Bài chào mừng Đức Cha Micae Nhân dịp mừng thọ 100 tuổi, 75 năm Linh mục, 50 năm Giám Mục
Kính thưa Đức Cha Micae.
Con xin được đại diện cho giáo phận Long Xuyên: Mừng Đại thọ Đức Cha 100 tuổi, kỷ niệm 75 năm linh mục, và mừng sớm 50 năm Giám mục.
Sống trăm năm trên đời quả là một sự kiện rất hiếm trên đời. Đức Cha không những là một trong các vị Giám mục cao niên cả thế giới, mà còn là một vị Giám mục cao tuổi nhất trong hàng Giám mục tại Việt Nam hôm nay.
Đức Cha quả là một cây đại thụ, che phủ bóng mát cho nhiều thế hệ. Qua bàn tay chăn dắt của Đức Cha, nhiều vị nay đã trở thành Tổng Giám mục, Giám mục, linh mục, cũng như đã trở thành những bố đời gương mẫu, sống ở muôn phương, trong nước cũng như ở nước ngoài. Và ngay cả hôm nay, còn hiện diện trong thánh lễ này, cả đàn thê tử, cháu con.
Đức cha là tượng đài oai hùng sừng sững như "trơ gan cùng tuế nguyệt" chứng kiến thế sự thăng trầm giữa 2 thế kỷ, là chứng nhân lịch sử của 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Đức cha là mẫu gương sống cho tất cả chúng con dõi bước noi theo; là linh hồn cho giáo phận tiến bước; là nền tảng vững chắc cho chúng con tựa nương trong bình an.
Chúng con xin hợp ý cùng Đức Cha hôm nay dâng lời tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận Long Xuyên và tất cả chúng con:
1. Một vị lãnh đạo có tầm nhìn. Ngay sau tông huấn ngày 24/11/1960 của Toà Thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, cũng là ngày giáo phận Long Xuyên được thành lập, với tông huấn Christi Mandata của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, được tách ra từ giáo phận Cần Thơ. Theo niên giám của giáo phận Long Xuyên, lúc đầu chỉ có 12 giáo xứ địa phương và một số họ lẻ, với hơn 20.000 giáo dân. Nhưng chỉ đến năm 1964, giáo phận đã có tới 93.000 giáo dân với 104 linh mục.
Từ một giáo phận mới, còn thiếu nhân sự chưa đủ cơ sở vật chất, Đức Cha đã đưa ra kế hoạch "chiêu hiền đãi sĩ", mời các cha, các thầy ở khắp nơi đến phục vụ giáo phận. Gởi các linh mục và các thầy đi du học chuẩn bị cho tương lai. Đức Cha đã thành lập 2 Tiểu chủng viện: Á Thánh Phụng và Têrêsa, một Đại chủng viên Tôma để đào tạo nhân sự.
Ngoài ra Đức Cha còn khuyến khích mở trường trung tiểu học trong hầu hết các giáo xứ. Tại các giáo xứ lớn, đều có trường trung học chính quy như: Phụng Sự (Long Xuyên), Thánh Quý (Năng Gù), Hoà Bình (Châu Đốc), Vạn Xuân (Cù lao Giêng), Sao Mai, Thái Hoà, Cái Sắn và Thanh Bình (Rạch Giá).
Đức Cha còn ưu tiên thiết lập các giáo điểm truyền giáo, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh; kêu gọi các cha, các thầy tình nguyện đi phục vụ, khơi lại đức tin cho các nơi này.
Dịp hè hằng năm, Đức Cha còn mở khoá giáo lý cho các thầy đi giúp hè các nơi. Trong tập Kỷ yếu: VIẾT VỀ CHA đã ghi đậm nét về những sinh hoạt này.
2. Đức cha còn là vị mục tử nhân lành và cương nghị, nhất là vì lý do mục vụ, Ngài phân định lại ranh giới các giáo xứ, và thay đổi các cha cho phù hợp với việc quản trị mục vụ giáo xứ. Có một lần, từ Long Xuyên, Ngài xuống Cái Sắn, đi đò vào kinh, chỉ nói một câu: "Cha lo mà đổi xứ nghe". Rồi lại đi về. Vừa nhân hậu vừa cương nghị.
3. Sau cùng Đức cha còn là một người Cha giàu lòng thương xót, chẳng những nâng đỡ tinh thần mà còn lo về vật chất. Rất nhiều cha, nhiều vị bố đời còn giữ những kỷ niệm, kể cả những kỷ vật của Ngài ban tặng.
Riêng cá nhân con, còn lưu giữ một kỷ niệm yêu thương khó phai mờ. Vào năm 1993 Đức cha lâm trọng bệnh, phải đưa xuống nằm tầng trệt TGM lúc bấy giờ. Nghe tin, con đến thăm và xin người giữ cửa cho vào. Ông không cho, bảo Đức Cha rất yếu. Con phải tự xưng là Hạt trưởng Hạt Chợ Mới, đại diện cho các cha Chợ Mới thăm Đức cha, ông mới cho vào và bảo cha đừng nói gì. Vào trong, con thấy Đức cha nằm nhắm mắt trên giường. Con đến gần, nắm tay, Đức cha mở mắt nhìn con và bảo: "Tháng này, tao chưa trao lễ cho mày". Vì hàng tháng, trong nhiều năm liền, Ngài luôn cho các cha Chợ Mới, hạt nhỏ và nghèo, mỗi cha 10 hoặc 20 lễ. Đặc biệt để tiết kiệm, Ngài dùng giấy ximăng để làm bao thư đựng tiền lễ, nên chúng tôi có tiếng lóng là "bao ximăng" của Đức Cha.
Nếu được phép con xin được kể tiếp, để kết thúc bài chào mừng hôm nay. Chỉ mấy ngày sau dịp mừng sinh nhật 2/2/2009 vừa qua, chính Đức Hồng Y và 6 vị Giám mục của Tổng giáo phận nhà, cùng một số linh mục đã đến chúc thọ Đức Cha. Trong dịp này, Đức Cha cũng hỏi Đức Hồng Y và các Đức Cha có lễ làm không? Quả là một câu hỏi đầy tình nghĩa yêu thương.
Vì thế, trong lễ mừng Đại Thọ của Đức cha hôm nay, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa và cầu xin cho Đức cha được an khang trường thọ, theo ý Chúa muốn.
Chúng con cùng chúc thọ Đức Cha.
Sau đây một em sẽ dâng hoa mừng thọ Đức Cha.
LM. Phêrô Lê Văn Kim, Tổng Đại Diện Giáo Phận Long Xuyên
Kính thưa Đức Cha Micae.
Con xin được đại diện cho giáo phận Long Xuyên: Mừng Đại thọ Đức Cha 100 tuổi, kỷ niệm 75 năm linh mục, và mừng sớm 50 năm Giám mục.
Sống trăm năm trên đời quả là một sự kiện rất hiếm trên đời. Đức Cha không những là một trong các vị Giám mục cao niên cả thế giới, mà còn là một vị Giám mục cao tuổi nhất trong hàng Giám mục tại Việt Nam hôm nay.
Đức Cha quả là một cây đại thụ, che phủ bóng mát cho nhiều thế hệ. Qua bàn tay chăn dắt của Đức Cha, nhiều vị nay đã trở thành Tổng Giám mục, Giám mục, linh mục, cũng như đã trở thành những bố đời gương mẫu, sống ở muôn phương, trong nước cũng như ở nước ngoài. Và ngay cả hôm nay, còn hiện diện trong thánh lễ này, cả đàn thê tử, cháu con.
Đức cha là tượng đài oai hùng sừng sững như "trơ gan cùng tuế nguyệt" chứng kiến thế sự thăng trầm giữa 2 thế kỷ, là chứng nhân lịch sử của 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Đức cha là mẫu gương sống cho tất cả chúng con dõi bước noi theo; là linh hồn cho giáo phận tiến bước; là nền tảng vững chắc cho chúng con tựa nương trong bình an.
Chúng con xin hợp ý cùng Đức Cha hôm nay dâng lời tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận Long Xuyên và tất cả chúng con:
1. Một vị lãnh đạo có tầm nhìn. Ngay sau tông huấn ngày 24/11/1960 của Toà Thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, cũng là ngày giáo phận Long Xuyên được thành lập, với tông huấn Christi Mandata của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, được tách ra từ giáo phận Cần Thơ. Theo niên giám của giáo phận Long Xuyên, lúc đầu chỉ có 12 giáo xứ địa phương và một số họ lẻ, với hơn 20.000 giáo dân. Nhưng chỉ đến năm 1964, giáo phận đã có tới 93.000 giáo dân với 104 linh mục.
Từ một giáo phận mới, còn thiếu nhân sự chưa đủ cơ sở vật chất, Đức Cha đã đưa ra kế hoạch "chiêu hiền đãi sĩ", mời các cha, các thầy ở khắp nơi đến phục vụ giáo phận. Gởi các linh mục và các thầy đi du học chuẩn bị cho tương lai. Đức Cha đã thành lập 2 Tiểu chủng viện: Á Thánh Phụng và Têrêsa, một Đại chủng viên Tôma để đào tạo nhân sự.
Ngoài ra Đức Cha còn khuyến khích mở trường trung tiểu học trong hầu hết các giáo xứ. Tại các giáo xứ lớn, đều có trường trung học chính quy như: Phụng Sự (Long Xuyên), Thánh Quý (Năng Gù), Hoà Bình (Châu Đốc), Vạn Xuân (Cù lao Giêng), Sao Mai, Thái Hoà, Cái Sắn và Thanh Bình (Rạch Giá).
Đức Cha còn ưu tiên thiết lập các giáo điểm truyền giáo, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh; kêu gọi các cha, các thầy tình nguyện đi phục vụ, khơi lại đức tin cho các nơi này.
Dịp hè hằng năm, Đức Cha còn mở khoá giáo lý cho các thầy đi giúp hè các nơi. Trong tập Kỷ yếu: VIẾT VỀ CHA đã ghi đậm nét về những sinh hoạt này.
2. Đức cha còn là vị mục tử nhân lành và cương nghị, nhất là vì lý do mục vụ, Ngài phân định lại ranh giới các giáo xứ, và thay đổi các cha cho phù hợp với việc quản trị mục vụ giáo xứ. Có một lần, từ Long Xuyên, Ngài xuống Cái Sắn, đi đò vào kinh, chỉ nói một câu: "Cha lo mà đổi xứ nghe". Rồi lại đi về. Vừa nhân hậu vừa cương nghị.
3. Sau cùng Đức cha còn là một người Cha giàu lòng thương xót, chẳng những nâng đỡ tinh thần mà còn lo về vật chất. Rất nhiều cha, nhiều vị bố đời còn giữ những kỷ niệm, kể cả những kỷ vật của Ngài ban tặng.
Riêng cá nhân con, còn lưu giữ một kỷ niệm yêu thương khó phai mờ. Vào năm 1993 Đức cha lâm trọng bệnh, phải đưa xuống nằm tầng trệt TGM lúc bấy giờ. Nghe tin, con đến thăm và xin người giữ cửa cho vào. Ông không cho, bảo Đức Cha rất yếu. Con phải tự xưng là Hạt trưởng Hạt Chợ Mới, đại diện cho các cha Chợ Mới thăm Đức cha, ông mới cho vào và bảo cha đừng nói gì. Vào trong, con thấy Đức cha nằm nhắm mắt trên giường. Con đến gần, nắm tay, Đức cha mở mắt nhìn con và bảo: "Tháng này, tao chưa trao lễ cho mày". Vì hàng tháng, trong nhiều năm liền, Ngài luôn cho các cha Chợ Mới, hạt nhỏ và nghèo, mỗi cha 10 hoặc 20 lễ. Đặc biệt để tiết kiệm, Ngài dùng giấy ximăng để làm bao thư đựng tiền lễ, nên chúng tôi có tiếng lóng là "bao ximăng" của Đức Cha.
Nếu được phép con xin được kể tiếp, để kết thúc bài chào mừng hôm nay. Chỉ mấy ngày sau dịp mừng sinh nhật 2/2/2009 vừa qua, chính Đức Hồng Y và 6 vị Giám mục của Tổng giáo phận nhà, cùng một số linh mục đã đến chúc thọ Đức Cha. Trong dịp này, Đức Cha cũng hỏi Đức Hồng Y và các Đức Cha có lễ làm không? Quả là một câu hỏi đầy tình nghĩa yêu thương.
Vì thế, trong lễ mừng Đại Thọ của Đức cha hôm nay, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa và cầu xin cho Đức cha được an khang trường thọ, theo ý Chúa muốn.
Chúng con cùng chúc thọ Đức Cha.
Sau đây một em sẽ dâng hoa mừng thọ Đức Cha.
LM. Phêrô Lê Văn Kim, Tổng Đại Diện Giáo Phận Long Xuyên