VENICE, Italy (CNS) - Hai tuần lễ sau bài diễn văn khai phá mở đường của Tổng thống Barack Obama đọc tại Cairo, một số nhà lãnh đạo Kitô giáo đã đưa ra những nhận xét tích cực đối với Tổng thống và bày tỏ niềm hy vọng rằng diễn từ đó sẽ mở ra một chương sách mới cho cuộc đối thoại.
Lm Rif'at Bader là phát ngôn viên của giáo hội Công giáo tại Jordan nói: “Tôi nghĩ bài diễn văn đó có một hiệu quả rất tích cực. Nó mở ra những chân trời mới trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo, giữa các thẩm quyền chính trị, giữa Đông và Tây.”
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service hôm 22 tháng 6: “Nhịp cầu đã được nối liền giữa những nền văn minh, giữa các tôn giáo, và là người Kitô hữu chúng ta cầu nguyện để cho mọi điều các chính trị gia nói sẽ được mau chóng trở thành hiện thực.”
Cha Bader phát biểu như thế ở Venice, nơi ngài và các nhân vật tôn giáo khác từ Trung Đông tới tham dự một hội nghị về truyền thống trong Kitô giáo và Hồi giáo. Cũng như những vị khác, ngài nói rằng các dân tộc Ả rập đang quan sát xem những lời tuyên bố của Obama sẽ được diễn dịch ra hành động như thế nào.
Ngài cho biết: “Khi nhận ra những điều ông ấy nói được biểu hiện bằng hành động tại chỗ, thì mới có được lòng tin.”
Sư huynh Michel Cuypers, thuộc Tu hội Tiểu đệ Chúa Giêsu và cũng là một học giả tại Học viện Đa minh Nghiên cứu về Đông phương ở Cairo, nói rằng phản ứng nơi người Hồi giáo là “rất, rất thuận lợi.” Họ cảm kích khi thấy Tổng thống tôn trọng Hồi giáo, và thấy ông trưng dẫn những câu trong Koran, thánh thư của Hồi giáo, “mà lại là những trưng dẫn rất hay nữa.”
Sư huynh cho biết thêm: Người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn nay đang nói: “Hãy chờ coi, điều quan trọng là hành động chứ không phải lời nói.”
Sư huynh Cuypers nói rằng điều cốt yếu để làm nhẹ bớt những căng thẳng suốt vùng Trung Đông là giải quyết vấn đề Palestine. Người ta sẵn lòng để cho Obama thời gian hầu thúc đẩy tiến trình hòa bình, nhưng không phải một thời gian vô hạn định. Cần nhanh chóng có sự thay đổi, bởi vì các biến cố giống như vụ tấn công bằng quân sự của Israel mới đây tại Dải Gaza có thể lặp lại bất cứ lúc nào.
Tổng giám mục Jean-Clement Jeanbart ở Aleppo (Syria) cho biết điều rất quan trọng đối với dân chúng là Obama đã nói bằng giọng cương quyết về việc giải quyết mối xung đột giữa Israel và Palestine.
“Đó là một khởi điểm tốt đẹp. Nếu vấn đề Palestine được giải quyết, tôi nghĩ là nó cũng sẽ cất đi động cơ trong nhiều hoạt động của trào lưu chính thống.”
Nhưng ngài nói rằng tại Syria có một số hoài nghi về khả năng của Tổng thống trong việc thực hiện:” Tôi e ngại là vấn đề không phải chỉ là những gì Obama và Hoa kỳ muốn, nhưng còn là những gì Israel muốn nữa.”
Tổng giám mục Jeanbart nói rằng thật là điều tốt khi Obama lên tiếng bênh vực thiểu số Kitô giáo ở Trung Đông, họ ít nhất cũng phải có tối thiểu tự do và phẩm giá.
Tổng giám mục cũng bày tỏ niềm lạc quan sau khi chính quyền Obama quyết định mở thêm những cuộc đàm phán trực tiếp với Syria:
“Tôi thiết nghĩ Hoa kỳ sẽ nhận thức được rằng, nếu được đối xử tốt đẹp, Syria có thể là một yếu tố trong công tác bình định và quân bình ở Trung Đông.”
Lm Dòng Tên Samir Khalil Samir, giám đốc một trung tâm nghiên cứu của Kitô giáo tại Lebanon, nói rằng bài diễn từ của Obama nói chung là tốt, có mục đích tạo thêm bạn hữu trong khu vực và mở ra những khả năng đối thoại:
“Chắc chắn rằng nó rất tích cực, và hình ảnh của Hoa kỳ được cải thiện dưới mắt những người Hồi giáo.”
Nhưng cha Samir cũng trách Tổng thống không đưa ra lời phê phán Hồi giáo, và nói rằng cũng quan trọng không kém là người Hồi giáo phải được thách đố về một số vấn đề. Ngài nói lời đề cập của Obama đến tình cảnh của thiểu số người theo Thiên Chúa giáo trong khu vực là quá ngắn ngủi đề có thể gây được sự chú ý.
Tại Nigeria, nơi có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, Tổng giám mục John Olorunfemi Onaiyekan ở Abuja cho biết các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo được tòa đại sứ Hoa kỳ mời tới theo dõi trực tiếp trên màn hình TV lúc Tổng thống Obama đọc diễn từ và sau đó có cuộc thảo luận.
Ngài nói phản ứng của họ nói chung đều tích cực, nhưng một số cho biết họ muốn “chờ xem những gì thực tế sẽ xảy ra.”
“Tôi đã coi bài diễn từ này tới hai lần. Quả thực nó cách xa Bush một trời một vực. Obama hiểu được là có những vấn đề, và tôi hy vọng cũng như nguyện cầu rằng ông ta sẽ phát triển thái độ đó với các vấn đề khác người Mỹ gặp phải nơi những vùng khác trên thế giới, không chỉ riêng với người theo Hồi giáo mà thôi.”
Tổng giám mục nói thêm: “Và khi tôi nghe Obama nói rất hay về giá trị của sinh mạng con người, tôi muốn hỏi ông ta: Một đứa trẻ chưa sinh có phải là một sinh mạng con người hay không? Nếu đúng như thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến lập trường của ông như thế nào?”
Lm Rif'at Bader là phát ngôn viên của giáo hội Công giáo tại Jordan nói: “Tôi nghĩ bài diễn văn đó có một hiệu quả rất tích cực. Nó mở ra những chân trời mới trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo, giữa các thẩm quyền chính trị, giữa Đông và Tây.”
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service hôm 22 tháng 6: “Nhịp cầu đã được nối liền giữa những nền văn minh, giữa các tôn giáo, và là người Kitô hữu chúng ta cầu nguyện để cho mọi điều các chính trị gia nói sẽ được mau chóng trở thành hiện thực.”
Cha Bader phát biểu như thế ở Venice, nơi ngài và các nhân vật tôn giáo khác từ Trung Đông tới tham dự một hội nghị về truyền thống trong Kitô giáo và Hồi giáo. Cũng như những vị khác, ngài nói rằng các dân tộc Ả rập đang quan sát xem những lời tuyên bố của Obama sẽ được diễn dịch ra hành động như thế nào.
Ngài cho biết: “Khi nhận ra những điều ông ấy nói được biểu hiện bằng hành động tại chỗ, thì mới có được lòng tin.”
Sư huynh Michel Cuypers, thuộc Tu hội Tiểu đệ Chúa Giêsu và cũng là một học giả tại Học viện Đa minh Nghiên cứu về Đông phương ở Cairo, nói rằng phản ứng nơi người Hồi giáo là “rất, rất thuận lợi.” Họ cảm kích khi thấy Tổng thống tôn trọng Hồi giáo, và thấy ông trưng dẫn những câu trong Koran, thánh thư của Hồi giáo, “mà lại là những trưng dẫn rất hay nữa.”
Sư huynh cho biết thêm: Người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn nay đang nói: “Hãy chờ coi, điều quan trọng là hành động chứ không phải lời nói.”
Sư huynh Cuypers nói rằng điều cốt yếu để làm nhẹ bớt những căng thẳng suốt vùng Trung Đông là giải quyết vấn đề Palestine. Người ta sẵn lòng để cho Obama thời gian hầu thúc đẩy tiến trình hòa bình, nhưng không phải một thời gian vô hạn định. Cần nhanh chóng có sự thay đổi, bởi vì các biến cố giống như vụ tấn công bằng quân sự của Israel mới đây tại Dải Gaza có thể lặp lại bất cứ lúc nào.
Tổng giám mục Jean-Clement Jeanbart ở Aleppo (Syria) cho biết điều rất quan trọng đối với dân chúng là Obama đã nói bằng giọng cương quyết về việc giải quyết mối xung đột giữa Israel và Palestine.
“Đó là một khởi điểm tốt đẹp. Nếu vấn đề Palestine được giải quyết, tôi nghĩ là nó cũng sẽ cất đi động cơ trong nhiều hoạt động của trào lưu chính thống.”
Nhưng ngài nói rằng tại Syria có một số hoài nghi về khả năng của Tổng thống trong việc thực hiện:” Tôi e ngại là vấn đề không phải chỉ là những gì Obama và Hoa kỳ muốn, nhưng còn là những gì Israel muốn nữa.”
Tổng giám mục Jeanbart nói rằng thật là điều tốt khi Obama lên tiếng bênh vực thiểu số Kitô giáo ở Trung Đông, họ ít nhất cũng phải có tối thiểu tự do và phẩm giá.
Tổng giám mục cũng bày tỏ niềm lạc quan sau khi chính quyền Obama quyết định mở thêm những cuộc đàm phán trực tiếp với Syria:
“Tôi thiết nghĩ Hoa kỳ sẽ nhận thức được rằng, nếu được đối xử tốt đẹp, Syria có thể là một yếu tố trong công tác bình định và quân bình ở Trung Đông.”
Lm Dòng Tên Samir Khalil Samir, giám đốc một trung tâm nghiên cứu của Kitô giáo tại Lebanon, nói rằng bài diễn từ của Obama nói chung là tốt, có mục đích tạo thêm bạn hữu trong khu vực và mở ra những khả năng đối thoại:
“Chắc chắn rằng nó rất tích cực, và hình ảnh của Hoa kỳ được cải thiện dưới mắt những người Hồi giáo.”
Nhưng cha Samir cũng trách Tổng thống không đưa ra lời phê phán Hồi giáo, và nói rằng cũng quan trọng không kém là người Hồi giáo phải được thách đố về một số vấn đề. Ngài nói lời đề cập của Obama đến tình cảnh của thiểu số người theo Thiên Chúa giáo trong khu vực là quá ngắn ngủi đề có thể gây được sự chú ý.
Tại Nigeria, nơi có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, Tổng giám mục John Olorunfemi Onaiyekan ở Abuja cho biết các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo được tòa đại sứ Hoa kỳ mời tới theo dõi trực tiếp trên màn hình TV lúc Tổng thống Obama đọc diễn từ và sau đó có cuộc thảo luận.
Ngài nói phản ứng của họ nói chung đều tích cực, nhưng một số cho biết họ muốn “chờ xem những gì thực tế sẽ xảy ra.”
“Tôi đã coi bài diễn từ này tới hai lần. Quả thực nó cách xa Bush một trời một vực. Obama hiểu được là có những vấn đề, và tôi hy vọng cũng như nguyện cầu rằng ông ta sẽ phát triển thái độ đó với các vấn đề khác người Mỹ gặp phải nơi những vùng khác trên thế giới, không chỉ riêng với người theo Hồi giáo mà thôi.”
Tổng giám mục nói thêm: “Và khi tôi nghe Obama nói rất hay về giá trị của sinh mạng con người, tôi muốn hỏi ông ta: Một đứa trẻ chưa sinh có phải là một sinh mạng con người hay không? Nếu đúng như thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến lập trường của ông như thế nào?”