Bản tin Zenit ngày 2 tháng 6 cho hay vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Người Di Dân và Du Lịch của Tòa Thánh, Đức TGM Antonio Vegiò cho hay: thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, đã đến lúc phải nói tới chủ nghĩa lien văn hóa. Ngài tuyên bố như thế trong một bài nói chuyện với hội nghị về cuộc đối thoại liên tôn Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo đang diễn ra tại Hung Gia Lợi. Hội nghị này được sự bảo trợ của Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, hiện do người Hung Gai Lợi nắm giữ, và gồm nhiều đại diện cao cấp của ba tôn giáo độc thần.
Tựa đề bài nói chuyện của Đức TGM Vegliò là “Các Giá Trị Chung trong Lãnh Vực Tác Động Tôn Giáo và Xã Hội của Di Dân”. Ngài nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai giá trị chủ yếu của mẫu sống mới đặt căn bản trên chủ nghĩa liên văn hóa.
Tới Hung Gia Lợi theo lời mời của Đức Cha Janos Szekely, thuộc văn phòng thừa tác vụ di dân và du khách của các giám mục Hung Gia Lợi, Đức TGM cho hay: xét theo lịch sử, Âu Châu quả là một thực tại đa văn hóa. Theo ngài, đây là một hiện tượng tích cực, khiến ta có thể phong phú hóa hoàn cảnh sống của ta, tránh khỏi bị đóng kín và do đó nghèo nàn đi. Tuy nhiên, theo ngài, thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, nay đã tới lúc nói tới chủ nghĩa liên văn hóa (interculturalism). Ngài bảo, từ ngữ đầu chỉ cho thấy hai hay nhiều hơn nền văn hóa cùng hiện diện ở một nơi. Trong khi đó, chủ nghĩa liên văn hóa muốn nói tới các mối liên hệ bền vững giữa các nền văn hóa hiện diện tại một không gian địa dư nào đó và nhấn mạnh tới các thái độ, các mục tiêu cần nắm lấy và các hành trình giáo dục dẫn tói cuộc gặp gỡ văn hóa này. Ngài nhấn mạnh: tiếp cận mà thôi chưa đủ mà còn cần trao đổi nữa, và không phải chỉ là trao đổi điều bạn có, nhưng trên hết, phải là trao đổi mọi điều bạn là.
Một chiều
Hội nhập không phải là diễn trình một chiều. Theo Đức TGM, người bản địa cũng như di dân phải sẵn sàng đảm nhận đường lối đối thoại và làm giầu cho nhau, giúp họ biết đánh giá và chấp nhận các khía cạnh tích cực của nhau.
Về phương diện này, lòng kính trọng đối với người di dân và bản sắc văn hóa của họ đương nhiên cần phải xem sét, trong khi phải canh chừng các yếu tố đi ngược lại các giá trị đạo đức và phổ quát, hay các nhân quyền căn bản.
Những người không mặt
Đức TGM Vegliò đề nghị lấy giáo dục và đối thoại làm phương thế tối cần để tạo ra chủ nghĩa liên văn hóa. Ngài giải thích: đối thoại phải là phương thế quan trọng nhất cần dùng trong các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề lớn mới xuất hiện gần đây là việc Âu Châu che dấu các nguyên tắc và giá trị vốn lên đặc điểm cho nguồn gốc của nó và lên khuôn cho chính nó, đến nỗi đã chối bỏ cả cội nguồn Kitô Giáo của mình. Điều này cản trở việc tiếp thu thích đáng và việc hội nhập thực sự của người di dân từng xuất thân từ một ngữ cảnh văn hóa khác, vì đối với họ, không thể thiết lập một cuộc đối thoại với mảnh đất xem ra không có một bộ mặt và một lịch sử, một mảnh đất không có các nguyên tắc chung hay giá trị nền tảng.
Theo Đức TGM, một lý do nữa gây ra thất bại cho việc tiếp nhận di dân của Âu Châu là sự kiện sự tiếp nhận này được thực hiện một cách thụ động và chỉ được biện minh bằng ước muốn được khoan dung. Ngài bảo: ta thường lẫn lộn quan niệm khoan dung với việc chấp nhận mọi lối sống mà không cần phê phán, bắt đầu với việc tôn trọng vô giới hạn và tránh không đưa ra bất cứ phán đoán nào.
Sẵn sàng gặp thách thức
Khi nói đến giáo dục, Đức TGM Vegliò cho hay: các khuôn mẫu giáo dục cổ truyền không thích ứng với các thách đố ngày nay. Khuôn mẫu giáo dục mới phải tập trung vào một số yếu tố như: dạy người ta biết tôn trọng và đánh giá các nền văn hóa khác nhau, khám phá ra các yếu tố tích cực và phong phú chúng có thể chứa đựng; giúp thay đổi tác phong sợ sệt hay dửng dưng khi phải đương đầu với tính đa dạng; giáo dục người ta về tính hiếu khách, bình đẳng, khoan dung, chủ nghĩa đa nguyên, sự hợp tác, lòng tôn trọng, tinh thần đồng trách nhiệm, không kỳ thị.
Khuôn mẫu giáo dục ấy nên dạy người ta biết đánh giá tích cực đối với đối thoại và lắng nghe, giúp thắng vượt các tổng quát hóa, thiên kiến và nhãn hiệu có sẵn. Phải dạy người ta thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và cô lập của các nhóm khép kín; phát huy các nhân cách già dặn, uyển chuyển và cởi mở. Việc giáo dục liên văn hóa này là chìa khóa để thắng vượt chủ nghĩa cực đoan văn hóa vốn đi ngược lại các giá trị chứa trong tuyên ngôn nhân quyền.
Các tôn giáo và việc di dân
Đức TGM Vegiò quả quyết rằng: trong tất cả các việc trên, các tôn giáo có một vai trò nền tảng. Tôn giáo đại biểu cho một trong những hình thức quan trọng nhất của bản sắc văn hóa, và giữa văn hóa và tôn giáo, có một dây liên kết sâu xa và không thể bác bỏ được. Ngài bảo: không thể hiểu tôn giáo nếu không có văn hóa; và cũng không thể hiểu văn hóa mà không có tôn giáo, vì quan niệm về vũ trụ hiện hữu trong mọi xã hội; mỗi xã hội cũng đưa ra một số giá trị, tác phong và ý niệm về đời sống, rõ ràng hàm nghĩa gốc nguồn tôn giáo, được đại đa số thành viên của nó chia sẻ, bất luận họ có là tín hữu hay không.
Thứ đến, nếu ta cho rằng các biến đổi của Âu Châu nhất thiết phải băng qua thay đổi não trạng nơi từng cá nhân, dù là bản địa hay di dân, và nếu ta ý thức được nhiệm vụ quan trọng do các tôn giáo đảm nhiệm trong tư cách đào tạo lương tâm, thì bắt buộc ta phải nhìn nhận vai trò không thể thiếu của tôn giáo trong diễn trình xây dựng Âu Châu này.
Đối với Đức TGM, việc phát huy chiều kích liên văn hóa đòi phải có việc chấp nhận các giá trị và nguyên tắc nền tảng, coi chúng là tối thiết và là căn bản để xây dựng các xã hội Âu Châu. Các tôn giáo khác nhau và các nơi thờ phượng của họ có một sứ mệnh đặc thù phải chu toàn để cổ vũ việc chấp nhận các giá trị này bởi tất cả những ai di cư tới lục địa.
Tựa đề bài nói chuyện của Đức TGM Vegliò là “Các Giá Trị Chung trong Lãnh Vực Tác Động Tôn Giáo và Xã Hội của Di Dân”. Ngài nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai giá trị chủ yếu của mẫu sống mới đặt căn bản trên chủ nghĩa liên văn hóa.
Tới Hung Gia Lợi theo lời mời của Đức Cha Janos Szekely, thuộc văn phòng thừa tác vụ di dân và du khách của các giám mục Hung Gia Lợi, Đức TGM cho hay: xét theo lịch sử, Âu Châu quả là một thực tại đa văn hóa. Theo ngài, đây là một hiện tượng tích cực, khiến ta có thể phong phú hóa hoàn cảnh sống của ta, tránh khỏi bị đóng kín và do đó nghèo nàn đi. Tuy nhiên, theo ngài, thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, nay đã tới lúc nói tới chủ nghĩa liên văn hóa (interculturalism). Ngài bảo, từ ngữ đầu chỉ cho thấy hai hay nhiều hơn nền văn hóa cùng hiện diện ở một nơi. Trong khi đó, chủ nghĩa liên văn hóa muốn nói tới các mối liên hệ bền vững giữa các nền văn hóa hiện diện tại một không gian địa dư nào đó và nhấn mạnh tới các thái độ, các mục tiêu cần nắm lấy và các hành trình giáo dục dẫn tói cuộc gặp gỡ văn hóa này. Ngài nhấn mạnh: tiếp cận mà thôi chưa đủ mà còn cần trao đổi nữa, và không phải chỉ là trao đổi điều bạn có, nhưng trên hết, phải là trao đổi mọi điều bạn là.
Một chiều
Hội nhập không phải là diễn trình một chiều. Theo Đức TGM, người bản địa cũng như di dân phải sẵn sàng đảm nhận đường lối đối thoại và làm giầu cho nhau, giúp họ biết đánh giá và chấp nhận các khía cạnh tích cực của nhau.
Về phương diện này, lòng kính trọng đối với người di dân và bản sắc văn hóa của họ đương nhiên cần phải xem sét, trong khi phải canh chừng các yếu tố đi ngược lại các giá trị đạo đức và phổ quát, hay các nhân quyền căn bản.
Những người không mặt
Đức TGM Vegliò đề nghị lấy giáo dục và đối thoại làm phương thế tối cần để tạo ra chủ nghĩa liên văn hóa. Ngài giải thích: đối thoại phải là phương thế quan trọng nhất cần dùng trong các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề lớn mới xuất hiện gần đây là việc Âu Châu che dấu các nguyên tắc và giá trị vốn lên đặc điểm cho nguồn gốc của nó và lên khuôn cho chính nó, đến nỗi đã chối bỏ cả cội nguồn Kitô Giáo của mình. Điều này cản trở việc tiếp thu thích đáng và việc hội nhập thực sự của người di dân từng xuất thân từ một ngữ cảnh văn hóa khác, vì đối với họ, không thể thiết lập một cuộc đối thoại với mảnh đất xem ra không có một bộ mặt và một lịch sử, một mảnh đất không có các nguyên tắc chung hay giá trị nền tảng.
Theo Đức TGM, một lý do nữa gây ra thất bại cho việc tiếp nhận di dân của Âu Châu là sự kiện sự tiếp nhận này được thực hiện một cách thụ động và chỉ được biện minh bằng ước muốn được khoan dung. Ngài bảo: ta thường lẫn lộn quan niệm khoan dung với việc chấp nhận mọi lối sống mà không cần phê phán, bắt đầu với việc tôn trọng vô giới hạn và tránh không đưa ra bất cứ phán đoán nào.
Sẵn sàng gặp thách thức
Khi nói đến giáo dục, Đức TGM Vegliò cho hay: các khuôn mẫu giáo dục cổ truyền không thích ứng với các thách đố ngày nay. Khuôn mẫu giáo dục mới phải tập trung vào một số yếu tố như: dạy người ta biết tôn trọng và đánh giá các nền văn hóa khác nhau, khám phá ra các yếu tố tích cực và phong phú chúng có thể chứa đựng; giúp thay đổi tác phong sợ sệt hay dửng dưng khi phải đương đầu với tính đa dạng; giáo dục người ta về tính hiếu khách, bình đẳng, khoan dung, chủ nghĩa đa nguyên, sự hợp tác, lòng tôn trọng, tinh thần đồng trách nhiệm, không kỳ thị.
Khuôn mẫu giáo dục ấy nên dạy người ta biết đánh giá tích cực đối với đối thoại và lắng nghe, giúp thắng vượt các tổng quát hóa, thiên kiến và nhãn hiệu có sẵn. Phải dạy người ta thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và cô lập của các nhóm khép kín; phát huy các nhân cách già dặn, uyển chuyển và cởi mở. Việc giáo dục liên văn hóa này là chìa khóa để thắng vượt chủ nghĩa cực đoan văn hóa vốn đi ngược lại các giá trị chứa trong tuyên ngôn nhân quyền.
Các tôn giáo và việc di dân
Đức TGM Vegiò quả quyết rằng: trong tất cả các việc trên, các tôn giáo có một vai trò nền tảng. Tôn giáo đại biểu cho một trong những hình thức quan trọng nhất của bản sắc văn hóa, và giữa văn hóa và tôn giáo, có một dây liên kết sâu xa và không thể bác bỏ được. Ngài bảo: không thể hiểu tôn giáo nếu không có văn hóa; và cũng không thể hiểu văn hóa mà không có tôn giáo, vì quan niệm về vũ trụ hiện hữu trong mọi xã hội; mỗi xã hội cũng đưa ra một số giá trị, tác phong và ý niệm về đời sống, rõ ràng hàm nghĩa gốc nguồn tôn giáo, được đại đa số thành viên của nó chia sẻ, bất luận họ có là tín hữu hay không.
Thứ đến, nếu ta cho rằng các biến đổi của Âu Châu nhất thiết phải băng qua thay đổi não trạng nơi từng cá nhân, dù là bản địa hay di dân, và nếu ta ý thức được nhiệm vụ quan trọng do các tôn giáo đảm nhiệm trong tư cách đào tạo lương tâm, thì bắt buộc ta phải nhìn nhận vai trò không thể thiếu của tôn giáo trong diễn trình xây dựng Âu Châu này.
Đối với Đức TGM, việc phát huy chiều kích liên văn hóa đòi phải có việc chấp nhận các giá trị và nguyên tắc nền tảng, coi chúng là tối thiết và là căn bản để xây dựng các xã hội Âu Châu. Các tôn giáo khác nhau và các nơi thờ phượng của họ có một sứ mệnh đặc thù phải chu toàn để cổ vũ việc chấp nhận các giá trị này bởi tất cả những ai di cư tới lục địa.