Theo Gerard O’Connell của Tạp chí America, trong ngày cuối cùng của ngài tại Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi thống thiết xin các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa của đất nước hãy quyết tâm làm việc cho hòa bình tại quê hương mình và tại ngoại quốc. Ngài nói với họ rằng “với ngọn lửa tình yêu, chúng ta có thể làm cho tảng đá lạnh giá của chiến tranh và tranh chấp chẩy tan ”.
Ngài kêu gọi họ “trở thành những người tạo hòa bình” vào cuối buổi cầu nguyện cho hòa bình, với sự tham dự của các cộng đồng tôn giáo tại Bảo Gia Lợi, trong đó có các truyền thống Công Giáo, Chính thống giáo Armenia và Thệ Phản; cũng có sự tham dự của các cộng đồng Hồi Giáo và Do Thái Giáo.
Nhưng không có sự hiện diện nào của đại diện Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi, vì họ theo truyền thống Nga, không tham dự các buổi cầu nguyện chung với Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho hay có sự hiện diện của các tín hữu Chính thống. Về phần chính phủ, có sự hiện diện của bộ trưởng tôn giáo vụ.
Biến cố trên là để vinh danh Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, người vốn là sứ thần Tòa Thánh trong các năm 1925-1935 và khi làm giáo hoàng đã công bố Thông Điệp “Pacem in Terris” (“Bình an dưới thế) được Đức Phanxicô lấy làm huy hiệu cho chuyến thăm Bảo Gia Lợi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện tại một chiếc bục đặt tại Quảng Trường Nezavisimost (Độc lập), tọa lạc tại trung tâm Thủ Đô Sofia, một khu vực bị oanh kích nặng nề trong Thế Chiến II nhưng đã được tái thiết giữa các năm 1952 và 1958, trở thành nơi trình diễn xã hội chủ nghĩa cổ điển.
Một bức tượng của Lenine từng được đặt ở đây và đây cũng là đại bản doanh của Đảng Cộng Sản Bảo Gia Lợi. Trong nhiều thập niên, cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989, nơi này được gọi là Quảng trường Lenin. Thành thử, việc chọn địa điểm này để tổ chức biến cố tối nay không phải là chuyện tình cờ. Buổi lễ được trực tiếp phát hình trên hệ thống truyền hình quốc gia cho cả nước gồm bảy triệu người dân.
Giữa cơn mưa như trút xuống, buổi lễ một giờ bắt đầu với các ca đoàn từ các cộng đồng tôn giáo khác nhau của quốc gia hát bài thánh ca của Thánh Phanxicô Assisi, “Lạy Chúa, xin biến con thành khí cụ bình an của Chúa” bằng tiếng Ý và tiếng Bảo Gia Lợi, sau đó là bài đọc Thánh vịnh 122. Các trẻ em đại diện cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Bảo Gia Lợi mang các chiếc đèn lồng, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho là "tượng trưng cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong chúng ta và nhằm trở thành ngọn hải đăng của lòng thương xót, tình yêu và hòa bình ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Một ngọn hải đăng có khả năng chiếu sáng toàn bộ thế giới của chúng ta".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã nói chuyện, nhấn mạnh đến tầm quan trọng sâu sắc hơn của biến cố tối nay trong một bài diễn văn ngắn gọn nhưng đầy thách thức gửi tới những người mà ngài gọi là “anh chị em thân mến”. Ngài bắt đầu bằng cách nói với họ, “Chúng ta đã cầu nguyện cho hòa bình bằng những lời lẽ được gợi hứng từ Thánh Phanxicô Assisi, người rất yêu mến Thiên Chúa Tạo Hóa và là Cha của mọi người. Một tình yêu mà ngài biểu lộ với một niềm đam mê tương tự và sự tôn trọng sâu sắc đối với vẻ đẹp của sáng thế và đối với tất cả những người ngài gặp trên đường lữ thứ của ngài”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng tình yêu đã thay đổi cách nhìn sự vật của Thánh Phanxicô và “giúp ngài nhận ra rằng trong mọi con người, đều có một ánh sáng lóe lên phát sinh từ việc chúng ta biết chắc chắn rằng dù nói chi và làm chi, chúng ta cũng vẫn được yêu thương vô tận”. Ngài nói, “Tình yêu này cũng khiến Thánh Phanxicô trở thành một người tạo hòa bình thực sự”.
Đức Giáo Hoàng nói, giống như Thánh Phanxicô, "mỗi người trong chúng ta được mời gọi bước chân theo ngài bằng cách trở thành người tạo hòa bình, một ‘thợ thủ công’ của hòa bình”.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở họ rằng hòa bình “vừa là một hồng phúc vừa là một nhiệm vụ: nó phải được cầu khẩn và làm việc cho, được tiếp nhận như một phước lành và không ngừng tìm kiếm khi chúng ta hàng ngày cố gắng xây dựng một nền văn hóa trong đó hòa bình được tôn trọng như một quyền căn bản”. Ngài nhấn mạnh rằng nền hoà bình này phải là “một nền hòa bình tích cực”, nghĩa là một nền hòa bình “được củng cố chống lại mọi hình thức ích kỷ và thờ ơ khiến chúng ta đặt lợi ích nhỏ mọn của một số ít trước phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người”.
Rồi, trích dẫn Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân bản mà ngài đã ký với Đại Giáo Trưởng của Al-Azar ở Abu Dhabi vào ngày 4 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Hòa bình đòi hỏi và yêu cầu chúng ta tiếp nhận đối thoại làm đường đi của chúng ta, tiếp nhận việc hiểu nhau làm luật ứng xử của chúng ta và việc hiểu nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”. Ngài nói, nhờ cách này, “chúng ta có thể tập chú vào những gì hợp nhất chúng ta, biểu lộ sự tôn trọng lẫn nhau đối với các khác biệt của chúng ta và khuyến khích nhau nhìn về một tương lai đầy cơ hội và phẩm giá, đặc biệt vì các thế hệ tương lai".
Đức Giáo Hoàng nhắc mọi người nhớ rằng họ tập hợp nhau “để cầu nguyện trước các ngọn đèn do con cái chúng ta đem đến này”, những ngọn đèn, theo ngài, “tượng trưng cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong chúng ta và nhằm trở thành ngọn hải đăng của lòng thương xót, tình yêu và hòa bình ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Một ngọn hải đăng có khả năng chiếu sáng toàn bộ thế giới của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng buổi phụng vụ cầu nguyện cho hòa bình này đã diễn ra trên các phế tích của Serdica cổ đại, một thành phố La Mã đã bị chiếm đóng bởi các nhóm khác nhau trong nhiều thế kỷ, và ngày nay người ta có thể thấy những nơi thờ phượng của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong quốc gia: Chính thống giáo, Công Giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và chính thống giáo Armenia.
Ngài cũng nhắc nhớ rằng, “trong nhiều thế kỷ”, người Bảo Gia Lợi của Sofia “thuộc các nhóm văn hóa và tôn giáo khác nhau đã tụ tập ở nơi này để gặp gỡ và thảo luận. Ngài cầu xin cho nơi mang tính biểu tượng này “trở thành nhân chứng của hòa bình”.
Ngài kết luận bằng cách mời gọi người khác cùng với ngài “bày tỏ khát vọng hòa bình mãnh liệt của chúng ta”, nhưng Đức Giáo Hoàng tránh sử dụng từ ngữ “cầu nguyện” vì tôn trọng các Kitô hữu Chính thống là những người chống lại việc cầu nguyện chung. Ngài nói: “Xin hãy có hòa bình trên trái đất: trong các gia đình chúng ta, trong các tâm hồn chúng ta và trên hết tại những nơi quá nhiều giọng nói đã bị chiến tranh bắt phải im lặng, bị lòng dửng dưng làm cứng đờ và bị làm ngơ do việc a tòng mạnh mẽ với các nhóm quyền lợi”.
Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị và văn hóa của “Lãnh thổ Hoa hồng” này “cùng nhau làm việc để biến giấc mơ này thành hiện thực”. Ngài nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng mơ ước sẽ có “pacem in terris, " hoà Bình dưới thế.
Buổi phụng vụ cầu nguyện cho hòa bình kết thúc với việc mọi người trao đổi nụ hôn bình an. Sau đó tất cả hát bài “Alleluia!”
Đó là thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi người Bảo Gia Lợi. Sáng mai, ngài lên máy bay tới Bắc Macedonia, trong tư cách vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước này, và từ đó, ngài sẽ trở về Rôma vào tối mai, 7 tháng Năm.
Ngài kêu gọi họ “trở thành những người tạo hòa bình” vào cuối buổi cầu nguyện cho hòa bình, với sự tham dự của các cộng đồng tôn giáo tại Bảo Gia Lợi, trong đó có các truyền thống Công Giáo, Chính thống giáo Armenia và Thệ Phản; cũng có sự tham dự của các cộng đồng Hồi Giáo và Do Thái Giáo.
Nhưng không có sự hiện diện nào của đại diện Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi, vì họ theo truyền thống Nga, không tham dự các buổi cầu nguyện chung với Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho hay có sự hiện diện của các tín hữu Chính thống. Về phần chính phủ, có sự hiện diện của bộ trưởng tôn giáo vụ.
Biến cố trên là để vinh danh Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, người vốn là sứ thần Tòa Thánh trong các năm 1925-1935 và khi làm giáo hoàng đã công bố Thông Điệp “Pacem in Terris” (“Bình an dưới thế) được Đức Phanxicô lấy làm huy hiệu cho chuyến thăm Bảo Gia Lợi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện tại một chiếc bục đặt tại Quảng Trường Nezavisimost (Độc lập), tọa lạc tại trung tâm Thủ Đô Sofia, một khu vực bị oanh kích nặng nề trong Thế Chiến II nhưng đã được tái thiết giữa các năm 1952 và 1958, trở thành nơi trình diễn xã hội chủ nghĩa cổ điển.
Một bức tượng của Lenine từng được đặt ở đây và đây cũng là đại bản doanh của Đảng Cộng Sản Bảo Gia Lợi. Trong nhiều thập niên, cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989, nơi này được gọi là Quảng trường Lenin. Thành thử, việc chọn địa điểm này để tổ chức biến cố tối nay không phải là chuyện tình cờ. Buổi lễ được trực tiếp phát hình trên hệ thống truyền hình quốc gia cho cả nước gồm bảy triệu người dân.
Giữa cơn mưa như trút xuống, buổi lễ một giờ bắt đầu với các ca đoàn từ các cộng đồng tôn giáo khác nhau của quốc gia hát bài thánh ca của Thánh Phanxicô Assisi, “Lạy Chúa, xin biến con thành khí cụ bình an của Chúa” bằng tiếng Ý và tiếng Bảo Gia Lợi, sau đó là bài đọc Thánh vịnh 122. Các trẻ em đại diện cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Bảo Gia Lợi mang các chiếc đèn lồng, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho là "tượng trưng cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong chúng ta và nhằm trở thành ngọn hải đăng của lòng thương xót, tình yêu và hòa bình ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Một ngọn hải đăng có khả năng chiếu sáng toàn bộ thế giới của chúng ta".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã nói chuyện, nhấn mạnh đến tầm quan trọng sâu sắc hơn của biến cố tối nay trong một bài diễn văn ngắn gọn nhưng đầy thách thức gửi tới những người mà ngài gọi là “anh chị em thân mến”. Ngài bắt đầu bằng cách nói với họ, “Chúng ta đã cầu nguyện cho hòa bình bằng những lời lẽ được gợi hứng từ Thánh Phanxicô Assisi, người rất yêu mến Thiên Chúa Tạo Hóa và là Cha của mọi người. Một tình yêu mà ngài biểu lộ với một niềm đam mê tương tự và sự tôn trọng sâu sắc đối với vẻ đẹp của sáng thế và đối với tất cả những người ngài gặp trên đường lữ thứ của ngài”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng tình yêu đã thay đổi cách nhìn sự vật của Thánh Phanxicô và “giúp ngài nhận ra rằng trong mọi con người, đều có một ánh sáng lóe lên phát sinh từ việc chúng ta biết chắc chắn rằng dù nói chi và làm chi, chúng ta cũng vẫn được yêu thương vô tận”. Ngài nói, “Tình yêu này cũng khiến Thánh Phanxicô trở thành một người tạo hòa bình thực sự”.
Đức Giáo Hoàng nói, giống như Thánh Phanxicô, "mỗi người trong chúng ta được mời gọi bước chân theo ngài bằng cách trở thành người tạo hòa bình, một ‘thợ thủ công’ của hòa bình”.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở họ rằng hòa bình “vừa là một hồng phúc vừa là một nhiệm vụ: nó phải được cầu khẩn và làm việc cho, được tiếp nhận như một phước lành và không ngừng tìm kiếm khi chúng ta hàng ngày cố gắng xây dựng một nền văn hóa trong đó hòa bình được tôn trọng như một quyền căn bản”. Ngài nhấn mạnh rằng nền hoà bình này phải là “một nền hòa bình tích cực”, nghĩa là một nền hòa bình “được củng cố chống lại mọi hình thức ích kỷ và thờ ơ khiến chúng ta đặt lợi ích nhỏ mọn của một số ít trước phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người”.
Rồi, trích dẫn Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân bản mà ngài đã ký với Đại Giáo Trưởng của Al-Azar ở Abu Dhabi vào ngày 4 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Hòa bình đòi hỏi và yêu cầu chúng ta tiếp nhận đối thoại làm đường đi của chúng ta, tiếp nhận việc hiểu nhau làm luật ứng xử của chúng ta và việc hiểu nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”. Ngài nói, nhờ cách này, “chúng ta có thể tập chú vào những gì hợp nhất chúng ta, biểu lộ sự tôn trọng lẫn nhau đối với các khác biệt của chúng ta và khuyến khích nhau nhìn về một tương lai đầy cơ hội và phẩm giá, đặc biệt vì các thế hệ tương lai".
Đức Giáo Hoàng nhắc mọi người nhớ rằng họ tập hợp nhau “để cầu nguyện trước các ngọn đèn do con cái chúng ta đem đến này”, những ngọn đèn, theo ngài, “tượng trưng cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong chúng ta và nhằm trở thành ngọn hải đăng của lòng thương xót, tình yêu và hòa bình ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Một ngọn hải đăng có khả năng chiếu sáng toàn bộ thế giới của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng buổi phụng vụ cầu nguyện cho hòa bình này đã diễn ra trên các phế tích của Serdica cổ đại, một thành phố La Mã đã bị chiếm đóng bởi các nhóm khác nhau trong nhiều thế kỷ, và ngày nay người ta có thể thấy những nơi thờ phượng của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong quốc gia: Chính thống giáo, Công Giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và chính thống giáo Armenia.
Ngài cũng nhắc nhớ rằng, “trong nhiều thế kỷ”, người Bảo Gia Lợi của Sofia “thuộc các nhóm văn hóa và tôn giáo khác nhau đã tụ tập ở nơi này để gặp gỡ và thảo luận. Ngài cầu xin cho nơi mang tính biểu tượng này “trở thành nhân chứng của hòa bình”.
Ngài kết luận bằng cách mời gọi người khác cùng với ngài “bày tỏ khát vọng hòa bình mãnh liệt của chúng ta”, nhưng Đức Giáo Hoàng tránh sử dụng từ ngữ “cầu nguyện” vì tôn trọng các Kitô hữu Chính thống là những người chống lại việc cầu nguyện chung. Ngài nói: “Xin hãy có hòa bình trên trái đất: trong các gia đình chúng ta, trong các tâm hồn chúng ta và trên hết tại những nơi quá nhiều giọng nói đã bị chiến tranh bắt phải im lặng, bị lòng dửng dưng làm cứng đờ và bị làm ngơ do việc a tòng mạnh mẽ với các nhóm quyền lợi”.
Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị và văn hóa của “Lãnh thổ Hoa hồng” này “cùng nhau làm việc để biến giấc mơ này thành hiện thực”. Ngài nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng mơ ước sẽ có “pacem in terris, " hoà Bình dưới thế.
Buổi phụng vụ cầu nguyện cho hòa bình kết thúc với việc mọi người trao đổi nụ hôn bình an. Sau đó tất cả hát bài “Alleluia!”
Đó là thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi người Bảo Gia Lợi. Sáng mai, ngài lên máy bay tới Bắc Macedonia, trong tư cách vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước này, và từ đó, ngài sẽ trở về Rôma vào tối mai, 7 tháng Năm.