Hành Trình Niềm Tin hành hương Jerusalem, Thành Đô của Thiên Chúa. Thăm viếng Núi Thánh Đền Thờ Jerusalem với Đền Thờ hoang tàn đổ nát. Thăm viếng Dome of the Rock, Đền Thờ Hồi Giáo, nơi trung tâm Đền Thánh xa xưa, và là nơi truyền thống Abraham sát tế
Isaac. Kinh Thành Jerusalem trên cao và giữa những ngọn đồi trong vùng đồi núi Judea. Nơi đây được Thiên Chúa chúc phúc và chọn làm nơi thờ phượng Ngài. Từ nơi đây, các triết gia, tiên tri, và Đức Kitô đã tuyên ngôn về luật luân lý vĩnh cửu và tình yêu thương đồng loại. Cũng tại nơi đây, ngọn lửa đức tin thiết lập những luật lệ về tôn giáo, nền công chính, và niềm tin cho nhân loại. Đây là thủ đô tôn giáo của một nửa nhân loại. Đối với người Do Thái, Jerusalem là biểu tượng của vinh quang quá khứ và kỳ vọng trong tương lai. Đối với người Kitô hữu, đây là kinh thành nơi Đức Giêsu hoạt động, đồng thời là nơi Ngài chịu chết và sống lại. Đối với người Hồi Giáo, đây là nơi họ tin tưởng tiên tri Mahomed về trời. Jerusalem, nguồn gốc của niềm tin và hoà bình, thành thánh của thế giới, cũng là thành phố của sự sợ hãi, chiến tranh, và máu đổ. Đã có nhiều cuộc chiến tranh trong kinh thành. Bước đi trong kinh thành Jerusalem là bước đi trên máu đào của nhân loại qua những cuộc chiến tranh trải dài trong lịch sử. Jerusalem bị bao vây tới 50 lần, bị chiếm đóng 36 lần, và bị phá huỷ 10 lần. Những nguyên thuỷ của Jerusalem bị mất mát. Kinh thành được nhắc tới trong Thánh Kinh thời Abraham với tên gọi là Salem có nghĩa là hoà bình: “Và Melkisêđê, Vua Salem dâng bánh rượu lên Thiên Chúa, Ngài là linh mục của Thiên Chúa Tối Cao.” (Gen. 13:18). Vào thế kỷ 10 trước Chúa Giáng Sinh, Vua David chiếm lại kinh thành từ tay người Jebusites. Sau đó, kinh thành biến thành thủ đô, và là nơi đặt để Hòm Bia Giao Ước.
Tường thành Jerusalem hiện nay được kiến trúc và xây dựng qua nhiều niên đại khác nhau. Mô hình hiện nay được xây dựng từ thời người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng dưới thời Suleiman the Magnificent vào năm 1542 A.D. Tường thành cao 40 feet và dầy 2 feet 5, có tất cả 34 tháp canh và 8 cửa: New Gate, Damascus Gate, Herod Gate, St. Stephen Gate, Golden Gate, Dung Gate, Zion Gate, và Jaffa Gate.
Đoàn chúng tôi cùng dừng lại và cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc Phía Tây, chứng kiến Dân Do Thái hằng năm vẫn về đây than khóc và cầu nguyện. Bức Tường Phía Tây hay Bức Tường Than Khóc (Western Wall or Wailing Wall) là Thánh Địa quan trọng nhất của người Do Thái.
Đó là di tích duy nhất còn lại của Đền Thờ Jerusalem. Bức Tường Phiá Tây là một phần của bức tường. Đền Thờ thứ 2 do Vua Herod xây dựng vào năm 20 B.C. Titus vào năm 70 A.D. đã dùng khu vực này biểu dương sự vĩ đại của quân lính Roma. Họ đã phá huỷ tất cả Đền Thờ. Trong thời đế Quốc Roma, người Do Thái không được đến Jerusalem. Tuy nhiên, vào thời Byzantine, người Do Thái được phép đến mỗi năm 1 lần vào ngày kỷ niệm Đền Thờ bị phá huỷ, để họ tưởng nhớ, khóc than, và đau thương trên những di tích của Đền Thờ. Do đó, phần này còn được gọi là Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall). Phong tục người Do Thái cầu nguyện và than khóc tại Bức Tường Phía tây kéo dài nhiều thế kỷ. Từ năm 1948 – 1967, người Do Thái không được phép thăm viếng Bức Tường vì nó thuộc về lãnh thổ của người Jordan. Sau cuộc chiến 6 ngày, Bức Tường Than Khóc trở thành nơi thăm viếng và thờ phượng. Khung cảnh này có thể chứa tới cả ngàn người đến đây hành hương.
Hành Trình Niềm Tin hành hương Thánh Đường Thánh Anna, Mẹ của Đức Mẹ Maria, nơi Thánh Anna sinh hạ Đức Mẹ. Khi Đạo Binh Thánh Giá rút khỏi Jerusalem, họ để lại khoảng 30 Nhà Thờ do họ xây dựng. Nhà Thờ Thánh Anna là một trong những Nhà Thờ đẹp nhất được xây dựng vào năm 1100 A.D. do người vợ của Baldwin I theo kiểu Romanesque. Nhà Thờ này được xây dựng trên nơi hạ sinh của Mẹ Maria và là ngôi nhà của Thánh Joakim và Bà Thánh Anna. Sau khi chiến thắng Đạo Binh Thánh Giá, Saladin đã biến Nhà Thờ này thành viện thần học của Hồi Giáo. Năm 1856, Sultan Abdul Majid đã dâng hiến khu vực này cho Hoàng Đế Napoleon III. Nhà Thờ được sửa chữa lại và trao cho quý Cha Dòng Trắng.
Sau đó, đoàn viếng thăm Hồ Bethesda nổi tiếng có 5 cửa, Chúa Giêsu chữa lành người bất toại. Hồ Bethesda nằm về hướng cửa thành Thánh Stêphanô bên trong tường thành Jerusalem. Hồ này là nơi tụ tập các người bệnh tật ước mong được chữa lành. Tại đây, Đức Kitô đã chữa lành một người tàng tật suốt 38 năm (John, 5). Hồ chứa đựng những đồ phế thải hàng ngàn năm và được khôi phục lại do quý Cha Dòng Trắng. Hồ dài khoảng 350 feet và rộng khoảng 200 feet với chiều sâu là 25 feet. Hồ có 5 cửa theo đúng Phúc Âm của Thánh Gioan tường thuật. Một trong 5 cửa này dùng vào việc tẩy rửa những con chiên được mang lên Đền Thờ hy tế. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng lại một Nhà Nguyện nằm trên di tích của Đại Giáo Đường thời Byzantines vào thế kỷ thứ 5 bị phá huỷ vào năm 614 do người Ba Tư. Tiền đường Nhà Nguyện hướng về phía hồ.
Đoàn thăm viếng Núi Cây Dầu nổi tiếng nơi Chúa Giêsu lên trời. Sách Tông Đồ Công Vụ (1:9 – 12) diễn tả sự kiện Đức Giêsu đưa các Tông Đồ lên Núi Olivet – Núi Cây Dầu. Sau khi chúc lành cho họ, Ngài lên trời. Trên đỉnh Núi Cây Dầu được nhìn nhận là nơi Chúa lên trời. Tông Đồ Công Vụ thuật lại sự kiện các Tông Đồ rời bỏ Núi Cây Dầu, khoảng cách với Jerusalem ước chừng một ngày đi đường trong ngày Sabbath, khoảng 1000 yards. Một Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây tại đây vào thế kỷ thứ 4, sau đó, bị phá huỷ năm 614 do người Ba Tư. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng Nhà Thờ khác vào thế kỷ 12. Nhà Nguyện nhỏ hiện nay được Đạo Binh Thánh Giá xây ngay nơi tảng đá có dấu chân Đức Kitô lên trời. Những người Hồi Giáo vẫn còn cai quản khu vực này và họ thực hiện xây tường cũng như xây thêm một mái vòm như hiện nay.
Đoàn cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha nơi chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ Kinh Lạy Cha. Đoàn sẽ thăm viếng Nghĩ Trang Do Thái trên cánh đồng Josaphat, theo truyền thuyết của Người Do Thái, đây là nơi mọi sẽ sống lại và chịu Phán Xét chung. Đoàn thăm viếng các phần mộ rất cổ xưa của Tiên Tri Haggai, Malachi, và Zacharia, và dừng chân cầu nguyện tại Nguyện Đường “Dominus Flevit – Chúa Giêsu khóc thương” Thành Jerusalem.
Đỉnh cao của đoàn hành hương thăm viếng Vườn Giệtxêmani với 8 cây dầu 3 ngàn năm và cùng Dâng Thánh Lễ chung quanh tảng đá Chúa Giêsu Hấp Hối. Khu vườn Giệtxêmani là một trong những điạ điểm lôi cuốn nhất của Đất Thánh, nằm dưới chân Núi Cây Dầu. Vườn này vẫn còn nguyên vẹn từ 2000 năm nay. Đối diện với kinh thành ngăn cách do thung lũng Kidron, Vườn Giệtxêmani vẫn còn nguyên vẹn như thời Chúa Giêsu, kể cả một số cây dầu cổ xưa còn lại. Thánh Gioan kể lại: “Đây là nơi Chúa Giêsu thường đến để hồi tâm và cầu nguyện.” (Luke 22:39). Tại đây, Chúa Giêsu đã trải qua đêm buồn thương sau cùng của cơn hấp hối. Ngài chấp nhận đau khổ và cái chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại: “Lạy Cha, nếu được, xin cất chén này khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha trọn vẹn.” (Luke 24:42). Juda đã đến cùng với những quan quân của Thầy Cả Thượng Tế và Juda trao nộp Ngài cho họ. (Matthew 26:47, Mark 14:44, Luke 22:47, John 18:23). Tất cả Tông Đồ đều chạy trốn để lại mình Ngài ứng nghiệm với lời tiên tri: “Ta sẽ đánh chủ chiên và đoàn chiên tan tác.” Chúa Giêsu bị bắt tại đây và bị điệu tới dinh Caipha. Sau đó, bị kết án tử hình chết trên Thập Giá. Trong khu vườn Giệtxêmani còn 8 cây dầu với khoảng 3000 năm tuổi. Josephus nói tới sự kiện Titus đã chặt bỏ hết cây cối quanh vùng Jerusalem vào năm 70 A.D. Những cây dầu này có lẽ đã chứng kiến sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện và hấp hối tại đây như Pliny đã viết: “Những cây dầu này đã không chết.” Và nó vẫn còn mang hoa trái.
Đoàn sẽ thăm viếng Núi Zion. Hành hương Nhà Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu Lập Phép Thánh Thể và cũng là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Hành hương Đại Giáo Đường Dormition nơi Đức Mẹ an nghỉ, truyền thuyết Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác nơi đây. Sau đó, đoàn sẽ dừng chân kính viếng “St Peter in Gallicantu – Nhà Thờ Gà Gáy Thánh Phêrô” nơi Phêrô chối Chúa Giêsu 3 lần. Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy được xây dựng vào năm 1931 bên thung lũng Kidron do quý cha Assumptionist, bên cạnh ngôi nhà của Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Đức Giêsu bị bội phản và bị bắt tại Vườn Giệtxêmani và bị điệu đến nhà này. Nơi đây, Ngài trải qua đêm kinh hoàng của sự kết án đầu tiên (Matthew 26:57 – 63, Mark 14:53 – 65, Luke 22:63 – 71, John 18: 12 – 14). Tại đây, Thánh Phêrô đã khóc lóc thảm thiết lúc gà gáy khi những lời tiên báo về sự chối Chúa của Phêrô ứng nghiệm: “Này Phêrô, Thầy nói cho con biết, hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì 3 lần con đã chối là không biết Thầy.” Quả thật, Phêrô đã chối Ngài 3 lần khi gà gáy lần thứ 2 (Matthew 26:34, Mark 14:66 – 72, Luke 22:54 – 62, John 18:15 – 18). Do kết quả của những lần khai quật, quý cha Assumptionist xác định Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy nằm trên khu vực dinh Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Tại đây, toàn bộ những di tích cũ được tìm thấy như cối xay bằng đá, hầm nhốt tù nhân, sân xét xử, nơi ở của gia nhân...Di tích của một Nhà Thờ đời xưa kiểu Byzantine đuợc tìm thấy. Những sỏi đá và đường đi bên cạnh sườn đồi còn giữ nguyên vẹn giống như thời Đức Kitô chịu hành hình. Vì đây là con đường ngắn nhất từ vườn Giệtxêmani lên Đền Thánh. Có thể những bước chân của Đức Kitô đã đi trên những viên đá này. Trong thời Đức Giêsu, nơi này nằm trong khu vực nội thành Jerusalem. Đoàn thăm viếng nơi Chúa Giêsu bị giam giữ với những di tích nguyên thuỷ. Sẽ được nhìn tận mắt Con Đường Chúa Đã Đi Qua các đây 2000 năm. Đoàn thăm viếng phần mộ Vua David và Tháp Ngà David.
Những Cây Dầu 3000 năm |
Bên tường Thành Jêrusalem |
Cầu Nguyện nơi Tảng Đá ướp xác Chúa Giêsu |
Bên tường Thành Jêrusalem. |
Thăm Viếng Phần Mộ Vua David |
Tường thành Jerusalem hiện nay được kiến trúc và xây dựng qua nhiều niên đại khác nhau. Mô hình hiện nay được xây dựng từ thời người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng dưới thời Suleiman the Magnificent vào năm 1542 A.D. Tường thành cao 40 feet và dầy 2 feet 5, có tất cả 34 tháp canh và 8 cửa: New Gate, Damascus Gate, Herod Gate, St. Stephen Gate, Golden Gate, Dung Gate, Zion Gate, và Jaffa Gate.
Đoàn chúng tôi cùng dừng lại và cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc Phía Tây, chứng kiến Dân Do Thái hằng năm vẫn về đây than khóc và cầu nguyện. Bức Tường Phía Tây hay Bức Tường Than Khóc (Western Wall or Wailing Wall) là Thánh Địa quan trọng nhất của người Do Thái.
Đó là di tích duy nhất còn lại của Đền Thờ Jerusalem. Bức Tường Phiá Tây là một phần của bức tường. Đền Thờ thứ 2 do Vua Herod xây dựng vào năm 20 B.C. Titus vào năm 70 A.D. đã dùng khu vực này biểu dương sự vĩ đại của quân lính Roma. Họ đã phá huỷ tất cả Đền Thờ. Trong thời đế Quốc Roma, người Do Thái không được đến Jerusalem. Tuy nhiên, vào thời Byzantine, người Do Thái được phép đến mỗi năm 1 lần vào ngày kỷ niệm Đền Thờ bị phá huỷ, để họ tưởng nhớ, khóc than, và đau thương trên những di tích của Đền Thờ. Do đó, phần này còn được gọi là Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall). Phong tục người Do Thái cầu nguyện và than khóc tại Bức Tường Phía tây kéo dài nhiều thế kỷ. Từ năm 1948 – 1967, người Do Thái không được phép thăm viếng Bức Tường vì nó thuộc về lãnh thổ của người Jordan. Sau cuộc chiến 6 ngày, Bức Tường Than Khóc trở thành nơi thăm viếng và thờ phượng. Khung cảnh này có thể chứa tới cả ngàn người đến đây hành hương.
Hành Trình Niềm Tin hành hương Thánh Đường Thánh Anna, Mẹ của Đức Mẹ Maria, nơi Thánh Anna sinh hạ Đức Mẹ. Khi Đạo Binh Thánh Giá rút khỏi Jerusalem, họ để lại khoảng 30 Nhà Thờ do họ xây dựng. Nhà Thờ Thánh Anna là một trong những Nhà Thờ đẹp nhất được xây dựng vào năm 1100 A.D. do người vợ của Baldwin I theo kiểu Romanesque. Nhà Thờ này được xây dựng trên nơi hạ sinh của Mẹ Maria và là ngôi nhà của Thánh Joakim và Bà Thánh Anna. Sau khi chiến thắng Đạo Binh Thánh Giá, Saladin đã biến Nhà Thờ này thành viện thần học của Hồi Giáo. Năm 1856, Sultan Abdul Majid đã dâng hiến khu vực này cho Hoàng Đế Napoleon III. Nhà Thờ được sửa chữa lại và trao cho quý Cha Dòng Trắng.
Sau đó, đoàn viếng thăm Hồ Bethesda nổi tiếng có 5 cửa, Chúa Giêsu chữa lành người bất toại. Hồ Bethesda nằm về hướng cửa thành Thánh Stêphanô bên trong tường thành Jerusalem. Hồ này là nơi tụ tập các người bệnh tật ước mong được chữa lành. Tại đây, Đức Kitô đã chữa lành một người tàng tật suốt 38 năm (John, 5). Hồ chứa đựng những đồ phế thải hàng ngàn năm và được khôi phục lại do quý Cha Dòng Trắng. Hồ dài khoảng 350 feet và rộng khoảng 200 feet với chiều sâu là 25 feet. Hồ có 5 cửa theo đúng Phúc Âm của Thánh Gioan tường thuật. Một trong 5 cửa này dùng vào việc tẩy rửa những con chiên được mang lên Đền Thờ hy tế. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng lại một Nhà Nguyện nằm trên di tích của Đại Giáo Đường thời Byzantines vào thế kỷ thứ 5 bị phá huỷ vào năm 614 do người Ba Tư. Tiền đường Nhà Nguyện hướng về phía hồ.
Đoàn thăm viếng Núi Cây Dầu nổi tiếng nơi Chúa Giêsu lên trời. Sách Tông Đồ Công Vụ (1:9 – 12) diễn tả sự kiện Đức Giêsu đưa các Tông Đồ lên Núi Olivet – Núi Cây Dầu. Sau khi chúc lành cho họ, Ngài lên trời. Trên đỉnh Núi Cây Dầu được nhìn nhận là nơi Chúa lên trời. Tông Đồ Công Vụ thuật lại sự kiện các Tông Đồ rời bỏ Núi Cây Dầu, khoảng cách với Jerusalem ước chừng một ngày đi đường trong ngày Sabbath, khoảng 1000 yards. Một Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây tại đây vào thế kỷ thứ 4, sau đó, bị phá huỷ năm 614 do người Ba Tư. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng Nhà Thờ khác vào thế kỷ 12. Nhà Nguyện nhỏ hiện nay được Đạo Binh Thánh Giá xây ngay nơi tảng đá có dấu chân Đức Kitô lên trời. Những người Hồi Giáo vẫn còn cai quản khu vực này và họ thực hiện xây tường cũng như xây thêm một mái vòm như hiện nay.
Đoàn cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha nơi chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ Kinh Lạy Cha. Đoàn sẽ thăm viếng Nghĩ Trang Do Thái trên cánh đồng Josaphat, theo truyền thuyết của Người Do Thái, đây là nơi mọi sẽ sống lại và chịu Phán Xét chung. Đoàn thăm viếng các phần mộ rất cổ xưa của Tiên Tri Haggai, Malachi, và Zacharia, và dừng chân cầu nguyện tại Nguyện Đường “Dominus Flevit – Chúa Giêsu khóc thương” Thành Jerusalem.
Đỉnh cao của đoàn hành hương thăm viếng Vườn Giệtxêmani với 8 cây dầu 3 ngàn năm và cùng Dâng Thánh Lễ chung quanh tảng đá Chúa Giêsu Hấp Hối. Khu vườn Giệtxêmani là một trong những điạ điểm lôi cuốn nhất của Đất Thánh, nằm dưới chân Núi Cây Dầu. Vườn này vẫn còn nguyên vẹn từ 2000 năm nay. Đối diện với kinh thành ngăn cách do thung lũng Kidron, Vườn Giệtxêmani vẫn còn nguyên vẹn như thời Chúa Giêsu, kể cả một số cây dầu cổ xưa còn lại. Thánh Gioan kể lại: “Đây là nơi Chúa Giêsu thường đến để hồi tâm và cầu nguyện.” (Luke 22:39). Tại đây, Chúa Giêsu đã trải qua đêm buồn thương sau cùng của cơn hấp hối. Ngài chấp nhận đau khổ và cái chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại: “Lạy Cha, nếu được, xin cất chén này khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha trọn vẹn.” (Luke 24:42). Juda đã đến cùng với những quan quân của Thầy Cả Thượng Tế và Juda trao nộp Ngài cho họ. (Matthew 26:47, Mark 14:44, Luke 22:47, John 18:23). Tất cả Tông Đồ đều chạy trốn để lại mình Ngài ứng nghiệm với lời tiên tri: “Ta sẽ đánh chủ chiên và đoàn chiên tan tác.” Chúa Giêsu bị bắt tại đây và bị điệu tới dinh Caipha. Sau đó, bị kết án tử hình chết trên Thập Giá. Trong khu vườn Giệtxêmani còn 8 cây dầu với khoảng 3000 năm tuổi. Josephus nói tới sự kiện Titus đã chặt bỏ hết cây cối quanh vùng Jerusalem vào năm 70 A.D. Những cây dầu này có lẽ đã chứng kiến sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện và hấp hối tại đây như Pliny đã viết: “Những cây dầu này đã không chết.” Và nó vẫn còn mang hoa trái.
Đoàn sẽ thăm viếng Núi Zion. Hành hương Nhà Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu Lập Phép Thánh Thể và cũng là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Hành hương Đại Giáo Đường Dormition nơi Đức Mẹ an nghỉ, truyền thuyết Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác nơi đây. Sau đó, đoàn sẽ dừng chân kính viếng “St Peter in Gallicantu – Nhà Thờ Gà Gáy Thánh Phêrô” nơi Phêrô chối Chúa Giêsu 3 lần. Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy được xây dựng vào năm 1931 bên thung lũng Kidron do quý cha Assumptionist, bên cạnh ngôi nhà của Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Đức Giêsu bị bội phản và bị bắt tại Vườn Giệtxêmani và bị điệu đến nhà này. Nơi đây, Ngài trải qua đêm kinh hoàng của sự kết án đầu tiên (Matthew 26:57 – 63, Mark 14:53 – 65, Luke 22:63 – 71, John 18: 12 – 14). Tại đây, Thánh Phêrô đã khóc lóc thảm thiết lúc gà gáy khi những lời tiên báo về sự chối Chúa của Phêrô ứng nghiệm: “Này Phêrô, Thầy nói cho con biết, hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì 3 lần con đã chối là không biết Thầy.” Quả thật, Phêrô đã chối Ngài 3 lần khi gà gáy lần thứ 2 (Matthew 26:34, Mark 14:66 – 72, Luke 22:54 – 62, John 18:15 – 18). Do kết quả của những lần khai quật, quý cha Assumptionist xác định Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy nằm trên khu vực dinh Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Tại đây, toàn bộ những di tích cũ được tìm thấy như cối xay bằng đá, hầm nhốt tù nhân, sân xét xử, nơi ở của gia nhân...Di tích của một Nhà Thờ đời xưa kiểu Byzantine đuợc tìm thấy. Những sỏi đá và đường đi bên cạnh sườn đồi còn giữ nguyên vẹn giống như thời Đức Kitô chịu hành hình. Vì đây là con đường ngắn nhất từ vườn Giệtxêmani lên Đền Thánh. Có thể những bước chân của Đức Kitô đã đi trên những viên đá này. Trong thời Đức Giêsu, nơi này nằm trong khu vực nội thành Jerusalem. Đoàn thăm viếng nơi Chúa Giêsu bị giam giữ với những di tích nguyên thuỷ. Sẽ được nhìn tận mắt Con Đường Chúa Đã Đi Qua các đây 2000 năm. Đoàn thăm viếng phần mộ Vua David và Tháp Ngà David.