Cali Today News – Một bình luận gia bóng đá viết rằng lịch sử bóng đá Mỹ không thể nào viết lại mà không có tên tuổi của Carli Lloyd. Đúng thế, chính cô là người dẫn dắt đội tuyển Mỹ đi đến chức vô địch chiều nay, không những bằng một hattrick (chính Lloyd ghi ba bàn thắng) và còn tạo ra nguồn cảm hứng vô tận, tinh thần chiến đấu quyết liệt cho đội Mỹ, mà chính từ nguồn năng lượng cảm hứng siêu phàm đó, đội Mỹ đã làm một chuyện mà mọi người đều ngạc nhiên, điều bất ngờ: Đó chính là đè bẹp đội Nhật với tỷ số 4-0 chỉ ngay trong 16 phút đầu của trận chung kết.
Carli Lloyd đã trình diễn tài năng đa dạng của cô bằng những bàn thắng tổng hợp của nhiều kỹ thuật cá nhân, từ kỹ thuật đi bóng cá nhân, từ tốc độ đi bóng như tên bắn, từ khả năng giành đoạt bóng, từ kỹ thuật sút bóng,... đến kỹ thuật đánh đầu và sút bóng từ xa,... Cô đã thể hiện kỹ thuật siêu tuyệt, tốc độ kinh hoàng, sút mạnh khủng khiếp, quan sát khoảng trống thần sầu, phối hợp tấn công sắc bén,... Với tất cả những tài năng đó, cộng thêm một hattrick trong trận chung kết, khiến cô trở thành một người viết lại lịch sử, và tên tuổi của cô sẽ đi vào sử bóng đá, và sẽ trở thành huyền thoại như Maradona, Pele, Johan Cruyff,... của làng cầu phái nam.
Carli Lloyd là cầu thủ đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện một “hattrick” (ghi ba bàn thắng trong một trận) trong trận chung kết nữ và là cầu thủ nữ thứ hai của Mỹ đoạt giải quả bóng vàng (cầu thủ xuất sắc nhất giải) trong lịch sử World Cup nữ của Fifa.
Thật là bất ngờ khi Carli Lloyd, một cầu thủ gần như mờ nhạt trong vòng đầu của giải, lại lớn nhanh như “Phù Đổng Thiên Vương” trong mấy trận cuối cùng, và sút thủng lưới đối phương 6 bàn trong 7 trận, và trở nên bất trị trong trận chung kết với Nhật. Bí quyết nào làm thay đổi lột xác tài năng của Lloyd? Có hai yếu tố: Thứ nhất là quyết định của huấn luyện viên và thứ hai là cầu thủ đá cặp. Huấn luyện viên Jill Ellis đã đưa Morgan Brian vào hỗ trợ cho Carli Lloyd trong mấy trận sau này, và cô ta trở thành một cầu thủ tự do, không bị trói buộc vào một vị trí cố định trong đấu pháp, và từ đó cô trở thành một cổ pháo kinh hoàng và bất trị. Đặt đúng chỗ và phối hợp đúng người đã làm tài năng của Lloyd trở nên thăng hoa, lột xác. Trong bóng đá, yếu tố “cặp” này rất quan trọng như Platini và Tigana (Pháp) hay Van Basten và Rudd Gullit (Hòa Lan),... Yếu tố đồng điệu và ăn ý là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật thi đấu của một đội, của môn thi đấu tập thể, mà mất cái đó là mất nhiều lắm, nhiều khi còn hủy diệt các tài năng. Con mắt của huấn luyện viên Jill Ellis cũng thật là tinh đời.
Đội Mỹ tràn ngập niềm vui chiến thắng vô địch sau 16 năm mong đợi.
Sự bung nổ tài năng của Carli Lloyd làm cho huấn luyện viên cũ của cô tại Rutgers, là Glenn Crooks, cũng trợn mắt ngạc nhiên. Glenn Crooks xem cô đấu và trợn tròn mắt: “Điên thật! Ở tuổi 32, cô càng xuất sắc hơn”.
Có một điều đáng nói khác về tư cách của Carli Lloyd là sự kính trọng đối với “đàn chị”. Ai cũng biết là Abby Wanbach là ngôi sao đàn chị của Carli Lloyd, và là người đã từng đưa đội tuyển Mỹ đến những đỉnh cao danh vọng trong quá khứ, dù rằng bây giờ Wambach là một “con ngựa già” không còn phong độ nữa. Thế nhưng khi Abby Wambach vào sân, siêu sao mới Carli Lloyd bày tỏ sự kính trọng đối với Wambach bằng cách tháo băng đội trưởng của mình và trân trọng trao cho “đàn chị” Wambach, một huyền thoại của bóng đá Mỹ.
Cách cư xử và tôn trọng đàn anh, đàn chị của Carli Lloyd càng làm tăng giá trị nhân cách của Lloyd, chứ không phải lòng tự cao và kiêu ngạo. Trên sân cỏ, nhiều khi chúng ta lại tìm thấy những bài học đạo đức trong đời thường.
Một điều ngạc nhiên đáng khâm phục khác là một số bình luận gia cho rằng đội Mỹ bây giờ xuất sắc hơn đội tuyển vô địch thời 1991 hay 1999, thế nhưng Carli Lloyd cho rằng mỗi đội có giá trị riêng trong hoàn cảnh khác nhau và không thể so sánh như thế. Tư cách và đạo đức, sự khiêm nhường và tôn trọng những huyền thoại cũ của Lloyd và những cầu thủ Mỹ bây giờ cũng là điều đáng trân trọng.
Dường như tài năng và nhân cách của các tuyển thủ trong đội bóng bay giờ thật đáng qúy, bởi đó là những trí thức trên sân cỏ, vì hầu hết họ là những sinh viên của các trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ như UC Los Angeles, Stanford,...
Đó là những chiến thắng không có bàn thắng hay tỷ số trên sân cỏ.
Họ giống như những Samurai không hề chấp nhận thất bại, và vẫn quyết liệt chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, đến khi thân mình phơi áo trên sân, nhưng ý chí vẫn còn chiến đấu. Đội Nhật đã thắng trong tư cách hùng hồn của một đội bại trận. Phải chăng đó là tư cách mang giòng chữ “made in Japan”, mà ngày nay trở thành một nhãn hàng hiệu trên thế giới.
Nhìn lối chơi của đội Mỹ trong trận đè bẹp đội Nhật 5-2 trong trận chung kết khiến tôi nhớ đến lối chơi tổng lực của đội bóng màu da cam năm nào với Marco Van Basten, Rudd Gullit, hay trước đó với Johan Cruyff, mà người tạo ra tư tưởng bóng đá tổng lực chính là Rinus Michels.
Đội tuyển nữ của Mỹ trong trận chung kết hạ gục đội Nhật 5-2 chiều nay mang lại cho tôi cái cảm giác bóng đá “total football” (bóng đá tổng lực) mà chính tôi đã từng khao khát để chứng kiến gần 30 năm nay, kể từ thập niên 1970.
Trong lúc thế giới bóng đá nam hiện nặng về phòng thủ và phòng thủ phản công, thì bóng đá nữ của Mỹ đi chiều ngược lại, ít nhất qua trận đấu chung kết hôm nay. Các cô gái tài hoa, học thức và xinh đẹp của Mỹ đang khai dòng, tái hiện một thứ bóng đá mà lâu nay bị mất trên hành tinh của mình. Chính các cô gái đó đã thể hiện một tư tưởng bóng đá tự nhiên, thơ dại, chơi bóng với tất cả đam mê, tất cả nhiệt tình, tất cả sức lực, tận cùng tài năng, và tất cả 11 cầu thủ trên sân chỉ có một điểm nhắm đến là bắn phá khung thành đối phương một cách ào ạt, vũ bão, như những cơn sóng thần cuồn cuộn vào mùa biển động…
Cám ơn Carli Lloyd đã mang lại cho tôi một cảm giác lạ lùng, choáng váng và bất ngờ vào chiều nay.
Trong cơn cuồng nộ, dâng tràn, tinh hoa phát tiết và bùng vỡ tài năng đó của đội tuyển nữ Mỹ, thì ở một góc khác, tôi cũng cảm phục và ngưỡng mộ thái độ, cách chống đỡ, tư cách và cá tính của đội Nhật.
Họ bình tĩnh chống đỡ và tìm cách vươn lên một cách mẫn cán, trong thế trận bị tràn ngập và bị đè bẹp, nhưng những cô gái Á châu đó không hề có tâm lý đầu hàng, không chịu khuất phục, hay nãn chí,... Họ cùng nhau và siết chặt tay đề cùng vượt qua chính mình, vẫn kiên trì chống đỡ và phản công từng đợt... dù rất yếu ớt. Một đội quyết tâm cùng nhau chiến thắng mình và vượt lên một cách không mặc cảm, và họ đã thành công khi thu ngắn dần cách biệt từ 0-4, đến 1-4, và đến 2-4.
Nếu nói đội Mỹ đá hay đến xuất thần, thì cũng phải thừa nhận rằng đội Nhật đã “thua trong hương khói vẻ vang”. Những giọt nước mắt tràn ngập (nhất là của thủ môn Nhật) sau khi thua trận của các cô gái Á châu sau trận đấu làm nước mắt tôi tuôn chảy.
Những cô gái Nhật nhỏ nhắn, thấp, nhưng họ đã cho thấy một ý chí sắt đá và siêu phàm. Họ đã chiến đấu với tất cả sức mạnh của từng tế bào, và nhiều khi vọp bẻ trên sân,...
Họ giống như những Samurai không hề chấp nhận thất bại, và vẫn quyết liệt chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, đến khi thân mình phơi áo trên sân, nhưng ý chí vẫn còn chiến đấu.
Đội Nhật đã thắng trong tư cách hùng hồn của một đội bại trận. Phải chăng đó là tư cách mang giòng chữ “made in Japan”, mà ngày nay trở thành một nhãn hàng hiệu trên thế giới.
Nếu tôi vui mừng với đội Mỹ, và bày tỏ sự ngưỡng một với Carli Lloyd, Holiday, Morgan, Solo Hope,... thì tôi cũng ngưỡng mộ không kém cái cách mà đội Nhật đã chiến đấu và cái cách mà họ thất bại...
Kẻ thắng và người thua đều đáng được ngưỡng mộ!
Chiều nay, tôi đã khóc nhiều lần, và không biết bao lần xúc động với đội Mỹ và bao lần xúc động với đội Nhật.
Tôi bị cảm giác của một “nhân cách kép” – yêu đội bóng của quê hương mới – đội Mỹ, nhưng rất mến một đội Nhật của Á Châu, những cô gái nhỏ con, có nét mặt ngây thơ, nhưng tràn đầy ý chí...
Đội nào thua tôi cũng đều buồn.
Nhưng, chiều nay, với tôi, cả hai đội đều chiến thắng. Đội Mỹ thắng tỷ số và đoạt cúp, nhưng đội Nhật đã chiến thắng trong tư cách của một kẻ bại trận...
Đội Nhật như một con ngựa ô cất cao tiếng hí vang và trở thành bất bại trong suốt vòng 1, trong trận tứ kết, trong trận bán kết, và đã ngã qụy trong trận cuối cùng một cách không khoan nhượng trước một đội Mỹ đá hay đến xuất thần...
Nếu đội Mỹ giữ được phong độ này thì chắc chắn họ không có đối thủ trong thời gian tới.
Cám ơn hai đội vì từ lâu bóng đá đã mất đi nhiều vẻ đẹp của một trường phái tấn công vũ bão và đầy kỹ thuật trong một trận cầu với nhiều bàn thắng và tràn đầy cảm giác. Trận cầu Mỹ – Nhật hôm nay đã khơi lại điều đẹp và xúc động, không khí quyến rũ và thu hút vô tận của bóng đá.
Và với trận đấu đẹp đến mức ngoài sức tưởng tượng này, đội tuyển Mỹ sẽ gây hứng thú cho hàng chục triệu cô gái trẻ trong các trường học, và tương lai bóng đá Mỹ chắc chắn sẽ... chấp cánh bay xa... Rồi sẽ có biết bao em học sinh trung tiểu học của Mỹ treo trên tường hình ảnh của Carli Lloyd, và xem cô là thần tượng. Rồi mai này, sẽ biết bao Carli Lloyd khác sẽ xuất hiện!
Cám ơn hai đội, cám ơn bóng đá, vì từ lâu lắm tôi mới hưởng được một buổi chiều bóng đá đẹp như từ trong thần thoại.
(Nguồn: Cali Today News)