Đức Hồng Y Bo kêu gọi hòa bình, tự do ở Myanmar
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon kêu gọi hòa bình và tự do cho Myanmar, nơi hàng chục ngàn người, bao gồm cả các Kitô hữu, tiếp tục gánh chịu sức nặng của cuộc nội chiến đang diễn ra giữa quân đội và các nhóm phiến quân sắc tộc.
“Là một quốc gia và một dân tộc, chúng ta hãy đẩy lui những tảng đá hận thù, đau khổ của con người và để cho sứ điệp của Chúa Giêsu, Vị Hoàng tử Hòa bình, nhóm lên trong trái tim chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường phố và trong từng ngôi nhà tại quốc gia này.” Đức Hồng Y Bo nói trong một thông điệp Phục Sinh vào ngày 9 tháng Tư.
Giống như “tảng đá đã được lăn ra khỏi ngôi mộ Chúa Giêsu, thì những tảng đá đang đè nặng chúng ta cũng có thể được dỡ bỏ, cho phép chúng ta trải nghiệm niềm vui và sự tự do của cuộc sống mới trong Đấng Phục sinh.”
Vị Hồng Y 74 tuổi nói thêm “hãy để sứ điệp Phục sinh mới được vang vọng ở đất nước này, hầu cho đất nước của tôi được trỗi dậy, được sống trong tự do và hòa bình.”
Đức Hồng Y Bo, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar (CBCM), cho biết: “Chúng ta là những người con của sự sống, chúng ta là những người con của sự phục sinh.”
Lời kêu gọi của Đức Hồng Y được đưa ra khi quân đội Myanmar đẩy mạnh các chiến dịch không kích, pháo kích và đốt phá để đè bẹp các nhóm vũ trang sắc tộc nổi dậy và các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân mới thành lập.
Các nhà thờ, bệnh viện và trường học tại các thành phố nơi có nhiều người Công Giáo ở các bang Kayah, Chin, Karen và Kachin vẫn là mục tiêu hàng đầu của chính quyền quân sự khi hàng nghìn người di cư nội bộ đã tị nạn ở đó, trong khi hàng nghìn người khác đã chạy sang các nước láng giềng Ấn Độ và Thái Lan.
Đức Hồng Y kêu gọi các Kitô hữu trở nên những người ủng hộ cho công lý và bình đẳng, và hành động như những người kiến tạo hòa bình.
Đức Hồng Y Bo, chủ tịch của Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), cho hay: “Chúng ta phải đứng lên bảo vệ những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội, đồng thời làm việc để loại bỏ các thế lực độc đoán đang giam giữ người dân trong cảnh nghèo đói và đau khổ, đồng thời chôn cất những người vô tội khi họ qua đời! Chúng ta phải là những người kiến tạo hòa bình. Chúng ta phải làm việc để giải quyết các xung đột và mang lại sự hòa giải, cả trong mối quan hệ cá nhân của đất nước chúng ta và trong thế giới rộng lớn hơn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nói về cuộc khủng hoảng ở Myanmar, mà ngài rất thương mến, đặc biệt từ sau chuyến tông du đất nước này vào tháng 11 năm 2017.
Trong thông điệp Phục sinh truyền thống Urbi et Orbi (gửi cho Roma và toàn thế giới) ngày 9 tháng 4, Đức Thánh Cha đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho đất nước của chúng ta.
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon kêu gọi hòa bình và tự do cho Myanmar, nơi hàng chục ngàn người, bao gồm cả các Kitô hữu, tiếp tục gánh chịu sức nặng của cuộc nội chiến đang diễn ra giữa quân đội và các nhóm phiến quân sắc tộc.
“Là một quốc gia và một dân tộc, chúng ta hãy đẩy lui những tảng đá hận thù, đau khổ của con người và để cho sứ điệp của Chúa Giêsu, Vị Hoàng tử Hòa bình, nhóm lên trong trái tim chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường phố và trong từng ngôi nhà tại quốc gia này.” Đức Hồng Y Bo nói trong một thông điệp Phục Sinh vào ngày 9 tháng Tư.
Giống như “tảng đá đã được lăn ra khỏi ngôi mộ Chúa Giêsu, thì những tảng đá đang đè nặng chúng ta cũng có thể được dỡ bỏ, cho phép chúng ta trải nghiệm niềm vui và sự tự do của cuộc sống mới trong Đấng Phục sinh.”
Vị Hồng Y 74 tuổi nói thêm “hãy để sứ điệp Phục sinh mới được vang vọng ở đất nước này, hầu cho đất nước của tôi được trỗi dậy, được sống trong tự do và hòa bình.”
Đức Hồng Y Bo, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar (CBCM), cho biết: “Chúng ta là những người con của sự sống, chúng ta là những người con của sự phục sinh.”
Lời kêu gọi của Đức Hồng Y được đưa ra khi quân đội Myanmar đẩy mạnh các chiến dịch không kích, pháo kích và đốt phá để đè bẹp các nhóm vũ trang sắc tộc nổi dậy và các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân mới thành lập.
Các nhà thờ, bệnh viện và trường học tại các thành phố nơi có nhiều người Công Giáo ở các bang Kayah, Chin, Karen và Kachin vẫn là mục tiêu hàng đầu của chính quyền quân sự khi hàng nghìn người di cư nội bộ đã tị nạn ở đó, trong khi hàng nghìn người khác đã chạy sang các nước láng giềng Ấn Độ và Thái Lan.
Đức Hồng Y kêu gọi các Kitô hữu trở nên những người ủng hộ cho công lý và bình đẳng, và hành động như những người kiến tạo hòa bình.
Đức Hồng Y Bo, chủ tịch của Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), cho hay: “Chúng ta phải đứng lên bảo vệ những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội, đồng thời làm việc để loại bỏ các thế lực độc đoán đang giam giữ người dân trong cảnh nghèo đói và đau khổ, đồng thời chôn cất những người vô tội khi họ qua đời! Chúng ta phải là những người kiến tạo hòa bình. Chúng ta phải làm việc để giải quyết các xung đột và mang lại sự hòa giải, cả trong mối quan hệ cá nhân của đất nước chúng ta và trong thế giới rộng lớn hơn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nói về cuộc khủng hoảng ở Myanmar, mà ngài rất thương mến, đặc biệt từ sau chuyến tông du đất nước này vào tháng 11 năm 2017.
Trong thông điệp Phục sinh truyền thống Urbi et Orbi (gửi cho Roma và toàn thế giới) ngày 9 tháng 4, Đức Thánh Cha đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho đất nước của chúng ta.