HÀ LAN - Thứ bảy 17.5.2008, vào lúc 12 giờ trưa, tại nhà thờ chánh tòa thánh Gioan của địa phận Denbosch, đức cha Hurkmans đã truyền chức linh mục cho thầy Phúc 28 tuổi, gốc tổng địa phận Sàigòn, qua việc đặt tay và xức dầu thánh, trong sự hiệp thông của linh mục đoàn, cộng đoàn dân Chúa, gia đình và bạn hữu. Thầy xuất thân từ 1 gia đình công giáo có 4 người con. Cha mẹ của thầy qua Hoa kỳ vào năm 2005, dì và em gái ở Hàlan từ năm 1992, 2 người anh còn ở Việtnam. Năm 1999, thầy đến Hàlan và học ở đại chủng viện thánh Gioan tại Denbosch. Vào tháng 9 năm 2007, thầy đã thụ phong phó tế.
Thầy chia sẻ như sau: “Tôi sinh ra trong gia đình công giáo, đức tin có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi không bị bắt buộc đi nhà thờ, nhưng chúng tôi có nhu cầu chung: đi lễ, cầu nguyện, lần hạt, trao đổi với nhau về Chúa, đức tin, giáo hội và cuộc đời của các thánh từ đạo… Khi tôi tới Hàlan vào năm 1999, tôi bị 1 cú sóc: đang giữa mùa đông, lạnh, tuyết, 1 mình, không có gia đình…Dó là ấn tượng tôi không thể quên”. Dù bao khó khăn sau thời chiến tranh Việtnam (1975), đức tin và ơn gọi theo Chúa của thầy vẫn lớn mạnh. Việt cộng đã gây khó khăn cho thầy theo đuổi ơn gọi ở Việtnam.
Năm 19 tuổi, học ở Hàlan, thầy tâm sự: “Lúc bắt đầu rất khó khăn, tôi phải hội nhập với cộng đoàn, thích nghi với cách suy nghĩ và cách sống, ngôn ngữ…”. Sau hơn 9 năm, thầy đã khám phá và cởi mở cho “”những cái tốt của phương tây đã ban tặng cho thầy”, thí dụ như cách tiếp cận sự việc 1 cách khoa học và tri thức. Thầy nói môn học khó nhất là triết học, vì cách suy nghĩ của tây phương thì khác đông phương. Nhưng thầy muốn giữ căn tính á châu của mình: liên kết, phục vụ, biết ơn, kiên nhẫn, chịu đựng. Thầy ghi nhận văn hóa tây phương hay lên tiếng và thái độ lắng nghe của người đông phương: “Tôi học là chỉ mở miệng, khi tôi được hỏi. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh, trước khi lên tiếng”.
Thời gian thực tập ở giáo xứ Phục sinh tại Boxtel, thầy đã giúp chuẩn bị rửa tội, rước lễ lần đầu, them sức và hôn phối. Thầy cũng giúp đám tang và đi thăm kẻ liệt. “Di thăm ai là gặp gở Chúa, vì tôi nhận ra Chúa trong vui buồn và đau khổ của họ”. Các môn thầy thích là đạo lý, thần học, bí tích, mục vụ.
Thầy không coi mình là 1 nhà truyền giáo: “Đây là việc nhạy cảm. Tôi đến đây, không phải để làm cho người ta khôn ra, tôi không có thái độ đó, tôi không ép buộc ai. Tôi muốn là 1 người đồng đạo và chia sẻ các giá trị Kitô giáo vói họ, để cùng nhau hướng tới nền văn hóa sự sống và an bình. Tôi chọn con người, nhưng tôi không muốn mất Chúa và giáo hội. Vì không có Chúa và giáo hội, tôi không có ý nghĩa cho con người. Tôi muốn chia sẻ sự sống với con người, điều đó xảy ra như thế nào, nếu tôi không có tình yêu cho Chúa, là hơi thở của cuộc đời tôi? Tin vào Chúa và tình yêu cho giáo hội, tôi không sợ mất gì”.
Trong bài giảng, đức cha đã nhắn nhủ thầy đem tình thương đến cho mọi người và sứ mệnh hoà giải. Ngài nhấn mạnh điểu này là nên giống Chúa, để rao giảng Chúa cho người khác. Linh mục là 1 con người, 1 Kitô hữu, 1 người của giáo hội, nhất là 1 người của Chúa! Các bạn trẻ Việt nam nghĩ sao về ơn gọi của chính mình?
Tân LM Lê Hồng Thiên Phúc |
Năm 19 tuổi, học ở Hàlan, thầy tâm sự: “Lúc bắt đầu rất khó khăn, tôi phải hội nhập với cộng đoàn, thích nghi với cách suy nghĩ và cách sống, ngôn ngữ…”. Sau hơn 9 năm, thầy đã khám phá và cởi mở cho “”những cái tốt của phương tây đã ban tặng cho thầy”, thí dụ như cách tiếp cận sự việc 1 cách khoa học và tri thức. Thầy nói môn học khó nhất là triết học, vì cách suy nghĩ của tây phương thì khác đông phương. Nhưng thầy muốn giữ căn tính á châu của mình: liên kết, phục vụ, biết ơn, kiên nhẫn, chịu đựng. Thầy ghi nhận văn hóa tây phương hay lên tiếng và thái độ lắng nghe của người đông phương: “Tôi học là chỉ mở miệng, khi tôi được hỏi. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh, trước khi lên tiếng”.
Thời gian thực tập ở giáo xứ Phục sinh tại Boxtel, thầy đã giúp chuẩn bị rửa tội, rước lễ lần đầu, them sức và hôn phối. Thầy cũng giúp đám tang và đi thăm kẻ liệt. “Di thăm ai là gặp gở Chúa, vì tôi nhận ra Chúa trong vui buồn và đau khổ của họ”. Các môn thầy thích là đạo lý, thần học, bí tích, mục vụ.
Thầy không coi mình là 1 nhà truyền giáo: “Đây là việc nhạy cảm. Tôi đến đây, không phải để làm cho người ta khôn ra, tôi không có thái độ đó, tôi không ép buộc ai. Tôi muốn là 1 người đồng đạo và chia sẻ các giá trị Kitô giáo vói họ, để cùng nhau hướng tới nền văn hóa sự sống và an bình. Tôi chọn con người, nhưng tôi không muốn mất Chúa và giáo hội. Vì không có Chúa và giáo hội, tôi không có ý nghĩa cho con người. Tôi muốn chia sẻ sự sống với con người, điều đó xảy ra như thế nào, nếu tôi không có tình yêu cho Chúa, là hơi thở của cuộc đời tôi? Tin vào Chúa và tình yêu cho giáo hội, tôi không sợ mất gì”.
Trong bài giảng, đức cha đã nhắn nhủ thầy đem tình thương đến cho mọi người và sứ mệnh hoà giải. Ngài nhấn mạnh điểu này là nên giống Chúa, để rao giảng Chúa cho người khác. Linh mục là 1 con người, 1 Kitô hữu, 1 người của giáo hội, nhất là 1 người của Chúa! Các bạn trẻ Việt nam nghĩ sao về ơn gọi của chính mình?