Nhật báo “Quan Sát viên Roma”, số phát hành ngày mùng 6 tháng 8, đúng ngày Đức Phaolô VI qua đời, cách đây 30 năm (06/08/1978-06/08/2008), đã đăng bài nhận định của Ông Gian Maria Vian, giám đốc báo “Quan sát Viên Roma”, và là “người con đỡ đầu của Đức Phaolô VI”, về dung mạo và triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, đấng thi hành thừa tác vụ Phêrô trên ngai toà Roma trong vòng 15 năm, từ 1963 cho đến 1978.
Toàn bộ triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI được ghi dấu bởi Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) và bởi những bất đồng đã xảy ra lúc đó trong Giáo Hội. Thường bị tố cáo là “yếu mềm và không dứt khoát quyết định”, Đức Phaolô VI đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng hậu-công đồng và với những khó khăn đưa đức tin vào trong thế giới hiện đại.
Trong bài báo, Ổng Gian Maria Vian, đã gọi triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, là một triều giáo “đầy khó khăn” nhưng “có tính cách quyết định”. Ông nhắc đến những “tấn công cá nhân” nhắm vào con người Đức Phaolô VI, Đấng hướng dẫn giáo hội trong thời gian ba năm Công Đồng Vaticanô II, từ năm 1962 cho đến năm 1965, và sau đó trong giai đoạn nhiều sóng gió của thời hậu công đồng. Đức Phaolô VI đã có những quyết định dứt khoát, cho thấy ngài không phải là con người “mềm yếu” như người ta lầm tưởng.
Nhắc lại những lời của Đức Bênêđitô XVI trước khi xướng kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 3 tháng 8 này, Ông Gian Maria Vian, chuyên viên nghiên cứu tư tưởng của Đức Phaolô VI, đã nhấn mạnh rằng “công nghiệp” của Đức Phaolô VI càng ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, càng ngày càng được đánh giá như là “siêu phàm”.
Đối với ông Gian Maria Vian, Đức Phaolô VI đã lãnh nhận thừa tác vụ Phêrô với một ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì phải hướng dẫn Công Đồng Vaticanô tiếp tục cho đến lúc kết thúc, một cách vững chắc và kiên trì theo đuổi đúng đường hướng canh tân, là hướng được đa số các nghị phụ đồng thuận.
Ông Gian Maria Vian đã bình luận như sau: “Mặc cho những chống đối không bao giờ muốn nhường bước, mặc cho những bất đồng nghiêm trọng giữa lòng Giáo Hội, mặc cho những tấn công vào cá nhân và những lời phê bình không chút từ tâm, Đức Phaolô VI không bao giờ từ bỏ, không bao giờ rút lại giáo huấn của mình, một giáo huấn nhắm phục vụ và bảo vệ sự thật.
Ông Gian Maria Vian lưu ý chúng ta rằng trong thập niên 60, đã xuất hiện những trào lưu nhắm gây nghi ngờ về sự liên tục giữa hai vị giáo hoàng, giữa Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI. Đôi khi họ còn làm tệ hơn thế nữa: họ đặt hai vị giáo hoàng, Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, trong tư thế đối nghịch nhau.
Cuối cùng, bài bình luận của Gian Maria Vian làm nổi bật những cử chỉ có tính cách biểu tượng và tiên tri của Đức Phaolô VI. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bắt đầu lại những chuyến đi thăm quốc tế. Trong 15 năm triều giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã thực hiện 9 chuyến tông du quốc tế. Chuyến tông du đầu tiên của Đức Phaolô VI, là chuyến đi hành hương Thánh Địa vào năm 1964, rồi sau đó là chuyến đi thăm Ấn Độ cũng vào năm 1964. Năm 1967, Đức Phaolô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968, Ngài vượt Đại Tây Dương đi thăm một vòng Châu Mỹ Latinh, từ Bogota đến Medellin. Năm 1969, Ngài đi thăm Ouganda, Phi Châu.
Và xin được nhắc lại nơi đây vài chi tiết về cuộc đời Đức Phaolô VI: ngài sinh ngày 26 tháng 9 năm 1897, tại Brescia, miền Bắc Italia, trong một gia đình thuộc hàng trung lưu. Cuộc đời ngài được khai triển qua vài chi tiết không nằm trong khuôn khổ bình thường; chẳng hạn như ngài được thụ phong linh mục, mà không trải qua trọn vẹn giai đoạn bình thường trong chủng viện; vì lý do sức khoẻ yếu, nên ngài khá thường xuyên phải về nhà dưỡng bệnh. Ngài thi hành trọng trách làm “quốc vụ khanh toà thánh” của Đức Piô XII, từ năm 1939 đến năm 1958, mà không có chức Tổng Giám Mục, nhưng chỉ với tước vị “Đức Ông” mà thôi. Ngài được bổ nhiệm sau đó làm Tổng Giám Mục Milanô, mà không bao giờ trải qua kinh nghiệm làm một cha xứ. Mật nghị Hồng Y sau khi Đức Piô XII qua đời có nghĩ đến việc chọn ngài kế vị Đức Piô XII, nhưng lúc đó ngài chưa là Hồng Y. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Mật Nghị Hồng Y không còn gặp trở ngại nào nữa để chọn ngài lên kế vị, bởi vì trưóc đó không lâu, ngài đã được Đức Gioan XXIII nâng lên bậc hồng y. Đức Phaolô VI qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978, tại Castel Gandolfo, lúc 80 tuổi.
ĐTC Phalô VI |
Trong bài báo, Ổng Gian Maria Vian, đã gọi triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, là một triều giáo “đầy khó khăn” nhưng “có tính cách quyết định”. Ông nhắc đến những “tấn công cá nhân” nhắm vào con người Đức Phaolô VI, Đấng hướng dẫn giáo hội trong thời gian ba năm Công Đồng Vaticanô II, từ năm 1962 cho đến năm 1965, và sau đó trong giai đoạn nhiều sóng gió của thời hậu công đồng. Đức Phaolô VI đã có những quyết định dứt khoát, cho thấy ngài không phải là con người “mềm yếu” như người ta lầm tưởng.
Nhắc lại những lời của Đức Bênêđitô XVI trước khi xướng kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 3 tháng 8 này, Ông Gian Maria Vian, chuyên viên nghiên cứu tư tưởng của Đức Phaolô VI, đã nhấn mạnh rằng “công nghiệp” của Đức Phaolô VI càng ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, càng ngày càng được đánh giá như là “siêu phàm”.
Đối với ông Gian Maria Vian, Đức Phaolô VI đã lãnh nhận thừa tác vụ Phêrô với một ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì phải hướng dẫn Công Đồng Vaticanô tiếp tục cho đến lúc kết thúc, một cách vững chắc và kiên trì theo đuổi đúng đường hướng canh tân, là hướng được đa số các nghị phụ đồng thuận.
Ông Gian Maria Vian đã bình luận như sau: “Mặc cho những chống đối không bao giờ muốn nhường bước, mặc cho những bất đồng nghiêm trọng giữa lòng Giáo Hội, mặc cho những tấn công vào cá nhân và những lời phê bình không chút từ tâm, Đức Phaolô VI không bao giờ từ bỏ, không bao giờ rút lại giáo huấn của mình, một giáo huấn nhắm phục vụ và bảo vệ sự thật.
Ông Gian Maria Vian lưu ý chúng ta rằng trong thập niên 60, đã xuất hiện những trào lưu nhắm gây nghi ngờ về sự liên tục giữa hai vị giáo hoàng, giữa Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI. Đôi khi họ còn làm tệ hơn thế nữa: họ đặt hai vị giáo hoàng, Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, trong tư thế đối nghịch nhau.
Cuối cùng, bài bình luận của Gian Maria Vian làm nổi bật những cử chỉ có tính cách biểu tượng và tiên tri của Đức Phaolô VI. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bắt đầu lại những chuyến đi thăm quốc tế. Trong 15 năm triều giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã thực hiện 9 chuyến tông du quốc tế. Chuyến tông du đầu tiên của Đức Phaolô VI, là chuyến đi hành hương Thánh Địa vào năm 1964, rồi sau đó là chuyến đi thăm Ấn Độ cũng vào năm 1964. Năm 1967, Đức Phaolô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968, Ngài vượt Đại Tây Dương đi thăm một vòng Châu Mỹ Latinh, từ Bogota đến Medellin. Năm 1969, Ngài đi thăm Ouganda, Phi Châu.
Và xin được nhắc lại nơi đây vài chi tiết về cuộc đời Đức Phaolô VI: ngài sinh ngày 26 tháng 9 năm 1897, tại Brescia, miền Bắc Italia, trong một gia đình thuộc hàng trung lưu. Cuộc đời ngài được khai triển qua vài chi tiết không nằm trong khuôn khổ bình thường; chẳng hạn như ngài được thụ phong linh mục, mà không trải qua trọn vẹn giai đoạn bình thường trong chủng viện; vì lý do sức khoẻ yếu, nên ngài khá thường xuyên phải về nhà dưỡng bệnh. Ngài thi hành trọng trách làm “quốc vụ khanh toà thánh” của Đức Piô XII, từ năm 1939 đến năm 1958, mà không có chức Tổng Giám Mục, nhưng chỉ với tước vị “Đức Ông” mà thôi. Ngài được bổ nhiệm sau đó làm Tổng Giám Mục Milanô, mà không bao giờ trải qua kinh nghiệm làm một cha xứ. Mật nghị Hồng Y sau khi Đức Piô XII qua đời có nghĩ đến việc chọn ngài kế vị Đức Piô XII, nhưng lúc đó ngài chưa là Hồng Y. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Mật Nghị Hồng Y không còn gặp trở ngại nào nữa để chọn ngài lên kế vị, bởi vì trưóc đó không lâu, ngài đã được Đức Gioan XXIII nâng lên bậc hồng y. Đức Phaolô VI qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978, tại Castel Gandolfo, lúc 80 tuổi.