Bác sĩ Alexis Carrel là một nhà nhân bản. Trong một tác phẩm được cả thế giới biết đến: L’homme inconnu (Con người tuyệt diệu), đã không tiếc lời ca ngợi giá trị và sự cần thiết của việc cầu nguyện. Theo ông thì cầu nguyện đúng nghĩa là thực thi chức năng “con người thụ tạo” của ta với Đấng Tối Cao, tức Thiên Chúa. Theo đó, con người nhờ trí tuệ phong phú, nhờ cuộc sống, nhờ những điều mắt thấy tai nghe, mà càng ngày càng nhận thức được sự cao cả tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa. Đồng thời cũng nhận ra sự nhỏ bé, hữu hạn và bất toàn của mình, nhưng lại được tham dự vào cuộc sống tuyệt vời của Đấng Tối Cao. Do đó không thể không thốt lên những lời tôn vinh chúc tụng cảm tạ và cầu xin cùng Ngài. Nhưng cầu nguyện như thế nào cho đúng cách, chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa qua phụng vụ của Chúa nhật XVII mùa thường niên năm C:
Trong bài đọc 1 được trích từ sách Sáng Thế (St 18, 20-32) thuật lại rằng: Abraham không chỉ hiếu khách mà còn quảng đại khi mạnh dạn đứng lên cầu xin cho dân thành Sôđôma. Ông được Thiên Chúa mạc khải cho biết thành Sôđôma tội lỗi thấu trời sẽ bị tiêu diệt. Tất cả sẽ bị chìm trong lửa bởi trời, sẽ bị giáng phạt, nhưng Thiên Chúa chỉ giáng phạt khi Ngài đã biết rõ thực hư. Và Abraham đã kêu xin cho dân thành này. Ông mặc cả với Chúa xin Ngài đừng nỡ lên án những người lành chung với người dữ và hãy vì những người lành mà tha thứ cho cả thành. Thiên Chúa chấp nhận theo ý nguyện của Abraham. Ở đây cho thấy có sự liên đới trong ơn cứu độ. Abraham cầu xin thay cho dân: vì những người tốt lành Thiên Chúa sẽ không trừng phạt những người tội lỗi. Mọi người cùng sống với nhau, cùng chia sẻ một niềm tin thì luôn liên đới và cần cho nhau. Do đó cầu nguyện không chỉ cho mình mà quan trọng phải biết cầu nguyện cho người khác. Vì lời cầu nguyện cho nhau thì dễ được Thiên Chúa chấp nhận hơn lời cầu nguyện cho chính mình.
Đáp lại yêu cầu của các môn đệ xin Người dạy cho biết cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các ông kinh Lạy Cha. Qua nội dung của lời kinh này, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ không chỉ biết cách cầu nguyện như thế nào cho đúng, mà còn đưa các ông đi vào trong mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân. Cầu nguyện là sống tương quan con thảo với Thiên Chúa là Cha và sống tương quan huynh đệ với mọi người.
Khi dạy mọi người cầu nguyện gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đưa con người vào một mối tương quan mới. Người thông ban cho môn đệ và chúng ta quyền gọi Thiên Chúa là Cha, thì cũng đồng thời, được nối kết với mọi người để trở nên anh em với nhau trong đức tin. Lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nói lên thân phận của người Kitô hữu là con Chúa và là anh em của nhau, nói lên tình yêu hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Nên trong lời thư của thánh Phaolô khi nhắc nhở dân Côlôsê cũng chính là lời khuyên ta suy nghĩ về ơn gọi của mình. Nhờ Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trở nên công chính và trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa. Vì vậy, điều cần duy nhất là chúng ta phải giữ vững tư cách con cái Chúa, để luôn nhận được lòng thương xót của Người. Ước gì mỗi khi đọc lời kinh ấy, chúng ta thực sự sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, thực sự ý thức và sống tương quan huynh đệ với mọi người chung quanh.
Kết thúc dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Chúa Giêsu khẳng định: hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho. Những lời này vừa gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, vừa dạy chúng ta thái độ tin tưởng và sự bền tâm thiện chí trong cầu nguyện. Từ kinh nghiệm nài van của Abraham khi cầu xin cho dân thành Sôđôma đến dụ ngôn trong bài Tin mừng, tất cả gợi lên cho chúng ta bài học quý giá: hãy cầu nguyện, cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta mong ước.
Trong bài đọc 1 được trích từ sách Sáng Thế (St 18, 20-32) thuật lại rằng: Abraham không chỉ hiếu khách mà còn quảng đại khi mạnh dạn đứng lên cầu xin cho dân thành Sôđôma. Ông được Thiên Chúa mạc khải cho biết thành Sôđôma tội lỗi thấu trời sẽ bị tiêu diệt. Tất cả sẽ bị chìm trong lửa bởi trời, sẽ bị giáng phạt, nhưng Thiên Chúa chỉ giáng phạt khi Ngài đã biết rõ thực hư. Và Abraham đã kêu xin cho dân thành này. Ông mặc cả với Chúa xin Ngài đừng nỡ lên án những người lành chung với người dữ và hãy vì những người lành mà tha thứ cho cả thành. Thiên Chúa chấp nhận theo ý nguyện của Abraham. Ở đây cho thấy có sự liên đới trong ơn cứu độ. Abraham cầu xin thay cho dân: vì những người tốt lành Thiên Chúa sẽ không trừng phạt những người tội lỗi. Mọi người cùng sống với nhau, cùng chia sẻ một niềm tin thì luôn liên đới và cần cho nhau. Do đó cầu nguyện không chỉ cho mình mà quan trọng phải biết cầu nguyện cho người khác. Vì lời cầu nguyện cho nhau thì dễ được Thiên Chúa chấp nhận hơn lời cầu nguyện cho chính mình.
Đáp lại yêu cầu của các môn đệ xin Người dạy cho biết cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các ông kinh Lạy Cha. Qua nội dung của lời kinh này, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ không chỉ biết cách cầu nguyện như thế nào cho đúng, mà còn đưa các ông đi vào trong mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân. Cầu nguyện là sống tương quan con thảo với Thiên Chúa là Cha và sống tương quan huynh đệ với mọi người.
Khi dạy mọi người cầu nguyện gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đưa con người vào một mối tương quan mới. Người thông ban cho môn đệ và chúng ta quyền gọi Thiên Chúa là Cha, thì cũng đồng thời, được nối kết với mọi người để trở nên anh em với nhau trong đức tin. Lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nói lên thân phận của người Kitô hữu là con Chúa và là anh em của nhau, nói lên tình yêu hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Nên trong lời thư của thánh Phaolô khi nhắc nhở dân Côlôsê cũng chính là lời khuyên ta suy nghĩ về ơn gọi của mình. Nhờ Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trở nên công chính và trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa. Vì vậy, điều cần duy nhất là chúng ta phải giữ vững tư cách con cái Chúa, để luôn nhận được lòng thương xót của Người. Ước gì mỗi khi đọc lời kinh ấy, chúng ta thực sự sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, thực sự ý thức và sống tương quan huynh đệ với mọi người chung quanh.
Kết thúc dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Chúa Giêsu khẳng định: hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho. Những lời này vừa gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, vừa dạy chúng ta thái độ tin tưởng và sự bền tâm thiện chí trong cầu nguyện. Từ kinh nghiệm nài van của Abraham khi cầu xin cho dân thành Sôđôma đến dụ ngôn trong bài Tin mừng, tất cả gợi lên cho chúng ta bài học quý giá: hãy cầu nguyện, cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta mong ước.