Chúa nhật 6 Phục sinh B (Tđcv 10, 25-26.31-35.44-48; 1Ga 4, 7-10; Ga 15, 9-17).
Thiên Chúa là tình yêu. Chúa Giêsu truyền dậy: Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con. Chúa Giêsu đã tóm kết các giới răn của đạo cũ và mới vào hai điều: Yêu Chúa và yêu người. Chúng ta không xa lạ gì với giới răn cao trọng này. Tình yêu là một mầu nhiệm. Chúng ta thuộc lòng các giới răn: Yêu Chúa, yêu tha nhân như chính mình và yêu thương cả kẻ thù. Thánh Gioan nói: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa (1Ga 4,7). Ai trong chúng ta cũng biết yêu, vì chúng ta được sinh ra trong tình yêu. Nhưng chẳng ai định nghĩa được tình yêu. Chỉ những người đang yêu mới hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu.
Trong văn học, người ta dùng ca dao, tục ngữ, châm ngôn, thi phú, ca nhạc và văn thơ để ca ngợi và đánh bóng từ ngữ ‘tình yêu’. Tình yêu có nhiều mức độ như chúng ta có cảm tình, ưa, chịu, hợp, khoái, thích, thương, chuộng, mến… rồi yêu. Tình yêu cũng có nhiều cấp bậc. Tình yêu gia đình và con cái, tình yêu trai gái, yêu quê hương xứ sở, yêu quốc gia dân tộc, yêu giáo hội và yêu thương nhân loại. Chúng ta chẳng có thể kể ra hết các loại yêu vì chúng ta đang đan xen chằng chịt trong tình yêu. Thật rất khó để hình dung một tình yêu tinh tuyền không đối tượng. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận một tình yêu qua những hành vi cử chỉ được biểu lộ. Tình yêu gắn kết giữa trái tim, ý chí, trí khôn và đối tượng yêu.
Quan sát thế giới chung quanh, có bao nhiêu điều và bao nhiêu người mà chúng ta thật sự yêu thích? Những người hàng xóm láng giềng, chúng ta gặp gỡ và chào hỏi nhau hằng ngày. Chúng ta cũng chẳng yêu và chẳng ghét họ. Có nhiều người cùng dân tộc, mầu da, tiếng nói, nói chung, chúng ta cũng chỉ có chút cảm tình, chúng ta có thể biết nhau và hiểu nhau, nhưng nói là yêu nhau thì chắc là không. Những người bạn cùng sinh hoạt trong một nhóm hội, một cộng đoàn, một giáo xứ, chúng ta cũng chẳng quan tâm nhiều lắm. Nếu nói yêu thích thì không hẳn, nhưng chúng ta có chút tình cảm thân thương, liên đới và sự gắn bó gần gũi.
Chúng ta thử giới hạn lại trong đời sống đại gia đình, trong đó có cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em là những người sống gần gũi nhất, chúng ta thật sự yêu thương họ bao nhiêu. Trong gia đình, đôi khi anh chị em chúng ta còn tranh dành, cãi cọ, phiền trách và giận hờn nhau. Tình yêu dành cho những người thân thường được biểu lộ qua sự quan tâm, lo lắng, cảm thông, tha thứ, hy sinh và chăm sóc cho nhau. Hãy tự vấn xem chúng ta có đối xử tốt, tôn trọng, quí mến và yêu thương nhau thật tình không? Gia đình chính là tổ ấm của tình yêu.
Tất cả mọi thứ tình yêu trên đời đều tương đối và vô thường. Tình yêu cha mẹ con cái được kể là sâu đậm nhất. Tình yêu vợ chồng rất cao quí thật đáng khâm phục và tôn trọng. Trong cuộc đời, đã có những cặp vợ chồng sống trung tín tới tuổi già và tóc bạc răng long. Chính họ đã biết lo lắng, thông cảm, tha thứ và hoàn thiện lẫn nhau. Họ đã dám hy sinh cho nhau và cho con cái, cao quí nhất vẫn là tình phụ và mẫu tử. Qua mọi thời, đã và đang có nhiều gia đình sống trong an vui và hạnh phúc yêu thương.
Đời thường người ta đề cao tình yêu trai gái và tình yêu lứa đôi là cao đẹp và gắn bó nhất. Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều anh chị lúc đầu yêu nhau tha thiết quyết định đi đến hôn nhân, nhưng rồi sau một thời gian chung sống, nhiều cặp vợ chồng cũng có những đổ bể, ly thân, ly dị và thù ghét nhau. Theo dõi tin tức xa gần, chúng ta nghe biết đã có những người dám tự tử vì yêu. Trong những trường hợp này, có lẽ họ đã đặt nền tảng tình yêu trên nền cát và sự chọn lựa không cân xứng. Vì không chiếm hữu được hoặc bị mất người yêu, nên đã tự tử. Đây có thể là một thứ tình yêu bồng bột, tình yêu Solonpas, tiếng sét ái tình và tuyệt vọng vì yêu.
Chúng ta suy về ý nghĩa đích thực của chữ YÊU. Tình yêu quanh quyện trong lòng mọi lúc và ở mọi nơi. Yêu nhau ở xa thì nhớ, ở gần thì thương. Thương nhau là muốn ôm ấp, muốn ngắm nhìn, muốn chia sẻ, muốn lo lắng chăm sóc và muốn ở bên cạnh. Xem ra tình yêu rất bao la, nhưng cũng rất giới hạn. Chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương mọi người, nhưng thực sự chúng ta chẳng yêu thương ai tròn đầy. Chỉ nói tiếng yêu cho đẹp thôi. Làm sao gọi là tình yêu, khi làm việc gì cũng so sánh, chành cạnh, phân biệt hơn thua và còn lạm dụng lẫn nhau để tiến thân. Tuy nhiên xét cho cùng, về mặt tích cực của tình yêu gia đình, vì có yêu thương nên mới có ghen và vì có yêu nhau nên có những sự góp ý, chỉnh sửa, cấm cản, cằn nhằn và tranh cãi cũng là để giúp nhau nên hoàn thiện. Mỗi người hãy tự hỏi ai là người chúng ta yêu thương nhất và chúng ta đã đối xử với người đó thế nào?
Chúng ta có thể tìm mẫu tình yêu chân chính và cao quí nơi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cho chúng ta một giải đáp của tình yêu: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Chúa Giêsu đã hy sinh hiến mình trên thập giá để cứu độ chúng ta. Chúng ta biết rằng họa chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Chúa Giêsu đã chết cho kẻ tội lỗi là chúng ta. Tình yêu của Chúa vượt trên mọi thù hành, ganh ghét, bách hại, tù đầy và giết chóc. Tình yêu thí mạng của Chúa cao vượt mọi thứ tình yêu. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu như Chúa yêu.
Có lẽ phần đông trong chúng ta sống giới luật yêu thương cách ơ hờ như khách bàng quan. Đôi khi chúng ta cũng cảm thông và động lòng trắc ẩn chia sẻ chút ít cơm áo, tiền bạc giúp đỡ những người đau khổ và cùng khốn trong một vài trường hợp. Việc bác ái của chúng ta còn bị cân đo đong đếm và rất giới hạn. Làm phước nhưng muốn được phước báo ngay, cần phải có lời cám ơn, đăng tên hoặc muốn được nêu danh khen ngợi. Tình yêu của chúng ta bị giới hạn trong sự ích kỷ riêng tư và thiếu vị tha. Chúng ta thường muốn sống trong tình yêu trao đổi cân xứng. Thật ra yêu nhiều thì cho nhiều và cho nhiều là yêu nhiều. Tình yêu vị tha được nhận biết và trân quí khi chúng ta có từ bi tâm và hiến mình vì người khác.
Trong Giáo Hội, không thiếu những vị đã học bài học yêu nơi Chúa. Các ngài đã dám xả thân vì bạn hữu như các vị: Cha thánh Đamien of Molokai, tông đồ người hủi tại Hawaii; Thánh Francis Xavier hiến dâng cuộc đời đem tin mừng cho các dân tộc Á Châu; Đức cha Jean Cassaigne đã hiến thân mình nơi trại cùi Di Linh, Việt Nam. Chân phước Têrêxa thành Calcutta hy sinh một đời phục vụ những kẻ cùng khốn tại Ấn Độ và qua mọi thời đại, đã có rất nhiều mẫu gương của các đấng bậc và anh chị em đáng yêu kính đã dõi theo bước chân của Thầy Chí Thánh để xả thân vì yêu. Các ngài đã học yêu thương như Chúa đã yêu các ngài.
Lạy Chúa, chúng con muốn yêu Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết tâm hồn và hết sức cùng yêu thương anh chị em như chính mình. Chúng con ước muốn yêu và được yêu, nhưng lòng chúng con vẫn thờ ơ và chìm đắm trong tham sân si mà thiếu lòng bao dung. Chúa còn mời gọi chúng con hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho kẻ thù thì chúng con có thể làm, nhưng tha thứ và yêu họ thì chúng con cứ khất lần. Lạy Chúa Thánh Thần, xin mở lòng, mở trí và ban thêm sức mạnh để chúng con biết yêu và yêu như Chúa đã yêu chúng con.
Thiên Chúa là tình yêu. Chúa Giêsu truyền dậy: Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con. Chúa Giêsu đã tóm kết các giới răn của đạo cũ và mới vào hai điều: Yêu Chúa và yêu người. Chúng ta không xa lạ gì với giới răn cao trọng này. Tình yêu là một mầu nhiệm. Chúng ta thuộc lòng các giới răn: Yêu Chúa, yêu tha nhân như chính mình và yêu thương cả kẻ thù. Thánh Gioan nói: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa (1Ga 4,7). Ai trong chúng ta cũng biết yêu, vì chúng ta được sinh ra trong tình yêu. Nhưng chẳng ai định nghĩa được tình yêu. Chỉ những người đang yêu mới hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu.
Trong văn học, người ta dùng ca dao, tục ngữ, châm ngôn, thi phú, ca nhạc và văn thơ để ca ngợi và đánh bóng từ ngữ ‘tình yêu’. Tình yêu có nhiều mức độ như chúng ta có cảm tình, ưa, chịu, hợp, khoái, thích, thương, chuộng, mến… rồi yêu. Tình yêu cũng có nhiều cấp bậc. Tình yêu gia đình và con cái, tình yêu trai gái, yêu quê hương xứ sở, yêu quốc gia dân tộc, yêu giáo hội và yêu thương nhân loại. Chúng ta chẳng có thể kể ra hết các loại yêu vì chúng ta đang đan xen chằng chịt trong tình yêu. Thật rất khó để hình dung một tình yêu tinh tuyền không đối tượng. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận một tình yêu qua những hành vi cử chỉ được biểu lộ. Tình yêu gắn kết giữa trái tim, ý chí, trí khôn và đối tượng yêu.
Quan sát thế giới chung quanh, có bao nhiêu điều và bao nhiêu người mà chúng ta thật sự yêu thích? Những người hàng xóm láng giềng, chúng ta gặp gỡ và chào hỏi nhau hằng ngày. Chúng ta cũng chẳng yêu và chẳng ghét họ. Có nhiều người cùng dân tộc, mầu da, tiếng nói, nói chung, chúng ta cũng chỉ có chút cảm tình, chúng ta có thể biết nhau và hiểu nhau, nhưng nói là yêu nhau thì chắc là không. Những người bạn cùng sinh hoạt trong một nhóm hội, một cộng đoàn, một giáo xứ, chúng ta cũng chẳng quan tâm nhiều lắm. Nếu nói yêu thích thì không hẳn, nhưng chúng ta có chút tình cảm thân thương, liên đới và sự gắn bó gần gũi.
Chúng ta thử giới hạn lại trong đời sống đại gia đình, trong đó có cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em là những người sống gần gũi nhất, chúng ta thật sự yêu thương họ bao nhiêu. Trong gia đình, đôi khi anh chị em chúng ta còn tranh dành, cãi cọ, phiền trách và giận hờn nhau. Tình yêu dành cho những người thân thường được biểu lộ qua sự quan tâm, lo lắng, cảm thông, tha thứ, hy sinh và chăm sóc cho nhau. Hãy tự vấn xem chúng ta có đối xử tốt, tôn trọng, quí mến và yêu thương nhau thật tình không? Gia đình chính là tổ ấm của tình yêu.
Tất cả mọi thứ tình yêu trên đời đều tương đối và vô thường. Tình yêu cha mẹ con cái được kể là sâu đậm nhất. Tình yêu vợ chồng rất cao quí thật đáng khâm phục và tôn trọng. Trong cuộc đời, đã có những cặp vợ chồng sống trung tín tới tuổi già và tóc bạc răng long. Chính họ đã biết lo lắng, thông cảm, tha thứ và hoàn thiện lẫn nhau. Họ đã dám hy sinh cho nhau và cho con cái, cao quí nhất vẫn là tình phụ và mẫu tử. Qua mọi thời, đã và đang có nhiều gia đình sống trong an vui và hạnh phúc yêu thương.
Đời thường người ta đề cao tình yêu trai gái và tình yêu lứa đôi là cao đẹp và gắn bó nhất. Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều anh chị lúc đầu yêu nhau tha thiết quyết định đi đến hôn nhân, nhưng rồi sau một thời gian chung sống, nhiều cặp vợ chồng cũng có những đổ bể, ly thân, ly dị và thù ghét nhau. Theo dõi tin tức xa gần, chúng ta nghe biết đã có những người dám tự tử vì yêu. Trong những trường hợp này, có lẽ họ đã đặt nền tảng tình yêu trên nền cát và sự chọn lựa không cân xứng. Vì không chiếm hữu được hoặc bị mất người yêu, nên đã tự tử. Đây có thể là một thứ tình yêu bồng bột, tình yêu Solonpas, tiếng sét ái tình và tuyệt vọng vì yêu.
Chúng ta suy về ý nghĩa đích thực của chữ YÊU. Tình yêu quanh quyện trong lòng mọi lúc và ở mọi nơi. Yêu nhau ở xa thì nhớ, ở gần thì thương. Thương nhau là muốn ôm ấp, muốn ngắm nhìn, muốn chia sẻ, muốn lo lắng chăm sóc và muốn ở bên cạnh. Xem ra tình yêu rất bao la, nhưng cũng rất giới hạn. Chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương mọi người, nhưng thực sự chúng ta chẳng yêu thương ai tròn đầy. Chỉ nói tiếng yêu cho đẹp thôi. Làm sao gọi là tình yêu, khi làm việc gì cũng so sánh, chành cạnh, phân biệt hơn thua và còn lạm dụng lẫn nhau để tiến thân. Tuy nhiên xét cho cùng, về mặt tích cực của tình yêu gia đình, vì có yêu thương nên mới có ghen và vì có yêu nhau nên có những sự góp ý, chỉnh sửa, cấm cản, cằn nhằn và tranh cãi cũng là để giúp nhau nên hoàn thiện. Mỗi người hãy tự hỏi ai là người chúng ta yêu thương nhất và chúng ta đã đối xử với người đó thế nào?
Chúng ta có thể tìm mẫu tình yêu chân chính và cao quí nơi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cho chúng ta một giải đáp của tình yêu: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Chúa Giêsu đã hy sinh hiến mình trên thập giá để cứu độ chúng ta. Chúng ta biết rằng họa chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Chúa Giêsu đã chết cho kẻ tội lỗi là chúng ta. Tình yêu của Chúa vượt trên mọi thù hành, ganh ghét, bách hại, tù đầy và giết chóc. Tình yêu thí mạng của Chúa cao vượt mọi thứ tình yêu. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu như Chúa yêu.
Có lẽ phần đông trong chúng ta sống giới luật yêu thương cách ơ hờ như khách bàng quan. Đôi khi chúng ta cũng cảm thông và động lòng trắc ẩn chia sẻ chút ít cơm áo, tiền bạc giúp đỡ những người đau khổ và cùng khốn trong một vài trường hợp. Việc bác ái của chúng ta còn bị cân đo đong đếm và rất giới hạn. Làm phước nhưng muốn được phước báo ngay, cần phải có lời cám ơn, đăng tên hoặc muốn được nêu danh khen ngợi. Tình yêu của chúng ta bị giới hạn trong sự ích kỷ riêng tư và thiếu vị tha. Chúng ta thường muốn sống trong tình yêu trao đổi cân xứng. Thật ra yêu nhiều thì cho nhiều và cho nhiều là yêu nhiều. Tình yêu vị tha được nhận biết và trân quí khi chúng ta có từ bi tâm và hiến mình vì người khác.
Trong Giáo Hội, không thiếu những vị đã học bài học yêu nơi Chúa. Các ngài đã dám xả thân vì bạn hữu như các vị: Cha thánh Đamien of Molokai, tông đồ người hủi tại Hawaii; Thánh Francis Xavier hiến dâng cuộc đời đem tin mừng cho các dân tộc Á Châu; Đức cha Jean Cassaigne đã hiến thân mình nơi trại cùi Di Linh, Việt Nam. Chân phước Têrêxa thành Calcutta hy sinh một đời phục vụ những kẻ cùng khốn tại Ấn Độ và qua mọi thời đại, đã có rất nhiều mẫu gương của các đấng bậc và anh chị em đáng yêu kính đã dõi theo bước chân của Thầy Chí Thánh để xả thân vì yêu. Các ngài đã học yêu thương như Chúa đã yêu các ngài.
Lạy Chúa, chúng con muốn yêu Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết tâm hồn và hết sức cùng yêu thương anh chị em như chính mình. Chúng con ước muốn yêu và được yêu, nhưng lòng chúng con vẫn thờ ơ và chìm đắm trong tham sân si mà thiếu lòng bao dung. Chúa còn mời gọi chúng con hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho kẻ thù thì chúng con có thể làm, nhưng tha thứ và yêu họ thì chúng con cứ khất lần. Lạy Chúa Thánh Thần, xin mở lòng, mở trí và ban thêm sức mạnh để chúng con biết yêu và yêu như Chúa đã yêu chúng con.