệu km vuông).
Những người đầu tiên biết đến biến Nam Cực Antarctica là năm 1820 khi hai nhà thám hiểm Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev đi thuyền khám phá khu vực này. Tuy nhiên, ông John Davis, người Mỹ là người được cho đầu tiên đặt chân lên châu lục vào năm 1821.
Nam Cực chủ yếu là nơi dành cho các nhà nghiên cứu và các nỗ lực khoa học khác nhau. Ngành công nghiệp thương mại duy nhất có thể tìm thấy trên lục địa này là bắt cá và câu cá. Và mỗi năm có chừng 50.000 du khách đến thăm lục địa này.
Các quốc gia sau đây: Argentina, Úc, Chilê, Anh Quốc, Na Uy, Pháp và New Zealand đã từng có lần tuyên bố chủ quyền trên lục địa Nam Cực. Và không có gì đáng ngạc nhiên, chẳng có quốc gia nào khác công nhận các chủ quyền này. Do vậy khi có Hiệp Ước Nam Cực được đưa ra trong bối cảnh này vào năm 1959 đồng ý rằng: sẽ không cho phép bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền với châu lục này nữa.
Khí hậu khô đặc biệt và băng đá di chuyển chậm ở Nam Cực cho phép các nhà khoa học cắt các mẫu băng được gọi là "lõi - cores". Khi được khoan thành một lõi dài sâu xuống như một ống băng về cơ bản đó là dấu vết lưu trữ thời gian, chúng cho phép các nhà khoa học khảo sát và truy tìm lại dấu vết về khí hậu, các hiện tượng địa chất, ô nhiễm, sinh vật, và các các đặc tính khác có thể chất chứa trong các ống băng cô đọng từ hàng nghìn năm.
Mỗi năm có một sự kiện thể thao được tổ chức ở Nam Cực gọi là Antarctic Ice Marathon – Chạy đua trên băng lạnh Nam Cực. Đường đua chạy dài 62 dặm (100km) trên một dải băng gần South Pole Nam Cực. Sự kiện này do nhiều người yêu thích thể thao đông giá tổ chức và được nhiều quốc gia gửi người tham dự.
Sự kiện về Địa lý Nam Cực
Toàn lục địa Nam Cực được phủ bằng các tầng lớp nước đá, giả dụ thời tiết ấm lên làm các lớp nước đá này tan ra hết… thì mực nước biển trên khắp địa cầu sẽ tăng lên 200 ft (tức là 60cm) … khi đó nhiều nơi trên thế giới sẽ chìm trong làn nước.
Nếu tính trung bình thì Nam Cực có độ cao hơn bất kỳ lục địa nào trên thế giới.
Lục địa Nam Cực bao quanh mọi phía bỏi Biển Nam (Southern Ocean).
Lục địa Nam Cực vì mang sức nặng của nước đá trên toàn mặt diện tích của nó, do vậy sức nặng đó đè sâu khối đất vào lòng trái đất 1,600ft (500m). Nếu nước đá tan ra thì mặt đất Nam Cực sẽ trồi lên lại từ ngàn năm trước.
Có đến 90% nước đá trên mặt đất tồn tại ở Nam Cực và có 70% nước ngọt trên trái đất tích tụ nơi đây. Có nghĩa là có khoảng chừng 30 triệu cubic kilomét vuông nuớc, hay là bằng 6,810,622,337,000,000,000 gallons nuớc.
Toàn điện bề mặt lục địa Nam Cực thì chỉ có 5% là không bị nước đá hay tuyết bao phủ thôi, còn ngoài ra là lớp tuyết rơi lâu đóng thành nước đá bề dầy đến 1 mile hay là sâu tới 1.6 cây số.
Lục địa Nam Cực là khối đất rất rộng lớn. Lớn hơn lục địa Âu châu và lớn gấp đôi Úc châu.
Nếu muốn tìm các đá thiên thạch (meteorites) tức là các mạnh vụn thiên thể hay sao băng rớt xuống thì Nam Cực là nơi dề tìm nhất, vì mầu trắng toàn diện trên mặt bằng của nó dễ nhân ra thiên thạch, thêm vào đó vì không có cây cối và thảo vật che lấp, nên dễ tìm thấy.
Vào mùa Đông, lục địa Nam Cực lớn thêm gần gấp đôi vì viền chung quanh đất Nam Cực có nước đá đóng băng tạo thành ranh giới mới. Các tảng băng này sẽ tan theo mùa và thời gian mỗi năm.
Tại Nam Cực có những tảng băng trôi được coi là lớn nhất, có khi lớn bằng diện tích nước Bỉ hay bằng tiểu bang Texas. Vào năm 2000 có tảng băng trôi to bằng tiều bang Delaware -- có diện tích là 4,000 dặm vuông hay là 11,000 cây số vuông -- vỡ ra từ khối băng vĩ đại Rose Ice.
Sự kiện về Khí hậu Nam Cực
Mặc dù Nam Cực có 70% nước ngọt trên hành tinh dưới dạng băng, nhưng nó vẫn được coi là vùng sa mạc vì mỗi năm chỉ nhận được chừng 6,5 inch nước mưa.
Các mùa ở Nam Cực ngược lại với hầu hết các miền khác trên trái đất. Mùa hè rơi vào tháng 10 đến tháng 2, đang khi đó mùa Đông từ tháng 3 tới tháng 9.
Châu lục này khô nhất, cao nhất, gió nhiều nhất, và lạnh nhất hơn bất kỳ nơi nào khác. Nam Cực có gió có thể đạt trên 180 dặm / giờ (300 km / giờ) và thường có gió lớn như vậy.
Có nhiều vùng Nam Cực tương ứng với các vùng trên sao Hoả, do vậy NASA dùng nơi đây đề thử nghiệm dụng cụ cho các phi vụ bay vào không gian vũ trụ.
Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 9 (mùa đông) là -60 ° C (-76 ° F). Nhiệt độ trung bình tháng 10 đến tháng 2 (mùa hè) là -31 ° C (-23 ° F). Nhiệt độ thấp kỷ lục ở Nam Cực là - 89,6 ° C (-129 ° F).
Nguy cơ lớn nhất đối với người ở Nam Cực, ngoài cái lạnh ra thì không phải là điều bạn nghĩ đâu! Lửa mới là cực kỳ nguy hiểm ở Nam Cực vì do điều kiện rất khô ráo, nếu hỏa hoạn xẩy ra thì hầu như không thể ngăn chặn tắt được đám cháy lửa sẽ lan ra.
Thời gian hành trình của “tảng băng trôi –iceberg” tính từ khi tuyết rơi, đọng xuống thành nước đá (ice) ép xuống biến thành băng, vỡ ra khỏi thềm lục địa thành tảng băng trôi (iceberg) có thể dài đến hơn 100.000 năm.
Nam Cực không phải trước đây lúc nào cũng lạnh, lộng gió, và sa mạc khô ráo như bây giờ. Vì đi ngược thời gian về 50 triệu năm trước, các khoa học gia cho biết ở Nam Cực khi đó có rừng xanh, nhiều động vật khác nhau hơn nhiều nơi trên đất, và cũng có nhiều loài chim hơn. Các hóa thạch được tìm thấy ở Nam Cực đã chứng minh rằng lục địa này đã từng có thực vật rất tươi tốt với đời sống động vật sung túc.
Sự kiện về Động vật hoang dã ở Nam Cực
Ngày nay vì khí hậu lạnh, gió lộng và toàn cảnh khắc nghiệt của Nam Cực nên có rất ít động vật hoang dã ở đây. Tuy nhiên, có một số lượng hạn chế côn trùng và một số các loài chim coi lục địa này là nhà của mình.
Nam Cực là lục địa duy nhất trên trái đất không có loài kiến bản địa.
Có một số động vật biển sống ở Nam Cực như chim biển, chim cánh cụt, hải cẩu, mực và cá voi. Hầu hết các loài động vật tồn tại ở Nam Cực có cùng đặc điểm chung, đó là chúng có lớp mỡ dày (vỏ da chất béo cách điện) để giữ chúng ấm. Một số loài vật có cả mấy lớp mỡ bọc vài inch gọi là “blubber” để có thể sống tồn tại nơi đây.
Đời sống động vật hoang dã là rất hiếm ở Nam Cực. Các sinh vật trên đất liền lớn nhất sinh tồn ở đây là một con côn trùng, đó là con “midge” không cánh chỉ dài nửa inch (1.5cm).
Chỉ có một loài vật máu nóng quanh năm sống ở Nam Cực, đó là chim cánh cụt hoàng đế “emperor penguin”. Vào mùa đông, chúng trụ lại ở đây không ăn uống gì trong suốt mấy tháng để ấp ủ trứng, trong khi đó con chim cái đi ra biển tìm thức ăn.
Các đại dương lân cận với Nam Cực là nơi trú ngụ của những động vật chịu được lạnh nhất trên trái đất. Có một số loài cá sống ở vùng nước Nam Cực phát triển mạnh ngay ở độ nước lạnh dưới 0 ° C.
Châu lục Nam Cực là lục địa phía nam nhất trên thế giới. Dĩ nhiên là Rốn Nam Cực (South Pole - điểm trung tâm phía Nam nhất trên trái đất) là ở giữa Nam Cực. Và châu lục này là vùng đất hoang dã lớn nhất trái đất.
Nam Cực có diện tích bề mặt hơn 5 triệu dặm vuông (tức là 13 triệu km vuông).
Những người đầu tiên biết đến biến Nam Cực Antarctica là năm 1820 khi hai nhà thám hiểm Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev đi thuyền khám phá khu vực này. Tuy nhiên, ông John Davis, người Mỹ là người được cho đầu tiên đặt chân lên châu lục vào năm 1821.
Nam Cực chủ yếu là nơi dành cho các nhà nghiên cứu và các nỗ lực khoa học khác nhau. Ngành công nghiệp thương mại duy nhất có thể tìm thấy trên lục địa này là bắt cá và câu cá. Và mỗi năm có chừng 50.000 du khách đến thăm lục địa này.
Các quốc gia sau đây: Argentina, Úc, Chilê, Anh Quốc, Na Uy, Pháp và New Zealand đã từng có lần tuyên bố chủ quyền trên lục địa Nam Cực. Và không có gì đáng ngạc nhiên, chẳng có quốc gia nào khác công nhận các chủ quyền này. Do vậy khi có Hiệp Ước Nam Cực được đưa ra trong bối cảnh này vào năm 1959 đồng ý rằng: sẽ không cho phép bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền với châu lục này nữa.
Khí hậu khô đặc biệt và băng đá di chuyển chậm ở Nam Cực cho phép các nhà khoa học cắt các mẫu băng được gọi là "lõi - cores". Khi được khoan thành một lõi dài sâu xuống như một ống băng về cơ bản đó là dấu vết lưu trữ thời gian, chúng cho phép các nhà khoa học khảo sát và truy tìm lại dấu vết về khí hậu, các hiện tượng địa chất, ô nhiễm, sinh vật, và các các đặc tính khác có thể chất chứa trong các ống băng cô đọng từ hàng nghìn năm.
Mỗi năm có một sự kiện thể thao được tổ chức ở Nam Cực gọi là Antarctic Ice Marathon – Chạy đua trên băng lạnh Nam Cực. Đường đua chạy dài 62 dặm (100km) trên một dải băng gần South Pole Nam Cực. Sự kiện này do nhiều người yêu thích thể thao đông giá tổ chức và được nhiều quốc gia gửi người tham dự.
Sự kiện về Địa lý Nam Cực
Toàn lục địa Nam Cực được phủ bằng các tầng lớp nước đá, giả dụ thời tiết ấm lên làm các lớp nước đá này tan ra hết… thì mực nước biển trên khắp địa cầu sẽ tăng lên 200 ft (tức là 60cm) … khi đó nhiều nơi trên thế giới sẽ chìm trong làn nước.
Nếu tính trung bình thì Nam Cực có độ cao hơn bất kỳ lục địa nào trên thế giới.
Lục địa Nam Cực bao quanh mọi phía bỏi Biển Nam (Southern Ocean).
Lục địa Nam Cực vì mang sức nặng của nước đá trên toàn mặt diện tích của nó, do vậy sức nặng đó đè sâu khối đất vào lòng trái đất 1,600ft (500m). Nếu nước đá tan ra thì mặt đất Nam Cực sẽ trồi lên lại từ ngàn năm trước.
Có đến 90% nước đá trên mặt đất tồn tại ở Nam Cực và có 70% nước ngọt trên trái đất tích tụ nơi đây. Có nghĩa là có khoảng chừng 30 triệu cubic kilomét vuông nuớc, hay là bằng 6,810,622,337,000,000,000 gallons nuớc.
Toàn điện bề mặt lục địa Nam Cực thì chỉ có 5% là không bị nước đá hay tuyết bao phủ thôi, còn ngoài ra là lớp tuyết rơi lâu đóng thành nước đá bề dầy đến 1 mile hay là sâu tới 1.6 cây số.
Lục địa Nam Cực là khối đất rất rộng lớn. Lớn hơn lục địa Âu châu và lớn gấp đôi Úc châu.
Nếu muốn tìm các đá thiên thạch (meteorites) tức là các mạnh vụn thiên thể hay sao băng rớt xuống thì Nam Cực là nơi dề tìm nhất, vì mầu trắng toàn diện trên mặt bằng của nó dễ nhân ra thiên thạch, thêm vào đó vì không có cây cối và thảo vật che lấp, nên dễ tìm thấy.
Vào mùa Đông, lục địa Nam Cực lớn thêm gần gấp đôi vì viền chung quanh đất Nam Cực có nước đá đóng băng tạo thành ranh giới mới. Các tảng băng này sẽ tan theo mùa và thời gian mỗi năm.
Tại Nam Cực có những tảng băng trôi được coi là lớn nhất, có khi lớn bằng diện tích nước Bỉ hay bằng tiểu bang Texas. Vào năm 2000 có tảng băng trôi to bằng tiều bang Delaware -- có diện tích là 4,000 dặm vuông hay là 11,000 cây số vuông -- vỡ ra từ khối băng vĩ đại Rose Ice.
Sự kiện về Khí hậu Nam Cực
Mặc dù Nam Cực có 70% nước ngọt trên hành tinh dưới dạng băng, nhưng nó vẫn được coi là vùng sa mạc vì mỗi năm chỉ nhận được chừng 6,5 inch nước mưa.
Các mùa ở Nam Cực ngược lại với hầu hết các miền khác trên trái đất. Mùa hè rơi vào tháng 10 đến tháng 2, đang khi đó mùa Đông từ tháng 3 tới tháng 9.
Châu lục này khô nhất, cao nhất, gió nhiều nhất, và lạnh nhất hơn bất kỳ nơi nào khác. Nam Cực có gió có thể đạt trên 180 dặm / giờ (300 km / giờ) và thường có gió lớn như vậy.
Có nhiều vùng Nam Cực tương ứng với các vùng trên sao Hoả, do vậy NASA dùng nơi đây đề thử nghiệm dụng cụ cho các phi vụ bay vào không gian vũ trụ.
Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 9 (mùa đông) là -60 ° C (-76 ° F). Nhiệt độ trung bình tháng 10 đến tháng 2 (mùa hè) là -31 ° C (-23 ° F). Nhiệt độ thấp kỷ lục ở Nam Cực là - 89,6 ° C (-129 ° F).
Nguy cơ lớn nhất đối với người ở Nam Cực, ngoài cái lạnh ra thì không phải là điều bạn nghĩ đâu! Lửa mới là cực kỳ nguy hiểm ở Nam Cực vì do điều kiện rất khô ráo, nếu hỏa hoạn xẩy ra thì hầu như không thể ngăn chặn tắt được đám cháy lửa sẽ lan ra.
Thời gian hành trình của “tảng băng trôi –iceberg” tính từ khi tuyết rơi, đọng xuống thành nước đá (ice) ép xuống biến thành băng, vỡ ra khỏi thềm lục địa thành tảng băng trôi (iceberg) có thể dài đến hơn 100.000 năm.
Nam Cực không phải trước đây lúc nào cũng lạnh, lộng gió, và sa mạc khô ráo như bây giờ. Vì đi ngược thời gian về 50 triệu năm trước, các khoa học gia cho biết ở Nam Cực khi đó có rừng xanh, nhiều động vật khác nhau hơn nhiều nơi trên đất, và cũng có nhiều loài chim hơn. Các hóa thạch được tìm thấy ở Nam Cực đã chứng minh rằng lục địa này đã từng có thực vật rất tươi tốt với đời sống động vật sung túc.
Sự kiện về Động vật hoang dã ở Nam Cực
Ngày nay vì khí hậu lạnh, gió lộng và toàn cảnh khắc nghiệt của Nam Cực nên có rất ít động vật hoang dã ở đây. Tuy nhiên, có một số lượng hạn chế côn trùng và một số các loài chim coi lục địa này là nhà của mình.
Nam Cực là lục địa duy nhất trên trái đất không có loài kiến bản địa.
Có một số động vật biển sống ở Nam Cực như chim biển, chim cánh cụt, hải cẩu, mực và cá voi. Hầu hết các loài động vật tồn tại ở Nam Cực có cùng đặc điểm chung, đó là chúng có lớp mỡ dày (vỏ da chất béo cách điện) để giữ chúng ấm. Một số loài vật có cả mấy lớp mỡ bọc vài inch gọi là “blubber” để có thể sống tồn tại nơi đây.
Đời sống động vật hoang dã là rất hiếm ở Nam Cực. Các sinh vật trên đất liền lớn nhất sinh tồn ở đây là một con côn trùng, đó là con “midge” không cánh chỉ dài nửa inch (1.5cm).
Chỉ có một loài vật máu nóng quanh năm sống ở Nam Cực, đó là chim cánh cụt hoàng đế “emperor penguin”. Vào mùa đông, chúng trụ lại ở đây không ăn uống gì trong suốt mấy tháng để ấp ủ trứng, trong khi đó con chim cái đi ra biển tìm thức ăn.
Các đại dương lân cận với Nam Cực là nơi trú ngụ của những động vật chịu được lạnh nhất trên trái đất. Có một số loài cá sống ở vùng nước Nam Cực phát triển mạnh ngay ở độ nước lạnh dưới 0 ° C.