Ngày 3.1.2019, Tổng thống Reuven Rivlin đã phát biểu tại nơi cư trú chính thức của ông trong buổi tiếp tân hàng năm dành cho các người đứng đầu cộng đồng Kitô giáo trên khắp Israel. Nhà nước Israel không có ý định làm tổn hại quyền sở hữu của các nhà thờ. Ông nói cùng các vị lãnh đạo tinh thần của nhiều Giáo hội Kitô tại Israel, cùng với các vị lãnh đạo dân sự và các trưởng cơ quan Kitô: “Chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó”
Tuyên bố của ông Rivlin được đưa ra trong bối cảnh luật pháp đề xuất tịch thu tài sản nhà thờ sử dụng làm nhà ở. Đề xuất quốc hữu hóa đất đai là để phản ứng với nỗi sợ hãi của các chủ sở hữu nhà đang sống trong các căn hộ nằm trên đất mà chủ sở hữu nhà thờ khởi đầu đã bán cho các nhà đầu tư tư nhân. Hội đồng các Giáo Hội Giêrusalem đã kêu gọi Tổng thống Rivlin, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Tzachi Hanegbi hủy bỏ luật đề xuất trước khi đưa ra bỏ phiếu.
Điều này cuối cùng đã được thực hiện, và những bảo đảm với hội đồng rằng sẽ không có thay đổi hiện trạng (status quo). Khi nhắc lại lời Rivlin, Bộ trưởng Nội vụ Arye Deri đảm bảo rằng hiện trạng về tự do tôn giáo cho tất cả các tín ngưỡng sẽ được duy trì và tôn trọng. Ông nói “Trong khi mỗi đức tin có truyền thống riêng, những gì họ có chung là tình yêu dành cho Giêrusalem.
Trong khi đánh giá cao về những bảo đảm như vậy, về can thiệp của Rivlin và Netanyahu, Giáo chủ Chính thống giáo Hy Lạp ở Giêrusalem là Theophilos III nói tại buổi tiếp tân rằng luôn có nỗi sợ rằng một số MK nhất định sẽ cố gắng đưa ra luật pháp một lần nữa. Ngài cũng biết ơn sự quan tâm mà Tổng thống Rivlin đã dành cho việc dọn sạch các bãi mìn tại Qasr al-Yahud bên sông Jordan, nơi những người hành hương Kitô giáo không thể tiếp cận được từ năm 1968. Theophilos III cũng bầy tỏ tri ân đến với IDF về vai trò dọn sạch những bãi mìn và làm cho khách hành hương có thể đến Đan viện Armenia. Nhiều tín hữu Kitô tin rằng Chúa Giêsu đã nhận phép rửa tại Qasr al-Yahud. Giáo chủ Theophilos rất vui về việc bãi bỏ dự luật và nói rằng Giáo Hội luôn luôn sẵn sáng đối thoại. Ngài nói thêm rằng Giêrusalem là biểu tượng phổ quát của hòa bình mà thế giới tìm kiếm sự rõ ràng về đạo đức, sự thật và ánh sáng. Các cộng đồng Kitô giáo quan tâm đến việc giữ gìn tính đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo.
LM Nguyễn Tất Thắng, OP