Theo ông Peter Horby, chuyên gia y tế phòng dịch của Tổ chức Y tế Thế giới có trụ sở tại Việt Nam thì chưa có bằng chứng là cầy hương tại Việt Nam có virus SARS.
Trong một cuộc nói chuyện với đài BBC, ông nói: "Hiện chúng tôi không có số liệu chính xác về một loài nào đó kể cả cầy hương tại Việt Nam có nguy cơ ủ virus bệnh Sars".
Ông cũng cho biết rằng chính phủ Việt Nam đã lập kế hoạch thành lập quỹ để nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài về khả năng lây lan Sars qua các loài động vật thế nhưng công việc này mới trong giai đoạn triển khai thôi chứ chưa được bắt đầu.
Có bằng chứng là cầy hương có thể bị nhiễm virus bệnh Sars, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng cầy hương là ổ bệnh Sars mà làm lây lan sang người.
Nói cách khác là câu hỏi về việc virus Sars lây từ người sang cầy hương hay từ cầy hương sang người vẫn còn chưa được làm rõ.
Ông Eric Coull, giám đốc Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã WWF tại Việt Nam cho BBC biết mặc dù có hoạt động buôn bán động vật hoang dã giữa Trung Quốc và Việt Nam thì hiện không thể có số liệu được bởi đa số là buôn lậu.
Ông Eric Coull cũng nói thêm rằng việc ăn động vật thú rừng đã và đang thành tập quán trong dân bởi họ cho là ăn thịt thú rừng sẽ tốt cho sức khỏe.
Cho nên mặc dù nhà chức trách có ra luật cấm ăn thịt thú rừng thì cũng rất khó xóa bỏ tập quán ăn thịt thú rừng này.
Ông Eric Coull cho hay trong cầy hương cũng có nhiều loài và có loài thuộc nhóm đang bị tiệt chủng và nếu người ta giết cầy hương hàng loạt và nhu cầu ăn cầy hương vẫn có thì điều đáng quan ngại là cầy hương sẽ bị tuyệt chủng. (BBC)
Trong một cuộc nói chuyện với đài BBC, ông nói: "Hiện chúng tôi không có số liệu chính xác về một loài nào đó kể cả cầy hương tại Việt Nam có nguy cơ ủ virus bệnh Sars".
Ông cũng cho biết rằng chính phủ Việt Nam đã lập kế hoạch thành lập quỹ để nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài về khả năng lây lan Sars qua các loài động vật thế nhưng công việc này mới trong giai đoạn triển khai thôi chứ chưa được bắt đầu.
Có bằng chứng là cầy hương có thể bị nhiễm virus bệnh Sars, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng cầy hương là ổ bệnh Sars mà làm lây lan sang người.
Nói cách khác là câu hỏi về việc virus Sars lây từ người sang cầy hương hay từ cầy hương sang người vẫn còn chưa được làm rõ.
Ông Eric Coull, giám đốc Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã WWF tại Việt Nam cho BBC biết mặc dù có hoạt động buôn bán động vật hoang dã giữa Trung Quốc và Việt Nam thì hiện không thể có số liệu được bởi đa số là buôn lậu.
Ông Eric Coull cũng nói thêm rằng việc ăn động vật thú rừng đã và đang thành tập quán trong dân bởi họ cho là ăn thịt thú rừng sẽ tốt cho sức khỏe.
Cho nên mặc dù nhà chức trách có ra luật cấm ăn thịt thú rừng thì cũng rất khó xóa bỏ tập quán ăn thịt thú rừng này.
Ông Eric Coull cho hay trong cầy hương cũng có nhiều loài và có loài thuộc nhóm đang bị tiệt chủng và nếu người ta giết cầy hương hàng loạt và nhu cầu ăn cầy hương vẫn có thì điều đáng quan ngại là cầy hương sẽ bị tuyệt chủng. (BBC)