Theo lời đề nghị của Đức Hồng Y Charles Bo, Đức Thánh Cha đã bổ sung thêm hai cuộc họp vào chuyến thăm viếng đất nước này. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các nhóm tôn giáo thiểu số; và thứ hai là cuộc gặp gỡ với tư lệnh quân đội Miến Điện, người nắm giữ quyền lực chính trị rất lớn tại quốc gia này.
Ông Greg Burke, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các đại diện của các tôn giáo tại Miến Điện vào ngày 28 tháng Mười Một và gặp Tướng Min Aung Hlaing vào ngày hôm sau. Ông Burke cũng cho biết Thánh lễ dành cho công chúng ở Yangon vào ngày 29 tháng 11 sẽ bắt đầu sớm hơn một giờ so với kế hoạch ban đầu vì thời tiết quá nóng.
Khoảng 90 phần trăm dân số của Miến Điện theo Phật giáo Theravada, và theo dự kiến Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với hội đồng tối cao Phật Giáo Miến Điện gọi tắt là Sangha vào lúc 16:15 chiều thứ Tư 30 tháng 11 tại chùa Kaba Aye. Nhưng Miến Điện cũng là quê hương của người Hồi giáo, người Ấn Giáo và những người theo các truyền thống Phật giáo khác, cũng như những người Tin Lành, là nhóm Kitô hữu vượt xa số người Công Giáo trong nước.
Quân đội ở Miến Điện, đặc biệt là tướng Min Aung Hlaing, đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt trong những chiến dịch chống lại người Rohingya. Quân đội Miến Điện luôn tuyên bố cuộc đàn áp của họ là một phản ứng đối với bạo động Hồi Giáo, nhưng Liên Hiệp Quốc nói rằng những cuộc đàn áp này là các phản ứng không cân xứng và chủ yếu là để thanh lọc sắc tộc.
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, người đề nghị Đức Giáo Hoàng gặp gỡ tướng Min Aung Hlaing, nói rằng ngài đề nghị Đức Thánh Cha không sử dụng từ “Rohingya” vì sợ sẽ có những căng thẳng từ phía những người Phật Giáo và những người theo chủ nghĩa dân tộc, cũng như từ quân đội Miến Điện.
Ông Burke nói với các phóng viên rằng họ sẽ phải lắng nghe những bài phát biểu của Đức Thánh Cha để xem ngài có chấp nhận đề nghị đó hay không.
Ông Burke nói thêm là đại diện của hàng trăm nghìn người tị nạn Rohingya đang sống ở Bangladesh sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 1 tháng 12 tại Dhaka trong một cuộc họp liên tôn và đại kết vì hòa bình.
Ông Greg Burke, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các đại diện của các tôn giáo tại Miến Điện vào ngày 28 tháng Mười Một và gặp Tướng Min Aung Hlaing vào ngày hôm sau. Ông Burke cũng cho biết Thánh lễ dành cho công chúng ở Yangon vào ngày 29 tháng 11 sẽ bắt đầu sớm hơn một giờ so với kế hoạch ban đầu vì thời tiết quá nóng.
Khoảng 90 phần trăm dân số của Miến Điện theo Phật giáo Theravada, và theo dự kiến Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với hội đồng tối cao Phật Giáo Miến Điện gọi tắt là Sangha vào lúc 16:15 chiều thứ Tư 30 tháng 11 tại chùa Kaba Aye. Nhưng Miến Điện cũng là quê hương của người Hồi giáo, người Ấn Giáo và những người theo các truyền thống Phật giáo khác, cũng như những người Tin Lành, là nhóm Kitô hữu vượt xa số người Công Giáo trong nước.
Quân đội ở Miến Điện, đặc biệt là tướng Min Aung Hlaing, đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt trong những chiến dịch chống lại người Rohingya. Quân đội Miến Điện luôn tuyên bố cuộc đàn áp của họ là một phản ứng đối với bạo động Hồi Giáo, nhưng Liên Hiệp Quốc nói rằng những cuộc đàn áp này là các phản ứng không cân xứng và chủ yếu là để thanh lọc sắc tộc.
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, người đề nghị Đức Giáo Hoàng gặp gỡ tướng Min Aung Hlaing, nói rằng ngài đề nghị Đức Thánh Cha không sử dụng từ “Rohingya” vì sợ sẽ có những căng thẳng từ phía những người Phật Giáo và những người theo chủ nghĩa dân tộc, cũng như từ quân đội Miến Điện.
Ông Burke nói với các phóng viên rằng họ sẽ phải lắng nghe những bài phát biểu của Đức Thánh Cha để xem ngài có chấp nhận đề nghị đó hay không.
Ông Burke nói thêm là đại diện của hàng trăm nghìn người tị nạn Rohingya đang sống ở Bangladesh sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 1 tháng 12 tại Dhaka trong một cuộc họp liên tôn và đại kết vì hòa bình.