Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận ca SARS đầu năm ở Trung Quốc sau khi Bộ Y tế nước này tuyên bố như vậy.
Quyết định giết cầy hương của Trung Quốc được đưa ra sau khi Bộ Y tế nước này xác nhận rằng trường hợp nghi nhiễm SARS ở Quảng Đông hồi cuối năm 2003 là bệnh thật.
Tuy nhiên, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội cho BBC biết rằng tổ chức này mới chỉ xác nhận rằng chính một con cầy hương nhiễm bệnh đã truyền cho người nhưng nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa loài cầy hương là ổ bệnh.
Quá trình tìm kiếm
Trước đó giới chức y tế Quảng Đông cho thông tấn xã AFP biết xét nghiệm một người đàn ông 32 tuổi cho thấy ông bị SARS.
Sáng nay, ông Trung Nam Sơn, giám đốc Viện Bệnh hô Hấp Quảng Châu nói trước một cuộc họp báo ở Hong Kong rằng bệnh nhân 32 tuổi này là một nhân viên truyền hình.
Vị giám đốc cũng cho hay rằng con virus SARS trong người bệnh mới nhất này hơi khác với các virus SARS được kiểm tra thấy lần trước.
Mối liên quan giữa cầy hương, một món thịt thú được ưa chuộng tại Trung Quốc được các nhà khoa học ở Hong Kong ghi nhận.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ gợi ý rằng có thể virus từ cầy hương truyền sang người chứ không nói cầy hương là nguyên nhân chắc chắn 100%.
Điều đáng nói là người bệnh ở Quảng Đông cho biết ông không hề ăn thịt thú rừng trước khi mắc bệnh nhưng nói là ông có sờ tay vào ít nhất là một con.
Như vậy đây là ca SARS đầu tiên kể từ tháng 7.2003, khi dịch bệnh được công bố đã kiểm soát trên toàn thế giới.
Tại Philipin, chính quyền cũng đang kiểm tra SARS một phụ nữ vừa từ Hong Kong trở về. Người này vốn làm nghề giúp việc ở Hong Kong và nay cả nhà bà bị kiểm tra sức khoẻ.
Quảng Đông là ổ bệnh?
Quảng Đông là nơi người ta tin rằng bệnh xuất phát, nhưng kể từ đó giới chức y tế đã ban hành các biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn.
Lúc đó tổng kết trên thế giới đã có hơn 1800 ca được ghi nhận và 774 người bị thiệt mạng.
Các cơ quan truyền thông các nơi đã liên tục phát đi những khuyến cáo giúp dân chúng ngăn ngừa bệnh SARS.
Căn bệnh gây hoảng sợ tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.
SARS không chỉ tác động đến y tế mà cả kinh tế nữa. Ngân hàng Phát triển Á châu ước đoán SARS đã gây thất thoát 28 tỉ đôla.
Biết nhiều hơn về SARS
Nay sau 6 tháng kể từ khi thế giới đã ngăn chặn được SARS, các nhà khoa học cũng biết nhiều hơn về loạI virút gây bệnh.
Giáo sư John Oxford thuộc đại học Luân Đôn cho biết SARS là một thí dụ nữa cho thấy virút có thể từ thú vật truyền qua con người với những hậu quả tàn khốc.
"Chúng ta biết được có những loại virút, không phải là virút cúm, nhưng những loại virút gây bệnh đường hô hấp có khả năng từ thú vật xâm nhập qua con người."
"Thí dụ như SARS có lẻ xuất phát từ loài cầy hương. Có những loại virút cũng có khả năng tương tự.”
Các nơi đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa các nhà khoa học bị nhiễm SARS trong lúc nghiên cứu về virút này.
Bác sĩ Xu Dacheng, trưởng bệnh viện Heping ở Đài Loan cho biết mọi người đề cao cảnh giác cao độ.
"Chúng tôi bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống kiểm tra thân nhiệt. Chúng tôi liên tục kiểm tra thân nhiệt của mọi người trong bệnh viện này."
"Bây giờ chúng tôi yêu cầu các nhân viên mang khẩu trang, và quần áo bảo hộ. Chúng tôi cũng yêu cầu dân chúng đến bệnh viện cũng nên mang khẩu trang.” (BBC)
Quyết định giết cầy hương của Trung Quốc được đưa ra sau khi Bộ Y tế nước này xác nhận rằng trường hợp nghi nhiễm SARS ở Quảng Đông hồi cuối năm 2003 là bệnh thật.
Tuy nhiên, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội cho BBC biết rằng tổ chức này mới chỉ xác nhận rằng chính một con cầy hương nhiễm bệnh đã truyền cho người nhưng nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa loài cầy hương là ổ bệnh.
Quá trình tìm kiếm
Trước đó giới chức y tế Quảng Đông cho thông tấn xã AFP biết xét nghiệm một người đàn ông 32 tuổi cho thấy ông bị SARS.
Sáng nay, ông Trung Nam Sơn, giám đốc Viện Bệnh hô Hấp Quảng Châu nói trước một cuộc họp báo ở Hong Kong rằng bệnh nhân 32 tuổi này là một nhân viên truyền hình.
Vị giám đốc cũng cho hay rằng con virus SARS trong người bệnh mới nhất này hơi khác với các virus SARS được kiểm tra thấy lần trước.
Mối liên quan giữa cầy hương, một món thịt thú được ưa chuộng tại Trung Quốc được các nhà khoa học ở Hong Kong ghi nhận.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ gợi ý rằng có thể virus từ cầy hương truyền sang người chứ không nói cầy hương là nguyên nhân chắc chắn 100%.
Điều đáng nói là người bệnh ở Quảng Đông cho biết ông không hề ăn thịt thú rừng trước khi mắc bệnh nhưng nói là ông có sờ tay vào ít nhất là một con.
Như vậy đây là ca SARS đầu tiên kể từ tháng 7.2003, khi dịch bệnh được công bố đã kiểm soát trên toàn thế giới.
Tại Philipin, chính quyền cũng đang kiểm tra SARS một phụ nữ vừa từ Hong Kong trở về. Người này vốn làm nghề giúp việc ở Hong Kong và nay cả nhà bà bị kiểm tra sức khoẻ.
Quảng Đông là ổ bệnh?
Quảng Đông là nơi người ta tin rằng bệnh xuất phát, nhưng kể từ đó giới chức y tế đã ban hành các biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn.
Lúc đó tổng kết trên thế giới đã có hơn 1800 ca được ghi nhận và 774 người bị thiệt mạng.
Các cơ quan truyền thông các nơi đã liên tục phát đi những khuyến cáo giúp dân chúng ngăn ngừa bệnh SARS.
Căn bệnh gây hoảng sợ tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.
SARS không chỉ tác động đến y tế mà cả kinh tế nữa. Ngân hàng Phát triển Á châu ước đoán SARS đã gây thất thoát 28 tỉ đôla.
Biết nhiều hơn về SARS
Nay sau 6 tháng kể từ khi thế giới đã ngăn chặn được SARS, các nhà khoa học cũng biết nhiều hơn về loạI virút gây bệnh.
Giáo sư John Oxford thuộc đại học Luân Đôn cho biết SARS là một thí dụ nữa cho thấy virút có thể từ thú vật truyền qua con người với những hậu quả tàn khốc.
"Chúng ta biết được có những loại virút, không phải là virút cúm, nhưng những loại virút gây bệnh đường hô hấp có khả năng từ thú vật xâm nhập qua con người."
"Thí dụ như SARS có lẻ xuất phát từ loài cầy hương. Có những loại virút cũng có khả năng tương tự.”
Các nơi đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa các nhà khoa học bị nhiễm SARS trong lúc nghiên cứu về virút này.
Bác sĩ Xu Dacheng, trưởng bệnh viện Heping ở Đài Loan cho biết mọi người đề cao cảnh giác cao độ.
"Chúng tôi bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống kiểm tra thân nhiệt. Chúng tôi liên tục kiểm tra thân nhiệt của mọi người trong bệnh viện này."
"Bây giờ chúng tôi yêu cầu các nhân viên mang khẩu trang, và quần áo bảo hộ. Chúng tôi cũng yêu cầu dân chúng đến bệnh viện cũng nên mang khẩu trang.” (BBC)