ROMA - Sau hơn một tuần chờ đợi các thủ tục thực thi ước nguyện cuối cùng cho người quá cố, là được đưa về an nghỉ ở Việt nam, ngày 04 /01/2012, hồi 11 giờ, Thánh Lễ Tiễn Biệt Đức ông Đaminh Vũ Văn Thiện đã được cử hành cách long trọng do cha Gioan Trần Mạnh Duyệt, đại diện gia đình Foyer Phát Diệm Roma làm chủ tế.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong Thánh Lễ Tiễn Biệt có đông đủ mọi thành phần linh tông, huyết tộc và thân bằng quyến thuộc. Phía đại gia đình Liên Tu Sĩ Roma, có Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, niên trưởng giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Tất Thắng, chủ tịch đọc Tiểu sử người quá cố, quý Đức Ông đang làm việc tại Roma, quý cha, quý nam nữ tu sĩ tu học, cũng như một số anh chị em giáo dân Việt Kiều. Về phía chính quyền, đáng ghi nhận có ngài tham tán Đại Sứ Quán Việt Nam tại Italia cùng phu nhân đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm hương hồn Đức ông Đaminh trước giờ lễ.
Tiết trời từ mấy ngày hôm trước buồn lất phất mưa bay, như muốn cùng tang quyến và mọi người hiện diện lưu luyến tiễn đưa người quá cố thân yêu. Nhưng hôm nay, tạ ơn Chúa, trời tạnh ráo, thi thoảng có áng mây nhẹ bay qua, rồi ánh nắng chan hòa lại đổ xuống sưởi ấm tất cả mọi người hiện diện trong sân tang bao quanh linh cữu Đức ông Đaminh.
Đôi dòng tiểu sử
Trước khi cử hành thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Liên Tu Sĩ Roma đọc Tiểu Sử Đức ông Đaminh. Những mốc lịch sử quan trọng của người quá cố thân yêu hiện lên sống động: từ khi Ngài chào đời cách đây hơn ¾ thế kỉ (20/10/1935) trên mảnh đất giáo xứ Dưỡng Điềm, giáo phận Phát Diệm, đến thời gian trở thành thầy chủng sinh (1950-1962), rồi từ hình ảnh linh mục Đaminh (1962) với những tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người, đến hình ảnh Đức ông Đaminh đáng kính (1989) cũng như nguyên Chủ tịch Liên Tu Sĩ nơi Giáo đô Roma này.
Qua đó, “Những người từng quen biết và gặp gỡ Đức ông Đaminh có thể dễ dàng nhận ra các đức tính nổi bật nơi Ngài như sự tốt lành, giản dị, hiền từ và khiêm tốn, đặc biệt Ngài đã âm thầm chấp nhận và chịu đựng nhiều bệnh tật của tuổi già một cách vui vẻ và lạc quan” (Trích đoạn trong phần Tiểu Sử về Đức ông Đaminh Vũ Văn Thiện).
Để rồi đến giờ Chúa gọi, 4 giờ sáng (Roma) ngày 26 tháng 12 năm 2011, Ngài đã ra đi cách nhẹ nhàng bởi Ngài đã đặt trọn niềm tin yêu nơi Chúa, đúng như câu khẩu hiệu đời linh mục của Ngài: “Hãy cùng tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Tv 33,4).
Bài Giảng trong Thánh Lễ Tiễn Biệt
Trước tiên Đức ông Barnaba Phương gợi nhớ về hình ảnh người quá cố thân yêu, một người bạn, một linh mục luôn quảng đại phục vụ Giáo Hội qua những chặng đường đời. Ngài nêu một ví dụ, sau biến cố năm 1975, Đức ông Đaminh cùng Đức ông Nguyễn Văn Hoài trong thời gian dài đã tình nguyện theo hạm đội của Italia lênh đênh trên biển Thái Bình Dương để cứu vớt đồng bào Việt Nam chạy tị nạn. Đức ông Đaminh cũng từng nhiều khóa làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch Liên Tu Sĩ Roma. Luôn âm thầm và nhiệt thành phục vụ, Ngài tận dụng chuyên môn Giáo luật, cùng với một số anh em linh mục dịch Bộ Giáo Luật 1983 để phục vụ Giáo Hội. Ngài tiếp nối truyền thống tốt đẹp của linh mục miền Bắc là nuôi con thiêng liêng, trong đó có bốn người trở thành linh mục và một vài nữ tu. Nhất là, trong suốt 26 năm âm thầm phục vụ Gia đình Foyer Phát Diệm, Ngài đã làm cho nơi đây trở nên cây cầu nối, một Việt Nam thu nhỏ, để đón tiếp các Đức Giám Mục Việt Nam mỗi dịp các Ngài về Giáo đô Roma.
Phần thứ hai của bài giảng, Đức ông Barnaba đã quảng diễn nội dung các bài đọc, và làm nổi bật, Đức Kitô là niềm Hi Vọng của chúng ta. Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, bởi vì Đức Kitô đã chết và phục sinh: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, ai tin vào Thầy, dù có chết cũng sẽ được sống. Cũng trong niềm tin đó, trong bài đọc thứ hai, vị giảng thuyết tiếp tục diễn tả tư tưởng của thánh Phaolô: “tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Đức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người”.
Bài Tin Mừng (Mt 25, 31-46)nói về cảnh ngày phán xét. Đức ông Phương mời gọi cộng đoàn phụng vụ hãy vui mừng vì ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ phân xử theo đức bác ái, mà tôi tới Chúa là Đức ông Đaminh đã cố gắng sống trọn vẹn trong suốt 49 năm linh mục của Ngài. Ngài mời gọi mọi người hãy vui mừng tạ ơn Thiên Chúa, đúng như khẩu hiệu Ngài lựa chọn: “Hãy cùng tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Tv 33,4).
Lời cảm ơn của cha Gioan Trần Mạnh Duyệt
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, cha chủ sự Gioan Trần Mạnh Duyệt, đại diện gia đình Foyer Phát Diệm bày tỏ lòng tri ân tới tất cả mọi người. Trước tiên, Ngài cảm tạ Quý Đức ông và Quý Cha đã tới thăm hoặc gửi lời phân ưu và đặc biệt hôm nay đã hy sinh bỏ mọi công việc để tới đây dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức ông Đaminh và hiệp thông với tang quyến trong giờ phút đau thương này.
Tiếp đến Ngài bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban điều hành và Quý nam nữ tu sĩ trong gia đình liên tu sĩ Roma đã chia sẻ nỗi mất mát, và nhiệt tình giúp đỡ tổ chức Thánh Lễ Tiễn Biệt được sốt sắng.
Ngài cũng không quên, thay mặt cộng đoàn Foyer Phát Diệm gửi tới Đại Sứ Quán Việt Nam tại Roma lời cảm ơn đã tới phân ưu cũng như đã giúp đỡ hoàn tất các thủ tục để thực hiện nguyện vọng của người đã khuất là được an nghỉ tại quê hương Việt Nam.
Cha Gioan cũng không quên cảm ơn các y bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Gemelli, rồi Công ty mai táng la Cattolica San Pietro cũng như gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Đức Cha và quý vị bạn hữu gần xa, đã chia sẻ với gia đình Foyer Phát Diệm những lời phân ưu chân thành và đặc biệt đã cầu nguyện cho Đức ông Đaminh.
Cuối cùng, Ngài cũng xin mọi người thứ lỗi cho những thiếu sót trong lúc tang gia bối rối, cũng như xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn Đức Ông Đaminh kính yêu.
Giờ phút tiễn biệt
Cha Gioan Đỗ Văn Khoa, người từng sát cánh bên Đức ông thời gian gần đây, chủ trì nghi thức tiễn đưa. Ngài rảy nước phép, xông hương, và đọc lời nguyện phó dâng thi hài người quá cố trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Sau đó, Ca đoàn Liên tu sĩ hát lên bài Hy Lễ Cuối Cùng trong tiếng khóc thương tiễn biệt Đức ông Đaminh ra phi trường trở về an giấc ngàn thu trên quê hương Việt Nam thân yêu: “Lạy Chúa trọn đời con đã dâng cho Ngài, trọn đời con bước chân theo Ngài. Con muốn Chúa ở đâu, thì cho con ở đó, để trọn đời con dâng làm hy tế, để trọn niềm vui trong Chúa muôn đời…”.
Và rồi giây phút tiễn biệt đã đến. Bầu trời bất chợt có lắc rắc hạt mưa, như những giọt hồng ân tưới trên mọi người vây quanh xe tang luyến tiếc vĩnh biệt người thân yêu trong tiếng hát như lời cầu dâng lên Đấng Tối Cao càng lúc càng tha thiết: “Nơi Ngài con đặt hi vọng, nơi Ngài con dâng xác hồn, lạy Thiên Chúa Đấng Cứu độ con!”. Cũng khi ấy, bài thơ của một người con Phát Diệm, cảm hứng từ câu khẩu hiệu của Đức ông, lại nhẹ nhàng điểm xuyết qua không gian, du dương mà tha thiết, như an ủi, như mời gọi, như nhắn nhủ, và nhất là như lời vĩnh biệt của người quá cố:
“Tôi đi trước…Xin hẹn ngày gặp lại!
Xin hẹn ngày Chúa tới trong vinh quang
Xin hẹn ngày mọi người về Thiên Đàng
Hợp thần thánh hòa chung lời cảm tạ»
Xem hình ảnh
Hiện diện trong Thánh Lễ Tiễn Biệt có đông đủ mọi thành phần linh tông, huyết tộc và thân bằng quyến thuộc. Phía đại gia đình Liên Tu Sĩ Roma, có Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, niên trưởng giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Tất Thắng, chủ tịch đọc Tiểu sử người quá cố, quý Đức Ông đang làm việc tại Roma, quý cha, quý nam nữ tu sĩ tu học, cũng như một số anh chị em giáo dân Việt Kiều. Về phía chính quyền, đáng ghi nhận có ngài tham tán Đại Sứ Quán Việt Nam tại Italia cùng phu nhân đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm hương hồn Đức ông Đaminh trước giờ lễ.
Tiết trời từ mấy ngày hôm trước buồn lất phất mưa bay, như muốn cùng tang quyến và mọi người hiện diện lưu luyến tiễn đưa người quá cố thân yêu. Nhưng hôm nay, tạ ơn Chúa, trời tạnh ráo, thi thoảng có áng mây nhẹ bay qua, rồi ánh nắng chan hòa lại đổ xuống sưởi ấm tất cả mọi người hiện diện trong sân tang bao quanh linh cữu Đức ông Đaminh.
Đôi dòng tiểu sử
Trước khi cử hành thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Liên Tu Sĩ Roma đọc Tiểu Sử Đức ông Đaminh. Những mốc lịch sử quan trọng của người quá cố thân yêu hiện lên sống động: từ khi Ngài chào đời cách đây hơn ¾ thế kỉ (20/10/1935) trên mảnh đất giáo xứ Dưỡng Điềm, giáo phận Phát Diệm, đến thời gian trở thành thầy chủng sinh (1950-1962), rồi từ hình ảnh linh mục Đaminh (1962) với những tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người, đến hình ảnh Đức ông Đaminh đáng kính (1989) cũng như nguyên Chủ tịch Liên Tu Sĩ nơi Giáo đô Roma này.
Qua đó, “Những người từng quen biết và gặp gỡ Đức ông Đaminh có thể dễ dàng nhận ra các đức tính nổi bật nơi Ngài như sự tốt lành, giản dị, hiền từ và khiêm tốn, đặc biệt Ngài đã âm thầm chấp nhận và chịu đựng nhiều bệnh tật của tuổi già một cách vui vẻ và lạc quan” (Trích đoạn trong phần Tiểu Sử về Đức ông Đaminh Vũ Văn Thiện).
Để rồi đến giờ Chúa gọi, 4 giờ sáng (Roma) ngày 26 tháng 12 năm 2011, Ngài đã ra đi cách nhẹ nhàng bởi Ngài đã đặt trọn niềm tin yêu nơi Chúa, đúng như câu khẩu hiệu đời linh mục của Ngài: “Hãy cùng tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Tv 33,4).
Bài Giảng trong Thánh Lễ Tiễn Biệt
Trước tiên Đức ông Barnaba Phương gợi nhớ về hình ảnh người quá cố thân yêu, một người bạn, một linh mục luôn quảng đại phục vụ Giáo Hội qua những chặng đường đời. Ngài nêu một ví dụ, sau biến cố năm 1975, Đức ông Đaminh cùng Đức ông Nguyễn Văn Hoài trong thời gian dài đã tình nguyện theo hạm đội của Italia lênh đênh trên biển Thái Bình Dương để cứu vớt đồng bào Việt Nam chạy tị nạn. Đức ông Đaminh cũng từng nhiều khóa làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch Liên Tu Sĩ Roma. Luôn âm thầm và nhiệt thành phục vụ, Ngài tận dụng chuyên môn Giáo luật, cùng với một số anh em linh mục dịch Bộ Giáo Luật 1983 để phục vụ Giáo Hội. Ngài tiếp nối truyền thống tốt đẹp của linh mục miền Bắc là nuôi con thiêng liêng, trong đó có bốn người trở thành linh mục và một vài nữ tu. Nhất là, trong suốt 26 năm âm thầm phục vụ Gia đình Foyer Phát Diệm, Ngài đã làm cho nơi đây trở nên cây cầu nối, một Việt Nam thu nhỏ, để đón tiếp các Đức Giám Mục Việt Nam mỗi dịp các Ngài về Giáo đô Roma.
Phần thứ hai của bài giảng, Đức ông Barnaba đã quảng diễn nội dung các bài đọc, và làm nổi bật, Đức Kitô là niềm Hi Vọng của chúng ta. Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, bởi vì Đức Kitô đã chết và phục sinh: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, ai tin vào Thầy, dù có chết cũng sẽ được sống. Cũng trong niềm tin đó, trong bài đọc thứ hai, vị giảng thuyết tiếp tục diễn tả tư tưởng của thánh Phaolô: “tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Đức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người”.
Bài Tin Mừng (Mt 25, 31-46)nói về cảnh ngày phán xét. Đức ông Phương mời gọi cộng đoàn phụng vụ hãy vui mừng vì ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ phân xử theo đức bác ái, mà tôi tới Chúa là Đức ông Đaminh đã cố gắng sống trọn vẹn trong suốt 49 năm linh mục của Ngài. Ngài mời gọi mọi người hãy vui mừng tạ ơn Thiên Chúa, đúng như khẩu hiệu Ngài lựa chọn: “Hãy cùng tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Tv 33,4).
Lời cảm ơn của cha Gioan Trần Mạnh Duyệt
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, cha chủ sự Gioan Trần Mạnh Duyệt, đại diện gia đình Foyer Phát Diệm bày tỏ lòng tri ân tới tất cả mọi người. Trước tiên, Ngài cảm tạ Quý Đức ông và Quý Cha đã tới thăm hoặc gửi lời phân ưu và đặc biệt hôm nay đã hy sinh bỏ mọi công việc để tới đây dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức ông Đaminh và hiệp thông với tang quyến trong giờ phút đau thương này.
Tiếp đến Ngài bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban điều hành và Quý nam nữ tu sĩ trong gia đình liên tu sĩ Roma đã chia sẻ nỗi mất mát, và nhiệt tình giúp đỡ tổ chức Thánh Lễ Tiễn Biệt được sốt sắng.
Ngài cũng không quên, thay mặt cộng đoàn Foyer Phát Diệm gửi tới Đại Sứ Quán Việt Nam tại Roma lời cảm ơn đã tới phân ưu cũng như đã giúp đỡ hoàn tất các thủ tục để thực hiện nguyện vọng của người đã khuất là được an nghỉ tại quê hương Việt Nam.
Cha Gioan cũng không quên cảm ơn các y bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Gemelli, rồi Công ty mai táng la Cattolica San Pietro cũng như gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Đức Cha và quý vị bạn hữu gần xa, đã chia sẻ với gia đình Foyer Phát Diệm những lời phân ưu chân thành và đặc biệt đã cầu nguyện cho Đức ông Đaminh.
Cuối cùng, Ngài cũng xin mọi người thứ lỗi cho những thiếu sót trong lúc tang gia bối rối, cũng như xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn Đức Ông Đaminh kính yêu.
Giờ phút tiễn biệt
Cha Gioan Đỗ Văn Khoa, người từng sát cánh bên Đức ông thời gian gần đây, chủ trì nghi thức tiễn đưa. Ngài rảy nước phép, xông hương, và đọc lời nguyện phó dâng thi hài người quá cố trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Sau đó, Ca đoàn Liên tu sĩ hát lên bài Hy Lễ Cuối Cùng trong tiếng khóc thương tiễn biệt Đức ông Đaminh ra phi trường trở về an giấc ngàn thu trên quê hương Việt Nam thân yêu: “Lạy Chúa trọn đời con đã dâng cho Ngài, trọn đời con bước chân theo Ngài. Con muốn Chúa ở đâu, thì cho con ở đó, để trọn đời con dâng làm hy tế, để trọn niềm vui trong Chúa muôn đời…”.
Và rồi giây phút tiễn biệt đã đến. Bầu trời bất chợt có lắc rắc hạt mưa, như những giọt hồng ân tưới trên mọi người vây quanh xe tang luyến tiếc vĩnh biệt người thân yêu trong tiếng hát như lời cầu dâng lên Đấng Tối Cao càng lúc càng tha thiết: “Nơi Ngài con đặt hi vọng, nơi Ngài con dâng xác hồn, lạy Thiên Chúa Đấng Cứu độ con!”. Cũng khi ấy, bài thơ của một người con Phát Diệm, cảm hứng từ câu khẩu hiệu của Đức ông, lại nhẹ nhàng điểm xuyết qua không gian, du dương mà tha thiết, như an ủi, như mời gọi, như nhắn nhủ, và nhất là như lời vĩnh biệt của người quá cố:
“Tôi đi trước…Xin hẹn ngày gặp lại!
Xin hẹn ngày Chúa tới trong vinh quang
Xin hẹn ngày mọi người về Thiên Đàng
Hợp thần thánh hòa chung lời cảm tạ»