Kết thúc buổi Phụng Vụ hôm Chúa Nhật 30 tháng Mười Một, tại nhà thờ chính tòa Thánh George, để mừng kính Lễ Thánh Anrê, trước khi ký tuyên bố chung, Đức TP Đại Kết Báctôlômêô I đã đọc bài diễn văn sau đây:
Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người anh em yêu quí trong Chúa Kitô, giám mục của Rôma Cựu Trào
Chúng tôi dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi lời tôn vinh và ngợi khen vì đã coi chúng tôi xứng đáng được hưởng niềm vui khôn tả và vinh dự đặc biệt có được sự hiện diện đích thân tại dây của Đức Giáo Hoàng nhân dịp năm nay chúng tôi cử hành lễ kính đầy thánh thiện vị Tông Đồ được gọi đầu tiên là Thánh Anrê, người đã sáng lập ra Giáo Hội của chúng tôi bằng lời giảng dạy. Chúng tôi sâu xa biết ơn Đức Giáo Hoàng đã dành cho chúng tôi hồng phúc hiện diện giữa chúng tôi, cùng với đoàn tùy tùng đáng kính của ngài. Chúng tôi xin hết lòng và đầy vinh dự đón tiếp ngài, sốt sắng ngỏ với ngài lời chào kính bình an và yêu thương “ơn sủng cho ngài và bình an từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 1:7). “Vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2Cor 5:14).
Chúng tôi vẫn còn nhớ như in trong lòng cuộc hội ngộ của chúng tôi vói Đức Giáo Hoàng ở Đất Thánh trong cuộc hành hương chung tại chính nơi người tiên phong của đức tin ta đã sinh ra, đã sống, đã giảng dạy, chịu đau khổ, sống lại và lên trời cũng như biết ơn tưởng niệm biến cố có tính lịch sử của cuộc hội ngộ tại đó của các vị tiền nhiệm của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Cố TP Đại Kết Athenagoras. Kết quả cuộc hội ngộ của các ngài tại Thành Thánh 50 năm trước đây đã làm dòng lịch sử thực sự đổi chiều: các hành trình song song và đôi khi kình chống nhau của các Giáo Hội chúng ta đã gặp nhau trong viễn kiến chung muốn khôi phục sự hợp nhất đã mất; tình yêu lạnh nhạt giữa chúng ta đã được hâm nóng, trong khi ước nguyện của chúng ta đã được khuyến khích muốn làm mọi sự trong khả năng để sự hiệp thông của chúng ta trong cùng một đức tin và trong cùng một chén thánh có thể diễn ra. Nhờ thế, con đường Emmaus đã rộng mở trước mặt ta, một con đường có thể khá dài và đôi lúc gập ghềnh, nhưng không thể nào đảo ngược được, với Chúa làm bạn đồng hành, cho tới lúc Người tự mạc khải cho ta “khi bẻ bánh” (Lc 24:35).
Con đường đó từ đấy đã được bước theo và hiện còn được bước theo bởi tất cả những ai kế nhiệm các vị lãnh đạo được linh hứng này, qua việc thiết lập, tận tụy dấn thân và ủng hộ cuộc đối thoại yêu thương và sự thật giữa các Giáo Hội chúng ta hòng cất bỏ cả một thiên niên kỷ không biết bao nhiêu gánh nặng chồng chất lên các mối liên hệ của chúng ta. Cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại rất thích đáng đối với bạn bè chứ không phải địch thủ như những ngày xa xưa, bao lâu chúng ta còn thành thực tìm cách biện phân đúng đắn giữa lời nói của sự thật và việc tôn trọng nhau như anh em.
Trong bầu không khí như thế do các vị tiền nhiệm đã nói trên tạo ra liên quan tới hành trình chung của chúng ta, chúng tôi cũng xin thân ái chào đón Đức Giáo Hoàng như người đem tình yêu của Thánh Phêrô tới cho anh trai của ngài là Thánh Anrê mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Phù hợp với một tập quán thánh thiện đã thành hình và được tuân giữ trong mấy thập niên qua bởi cả hai Giáo Hội Cựu và Tân Rôma, các phái đoàn chính thức tới thăm viếng lẫn nhau nhân dịp lễ quan thầy của nhau nhằm dùng cách này, đồng thời cũng chứng tỏ được mối liên kết huynh đệ giữa hai vị tông đồ anh em, những vị đã nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tin Người là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế. Các vị Tông đồ này thông truyền đức tin vừa nói cho các Giáo Hội được các vị thành lập bằng lời rao giảng của mình và thánh hóa chúng bằng việc tử đạo của các vị. Đức tin này cũng đã cùng được trải nghiệm và phát biểu thành tín lý do các Giáo Phụ của chúng ta, những vị đã từ Đông qua Tây tụ họp nhau trong các công đồng chung, để tín lý này lại cho các Giáo Hội của chúng ta làm nền tảng không thể lung lay cho sự hợp nhất của chúng ta. Chính đức tin này, đức tin mà chúng ta đã cùng nhau duy trì ở cả Đông lẫn Tây trong suốt một thiên niên kỷ, là đức tin chúng ta được mời gọi lấy làm căn bản cho sự hợp nhất của chúng ta ngõ hầu “nhờ cùng một lòng một trí” (Pl 2:2), ta cùng với Thánh Phaolô “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3:13).
Dù sao, Thưa Đức Giáo Hoàng và là người anh em thân yêu, bổn phận của chúng ta chắc chắn chưa chấm dứt trong quá khứ, trái lại đang trải dài tới tương lai, nhất là trong thời đại ta. Vì trung thành với quá khứ nào có giá trị chi nếu việc này không biểu thị một điều gì đó cho tương lai? Nào có ích chi khi huênh hoang về những điều đã nhận được nếu những điều này không diễn dịch thành sức sống cho nhân loại và thế giới ngày nay và Giáo Hội được mời gọi vững nhìn vào không hẳn là hôm qua mà là hôm nay và ngày mai. Giáo Hội không hiện hữu vì chính mình, mà hiện hữu vì thế giới và vì nhân loại.
Cho nên, khi hướng cái nhìn của ta vào hôm nay, ta không tránh khỏi việc quan tâm tới ngày mai. “Bên ngoài phải chiến đấu, bên trong phải lo sợ” (2Cor 7:5). Lời thừa nhận của Thánh Phaolô đối với thời đại của ngài chắc chắn cũng vẫn có giá trị đối với cả chúng ta ngày nay nữa. Thực thế, ngay lúc chúng ta đang bận bịu với các tranh chấp của riêng chúng ta, thì thế giới vẫn phải trải nghiệm niềm lo sợ phải sống còn ra sao, niềm lo âu đối với ngày mai. Làm sao nhân loại có thể sống còn khi hiện nay nó bị tan nát vì chia rẽ, tranh chấp và hận thù, thường nhân danh cả Thiên Chúa nữa? Làm sao có thể phân chia của cải thế giới một cách công bình hơn ngõ hầu nhân loại ngày mai tránh được cảnh nô lệ đáng ghét nhất chưa hề có trong lịch sử? Thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng thứ hành tinh nào khi con người hôm nay đang tàn phá nó một cách không thương xót và bất khả đảo ngược chỉ vì tham lam?
Ngày nay, nhiều người đặt hy vọng vào khoa học; người khác đặt nó vào chính trị; cũng có người đặt nó vào kỹ thuật. Ấy thế nhưng đâu có thứ nào trong số này có thể bảo đảm được tương lai, trừ khi nhân loại chấp nhận sứ điệp hòa giải, yêu thương và công lý; chấp nhận sứ mệnh ôm hôn người khác, người xa lạ, và cả kẻ thù nữa. Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội đã công bố và thực hành giáo huấn này đầu tiên, buộc phải là người đầu tiên áp dụng giáo huấn này “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17:21). Đây chính là lý do tại sao con đường tiến tới hợp nhất càng khẩn thiết hơn bao giờ hết đối với những ai kêu cầu danh Đấng Tạo Hòa Bình vĩ đại. Đây chính là lý do tại sao trách nhiệm của ta trong tư cách Kitô hữu lại lớn lao như thế trước mặt Thiên Chúa, nhân loại và lịch sử.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Cho tới nay, ngài mới chỉ nắm giữ tay lái con thuyền Giáo Hội của ngài trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng thời gian ngắn ngủi này đủ chứng tỏ cho lương tâm con người thời nay thấy ngài là sứ giả của yêu thương, hòa bình và hoà giải. Ngài giảng dạy bằng lời nói, nhưng trên hết và vượt trên mọi sự, ngài đang thi hành thừa tác vụ cao cả của ngài bằng sự đơn sơ, khiêm nhường và yêu thương đối với mọi người. Ngài gợi tin tưởng nơi những người hoài nghi, hy vọng nơi những người thất vọng, hoài mong nơi những người mong thấy một Giáo Hội biết chăm sóc mọi người. Hơn nữa, ngài còn đem lại cho các anh chị em Chính Thống Giáo của ngài nguyện ước này: trong thời ngài cai quản, việc xích lại gần nhau của hai Giáo Hội vĩ đại cổ xưa sẽ tiếp tục được thiết lập trên các nền tảng vững chắc của truyền thống chung của chúng ta, một truyền thống luôn duy trì và thừa nhận trong hiến chế Giáo Hội tính tối thượng của yêu thương, của danh dự và của phục vụ bên trong khuôn khổ hợp đoàn, ngõ hầu “đồng thanh và đồng tâm” ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và tình yêu Người tuôn đổ trên thế giới.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Giáo Hội Constantinople, mà, hôm nay, lần đầu tiên, được đón tiếp ngài bằng một tình yêu và danh dự nồng ấm cũng như sự biết ơn tự đáy lòng, vốn mang trên vai mình một di sản nặng nề, nhưng cũng là một trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai. Trong Giáo Hội này, qua thứ bậc được các Công Đồng Chung thiết lập, Chúa Quan Phòng đã trao cho trách nhiệm phối hợp và nói lên sự nhất trí của Các Giáo Hội Chính Thống địa phương rất thánh thiện. Trong bối cảnh trách nhiệm này, chúng tôi đã tận lực làm việc để chuẩn bị cho Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của Giáo Hội Chính Thống, là Công Đồng, đã đuợc quyết định, sẽ họp ở đây, nếu Chúa muốn, vào năm 2016. Lúc này đây, các ủy ban thích hợp đang sốt sắng làm việc để chuẩn bị cho biến cố vĩ đại này trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống, vì sự thành công của nó, chúng tôi xin ngài cầu nguyện cho. Chẳng may, việc hiệp thông Thánh Thể giữa các Giáo Hội của chúng ta, vốn bị gián đoạn cả hàng nghìn năm nay, chưa cho phép việc triệu tập một Đại Công Đồng Chung hỗn hợp. Chúng ta hãy cầu nguyện để một khi việc hiệp thông trọn vẹn đã được phục hồi, ngày ý nghĩa và đặc biệt này sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, cho tới ngày diễm phúc ấy, việc tham dự hỗ tương vào đời sống công đồng của nhau sẽ được phát biểu qua việc tham dự của các quan sát viên, như hiện nay chúng tôi được chứng kiến việc ngài ân cần mời chúng tôi tham dự các Thượng Hội Đồng trong Giáo Hội của ngài thế nào, thì chúng tôi hy vọng việc ấy cũng xẩy ra như thế khi, với ơn Chúa, Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của chúng tôi trở thành một thực tại.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Các thách thức do các hoàn cảnh hiện nay đặt ra cho các Giáo Hội của chúng ta đòi chúng ta phải vượt lên trên việc chỉ nhìn vào mình ngõ hầu có thể đương đầu với chúng bằng một mức độ hợp tác cao nhất. Chúng ta không còn thứ xa xỉ cho phép mình hành động riêng rẽ nữa. Những kẻ bách hại Kitô hữu ngày nay không hỏi các nạn nhân của chúng thuộc Giáo Hội nào. Sự hiệp nhất khiến chúng ta lo âu này, đáng tiếc thay, đang diễn ra tại một số vùng trên thế giới qua việc đổ máu của các tử đạo. Cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay ta tới con người thời ta; cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay của Đấng, chỉ một mình Người mới cứu được nhân loại bằng Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Với các ý tưởng và tâm tình trên, một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ niềm hân hoan và lời cám ơn của chúng tôi vì sự hiện diện của ngài tại đây, thưa Đức Giáo Hoàng, ngay lúc chúng ta cầu xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của vị Tông Đồ được gọi đầu tiên và là anh của vị đứng đầu các Tông Đồ là Phêrô, xin Người che chở Giáo Hội của Người và hướng dẫn Giáo Hội tới việc chu toàn thánh ý Người.
Thưa người anh em thân yêu, xin chào mừng người anh em giữa chúng tôi!
Diễn văn đáp từ của Đức GH Phanxicô trước khi ký tuyên bố chung
Khi còn là TGM của Buenos Aires, tôi thường tham dự việc cử hành Phụng Vụ Thánh của các cộng đồng Chính Thống tại đó. Hôm nay, Chúa ban cho tôi ơn đặc biệt được hiện diện trong Nhà Thờ Thượng Phụ Thánh George tham dự việc cử hành Lễ Thánh Tông Đồ Anrê, vị được gọi đầu tiên và là anh trai của Thánh Phêrô, và là Thánh Quan Thầy của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.
Gặp nhau, thấy nhau mặt đối mặt, trao đổi vòng tay hòa bình và cầu nguyện cho nhau tất cả đều là những khía cạnh chủ yếu trong cuộc hành trình của ta hướng tới việc phục hồi hiệp thông trọn vẹn. Tất cả những điều này đi trước và luôn đồng hành với khía cạnh chủ yếu khác của cuộc hành trình, đó là , cuộc đối thoại thần học. Dù sao, cuộc đối thoại chân chính nào cũng là một cuộc gặp gỡ giữa những con người có một cái tên, một khuôn mặt, một quá khứ, chứ không chỉ là cuộc gặp nhau giữa các ý niệm.
Điều trên đặc biệt đúng đối với các Kitô hữu chúng ta, vì đối với chúng ta, sự thật chính là con người Chúa Giêsu Kitô. Gương sáng của Thánh Anrê, người đã cùng với một môn đệ khác chấp nhận lời mời của Thầy Chí Thánh “Hãy đến mà xem” và “đã ở lại với Người hôm đó” (Ga 1:39), cho ta thấy một cách hiển nhiên rằng đời sống Kitô hữu là một trải nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ có tính biến đổi với Đấng yêu thương ta và muốn cứu vớt ta. Thêm nữa, sứ điệp Kitô Giáo được truyền bá là nhờ những con người nam nữ yêu thương Chúa Kitô, và không thể không chuyển giao niềm vui được yêu thương và cứu rỗi. Một lần nữa, ở đây, gương sáng của Thánh Tông Đồ Anrê quả có tính giáo huấn. Sau khi theo Chúa Giêsu tới nhà Người và ở lại với Người, Thánh Anrê “đầu tiên đi kiếm em trai mình là Phêrô, và nói với em: ‘bọn anh đã tìm thấy Đấng Mêxia’ (nghĩa là Đấng Kitô). Ông đem Phêrô tới với Chúa Giêsu” (Ga 1:40-42). Như thế, điều rõ ràng là ngay cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu cũng không thể bỏ qua thứ luận lý học của cuộc hội ngộ bản thân được.
Không phải là chuyện tình cờ khi con đường hòa giải và hòa bình giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo, xét về một vài phương diện, đã được mở ra nhờ một cuộc gặp gỡ, một cuộc ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là TP Đại Kết Athenagoras và Đức GH Phaolô VI tại Giêrusalem cách nay 50 năm. Đức Thượng Phụ và bản thân tôi từng mong muốn kỷ niệm giờ phút ấy khi chúng ta gặp nhau gần đây tại cùng một thành phố nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã chết và sống lại.
Thật là một trùng hợp tốt lành, khi cuộc thăm viếng của tôi diễn ra chỉ mấy ngày sau ngày kỷ niệm lần thứ 50 việc công bố văn kiện Unitatis Redintegratio, tức sắc lệnh của Công Đồng Vatican II về Sự Hợp Nhất Kitô Giáo. Đây là văn kiện nền tảng mở ra nhiều ngả đường mới giúp người Công Giáo gặp gỡ các anh chị em của mình trong các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội khác.
Trong Sắc Lệnh trên, Giáo Hội Công Giáo đặc biệt thừa nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống “có các bí tích chân thực, nhất là, nhờ tông truyền, (họ có) chức linh mục và phép Thánh Thể, qua đó, họ vẫn liên kết với chúng ta một cách thân mật gần gũi nhất” (số 15). Sắc Lệnh tiếp tục quả quyết rằng để trung thành gìn giữ sự viên mãn của truyền thống Kitô Giáo và để đem việc hòa giải giữa các Kitô hữu Đông và Tây đến chỗ thành toàn, điều quan trọng nhất là phải duy trì và hỗ trợ gia sản phong phú của các Giáo Hội Đông Phương. Điều này không chỉ liên quan tới nền phụng vụ và các truyền thống linh đạo của các Giáo Hội này, mà cả kỷ luật Giáo Hội của họ nữa, vốn do các Giáo Phụ và các Công Đồng qui định, nhằm điều hướng sinh hoạt của các Giáo Hội này (xem các số 15-16).
Tôi tin rằng điều quan trọng là phải tái khẳng định việc tôn trọng nguyên tắc trên làm điều kiện chủ yếu, được cả đôi bên chấp nhận, cho việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này phải tùng phục bên kia, hay phải hòa nhập vào bên kia. Mà đúng hơn, có nghĩa chào đón mọi ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi bên, nhờ thế chứng minh cho cả thế giới thấy mầu nhiệm vĩ đại của ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua Chúa Thánh Thần. Tôi muốn bảo đảm với từng qúy vị hiện diện tại đây rằng để đạt được mục tiêu hợp nhất trọn vẹn hằng mong muốn xưa nay, Giáo Hội Công Giáo không có ý định áp đặt bất cứ điều kiện nào ngoài việc cùng nhau tuyên xưng đức tin. Ngoài ra, tôi xin thêm điều này: dưới sự soi sáng của giáo huấn Thánh Kinh và khinh nghiệm của đệ nhất thiên niên kỷ, chúng tôi sẵn sàng cùng nhau tìm kiếm các phương thức trong đó chúng tôi có thể bảo đảm sự hợp nhất rất cần thiết của Giáo Hội trong các hoàn cảnh hiện nay. Điều được Giáo Hội Công Giáo ước ao hiện nay và là điều mà tôi, trong tư cách giám mục Rôma, “Giáo Hội chủ trì trong bác ái”, đang tìm kiếm là sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Việc hiệp thông này luôn luôn là kết quả của một tình yêu “được đổ vào lòng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (xem Rm 5:5), một tình yêu huynh đệ nói lên sợi dây nối kết thiêng liêng và siêu việt vốn kết hợp chúng ta như những môn đệ của Chúa.
Trong thế giới ngày nay, nhiều tiếng nói đã được cất lên mà chúng ta không thể làm ngơ; những tiếng nói này đang khẩn khoản yêu cầu các Giáo Hội chúng ta sống sâu sắc căn tính của mình như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
Tiếng nói đầu tiên trong các tiếng nói này là tiếng nói của người nghèo. Trên thế giới, đang có quá nhiều người đàn ông và đàn bà đau khổ vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thất nghiệp gia tăng, vì thanh thiếu niên của họ càng ngày càng thất nghiệp đông hơn, và vì càng ngày họ càng bị loại ra khỏi xã hội nhiều hơn. Những sự kiện này nhất định sẽ gia tăng các hoạt động tội ác, thậm chí cả việc tuyển dụng các người khủng bố nữa. Chúng ta không thể tiếp tục dửng dưng trước tiếng kêu của anh chị em chúng ta. Những người này không những đang xin ta trợ giúp vật chất, là điều rất cần trong một số hoàn cảnh nào đó, nhưng trên hết, họ còn yêu cầu ta giúp đỡ để họ bảo vệ phẩm giá con người nhân bản của họ nữa, ngõ hầu họ tìm được năng lực tinh thần để một lần nữa trở thành những người chủ đạo trong chính cuộc sống họ. Họ yêu cầu ta đấu tranh, dưới ánh sáng Tin Mừng, chống lại các nguyên nhân cơ cấu gây ra nghèo đói: bất bình đẳng, thiếu việc làm và nhà ở xứng đáng, và việc chối bỏ quyền lợi của họ trong tư cách thành viên của xã hội và trong tư cách người lao động. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi cùng nhau loại bỏ thứ hoàn cầu hóa dửng dưng xem ra đang thống trị khắp nơi, đồng thời xây dựng nền văn minh mới của tình yêu và liên đới.
Lời kêu cứu thứ hai xuất phát từ các nạn nhân của tranh chấp tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu cứu này rõ mồn một ngay tại đây, vì một số quốc gia quanh đây đang mang thương tích vì một cuộc chiến tranh phi nhân và dã thú. Tước mất hòa bình của một dân tộc, phạm mọi hành vi bạo tàn, hay thuận tình với các hành vi này, nhất là nhắm vào những người yếu thế nhất, ít ai bảo vệ nhất, là một tội hết sức nặng chống lại Thiên Chúa, vì điều này cho thấy một sự khinh bỉ đối với hình ảnh Thiên Chúa vốn hiện hữu trong con người. Tiếng kêu than của các nạn nhân này thúc giục ta bước nhanh trên con đường hòa giải và hiệp thông giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Thực vậy, làm sao ta có thể công bố sứ điệp hòa bình phát xuất từ Chúa Kitô một cách khả tín, nếu vẫn còn thù nghịch và bất đồng giữa chúng ta với nhau (xem Đức GH Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 77)?
Tiếng kêu than thứ ba đang thách thức chúng ta là tiếng than của giới trẻ. Ngày nay, thảm hại thay, có quá nhiều người trẻ nam cũng như nữ đang sống trong vô hy vọng, bị khuất phục bởi bất tín và nhẫn nhục. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đương thịnh, nhiều người trẻ chỉ tìm hạnh phúc bằng cách chiếm hữu của cải vật chất và thoả mãn các xúc cảm mau qua của họ. Các thế hệ mới sẽ chẳng bao giờ hái lượm được sự khôn ngoan đích thực và giữ cho hy vọng của mình sống động nếu chúng ta thiếu khả năng biết trân qúy và chuyển tải cho họ một nền nhân bản chân chính vốn phát xuất từ Tin Mừng và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội. Chính người trẻ ngày nay đang tha thiết yêu cầu ta phải tiến bộ trên đường hiệp thông hoàn toàn. Tôi nghĩ tới nhiều người trẻ Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản đến với nhau trong các buổi gặp gỡ do Cộng Đồng Taizé tổ chức. Họ làm việc này không hẳn vì không biết gì tới các dị biệt vẫn còn đang phân rẽ chúng ta, nhưng vì họ có khả năng nhìn quá bên kia các dị biệt này; họ có khả năng nắm lấy điều chủ yếu và điều vẫn liên kết chúng ta với nhau.
Thưa Đức Thượng Phụ, chúng ta đã đang đứng trên con đường dẫn tới hiệp thông trọn vẹn và chúng ta đã cảm nghiệm được các dấu hiệu hùng hồn của một sự kết hợp chân chính, tuy vẫn còn bất toàn. Điều này khiến chúng ta được an tâm và được khích lệ tiếp tục dấn bước trên con đường này. Chúng ta chắc chắn rằng dọc con đường này, chúng ta được trợ giúp bằng lời cầu bầu của Thánh Tông Đồ Anrê và em của ngài là Thánh Phêrô, mà theo truyền thống, vốn là hai vị sáng lập ra các Giáo Hội Constantinople va Rôma. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta hồng phúc hợp nhất trọn vẹn, và khả năng biết tiếp nhận nó vào đời sống ta. Ta đừng bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.
Kính thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người anh em yêu quí trong Chúa Kitô, giám mục của Rôma Cựu Trào
Chúng tôi dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi lời tôn vinh và ngợi khen vì đã coi chúng tôi xứng đáng được hưởng niềm vui khôn tả và vinh dự đặc biệt có được sự hiện diện đích thân tại dây của Đức Giáo Hoàng nhân dịp năm nay chúng tôi cử hành lễ kính đầy thánh thiện vị Tông Đồ được gọi đầu tiên là Thánh Anrê, người đã sáng lập ra Giáo Hội của chúng tôi bằng lời giảng dạy. Chúng tôi sâu xa biết ơn Đức Giáo Hoàng đã dành cho chúng tôi hồng phúc hiện diện giữa chúng tôi, cùng với đoàn tùy tùng đáng kính của ngài. Chúng tôi xin hết lòng và đầy vinh dự đón tiếp ngài, sốt sắng ngỏ với ngài lời chào kính bình an và yêu thương “ơn sủng cho ngài và bình an từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 1:7). “Vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2Cor 5:14).
Chúng tôi vẫn còn nhớ như in trong lòng cuộc hội ngộ của chúng tôi vói Đức Giáo Hoàng ở Đất Thánh trong cuộc hành hương chung tại chính nơi người tiên phong của đức tin ta đã sinh ra, đã sống, đã giảng dạy, chịu đau khổ, sống lại và lên trời cũng như biết ơn tưởng niệm biến cố có tính lịch sử của cuộc hội ngộ tại đó của các vị tiền nhiệm của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Cố TP Đại Kết Athenagoras. Kết quả cuộc hội ngộ của các ngài tại Thành Thánh 50 năm trước đây đã làm dòng lịch sử thực sự đổi chiều: các hành trình song song và đôi khi kình chống nhau của các Giáo Hội chúng ta đã gặp nhau trong viễn kiến chung muốn khôi phục sự hợp nhất đã mất; tình yêu lạnh nhạt giữa chúng ta đã được hâm nóng, trong khi ước nguyện của chúng ta đã được khuyến khích muốn làm mọi sự trong khả năng để sự hiệp thông của chúng ta trong cùng một đức tin và trong cùng một chén thánh có thể diễn ra. Nhờ thế, con đường Emmaus đã rộng mở trước mặt ta, một con đường có thể khá dài và đôi lúc gập ghềnh, nhưng không thể nào đảo ngược được, với Chúa làm bạn đồng hành, cho tới lúc Người tự mạc khải cho ta “khi bẻ bánh” (Lc 24:35).
Con đường đó từ đấy đã được bước theo và hiện còn được bước theo bởi tất cả những ai kế nhiệm các vị lãnh đạo được linh hứng này, qua việc thiết lập, tận tụy dấn thân và ủng hộ cuộc đối thoại yêu thương và sự thật giữa các Giáo Hội chúng ta hòng cất bỏ cả một thiên niên kỷ không biết bao nhiêu gánh nặng chồng chất lên các mối liên hệ của chúng ta. Cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại rất thích đáng đối với bạn bè chứ không phải địch thủ như những ngày xa xưa, bao lâu chúng ta còn thành thực tìm cách biện phân đúng đắn giữa lời nói của sự thật và việc tôn trọng nhau như anh em.
Trong bầu không khí như thế do các vị tiền nhiệm đã nói trên tạo ra liên quan tới hành trình chung của chúng ta, chúng tôi cũng xin thân ái chào đón Đức Giáo Hoàng như người đem tình yêu của Thánh Phêrô tới cho anh trai của ngài là Thánh Anrê mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Phù hợp với một tập quán thánh thiện đã thành hình và được tuân giữ trong mấy thập niên qua bởi cả hai Giáo Hội Cựu và Tân Rôma, các phái đoàn chính thức tới thăm viếng lẫn nhau nhân dịp lễ quan thầy của nhau nhằm dùng cách này, đồng thời cũng chứng tỏ được mối liên kết huynh đệ giữa hai vị tông đồ anh em, những vị đã nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tin Người là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế. Các vị Tông đồ này thông truyền đức tin vừa nói cho các Giáo Hội được các vị thành lập bằng lời rao giảng của mình và thánh hóa chúng bằng việc tử đạo của các vị. Đức tin này cũng đã cùng được trải nghiệm và phát biểu thành tín lý do các Giáo Phụ của chúng ta, những vị đã từ Đông qua Tây tụ họp nhau trong các công đồng chung, để tín lý này lại cho các Giáo Hội của chúng ta làm nền tảng không thể lung lay cho sự hợp nhất của chúng ta. Chính đức tin này, đức tin mà chúng ta đã cùng nhau duy trì ở cả Đông lẫn Tây trong suốt một thiên niên kỷ, là đức tin chúng ta được mời gọi lấy làm căn bản cho sự hợp nhất của chúng ta ngõ hầu “nhờ cùng một lòng một trí” (Pl 2:2), ta cùng với Thánh Phaolô “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3:13).
Dù sao, Thưa Đức Giáo Hoàng và là người anh em thân yêu, bổn phận của chúng ta chắc chắn chưa chấm dứt trong quá khứ, trái lại đang trải dài tới tương lai, nhất là trong thời đại ta. Vì trung thành với quá khứ nào có giá trị chi nếu việc này không biểu thị một điều gì đó cho tương lai? Nào có ích chi khi huênh hoang về những điều đã nhận được nếu những điều này không diễn dịch thành sức sống cho nhân loại và thế giới ngày nay và Giáo Hội được mời gọi vững nhìn vào không hẳn là hôm qua mà là hôm nay và ngày mai. Giáo Hội không hiện hữu vì chính mình, mà hiện hữu vì thế giới và vì nhân loại.
Cho nên, khi hướng cái nhìn của ta vào hôm nay, ta không tránh khỏi việc quan tâm tới ngày mai. “Bên ngoài phải chiến đấu, bên trong phải lo sợ” (2Cor 7:5). Lời thừa nhận của Thánh Phaolô đối với thời đại của ngài chắc chắn cũng vẫn có giá trị đối với cả chúng ta ngày nay nữa. Thực thế, ngay lúc chúng ta đang bận bịu với các tranh chấp của riêng chúng ta, thì thế giới vẫn phải trải nghiệm niềm lo sợ phải sống còn ra sao, niềm lo âu đối với ngày mai. Làm sao nhân loại có thể sống còn khi hiện nay nó bị tan nát vì chia rẽ, tranh chấp và hận thù, thường nhân danh cả Thiên Chúa nữa? Làm sao có thể phân chia của cải thế giới một cách công bình hơn ngõ hầu nhân loại ngày mai tránh được cảnh nô lệ đáng ghét nhất chưa hề có trong lịch sử? Thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng thứ hành tinh nào khi con người hôm nay đang tàn phá nó một cách không thương xót và bất khả đảo ngược chỉ vì tham lam?
Ngày nay, nhiều người đặt hy vọng vào khoa học; người khác đặt nó vào chính trị; cũng có người đặt nó vào kỹ thuật. Ấy thế nhưng đâu có thứ nào trong số này có thể bảo đảm được tương lai, trừ khi nhân loại chấp nhận sứ điệp hòa giải, yêu thương và công lý; chấp nhận sứ mệnh ôm hôn người khác, người xa lạ, và cả kẻ thù nữa. Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội đã công bố và thực hành giáo huấn này đầu tiên, buộc phải là người đầu tiên áp dụng giáo huấn này “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17:21). Đây chính là lý do tại sao con đường tiến tới hợp nhất càng khẩn thiết hơn bao giờ hết đối với những ai kêu cầu danh Đấng Tạo Hòa Bình vĩ đại. Đây chính là lý do tại sao trách nhiệm của ta trong tư cách Kitô hữu lại lớn lao như thế trước mặt Thiên Chúa, nhân loại và lịch sử.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Cho tới nay, ngài mới chỉ nắm giữ tay lái con thuyền Giáo Hội của ngài trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng thời gian ngắn ngủi này đủ chứng tỏ cho lương tâm con người thời nay thấy ngài là sứ giả của yêu thương, hòa bình và hoà giải. Ngài giảng dạy bằng lời nói, nhưng trên hết và vượt trên mọi sự, ngài đang thi hành thừa tác vụ cao cả của ngài bằng sự đơn sơ, khiêm nhường và yêu thương đối với mọi người. Ngài gợi tin tưởng nơi những người hoài nghi, hy vọng nơi những người thất vọng, hoài mong nơi những người mong thấy một Giáo Hội biết chăm sóc mọi người. Hơn nữa, ngài còn đem lại cho các anh chị em Chính Thống Giáo của ngài nguyện ước này: trong thời ngài cai quản, việc xích lại gần nhau của hai Giáo Hội vĩ đại cổ xưa sẽ tiếp tục được thiết lập trên các nền tảng vững chắc của truyền thống chung của chúng ta, một truyền thống luôn duy trì và thừa nhận trong hiến chế Giáo Hội tính tối thượng của yêu thương, của danh dự và của phục vụ bên trong khuôn khổ hợp đoàn, ngõ hầu “đồng thanh và đồng tâm” ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và tình yêu Người tuôn đổ trên thế giới.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Giáo Hội Constantinople, mà, hôm nay, lần đầu tiên, được đón tiếp ngài bằng một tình yêu và danh dự nồng ấm cũng như sự biết ơn tự đáy lòng, vốn mang trên vai mình một di sản nặng nề, nhưng cũng là một trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai. Trong Giáo Hội này, qua thứ bậc được các Công Đồng Chung thiết lập, Chúa Quan Phòng đã trao cho trách nhiệm phối hợp và nói lên sự nhất trí của Các Giáo Hội Chính Thống địa phương rất thánh thiện. Trong bối cảnh trách nhiệm này, chúng tôi đã tận lực làm việc để chuẩn bị cho Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của Giáo Hội Chính Thống, là Công Đồng, đã đuợc quyết định, sẽ họp ở đây, nếu Chúa muốn, vào năm 2016. Lúc này đây, các ủy ban thích hợp đang sốt sắng làm việc để chuẩn bị cho biến cố vĩ đại này trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống, vì sự thành công của nó, chúng tôi xin ngài cầu nguyện cho. Chẳng may, việc hiệp thông Thánh Thể giữa các Giáo Hội của chúng ta, vốn bị gián đoạn cả hàng nghìn năm nay, chưa cho phép việc triệu tập một Đại Công Đồng Chung hỗn hợp. Chúng ta hãy cầu nguyện để một khi việc hiệp thông trọn vẹn đã được phục hồi, ngày ý nghĩa và đặc biệt này sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, cho tới ngày diễm phúc ấy, việc tham dự hỗ tương vào đời sống công đồng của nhau sẽ được phát biểu qua việc tham dự của các quan sát viên, như hiện nay chúng tôi được chứng kiến việc ngài ân cần mời chúng tôi tham dự các Thượng Hội Đồng trong Giáo Hội của ngài thế nào, thì chúng tôi hy vọng việc ấy cũng xẩy ra như thế khi, với ơn Chúa, Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại của chúng tôi trở thành một thực tại.
Thưa Đức Giáo Hoàng,
Các thách thức do các hoàn cảnh hiện nay đặt ra cho các Giáo Hội của chúng ta đòi chúng ta phải vượt lên trên việc chỉ nhìn vào mình ngõ hầu có thể đương đầu với chúng bằng một mức độ hợp tác cao nhất. Chúng ta không còn thứ xa xỉ cho phép mình hành động riêng rẽ nữa. Những kẻ bách hại Kitô hữu ngày nay không hỏi các nạn nhân của chúng thuộc Giáo Hội nào. Sự hiệp nhất khiến chúng ta lo âu này, đáng tiếc thay, đang diễn ra tại một số vùng trên thế giới qua việc đổ máu của các tử đạo. Cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay ta tới con người thời ta; cùng nhau ta hãy nối dài bàn tay của Đấng, chỉ một mình Người mới cứu được nhân loại bằng Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Với các ý tưởng và tâm tình trên, một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ niềm hân hoan và lời cám ơn của chúng tôi vì sự hiện diện của ngài tại đây, thưa Đức Giáo Hoàng, ngay lúc chúng ta cầu xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của vị Tông Đồ được gọi đầu tiên và là anh của vị đứng đầu các Tông Đồ là Phêrô, xin Người che chở Giáo Hội của Người và hướng dẫn Giáo Hội tới việc chu toàn thánh ý Người.
Thưa người anh em thân yêu, xin chào mừng người anh em giữa chúng tôi!
Diễn văn đáp từ của Đức GH Phanxicô trước khi ký tuyên bố chung
Khi còn là TGM của Buenos Aires, tôi thường tham dự việc cử hành Phụng Vụ Thánh của các cộng đồng Chính Thống tại đó. Hôm nay, Chúa ban cho tôi ơn đặc biệt được hiện diện trong Nhà Thờ Thượng Phụ Thánh George tham dự việc cử hành Lễ Thánh Tông Đồ Anrê, vị được gọi đầu tiên và là anh trai của Thánh Phêrô, và là Thánh Quan Thầy của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.
Gặp nhau, thấy nhau mặt đối mặt, trao đổi vòng tay hòa bình và cầu nguyện cho nhau tất cả đều là những khía cạnh chủ yếu trong cuộc hành trình của ta hướng tới việc phục hồi hiệp thông trọn vẹn. Tất cả những điều này đi trước và luôn đồng hành với khía cạnh chủ yếu khác của cuộc hành trình, đó là , cuộc đối thoại thần học. Dù sao, cuộc đối thoại chân chính nào cũng là một cuộc gặp gỡ giữa những con người có một cái tên, một khuôn mặt, một quá khứ, chứ không chỉ là cuộc gặp nhau giữa các ý niệm.
Điều trên đặc biệt đúng đối với các Kitô hữu chúng ta, vì đối với chúng ta, sự thật chính là con người Chúa Giêsu Kitô. Gương sáng của Thánh Anrê, người đã cùng với một môn đệ khác chấp nhận lời mời của Thầy Chí Thánh “Hãy đến mà xem” và “đã ở lại với Người hôm đó” (Ga 1:39), cho ta thấy một cách hiển nhiên rằng đời sống Kitô hữu là một trải nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ có tính biến đổi với Đấng yêu thương ta và muốn cứu vớt ta. Thêm nữa, sứ điệp Kitô Giáo được truyền bá là nhờ những con người nam nữ yêu thương Chúa Kitô, và không thể không chuyển giao niềm vui được yêu thương và cứu rỗi. Một lần nữa, ở đây, gương sáng của Thánh Tông Đồ Anrê quả có tính giáo huấn. Sau khi theo Chúa Giêsu tới nhà Người và ở lại với Người, Thánh Anrê “đầu tiên đi kiếm em trai mình là Phêrô, và nói với em: ‘bọn anh đã tìm thấy Đấng Mêxia’ (nghĩa là Đấng Kitô). Ông đem Phêrô tới với Chúa Giêsu” (Ga 1:40-42). Như thế, điều rõ ràng là ngay cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu cũng không thể bỏ qua thứ luận lý học của cuộc hội ngộ bản thân được.
Không phải là chuyện tình cờ khi con đường hòa giải và hòa bình giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo, xét về một vài phương diện, đã được mở ra nhờ một cuộc gặp gỡ, một cuộc ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là TP Đại Kết Athenagoras và Đức GH Phaolô VI tại Giêrusalem cách nay 50 năm. Đức Thượng Phụ và bản thân tôi từng mong muốn kỷ niệm giờ phút ấy khi chúng ta gặp nhau gần đây tại cùng một thành phố nơi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã chết và sống lại.
Thật là một trùng hợp tốt lành, khi cuộc thăm viếng của tôi diễn ra chỉ mấy ngày sau ngày kỷ niệm lần thứ 50 việc công bố văn kiện Unitatis Redintegratio, tức sắc lệnh của Công Đồng Vatican II về Sự Hợp Nhất Kitô Giáo. Đây là văn kiện nền tảng mở ra nhiều ngả đường mới giúp người Công Giáo gặp gỡ các anh chị em của mình trong các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội khác.
Trong Sắc Lệnh trên, Giáo Hội Công Giáo đặc biệt thừa nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống “có các bí tích chân thực, nhất là, nhờ tông truyền, (họ có) chức linh mục và phép Thánh Thể, qua đó, họ vẫn liên kết với chúng ta một cách thân mật gần gũi nhất” (số 15). Sắc Lệnh tiếp tục quả quyết rằng để trung thành gìn giữ sự viên mãn của truyền thống Kitô Giáo và để đem việc hòa giải giữa các Kitô hữu Đông và Tây đến chỗ thành toàn, điều quan trọng nhất là phải duy trì và hỗ trợ gia sản phong phú của các Giáo Hội Đông Phương. Điều này không chỉ liên quan tới nền phụng vụ và các truyền thống linh đạo của các Giáo Hội này, mà cả kỷ luật Giáo Hội của họ nữa, vốn do các Giáo Phụ và các Công Đồng qui định, nhằm điều hướng sinh hoạt của các Giáo Hội này (xem các số 15-16).
Tôi tin rằng điều quan trọng là phải tái khẳng định việc tôn trọng nguyên tắc trên làm điều kiện chủ yếu, được cả đôi bên chấp nhận, cho việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này phải tùng phục bên kia, hay phải hòa nhập vào bên kia. Mà đúng hơn, có nghĩa chào đón mọi ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi bên, nhờ thế chứng minh cho cả thế giới thấy mầu nhiệm vĩ đại của ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua Chúa Thánh Thần. Tôi muốn bảo đảm với từng qúy vị hiện diện tại đây rằng để đạt được mục tiêu hợp nhất trọn vẹn hằng mong muốn xưa nay, Giáo Hội Công Giáo không có ý định áp đặt bất cứ điều kiện nào ngoài việc cùng nhau tuyên xưng đức tin. Ngoài ra, tôi xin thêm điều này: dưới sự soi sáng của giáo huấn Thánh Kinh và khinh nghiệm của đệ nhất thiên niên kỷ, chúng tôi sẵn sàng cùng nhau tìm kiếm các phương thức trong đó chúng tôi có thể bảo đảm sự hợp nhất rất cần thiết của Giáo Hội trong các hoàn cảnh hiện nay. Điều được Giáo Hội Công Giáo ước ao hiện nay và là điều mà tôi, trong tư cách giám mục Rôma, “Giáo Hội chủ trì trong bác ái”, đang tìm kiếm là sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Việc hiệp thông này luôn luôn là kết quả của một tình yêu “được đổ vào lòng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (xem Rm 5:5), một tình yêu huynh đệ nói lên sợi dây nối kết thiêng liêng và siêu việt vốn kết hợp chúng ta như những môn đệ của Chúa.
Trong thế giới ngày nay, nhiều tiếng nói đã được cất lên mà chúng ta không thể làm ngơ; những tiếng nói này đang khẩn khoản yêu cầu các Giáo Hội chúng ta sống sâu sắc căn tính của mình như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
Tiếng nói đầu tiên trong các tiếng nói này là tiếng nói của người nghèo. Trên thế giới, đang có quá nhiều người đàn ông và đàn bà đau khổ vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thất nghiệp gia tăng, vì thanh thiếu niên của họ càng ngày càng thất nghiệp đông hơn, và vì càng ngày họ càng bị loại ra khỏi xã hội nhiều hơn. Những sự kiện này nhất định sẽ gia tăng các hoạt động tội ác, thậm chí cả việc tuyển dụng các người khủng bố nữa. Chúng ta không thể tiếp tục dửng dưng trước tiếng kêu của anh chị em chúng ta. Những người này không những đang xin ta trợ giúp vật chất, là điều rất cần trong một số hoàn cảnh nào đó, nhưng trên hết, họ còn yêu cầu ta giúp đỡ để họ bảo vệ phẩm giá con người nhân bản của họ nữa, ngõ hầu họ tìm được năng lực tinh thần để một lần nữa trở thành những người chủ đạo trong chính cuộc sống họ. Họ yêu cầu ta đấu tranh, dưới ánh sáng Tin Mừng, chống lại các nguyên nhân cơ cấu gây ra nghèo đói: bất bình đẳng, thiếu việc làm và nhà ở xứng đáng, và việc chối bỏ quyền lợi của họ trong tư cách thành viên của xã hội và trong tư cách người lao động. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi cùng nhau loại bỏ thứ hoàn cầu hóa dửng dưng xem ra đang thống trị khắp nơi, đồng thời xây dựng nền văn minh mới của tình yêu và liên đới.
Lời kêu cứu thứ hai xuất phát từ các nạn nhân của tranh chấp tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu cứu này rõ mồn một ngay tại đây, vì một số quốc gia quanh đây đang mang thương tích vì một cuộc chiến tranh phi nhân và dã thú. Tước mất hòa bình của một dân tộc, phạm mọi hành vi bạo tàn, hay thuận tình với các hành vi này, nhất là nhắm vào những người yếu thế nhất, ít ai bảo vệ nhất, là một tội hết sức nặng chống lại Thiên Chúa, vì điều này cho thấy một sự khinh bỉ đối với hình ảnh Thiên Chúa vốn hiện hữu trong con người. Tiếng kêu than của các nạn nhân này thúc giục ta bước nhanh trên con đường hòa giải và hiệp thông giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Thực vậy, làm sao ta có thể công bố sứ điệp hòa bình phát xuất từ Chúa Kitô một cách khả tín, nếu vẫn còn thù nghịch và bất đồng giữa chúng ta với nhau (xem Đức GH Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 77)?
Tiếng kêu than thứ ba đang thách thức chúng ta là tiếng than của giới trẻ. Ngày nay, thảm hại thay, có quá nhiều người trẻ nam cũng như nữ đang sống trong vô hy vọng, bị khuất phục bởi bất tín và nhẫn nhục. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đương thịnh, nhiều người trẻ chỉ tìm hạnh phúc bằng cách chiếm hữu của cải vật chất và thoả mãn các xúc cảm mau qua của họ. Các thế hệ mới sẽ chẳng bao giờ hái lượm được sự khôn ngoan đích thực và giữ cho hy vọng của mình sống động nếu chúng ta thiếu khả năng biết trân qúy và chuyển tải cho họ một nền nhân bản chân chính vốn phát xuất từ Tin Mừng và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội. Chính người trẻ ngày nay đang tha thiết yêu cầu ta phải tiến bộ trên đường hiệp thông hoàn toàn. Tôi nghĩ tới nhiều người trẻ Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản đến với nhau trong các buổi gặp gỡ do Cộng Đồng Taizé tổ chức. Họ làm việc này không hẳn vì không biết gì tới các dị biệt vẫn còn đang phân rẽ chúng ta, nhưng vì họ có khả năng nhìn quá bên kia các dị biệt này; họ có khả năng nắm lấy điều chủ yếu và điều vẫn liên kết chúng ta với nhau.
Thưa Đức Thượng Phụ, chúng ta đã đang đứng trên con đường dẫn tới hiệp thông trọn vẹn và chúng ta đã cảm nghiệm được các dấu hiệu hùng hồn của một sự kết hợp chân chính, tuy vẫn còn bất toàn. Điều này khiến chúng ta được an tâm và được khích lệ tiếp tục dấn bước trên con đường này. Chúng ta chắc chắn rằng dọc con đường này, chúng ta được trợ giúp bằng lời cầu bầu của Thánh Tông Đồ Anrê và em của ngài là Thánh Phêrô, mà theo truyền thống, vốn là hai vị sáng lập ra các Giáo Hội Constantinople va Rôma. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta hồng phúc hợp nhất trọn vẹn, và khả năng biết tiếp nhận nó vào đời sống ta. Ta đừng bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.