NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO 21
CHƯƠNG XI: LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN (Tiếp theo và hết)
Phần Thứ Tư. LÀM SAO ĐỂ CÓ SỰ CỘNG TÁC TỐT HƠN GIỮA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ?
Mức độ quan hệ và cộng tác giữa linh mục và giáo dân mà chúng ta vừa diễn tả đòi hỏi, mỗi bên phải có những khả năng, những thái độ, một trạng thái tinh thần và nhất là một nhận thức về Giáo hội mà chúng ta lưu ý trong vài trường hợp sau đây.
1. Cần ý thức về sự bổ túc sống động, xây dựng trên bí tích.
Sự hợp tác tốt đẹp giữa linh mục và giáo dân cần phải tránh hai sự thái quá: sự duy trì giữa nhau một khoảng cách quá đáng gây nên do sự hiểu lầm nơi giáo sĩ trong cộng đồng tín hữu và, trái lại, một khuynh hướng khác muốn xóa bỏ sự phân biệt đó. Sự thái quá thứ nhì thường xuất phát, trong thời đại chúng ta, dưới dấu hiệu của sự điều chỉnh cần thiết cho sự thái quá thứ nhất.
Giáo huấn của Công đồng Vatican II đề ra nhiều hướng dẫn cho việc vừa kết hợp lẫn phân biệt giữa các linh mục và giáo dân. Chúng ta thấy rõ các Nghị phụ và chuyên viên đã thấu hiểu khi thảo luận, đây là vấn đề mà Giáo hội hằng lưu tâm để ý từ lâu.
Hai thể thức được đề nghị cách riêng cho sự bổ túc cần thiết nầy.
Thứ nhất, đề cập đến sự liên hệ chức tư tế phổ quát cho mọi tín hữu và tư tế thừa tác, để nói rằng: « nếu hai chức tư tế khác biệt căn bản và không chỉ ở mức độ, nhưng được truyền người nầy cho người khác vì cả hai đều tham gia, bằng cách thức của mình vào chức Tư tế duy nhất của Đức Kitô » (Hiến chương Giáo hội, số 10).
Thứ hai quan hệ cách riêng đến các linh mục được gọi là « bởi ơn gọi và việc truyền chức… linh mục được… tách riêng trong lòng Dân Chúa, nhưng không phải để chia lìa với đoàn dân nầy hay bất cứ một người nào ». Các Cha được tách ra « để được hoàn toàn tận hiến cho sự nhiệm mà Thiên Chúa trao phó cho các Cha » (Sắc lệnh về thừa tác và đời sống linh mục, số 3).
Những hình thức mà chúng ta biết trên đã được soạn thảo cẩn thận để đáng được suy cứu vì nó nói lên bởi những từ ngữ truyền thống sống động của Giáo hội về những tương quan người này với người khác, người này cho người khác, chức vụ tư tế thừa tác và tư tế phổ quát cho mọi tín hữu. Những thể thức nầy lưu ý đến cách mà sự bổ túc được xây dựng trong các Bí tích căn bản Công giáo mà người tín hữu nhận lãnh, và cho các linh mục, trong « Bí tích riêng biệt… ban cho các Vị hình ảnh… Đức Kitô Linh mục » như đã nói trong chính tài liệu nầy của Công đồng chung (số 3).
Tính cần thiết cho sự cộng tác trong Giáo hội mà linh mục và giáo dân đều suy niệm về điều mà, trên bình diện bí tích, nó kết hợp và bổ túc cho mọi người. Việc cử hành Thánh Lễ dĩ nhiên là công tác ưu tiên cho sự chiêm niệm. Thánh Thể, dưới nhản quan này, là trung tâm cho chức tư tế thừa tác và Thánh tẩy.
2. Sự minh bạch trong việc phân phối trách vụ.
Nhiều giáo dân liều nhận những trách nhiệm thuộc Giáo hội và khó chịu khi bị không công nhận, hay ngay cả khi chỉ được tạm nhận, trong cộng đoàn giáo xứ, và rồi, tự than trách. Nhất là trường hợp đặc biệt về những hành vi cần có quyền hành như việc chuẩn bị những nghi thức phụng vụ, Giáo lý, đoàn ngũ hóa các trẻ em và thanh niên trong các Tuyên úy vụ, các phong trào, tổ chức những hoạt động từ thiện.
Chúng ta nhớ rằng cần phải có thời gian để đạt được sự tín nhiệm rất cần thiết, tức phải nhẫn nại. Nhưng các công tác đòi hỏi linh mục phải phân định rỏ ràng trách vụ nào được giao phó và ủy nhiệm tương ứng. Sự thực hành nầy đã được áp dụng thời Giáo hội sơ khai, như chúng ta thấy thí dụ trong sách Tông đồ công vụ (18, 27) và nhiều lần trong các thơ thánh Phaolô. Những linh mục có thể áp dụng sự thực hành nầy trong ba thể thức sau.
2.1- Trước hết, bằng sự thăm dò kín đáo về việc đề cử những người vào các chức vụ được giao phó, nhất là khi nhiệm vụ cần thời gian dài. Thư bổ nhiệm, nếu có, được dùng làm văn bản. Dữ kiện cần minh bạch, bằng lời nói hay chữ viết, và trong cả hai trường hợp, vẫn nên nhắc lại khi thấy cần. Một nghi lễ phụng vụ cần thiết để ghi nhớ lúc nhận nhiệm vụ. Các giáo dân liên hệ nên hiện diện đầy đủ.
2.2- Tiếp theo, nhằm phá tan sự nghi ngờ còn tồn tại và tiếp tục giữ quan niệm xưa củ về thừa tác linh mục vì không biết giáo huấn tân thời của Giáo hội về sự thừa nhận sinh hoạt giáo sự mà bí tích Thánh tẩy và Thêm sức ban cho.
Tại sao không trình bày và bình luận lại, thừa dịp nầy, những tài liệu của Công đồng Vatican II, cách riêng Hiến chương Giáo hội (chương IV, cần chú ý để đừng tách biệt các văn kiện như chúng ta thường làm) và Tông huấn Đức Gioan Phaolô II, kết luận từ Thượng Hội đồng Giám mục về ơn gọi và sứ mạng người giáo dân ?
2.3- Cuối cùng để bày tỏ sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các giáo dân có thể bằng cách không ngừng ‘học hỏi’. Lời mời gọi sẽ càng đáng được đón nhận bởi các linh mục chứng tỏ là các Cha cũng không bị tước đi trách nhiệm mục tử.
3. Sự tín nhiệm cho phép đặt cho nhau những yêu cầu.
Đây là sự tín nhiệm mà người nầy phải dành cho người khác, những tín hữu Chúa Kitô, quyết định cùng nhau phục vụ cho Giáo hội hằng sống và trung thành với sứ mạng mỗi chúng ta như lời mời của Thánh Phaolô Tông đồ « thương mến nhau với tình huynh đệ » (Rm 12, 10).
Khiêm nhượng và hiền lành dĩ nhiên được mong muốn trong những sự cộng tác nầy, không ai có thể chối bỏ mọi quyền bính đều do Đức Chúa Trời và mỗi người phải khoan dung với mọi người.
4. Sự điều hành tốt đẹp những khác biệt và những tranh luận.
Giữa các linh mục và giáo dân dấn thân vào những phần việc thuộc Giáo hội không tránh khỏi những sự căn thẳng, tại sao phải giấu ? Đó có thể là những tranh luận về quyền hành, tranh chấp ảnh hưởng, bất hòa về giới hạn phần vụ hay, đơn giản hơn, chỉ là hậu quả của sự mệt nhọc. Trong những giáo dân làm việc tại các cơ quan Giáo hội, có những nhân viên có lương, nên những tranh tụng có thể xảy ra như khắp nơi, theo luật lao động. Giáo hội là cộng đồng Đức Tin, gia đình Thiên Chúa, là nơi chia xẻ rộng lượng và tự phát (Ac 2,44) không thể không giống như, ở khía cạnh nào đó, một xí nghiệp. Cần giải quyết mỗi việc theo tính chất của nó, theo từng lãnh vực tâm lý, kinh tế hay tâm linh.
Giáo hội có sẵn một cơ chế hòa giải, nơi đó, các tín hữu phải nhờ đến trước, như giữa các môn đồ của Đức Kitô đã thực thi. Khi không đạt được sự hòa giải, mới buộc phải nhờ đến cơ chế dân sự phán quyết.
5. Mở rộng tinh thần và tấm lòng.
Sự áp dụng các phương thức cải thiện sự hiệp thông giữa linh mục và giáo dân cho sự sống của Giáo hội bằng sự điều chỉnh các cơ chế Giáo phận và sửa đổi tâm trạng để có thể thông cảm nhau mà không giới hạn lẫn nhau ở… chân trời.
Thật vậy, nếu sự khép kín giết chết chúng ta nơi mọi xã hội, gia đình, nghiệp đoàn, thì nó còn nguy hiểm hơn khi đó là Giáo hội. Khi tự khép kín với mình, tự mình đối diện với dự án như ý nghĩa: việc chúng ta làm đều nhằm qui tụ thế giới trong Đức Kitô. « Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đã đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi người dưới thế và muôn vật trên trời » (col 1,20). « qui tụ mọi loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô » (Ep 1,10), vị Tông đồ các quốc gia đã nói thế.
Nếu linh mục và giáo dân được mời gọi hợp tác là nhằm mục tiêu mà những cộng đồng Thiên Chúa giáo, được họ lập nên, lưu tạm đến thế giới mà họ là thành phần. Nhưng các cộng đồng này muốn có những sự khác hơn là sự cần thiết về Đức Tin. Trong các sự khác có nghĩa là lợi ích cho những sứ vụ 'xa xôi' (địa dư hay văn hóa), cho những liên quan đại kết và gặp gỡ với những Tôn giáo khác để đối thoại với mọi người mà sự thông hiểu đời sống và các mục tiêu không giống như chúng ta.
Linh mục và giáo dân hiển nhiên cần sự trợ giúp của những người nầy cho những người khác để cùng nhau giữ vững sự mở rộng, được hổ trợ bởi sự thận trọng và nhận thức rõ: 'Anh em đừng có rập theo đời nầy, nhưng hãy biến cãi con người anh em bằng cách đổi mới" (Rm 12,2).
6. Sự huấn nghiệp và tĩnh tâm.
Khi đảm nhận một nhiệm vụ trong Giáo hội, bất cứ ai cũng cần có một chuyên môn tối thiểu. Bởi thế linh mục hay giáo dân đều được đề nghị huấn nghiệp bởi Giáo phận. Có những khóa huấn nghiệp cho mọi người, những khóa riêng cho giáo dân và cho những người hợp tác bởi việc Truyền Chức Tư Tế từ Giám mục.
Trong lãnh vực nầy, những đòi hỏi cần được đặt ra cho sự bổ túc. Các linh mục có nhiệm vụ bảo đãm sự huấn luyện cho giáo dân. Ngược lại, giáo dân cần có tấm lòng để giúp các linh mục bằng thay thế người vắng mặt có cùng chuyên môn.
Dù rằng có thể xem sự tĩnh tâm như là một phần của việc huấn nghệ, nên cần dành cho nó một sự lưu ý đặc biệt. Đây không luôn luôn là điều hiển nhiên cho giáo dân dấn thân vào sứ vụ Giáo hội như đối với các linh mục, vì những trách nhiệm mà các Cha được giao phó. Chúng ta phải thuyết phục nhau trong việc thi hành trách nhiệm trong Giáo hội bằng kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa, đón nhận Bí tích Hòa giải và Thánh Thể.
7. Sự cảnh tỉnh theo nghĩa của Giáo hội nơi mọi tín hữu.
Bao nhiêu yêu cầu được đặt cho linh mục và giáo dân đang giữ trách nhiệm trong Giáo hội, đang hợp tác với nhau trong Nhiệm Thể mà Đức Kitô là Đầu và nhờ Hồng ân Người. Những tín hữu nầy không thể quên đi những tín hữu khác, vì lý do nào đó, ít tham gia vào những nhiệm vụ hoạt động trong Giáo hội.
Điều đòi hỏi nơi những người dấn thân, bất kể đó là tín hữu chỉ được Rửa tội hay nhận Bí tích Truyền Chức, tức tất cả mọi Kitô hữu. Những sự ân cần hỗ tương nầy và ý chí phục vụ chung vì một Thiên Chúa bắt buộc cho tập thể Kitô hữu. Nhiều lần thánh Phaolô tông đồ đã ngợi khen những ai tham gia vào sự thánh hóa và sự truyền giáo. Những điều nầy được gắn dưới danh hiệu: « hãy giữ mãi tình huynh đệ » (Hé 13,1). Hãy ghi nhớ, ở đây, một trong những lời đáng lưu ý: « Thưa anh em, chúng ta xin anh em hãy quí trọng những ai đang vất vả vì anh em, để lãnh đạo anh em nhân danh Chúa và khuyên bảo anh em. Hãy lấy tình bác ái mà hết lòng tôn kính những người ấy, vì công việc họ làm. Hãy sống hòa thuận với nhau. » (1 Thess 5,12-13).
Phần Thứ Năm. KHOẢNG CÁCH PHẢI TRÁNH GIỮA ‘GIÁO DÂN HỮU TRÁCH’ VÀ… ‘NHỮNG NGƯỜI KHÁC’.
Vấn đề chính yếu của Thư mục vụ nầy là: một mặt, những tương quan và sự cộng tác giữa các Linh mục và, mặt khác, giữa các giáo dân có trách nhiệm trong Giáo hội, hay ít nữa, tự thấy mình được giao phó trách vụ quan trọng nào đó. Sự phân ranh giới tạo ra vấn đề liên hệ giữa những ai có nhiệm vụ, như là « trọng điểm của những giáo dân trách nhiệm » và tất cả những người khác chỉ là những phần tử « tham dự vào đời sống Giáo hội ». Về những tín hữu không có cam kết đặc biệt trong giáo xứ, nơi Tuyên úy vụ, Phong trào, chúng ta có thể nói, có khi, họ là những người « chưa lựa chọn » hay ngoài cuộc.
Thật vậy, mọi sự sẽ tốt đẹp nếu nói rằng, trong Giáo hội, « mọi người đều biết trách nhiệm », để luôn trong các cộng đoàn Kitô hữu, có những tín hữu có trách nhiệm nhiều hơn các tín hữu khác. Chúng ta nói đến họ như là những « thường trực viên mục vụ » hay, đơn giản hơn, « người trách nhiệm » của cộng đồng địa phương. Họ hợp thành những người trợ giúp thiết yếu quanh những thừa tác viên có Chức Thánh, trong việc phục vụ Giáo Hội.
Tập hợp những giáo dân nầy trở thành một phần quan trọng, nhất là lý do số linh mục ít đi như Giáo hội hiện nay, « diện mạo » của sự tiếp xúc với những người cần sự trợ giúp mọi việc, cách riêng về văn hóa. Thành phần giáo dân nầy, với linh mục và phó tế sẽ quản trị Giáo hội ngày mai. Điều chính yếu cho sinh hoạt hằng ngày của Giáo hội, cho sự đổi mới nhân sự, cho sự chuyên môn hóa, dồi dào kinh nghiệm tâm linh. Các vị nầy có ơn gọi để biểu thị sự hạnh phúc tán tụng Thiên Chúa và phụng sự Danh Ngài. Tuy nhiên, còn bao nhiêu người khác cần sự tiến cử và linh mục phải lưu ý đến điều đó.
Để có kết quả cho sự thực hành nầy, dĩ nhiên có lợi cho Giáo hội, như chúng ta nói về thuốc men, với những ‘tác dụng ngoài ý muốn’ (effets indésirés). Là những gì ? Tôi (Đức Tổng Giám mục) thấy có hai loại. Trước hết là tạo một khoảng cách nào đó giữa linh mục và toàn thể tín hữu được giao phó. Hãy xóa đi sự phân cách « Cha sở/Giáo dân » nhưng cũng đừng tạo nên một phân cách khác như « thường trực viên/tín hữu thường ».
Kết quả không mong muốn thứ hai là có thể để giáo dân, vì một lý do nào đó, ít có sự cam kết, cảm thấy có một khoảng cách nào đó được tạo ra. Cần phải « đừng để một người nào tự thấy xa lạ trong cộng đồng các Kitô hữu », như chúng ta đọc trong Nghị định về Thừa tác và đời sống linh mục, số 9.
Các linh mục luôn nhớ rằng họ nên xóa bỏ mình trước Đức Kitô trong khi thi hành thừa tác vụ của mình. Một sự rõ ràng tương tự cần thiết cũng nên mong đợi về phía những giáo dân thường trực trong Giáo hội.
Kết Luận
LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO HỘI ĐỂ LÀM CHỨNG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân, đã rất dồi dào trong Giáo phận chúng ta, nhưng vẫn cần thêm nhiều cố gắng mới. Sự hợp tác ấy chưa được khai triển cách đầy đủ khắp nơi: những thực hiện trên bình diện lãnh thổ không luôn được kết nối với những biểu lộ trong các Cơ quan, Tuyên úy vụ, Phong trào, nhất là tại các Giáo hạt; các cơ cấu cần thiết không được thiết lập đầy đủ; không được am hiểu, nâng đở, kể cả chấp nhận bởi tất cả các tín hữu.
Người ta sẽ cảm thấy, Thư Mục vụ nầy thúc đẩy các Cộng đồng Kytô hữu phải tiến tới trong lãnh vực nầy. Từ tính chất của sự cộng tác dưới mọi hình thức tùy thuộc sự sống Đạo và nhiệt tâm đưa ra đề nghị. Sự nhận thức về Ơn gọi cũng vậy, vì giới trẻ không còn dịp may để biết sự hiện diện của Đức Kitô. Người có thể kêu gọi các bạn trẻ đó tận hiến trọn đời mình, trong một Giáo hội mà các thành viên hân hoan cùng chung phục vụ.
Trong những khuyên nhủ đưa ra, ở đây, hầu tiến triển trong lãnh vực nầy, những điều quan trọng nhất thuộc kỷ cương tâm linh, để tránh nói là thần bí. Những lời khuyên trên mời gọi chúng ta có một cái nhìn về Đức Kitô: Đấng ban phát những Ơn sũng “các thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng Thân thể Đức Kitô” (Ep 4,12). Những đề nghị nầy khơi lại lương tâm mà chúng ta có thể có về dự án của Người, về kế hoạch huyền diệu mà Chúa dùng để hòa giải và kết hợp trong Đức Kitô, thế giới nhân loại và vũ trụ trong đó Người hiện diện. Chính nhờ kế hoạch nầy của Thiên Chúa mà những cố gắng của chúng ta có ý nghĩa khi để thanh luyện và làm tăng trị giá những liên hệ và cộng tác giữa linh mục và giáo dân.
Mẹ Maria có thể giúp đở chúng ta hiểu những vấn đề nầy và đồng hành với Giáo hội trên suốt con đường lữ hành trần thế.
Hà minh Thảo dịch
CHƯƠNG XI: LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN (Tiếp theo và hết)
Phần Thứ Tư. LÀM SAO ĐỂ CÓ SỰ CỘNG TÁC TỐT HƠN GIỮA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ?
Mức độ quan hệ và cộng tác giữa linh mục và giáo dân mà chúng ta vừa diễn tả đòi hỏi, mỗi bên phải có những khả năng, những thái độ, một trạng thái tinh thần và nhất là một nhận thức về Giáo hội mà chúng ta lưu ý trong vài trường hợp sau đây.
1. Cần ý thức về sự bổ túc sống động, xây dựng trên bí tích.
Sự hợp tác tốt đẹp giữa linh mục và giáo dân cần phải tránh hai sự thái quá: sự duy trì giữa nhau một khoảng cách quá đáng gây nên do sự hiểu lầm nơi giáo sĩ trong cộng đồng tín hữu và, trái lại, một khuynh hướng khác muốn xóa bỏ sự phân biệt đó. Sự thái quá thứ nhì thường xuất phát, trong thời đại chúng ta, dưới dấu hiệu của sự điều chỉnh cần thiết cho sự thái quá thứ nhất.
Giáo huấn của Công đồng Vatican II đề ra nhiều hướng dẫn cho việc vừa kết hợp lẫn phân biệt giữa các linh mục và giáo dân. Chúng ta thấy rõ các Nghị phụ và chuyên viên đã thấu hiểu khi thảo luận, đây là vấn đề mà Giáo hội hằng lưu tâm để ý từ lâu.
Hai thể thức được đề nghị cách riêng cho sự bổ túc cần thiết nầy.
Thứ nhất, đề cập đến sự liên hệ chức tư tế phổ quát cho mọi tín hữu và tư tế thừa tác, để nói rằng: « nếu hai chức tư tế khác biệt căn bản và không chỉ ở mức độ, nhưng được truyền người nầy cho người khác vì cả hai đều tham gia, bằng cách thức của mình vào chức Tư tế duy nhất của Đức Kitô » (Hiến chương Giáo hội, số 10).
Thứ hai quan hệ cách riêng đến các linh mục được gọi là « bởi ơn gọi và việc truyền chức… linh mục được… tách riêng trong lòng Dân Chúa, nhưng không phải để chia lìa với đoàn dân nầy hay bất cứ một người nào ». Các Cha được tách ra « để được hoàn toàn tận hiến cho sự nhiệm mà Thiên Chúa trao phó cho các Cha » (Sắc lệnh về thừa tác và đời sống linh mục, số 3).
Những hình thức mà chúng ta biết trên đã được soạn thảo cẩn thận để đáng được suy cứu vì nó nói lên bởi những từ ngữ truyền thống sống động của Giáo hội về những tương quan người này với người khác, người này cho người khác, chức vụ tư tế thừa tác và tư tế phổ quát cho mọi tín hữu. Những thể thức nầy lưu ý đến cách mà sự bổ túc được xây dựng trong các Bí tích căn bản Công giáo mà người tín hữu nhận lãnh, và cho các linh mục, trong « Bí tích riêng biệt… ban cho các Vị hình ảnh… Đức Kitô Linh mục » như đã nói trong chính tài liệu nầy của Công đồng chung (số 3).
Tính cần thiết cho sự cộng tác trong Giáo hội mà linh mục và giáo dân đều suy niệm về điều mà, trên bình diện bí tích, nó kết hợp và bổ túc cho mọi người. Việc cử hành Thánh Lễ dĩ nhiên là công tác ưu tiên cho sự chiêm niệm. Thánh Thể, dưới nhản quan này, là trung tâm cho chức tư tế thừa tác và Thánh tẩy.
2. Sự minh bạch trong việc phân phối trách vụ.
Nhiều giáo dân liều nhận những trách nhiệm thuộc Giáo hội và khó chịu khi bị không công nhận, hay ngay cả khi chỉ được tạm nhận, trong cộng đoàn giáo xứ, và rồi, tự than trách. Nhất là trường hợp đặc biệt về những hành vi cần có quyền hành như việc chuẩn bị những nghi thức phụng vụ, Giáo lý, đoàn ngũ hóa các trẻ em và thanh niên trong các Tuyên úy vụ, các phong trào, tổ chức những hoạt động từ thiện.
Chúng ta nhớ rằng cần phải có thời gian để đạt được sự tín nhiệm rất cần thiết, tức phải nhẫn nại. Nhưng các công tác đòi hỏi linh mục phải phân định rỏ ràng trách vụ nào được giao phó và ủy nhiệm tương ứng. Sự thực hành nầy đã được áp dụng thời Giáo hội sơ khai, như chúng ta thấy thí dụ trong sách Tông đồ công vụ (18, 27) và nhiều lần trong các thơ thánh Phaolô. Những linh mục có thể áp dụng sự thực hành nầy trong ba thể thức sau.
2.1- Trước hết, bằng sự thăm dò kín đáo về việc đề cử những người vào các chức vụ được giao phó, nhất là khi nhiệm vụ cần thời gian dài. Thư bổ nhiệm, nếu có, được dùng làm văn bản. Dữ kiện cần minh bạch, bằng lời nói hay chữ viết, và trong cả hai trường hợp, vẫn nên nhắc lại khi thấy cần. Một nghi lễ phụng vụ cần thiết để ghi nhớ lúc nhận nhiệm vụ. Các giáo dân liên hệ nên hiện diện đầy đủ.
2.2- Tiếp theo, nhằm phá tan sự nghi ngờ còn tồn tại và tiếp tục giữ quan niệm xưa củ về thừa tác linh mục vì không biết giáo huấn tân thời của Giáo hội về sự thừa nhận sinh hoạt giáo sự mà bí tích Thánh tẩy và Thêm sức ban cho.
Tại sao không trình bày và bình luận lại, thừa dịp nầy, những tài liệu của Công đồng Vatican II, cách riêng Hiến chương Giáo hội (chương IV, cần chú ý để đừng tách biệt các văn kiện như chúng ta thường làm) và Tông huấn Đức Gioan Phaolô II, kết luận từ Thượng Hội đồng Giám mục về ơn gọi và sứ mạng người giáo dân ?
2.3- Cuối cùng để bày tỏ sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các giáo dân có thể bằng cách không ngừng ‘học hỏi’. Lời mời gọi sẽ càng đáng được đón nhận bởi các linh mục chứng tỏ là các Cha cũng không bị tước đi trách nhiệm mục tử.
3. Sự tín nhiệm cho phép đặt cho nhau những yêu cầu.
Đây là sự tín nhiệm mà người nầy phải dành cho người khác, những tín hữu Chúa Kitô, quyết định cùng nhau phục vụ cho Giáo hội hằng sống và trung thành với sứ mạng mỗi chúng ta như lời mời của Thánh Phaolô Tông đồ « thương mến nhau với tình huynh đệ » (Rm 12, 10).
Khiêm nhượng và hiền lành dĩ nhiên được mong muốn trong những sự cộng tác nầy, không ai có thể chối bỏ mọi quyền bính đều do Đức Chúa Trời và mỗi người phải khoan dung với mọi người.
4. Sự điều hành tốt đẹp những khác biệt và những tranh luận.
Giữa các linh mục và giáo dân dấn thân vào những phần việc thuộc Giáo hội không tránh khỏi những sự căn thẳng, tại sao phải giấu ? Đó có thể là những tranh luận về quyền hành, tranh chấp ảnh hưởng, bất hòa về giới hạn phần vụ hay, đơn giản hơn, chỉ là hậu quả của sự mệt nhọc. Trong những giáo dân làm việc tại các cơ quan Giáo hội, có những nhân viên có lương, nên những tranh tụng có thể xảy ra như khắp nơi, theo luật lao động. Giáo hội là cộng đồng Đức Tin, gia đình Thiên Chúa, là nơi chia xẻ rộng lượng và tự phát (Ac 2,44) không thể không giống như, ở khía cạnh nào đó, một xí nghiệp. Cần giải quyết mỗi việc theo tính chất của nó, theo từng lãnh vực tâm lý, kinh tế hay tâm linh.
Giáo hội có sẵn một cơ chế hòa giải, nơi đó, các tín hữu phải nhờ đến trước, như giữa các môn đồ của Đức Kitô đã thực thi. Khi không đạt được sự hòa giải, mới buộc phải nhờ đến cơ chế dân sự phán quyết.
5. Mở rộng tinh thần và tấm lòng.
Sự áp dụng các phương thức cải thiện sự hiệp thông giữa linh mục và giáo dân cho sự sống của Giáo hội bằng sự điều chỉnh các cơ chế Giáo phận và sửa đổi tâm trạng để có thể thông cảm nhau mà không giới hạn lẫn nhau ở… chân trời.
Thật vậy, nếu sự khép kín giết chết chúng ta nơi mọi xã hội, gia đình, nghiệp đoàn, thì nó còn nguy hiểm hơn khi đó là Giáo hội. Khi tự khép kín với mình, tự mình đối diện với dự án như ý nghĩa: việc chúng ta làm đều nhằm qui tụ thế giới trong Đức Kitô. « Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đã đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi người dưới thế và muôn vật trên trời » (col 1,20). « qui tụ mọi loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô » (Ep 1,10), vị Tông đồ các quốc gia đã nói thế.
Nếu linh mục và giáo dân được mời gọi hợp tác là nhằm mục tiêu mà những cộng đồng Thiên Chúa giáo, được họ lập nên, lưu tạm đến thế giới mà họ là thành phần. Nhưng các cộng đồng này muốn có những sự khác hơn là sự cần thiết về Đức Tin. Trong các sự khác có nghĩa là lợi ích cho những sứ vụ 'xa xôi' (địa dư hay văn hóa), cho những liên quan đại kết và gặp gỡ với những Tôn giáo khác để đối thoại với mọi người mà sự thông hiểu đời sống và các mục tiêu không giống như chúng ta.
Linh mục và giáo dân hiển nhiên cần sự trợ giúp của những người nầy cho những người khác để cùng nhau giữ vững sự mở rộng, được hổ trợ bởi sự thận trọng và nhận thức rõ: 'Anh em đừng có rập theo đời nầy, nhưng hãy biến cãi con người anh em bằng cách đổi mới" (Rm 12,2).
6. Sự huấn nghiệp và tĩnh tâm.
Khi đảm nhận một nhiệm vụ trong Giáo hội, bất cứ ai cũng cần có một chuyên môn tối thiểu. Bởi thế linh mục hay giáo dân đều được đề nghị huấn nghiệp bởi Giáo phận. Có những khóa huấn nghiệp cho mọi người, những khóa riêng cho giáo dân và cho những người hợp tác bởi việc Truyền Chức Tư Tế từ Giám mục.
Trong lãnh vực nầy, những đòi hỏi cần được đặt ra cho sự bổ túc. Các linh mục có nhiệm vụ bảo đãm sự huấn luyện cho giáo dân. Ngược lại, giáo dân cần có tấm lòng để giúp các linh mục bằng thay thế người vắng mặt có cùng chuyên môn.
Dù rằng có thể xem sự tĩnh tâm như là một phần của việc huấn nghệ, nên cần dành cho nó một sự lưu ý đặc biệt. Đây không luôn luôn là điều hiển nhiên cho giáo dân dấn thân vào sứ vụ Giáo hội như đối với các linh mục, vì những trách nhiệm mà các Cha được giao phó. Chúng ta phải thuyết phục nhau trong việc thi hành trách nhiệm trong Giáo hội bằng kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa, đón nhận Bí tích Hòa giải và Thánh Thể.
7. Sự cảnh tỉnh theo nghĩa của Giáo hội nơi mọi tín hữu.
Bao nhiêu yêu cầu được đặt cho linh mục và giáo dân đang giữ trách nhiệm trong Giáo hội, đang hợp tác với nhau trong Nhiệm Thể mà Đức Kitô là Đầu và nhờ Hồng ân Người. Những tín hữu nầy không thể quên đi những tín hữu khác, vì lý do nào đó, ít tham gia vào những nhiệm vụ hoạt động trong Giáo hội.
Điều đòi hỏi nơi những người dấn thân, bất kể đó là tín hữu chỉ được Rửa tội hay nhận Bí tích Truyền Chức, tức tất cả mọi Kitô hữu. Những sự ân cần hỗ tương nầy và ý chí phục vụ chung vì một Thiên Chúa bắt buộc cho tập thể Kitô hữu. Nhiều lần thánh Phaolô tông đồ đã ngợi khen những ai tham gia vào sự thánh hóa và sự truyền giáo. Những điều nầy được gắn dưới danh hiệu: « hãy giữ mãi tình huynh đệ » (Hé 13,1). Hãy ghi nhớ, ở đây, một trong những lời đáng lưu ý: « Thưa anh em, chúng ta xin anh em hãy quí trọng những ai đang vất vả vì anh em, để lãnh đạo anh em nhân danh Chúa và khuyên bảo anh em. Hãy lấy tình bác ái mà hết lòng tôn kính những người ấy, vì công việc họ làm. Hãy sống hòa thuận với nhau. » (1 Thess 5,12-13).
Phần Thứ Năm. KHOẢNG CÁCH PHẢI TRÁNH GIỮA ‘GIÁO DÂN HỮU TRÁCH’ VÀ… ‘NHỮNG NGƯỜI KHÁC’.
Vấn đề chính yếu của Thư mục vụ nầy là: một mặt, những tương quan và sự cộng tác giữa các Linh mục và, mặt khác, giữa các giáo dân có trách nhiệm trong Giáo hội, hay ít nữa, tự thấy mình được giao phó trách vụ quan trọng nào đó. Sự phân ranh giới tạo ra vấn đề liên hệ giữa những ai có nhiệm vụ, như là « trọng điểm của những giáo dân trách nhiệm » và tất cả những người khác chỉ là những phần tử « tham dự vào đời sống Giáo hội ». Về những tín hữu không có cam kết đặc biệt trong giáo xứ, nơi Tuyên úy vụ, Phong trào, chúng ta có thể nói, có khi, họ là những người « chưa lựa chọn » hay ngoài cuộc.
Thật vậy, mọi sự sẽ tốt đẹp nếu nói rằng, trong Giáo hội, « mọi người đều biết trách nhiệm », để luôn trong các cộng đoàn Kitô hữu, có những tín hữu có trách nhiệm nhiều hơn các tín hữu khác. Chúng ta nói đến họ như là những « thường trực viên mục vụ » hay, đơn giản hơn, « người trách nhiệm » của cộng đồng địa phương. Họ hợp thành những người trợ giúp thiết yếu quanh những thừa tác viên có Chức Thánh, trong việc phục vụ Giáo Hội.
Tập hợp những giáo dân nầy trở thành một phần quan trọng, nhất là lý do số linh mục ít đi như Giáo hội hiện nay, « diện mạo » của sự tiếp xúc với những người cần sự trợ giúp mọi việc, cách riêng về văn hóa. Thành phần giáo dân nầy, với linh mục và phó tế sẽ quản trị Giáo hội ngày mai. Điều chính yếu cho sinh hoạt hằng ngày của Giáo hội, cho sự đổi mới nhân sự, cho sự chuyên môn hóa, dồi dào kinh nghiệm tâm linh. Các vị nầy có ơn gọi để biểu thị sự hạnh phúc tán tụng Thiên Chúa và phụng sự Danh Ngài. Tuy nhiên, còn bao nhiêu người khác cần sự tiến cử và linh mục phải lưu ý đến điều đó.
Để có kết quả cho sự thực hành nầy, dĩ nhiên có lợi cho Giáo hội, như chúng ta nói về thuốc men, với những ‘tác dụng ngoài ý muốn’ (effets indésirés). Là những gì ? Tôi (Đức Tổng Giám mục) thấy có hai loại. Trước hết là tạo một khoảng cách nào đó giữa linh mục và toàn thể tín hữu được giao phó. Hãy xóa đi sự phân cách « Cha sở/Giáo dân » nhưng cũng đừng tạo nên một phân cách khác như « thường trực viên/tín hữu thường ».
Kết quả không mong muốn thứ hai là có thể để giáo dân, vì một lý do nào đó, ít có sự cam kết, cảm thấy có một khoảng cách nào đó được tạo ra. Cần phải « đừng để một người nào tự thấy xa lạ trong cộng đồng các Kitô hữu », như chúng ta đọc trong Nghị định về Thừa tác và đời sống linh mục, số 9.
Các linh mục luôn nhớ rằng họ nên xóa bỏ mình trước Đức Kitô trong khi thi hành thừa tác vụ của mình. Một sự rõ ràng tương tự cần thiết cũng nên mong đợi về phía những giáo dân thường trực trong Giáo hội.
Kết Luận
LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO HỘI ĐỂ LÀM CHỨNG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân, đã rất dồi dào trong Giáo phận chúng ta, nhưng vẫn cần thêm nhiều cố gắng mới. Sự hợp tác ấy chưa được khai triển cách đầy đủ khắp nơi: những thực hiện trên bình diện lãnh thổ không luôn được kết nối với những biểu lộ trong các Cơ quan, Tuyên úy vụ, Phong trào, nhất là tại các Giáo hạt; các cơ cấu cần thiết không được thiết lập đầy đủ; không được am hiểu, nâng đở, kể cả chấp nhận bởi tất cả các tín hữu.
Người ta sẽ cảm thấy, Thư Mục vụ nầy thúc đẩy các Cộng đồng Kytô hữu phải tiến tới trong lãnh vực nầy. Từ tính chất của sự cộng tác dưới mọi hình thức tùy thuộc sự sống Đạo và nhiệt tâm đưa ra đề nghị. Sự nhận thức về Ơn gọi cũng vậy, vì giới trẻ không còn dịp may để biết sự hiện diện của Đức Kitô. Người có thể kêu gọi các bạn trẻ đó tận hiến trọn đời mình, trong một Giáo hội mà các thành viên hân hoan cùng chung phục vụ.
Trong những khuyên nhủ đưa ra, ở đây, hầu tiến triển trong lãnh vực nầy, những điều quan trọng nhất thuộc kỷ cương tâm linh, để tránh nói là thần bí. Những lời khuyên trên mời gọi chúng ta có một cái nhìn về Đức Kitô: Đấng ban phát những Ơn sũng “các thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng Thân thể Đức Kitô” (Ep 4,12). Những đề nghị nầy khơi lại lương tâm mà chúng ta có thể có về dự án của Người, về kế hoạch huyền diệu mà Chúa dùng để hòa giải và kết hợp trong Đức Kitô, thế giới nhân loại và vũ trụ trong đó Người hiện diện. Chính nhờ kế hoạch nầy của Thiên Chúa mà những cố gắng của chúng ta có ý nghĩa khi để thanh luyện và làm tăng trị giá những liên hệ và cộng tác giữa linh mục và giáo dân.
Mẹ Maria có thể giúp đở chúng ta hiểu những vấn đề nầy và đồng hành với Giáo hội trên suốt con đường lữ hành trần thế.
Hà minh Thảo dịch