Ngày 02.11
Báo Hiếu Mẹ Cha
Có một mẩu chuyện có thật được ghi lại trên một trang blog như sau:
Bạn tôi mở ngăn tủ của chồng mình và lấy ra một gói nhỏ. Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Chị bảo: Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo thật đẹp. Chị vứt lớp giấy bọc, và lấy ra chiếc áo mịn màng và bảo: Tôi mua chiếc áo này tặng anh ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng anh ấy chưa bao giờ mặc! Anh ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi. Chị đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm. Chồng chị vừa mới qua đời.. .
Quay sang tôi, chị bảo: Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi! Có thể sẽ không có dịp nào đặc biệt như ngày hôm nay. Thế nên, điều gì đáng bỏ công, đáng làm, hãy làm từ ngày hôm nay. Điều gì chúng ta muốn làm cho anh em mình, hãy làm ngày hôm nay, đừng để ngày mai khi mà chúng ta không còn cơ hội để tỏ lòng quan tâm, yêu thương chăm sóc anh em mình. Đừng để những giọt nước mắt của nuối tiếc chảy dài trước chiếc quan tài mà người ta yêu đã nằm bất động chẳng còn có thể hạnh phúc khi được chúng ta quan tâm, chăm sóc, yêu thương.
Vâng, có lẽ lúc này, chúng ta cũng nuối tiếc một điều gì đó khi đứng trước nấm mồ của người thân yêu chúng ta. Có những điều, những việc, những lời nói đáng lý chúng ta phải dành cho họ, nhưng chúng ta lại chần chừ, lại trì hoãn. Nhưng giờ đây, chúng ta không còn cơ hội để làm điều gì đó cho họ. Họ cũng không còn cần những điều ấy nơi chúng ta. Họ đã ra đi và bỏ lại tất cả những vui buồn của kiếp người. Họ không còn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta đối xử ân cần, chân thành với họ. Họ cũng không còn những giọt nước mắt tủi hận vì sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chúng ta. Đối với họ giờ đây, những tình cảm, những vật chất mau qua đã không còn giá trị, đã không đủ mang lại niềm vui hay buồn đau cho họ. Vậy giờ đây, họ cần điều gì nơi chúng ta ?
Trong đức tin Kitô giáo, chúng ta biết rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một hành trình đi vào cõi thiên thu. Sau cái chết tôi sẽ đi gặp gỡ Đấng Tạo Hoá, và tính sổ cuộc đời mình. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Ngài, thì chuyến đi cũng giống như trở về nhà của mình. Sinh ký tử quy, tôi trở về nhà để sống với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi. Danh từ bình dân gọi đây là Nước Thiên Đàng, nơi không còn nước mắt, chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn.
Dầu vậy, trong chuyến đi này, chúng ta cũng cần được thanh luyện, như vàng được thử trong lửa. Vì trong cuộc sống, ít nhiều có lần, tôi cũng đã không sống trong ân sủng của Ngài, tôi đã để những quyến luyến của tạo vật làm chủ trái tim tôi, đóng những lớp bụi trần trên con người thật của tôi. Tôi sinh đến trong đời với hai bàn tay trắng, và khi ra đi, tôi cũng chẳng mang gì theo được ngoại trừ công phúc và tội lỗi. Giai đoạn thanh tẩy này gọi là Luyện Tội, nơi chúng ta được tái tạo lại theo hình ảnh của Thiên Chúa. “Lửa” luyện tội sẽ đốt cháy tất cả những lớp bụi bặm, sơn phết mà tôi đã tô vẽ cho mình trong cuộc sống.
Như vậy, người đã chết cần nơi chúng ta lời cầu nguyện, cần thánh lễ chúng ta dâng để thanh tẩy họ, cần việc lành phúc đức chúng ta làm thay cho họ, để nhờ công phúc của chúng ta kết hợp với hiến tế của Con Chiên Thiên Chúa, giúp họ thoát khỏi những đau khổ của luyện tội. Đây cũng có thể là những nghĩa cử cao đẹp mà chúng ta có thể dành cho những người thân yêu ở cõi vĩnh hằng. Đây cũng là cách chúng ta tỏ lòng thảo hiếu với công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ. Vì đạo hiếu Việt Nam luôn đề cao công đức sinh thành. Đạo hiếu dạy phải ‘thờ cha kính mẹ mới là đạo con”. Đó còn là công bằng phải trả cho ông bà cha mẹ, vì “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó còn là cách chúng ta để đức về sau: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Vì vậy, người khôn ngoan không ai lại không thảo kính cha mẹ. Người khôn ngoan luôn làm mọi cách để báo hiếu cha mẹ khi còn sống và cả khi các ngài đã qua đời. Khi sống quan tâm, chăm sóc. Khi chết dâng lễ, cầu nguyện.
Chính vì lẽ đó, tháng 11 là dịp để chúng ta nhớ đến công ơn sinh thành, để đền đáp ơn nghĩa chín chữ cù lao mà các ngài đã dành cho chúng ta bằng những thánh lễ chúng ta dâng, bằng những hy sinh, những việc lành phúc đức chúng ta làm cho các ngài. Người Phật giáo có mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Người Công giáo cũng có thể nói tháng 11 là mùa báo hiếu để chúng ta làm tất cả những gì có thể để đền đáp ân nghĩa mẹ cha, mà nay đã qua đời. Với ý nghĩa đó, giờ đây chúng ta cùng nhìn lại một chút công ơn mà ông bà cha mẹ đã dành cho chúng ta qua những lời ca dao, những vần thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Trước tiên là ân nghĩa sinh thành:
"Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
Những bậc làm cha mẹ thường đánh mất chính mình để lo cho con có cơm có áo, có những ngày đến trường để bằng bạn bằng bè. Cha mẹ chẳng tiếc gì những giọt mồ hôi rơi rớt trên nương đồng, lai láng trên công trường:
"Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau làm mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con".
Thế nên, phận làm con phải hiếu để bù đắp lại phần nào những đắng cay vất vả mà các ngài đã sẵn lòng vì ta bằng cách:
"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".
Và dù không được ở gần cha mẹ, thì người con thảo hiếu luôn dành cho cha mẹ những tình cảm chân thành từ những cây nhà lá vườn, những hoa trái đầu mùa dâng tặng mẹ cha:
"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
Vâng, đứng trước biết bao ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ, phận làm con phải thảo hiếu. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: những gì chúng ta có là do công cha nghĩa mẹ. Mỗi người chúng ta đều có nguồn cội. Mỗi người chúng ta đều phải khắc ghi trong lòng ân sâu nghĩa nặng mẹ cha. Với tâm tình đó, chúng ta cùng hát với nhau bài “Ơn nghĩa sinh thành” để ghi khắc mãi trong tim về tình yêu trời bể của cha mẹ đã dành cho chúng ta.
“Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Anh ơi hãy nhớ năm xưa
Những ngày còn thơ
Công ai nuôi dưỡng.
Công đức sinh thành
Người hỡi đừng quên
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Người ơi, làm người ở trên đời
Nhớ công người sinh dưỡng
Đó mới là hiền nhân
Vì ai ta nên người tài ba
Hãy nhớ công sinh thành
Vì ai mà có ta. Uống nước ….
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Báo Hiếu Mẹ Cha
Có một mẩu chuyện có thật được ghi lại trên một trang blog như sau:
Bạn tôi mở ngăn tủ của chồng mình và lấy ra một gói nhỏ. Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Chị bảo: Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo thật đẹp. Chị vứt lớp giấy bọc, và lấy ra chiếc áo mịn màng và bảo: Tôi mua chiếc áo này tặng anh ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng anh ấy chưa bao giờ mặc! Anh ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi. Chị đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm. Chồng chị vừa mới qua đời.. .
Quay sang tôi, chị bảo: Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi! Có thể sẽ không có dịp nào đặc biệt như ngày hôm nay. Thế nên, điều gì đáng bỏ công, đáng làm, hãy làm từ ngày hôm nay. Điều gì chúng ta muốn làm cho anh em mình, hãy làm ngày hôm nay, đừng để ngày mai khi mà chúng ta không còn cơ hội để tỏ lòng quan tâm, yêu thương chăm sóc anh em mình. Đừng để những giọt nước mắt của nuối tiếc chảy dài trước chiếc quan tài mà người ta yêu đã nằm bất động chẳng còn có thể hạnh phúc khi được chúng ta quan tâm, chăm sóc, yêu thương.
Vâng, có lẽ lúc này, chúng ta cũng nuối tiếc một điều gì đó khi đứng trước nấm mồ của người thân yêu chúng ta. Có những điều, những việc, những lời nói đáng lý chúng ta phải dành cho họ, nhưng chúng ta lại chần chừ, lại trì hoãn. Nhưng giờ đây, chúng ta không còn cơ hội để làm điều gì đó cho họ. Họ cũng không còn cần những điều ấy nơi chúng ta. Họ đã ra đi và bỏ lại tất cả những vui buồn của kiếp người. Họ không còn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta đối xử ân cần, chân thành với họ. Họ cũng không còn những giọt nước mắt tủi hận vì sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chúng ta. Đối với họ giờ đây, những tình cảm, những vật chất mau qua đã không còn giá trị, đã không đủ mang lại niềm vui hay buồn đau cho họ. Vậy giờ đây, họ cần điều gì nơi chúng ta ?
Trong đức tin Kitô giáo, chúng ta biết rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một hành trình đi vào cõi thiên thu. Sau cái chết tôi sẽ đi gặp gỡ Đấng Tạo Hoá, và tính sổ cuộc đời mình. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Ngài, thì chuyến đi cũng giống như trở về nhà của mình. Sinh ký tử quy, tôi trở về nhà để sống với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi. Danh từ bình dân gọi đây là Nước Thiên Đàng, nơi không còn nước mắt, chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn.
Dầu vậy, trong chuyến đi này, chúng ta cũng cần được thanh luyện, như vàng được thử trong lửa. Vì trong cuộc sống, ít nhiều có lần, tôi cũng đã không sống trong ân sủng của Ngài, tôi đã để những quyến luyến của tạo vật làm chủ trái tim tôi, đóng những lớp bụi trần trên con người thật của tôi. Tôi sinh đến trong đời với hai bàn tay trắng, và khi ra đi, tôi cũng chẳng mang gì theo được ngoại trừ công phúc và tội lỗi. Giai đoạn thanh tẩy này gọi là Luyện Tội, nơi chúng ta được tái tạo lại theo hình ảnh của Thiên Chúa. “Lửa” luyện tội sẽ đốt cháy tất cả những lớp bụi bặm, sơn phết mà tôi đã tô vẽ cho mình trong cuộc sống.
Như vậy, người đã chết cần nơi chúng ta lời cầu nguyện, cần thánh lễ chúng ta dâng để thanh tẩy họ, cần việc lành phúc đức chúng ta làm thay cho họ, để nhờ công phúc của chúng ta kết hợp với hiến tế của Con Chiên Thiên Chúa, giúp họ thoát khỏi những đau khổ của luyện tội. Đây cũng có thể là những nghĩa cử cao đẹp mà chúng ta có thể dành cho những người thân yêu ở cõi vĩnh hằng. Đây cũng là cách chúng ta tỏ lòng thảo hiếu với công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ. Vì đạo hiếu Việt Nam luôn đề cao công đức sinh thành. Đạo hiếu dạy phải ‘thờ cha kính mẹ mới là đạo con”. Đó còn là công bằng phải trả cho ông bà cha mẹ, vì “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó còn là cách chúng ta để đức về sau: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Vì vậy, người khôn ngoan không ai lại không thảo kính cha mẹ. Người khôn ngoan luôn làm mọi cách để báo hiếu cha mẹ khi còn sống và cả khi các ngài đã qua đời. Khi sống quan tâm, chăm sóc. Khi chết dâng lễ, cầu nguyện.
Chính vì lẽ đó, tháng 11 là dịp để chúng ta nhớ đến công ơn sinh thành, để đền đáp ơn nghĩa chín chữ cù lao mà các ngài đã dành cho chúng ta bằng những thánh lễ chúng ta dâng, bằng những hy sinh, những việc lành phúc đức chúng ta làm cho các ngài. Người Phật giáo có mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Người Công giáo cũng có thể nói tháng 11 là mùa báo hiếu để chúng ta làm tất cả những gì có thể để đền đáp ân nghĩa mẹ cha, mà nay đã qua đời. Với ý nghĩa đó, giờ đây chúng ta cùng nhìn lại một chút công ơn mà ông bà cha mẹ đã dành cho chúng ta qua những lời ca dao, những vần thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Trước tiên là ân nghĩa sinh thành:
"Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
Những bậc làm cha mẹ thường đánh mất chính mình để lo cho con có cơm có áo, có những ngày đến trường để bằng bạn bằng bè. Cha mẹ chẳng tiếc gì những giọt mồ hôi rơi rớt trên nương đồng, lai láng trên công trường:
"Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau làm mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con".
Thế nên, phận làm con phải hiếu để bù đắp lại phần nào những đắng cay vất vả mà các ngài đã sẵn lòng vì ta bằng cách:
"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".
Và dù không được ở gần cha mẹ, thì người con thảo hiếu luôn dành cho cha mẹ những tình cảm chân thành từ những cây nhà lá vườn, những hoa trái đầu mùa dâng tặng mẹ cha:
"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
Vâng, đứng trước biết bao ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ, phận làm con phải thảo hiếu. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: những gì chúng ta có là do công cha nghĩa mẹ. Mỗi người chúng ta đều có nguồn cội. Mỗi người chúng ta đều phải khắc ghi trong lòng ân sâu nghĩa nặng mẹ cha. Với tâm tình đó, chúng ta cùng hát với nhau bài “Ơn nghĩa sinh thành” để ghi khắc mãi trong tim về tình yêu trời bể của cha mẹ đã dành cho chúng ta.
“Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Anh ơi hãy nhớ năm xưa
Những ngày còn thơ
Công ai nuôi dưỡng.
Công đức sinh thành
Người hỡi đừng quên
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Người ơi, làm người ở trên đời
Nhớ công người sinh dưỡng
Đó mới là hiền nhân
Vì ai ta nên người tài ba
Hãy nhớ công sinh thành
Vì ai mà có ta. Uống nước ….
Lm.Jos Tạ duy Tuyền