Lào vừa trở thành quốc gia thứ 9 tại Á châu bị ảnh hưởng của virus cúm gà. Trong khi đó tin loan đi từ Indonesia cho hay nước này có thể đã bị virus cúm gà từ tháng Tám, và hàng triệu gia cầm đã bị giết tại đảo Java.
Vậy có chuyện che dấu dịch bệnh tại nước này hay không?. Không, nếu theo phát biểu của Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, Bungaran Saragih:
Không hề có chuyện che dấu. Trong giới chuyên gia ở nước chúng tôi, đã có một cuộc tranh luận. Có chuyên gia nói rằng virus gây cúm gà là loại H5N1. Trong khi người khác lại nói rằng chưa có gì chứng minh cho chuyện này.
Ông Bungaran Saragih cho rằng đó chính là lý do tại sao Indonesia phải đợi cho đến khi có được bằng chứng trong tay.
Vì đây là loại dịch bệnh tương đối nghiêm trọng, ông nói thêm, cho nên nươc ông không muốn đưa ra kết luận vội vã, và phải hành động hết sức cẩn trọng.
Thái lan và Indonesia đã bị nhiều người coi là chậm chạp đưa ra phản ứng giải quyết dịch cúm gà.
Ngược lại VN đã được cộng đồng quốc tế ca ngợi là đã đưa ra phản ứng nhanh.
Vậy tại sao lại có cách giải quyết khác nhau như vậy. Liệu có tình trạng một vài nước trong vùng không chịu học bài học dịch Sars gần một năm trước đây hay không? Đài BBC đã hỏi bác sĩ Magaret Cheng, nhà báo phụ trách mục Sức Khỏe của tờ South China Morning Post:
Margaret Cheng Đối với những ai bị Sars rồi, họ nhận thức rằng không thể nào đặt chính trị lên trên sức khỏe của người dân. Thế còn đối với những chính phủ nào đó nghĩ rằng loan tin sẽ làm cho người dân hoảng sợ, tôi cho đây chính là vấn đề cần phải giải quyết trước, rồi sau mới đến dịch bệnh
BBC Thế thưa bà những chính phủ hành xử theo kiểu bao che như vậy họ cũng có điểm nào đúng chứ nhỉ?
Margaret Cheng Tôi đoán vậy, vì qua nhiều thế kỷ qua loài người đã hành xử theo kiểu thực ra lại làm lan truyền bệnh, mỗi khi họ phát hiện ra có dịch bệnh đang tấn công. Ví dụ như dịch hạch ở Luân đôn cả trăm năm trước đây, người dân tìm cách chạy trốn khỏi thành phố và chính như thế họ làm cho bệnh tật lan truyền ra vùng thôn quê. Vâng chính phủ nào cũng muốn người dân đưa ra phản ứng phù hợp, và có vẻ khó hơn khi chính phủ tìm cách ép người dân vào một công thức ứng xử chung nào đó / vì bao giờ người dân sẽ tìm cách bảo vệ họ trước. Tuy nhiên chính phủ cần phải nói cho người dân biết rằng tiếp xúc với gà có thể lây bệnh, nói được như thế là tương đối tốt rồi
BBC Có một điểm tương đối hay ở đây là VN và Trung Quốc là hai nước không thật dân chủ cho lắm thế nhưng có vẻ như hai nước này đã có hành động giải quyết dịch gà tương đối tốt hơn so với Thái lan và Indonesia? Bà nghĩ sao?
Margaret Cheng Vâng thật ra VN là trường hợp khá lý thú vì tại nước này người ta đã tìm ra virus Sars lần đầu tiên. Cố bác sĩ người Ý Carlo Urbani làm cho WHO phát hiện ra virus này, tuy nhiên thật đáng buồn là chính ông đã chết vì Sars. VN đã phản ứng tương đối tốt trong việc xử lý những người mắc bệnh Sars, kể cả khối người bị lây nhiễm nội bộ. Và họ có một hệ thống y tế công cộng khá tốt, cộng thêm với số dân có giáo dục khá, những điều như vậy đã giúp cho họ có thêm thuận lợi. Cạnh đó, VN cũng theo dõi lượng người nhiễm Sars khá chặt, do vậy họ đã phát hiện ra một số ca lây nhiễm đầu tiên, bắt đầu bằng một ca tử vong của trẻ em hồi tháng 10. Đó là hoàn cảnh mà VN tiếp xúc và phát hiện với Sars, rồi sau đó họ đã gửi mẫu cho WHO để xét nghiệm.
BBC Bà có cho rằng chuyện một số chính phủ đưa ra phản ứng chậm trước dịch cúm gà là còn có lý do kinh tế của nó hay không vì họ lo sợ rằng có thể tin này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến kinh tế, như cuộc khủng hoảng trong vùng 6 hay 7 năm về trước?
Margaret Cheng Vâng chắc chắn rồi. Chúng ta đang nói đến nguồn cung cấp protein duy nhất trên bàn ăn của nhiều người dân, không có gà hầu như không có bữa tối. Và chúng ta cũng có một số đông người với thu nhập phụ thuộc vào việc nuôi hay chế biến gà. Và tại vùng nông thôn ở một số quốc gia như Campuchia và Indonesia người dân rất nghèo, con gà trở thành lằn ranh mong manh giữa đói và no, thu nhập và thất thu. Nếu diệt gà để quản lý bệnh thì không khác nào sẽ đẩy nhiều người dân vào cảnh mất mát và tàn phá. Cách nào đi nữa thì đang có hiện tượng nhiều người dân trong vùng bị trói buộc vào cảnh chỉ có thua – và thua trở nên.
BBC Thế cuối cùng cách giải quyết như thế nào đây. Cần phải giải quyết tình trạng hoảng sợ nơi người dân trước, rồi diệt tận gốc virus cúm, hay làm cả hai thứ cùng một lúc?
Margaret Cheng Tôi cho rằng kiến nghị mà tổ chức Y tế thế giới đưa ra là mang tính thực tiễn, và lời khuyên đó vẫn còn tính thời sự, đó là virus gây cúm vẫn còn nằm lẩn quất đâu đó trong đàn gà trong thời điểm hiện tại vì chưa có bằng chứng là virus này lan truyền từ người sang người. WHO tin là chúng ta có cửa sổ thoát nạn, đó là cần phải tiêu hủy toàn bộ gà để virus không có chỗ lẩn tránh hay lan truyền.(BBC)
Vậy có chuyện che dấu dịch bệnh tại nước này hay không?. Không, nếu theo phát biểu của Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, Bungaran Saragih:
Không hề có chuyện che dấu. Trong giới chuyên gia ở nước chúng tôi, đã có một cuộc tranh luận. Có chuyên gia nói rằng virus gây cúm gà là loại H5N1. Trong khi người khác lại nói rằng chưa có gì chứng minh cho chuyện này.
Ông Bungaran Saragih cho rằng đó chính là lý do tại sao Indonesia phải đợi cho đến khi có được bằng chứng trong tay.
Vì đây là loại dịch bệnh tương đối nghiêm trọng, ông nói thêm, cho nên nươc ông không muốn đưa ra kết luận vội vã, và phải hành động hết sức cẩn trọng.
Thái lan và Indonesia đã bị nhiều người coi là chậm chạp đưa ra phản ứng giải quyết dịch cúm gà.
Ngược lại VN đã được cộng đồng quốc tế ca ngợi là đã đưa ra phản ứng nhanh.
Vậy tại sao lại có cách giải quyết khác nhau như vậy. Liệu có tình trạng một vài nước trong vùng không chịu học bài học dịch Sars gần một năm trước đây hay không? Đài BBC đã hỏi bác sĩ Magaret Cheng, nhà báo phụ trách mục Sức Khỏe của tờ South China Morning Post:
Margaret Cheng Đối với những ai bị Sars rồi, họ nhận thức rằng không thể nào đặt chính trị lên trên sức khỏe của người dân. Thế còn đối với những chính phủ nào đó nghĩ rằng loan tin sẽ làm cho người dân hoảng sợ, tôi cho đây chính là vấn đề cần phải giải quyết trước, rồi sau mới đến dịch bệnh
BBC Thế thưa bà những chính phủ hành xử theo kiểu bao che như vậy họ cũng có điểm nào đúng chứ nhỉ?
Margaret Cheng Tôi đoán vậy, vì qua nhiều thế kỷ qua loài người đã hành xử theo kiểu thực ra lại làm lan truyền bệnh, mỗi khi họ phát hiện ra có dịch bệnh đang tấn công. Ví dụ như dịch hạch ở Luân đôn cả trăm năm trước đây, người dân tìm cách chạy trốn khỏi thành phố và chính như thế họ làm cho bệnh tật lan truyền ra vùng thôn quê. Vâng chính phủ nào cũng muốn người dân đưa ra phản ứng phù hợp, và có vẻ khó hơn khi chính phủ tìm cách ép người dân vào một công thức ứng xử chung nào đó / vì bao giờ người dân sẽ tìm cách bảo vệ họ trước. Tuy nhiên chính phủ cần phải nói cho người dân biết rằng tiếp xúc với gà có thể lây bệnh, nói được như thế là tương đối tốt rồi
BBC Có một điểm tương đối hay ở đây là VN và Trung Quốc là hai nước không thật dân chủ cho lắm thế nhưng có vẻ như hai nước này đã có hành động giải quyết dịch gà tương đối tốt hơn so với Thái lan và Indonesia? Bà nghĩ sao?
Margaret Cheng Vâng thật ra VN là trường hợp khá lý thú vì tại nước này người ta đã tìm ra virus Sars lần đầu tiên. Cố bác sĩ người Ý Carlo Urbani làm cho WHO phát hiện ra virus này, tuy nhiên thật đáng buồn là chính ông đã chết vì Sars. VN đã phản ứng tương đối tốt trong việc xử lý những người mắc bệnh Sars, kể cả khối người bị lây nhiễm nội bộ. Và họ có một hệ thống y tế công cộng khá tốt, cộng thêm với số dân có giáo dục khá, những điều như vậy đã giúp cho họ có thêm thuận lợi. Cạnh đó, VN cũng theo dõi lượng người nhiễm Sars khá chặt, do vậy họ đã phát hiện ra một số ca lây nhiễm đầu tiên, bắt đầu bằng một ca tử vong của trẻ em hồi tháng 10. Đó là hoàn cảnh mà VN tiếp xúc và phát hiện với Sars, rồi sau đó họ đã gửi mẫu cho WHO để xét nghiệm.
BBC Bà có cho rằng chuyện một số chính phủ đưa ra phản ứng chậm trước dịch cúm gà là còn có lý do kinh tế của nó hay không vì họ lo sợ rằng có thể tin này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến kinh tế, như cuộc khủng hoảng trong vùng 6 hay 7 năm về trước?
Margaret Cheng Vâng chắc chắn rồi. Chúng ta đang nói đến nguồn cung cấp protein duy nhất trên bàn ăn của nhiều người dân, không có gà hầu như không có bữa tối. Và chúng ta cũng có một số đông người với thu nhập phụ thuộc vào việc nuôi hay chế biến gà. Và tại vùng nông thôn ở một số quốc gia như Campuchia và Indonesia người dân rất nghèo, con gà trở thành lằn ranh mong manh giữa đói và no, thu nhập và thất thu. Nếu diệt gà để quản lý bệnh thì không khác nào sẽ đẩy nhiều người dân vào cảnh mất mát và tàn phá. Cách nào đi nữa thì đang có hiện tượng nhiều người dân trong vùng bị trói buộc vào cảnh chỉ có thua – và thua trở nên.
BBC Thế cuối cùng cách giải quyết như thế nào đây. Cần phải giải quyết tình trạng hoảng sợ nơi người dân trước, rồi diệt tận gốc virus cúm, hay làm cả hai thứ cùng một lúc?
Margaret Cheng Tôi cho rằng kiến nghị mà tổ chức Y tế thế giới đưa ra là mang tính thực tiễn, và lời khuyên đó vẫn còn tính thời sự, đó là virus gây cúm vẫn còn nằm lẩn quất đâu đó trong đàn gà trong thời điểm hiện tại vì chưa có bằng chứng là virus này lan truyền từ người sang người. WHO tin là chúng ta có cửa sổ thoát nạn, đó là cần phải tiêu hủy toàn bộ gà để virus không có chỗ lẩn tránh hay lan truyền.(BBC)