VATICN 2008 (Zenit.org).- Trong Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần ban sự sống cho một cộng đồng vừa là một vừa là phổ quát, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.
Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm nay trong bài giảng trong Thánh Lễ cử hành ngày Lễ Hiện Xuống trong Quảng Trường Thánh Pherô.
“Tôi muốn suy tư về một phương diện đặc biệt của Chúa Thánh Thần, về sự xoắn nhau của tính vô số và tính hiệp nhất. Trong biến cố Hiện Xuống điều rõ ràng là nhiều tiếng nói và những văn hóa khác nhau thuộc về Giáo Hội; người ta có thể hiểu và mang lại lợi ích cho nhau. Thánh Luca rõ ràng muốn gởi đến một ý niệm căn bản, tức là, trong chính hành vi được sinh ra Giáo Hội đã là ‘công giáo,’ phổ quát.
“Giáo Hội nói tất cả những thứ tiếng ngày từ đầu, bởi vì Tin Mừng được trao phó cho Giáo Hội thì dành cho mọi dân tộc, theo ý muốn và mệnh lệnh của Chúa Kitô phục sinh.”
“Giáo Hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống không phải hơn hết là một cộng đồng riêng biệt—Giáo Hội Jerusalem—nhưng Giáo Hội phổ quát, nói tiếng nói của mọi dân tộc,” Đức Thánh Cha giải thích. “Từ Giáo Hội, những cộng đồng khác trong mọi góc thế giới sẽ được sinh ra, những Giáo Hội địa phương là những thực tại hóa tất cả và luôn luôn của một Giáo Hội duy nhầt của Chúa Kitô. Do đó Giáo Hội Công Giáo không phải là một liên hiệp các giáo hội, nhưng là một thực tại duy nhất: Giáo Hội phổ quát có sự đặc ân hữu thể. Một cộng đồng không phải là công giáo theo nghĩa này không phải là một Giáo Hội.”
Hoà Bình và Hoà Giải
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng đề cao ân huệ hoà bình, Chúa Kitô đã đoạt được với giá máu của Người.
“Tin Mừng Gioan cống hiến chúng ta một lời, rất phù hợp với mầu nhiệm Giáo Hội do Thánh Thần sáng taọ,” Đức Giáo Hoàng nói. “Lời được nói hai lần bởi Chúa Giêsu phục sinh khi Người hiện ra giữa các môn đệ trong Phòng Tiệc chiều Phục Sinh: ‘Shalom –bình an cho anh em!”
“Tiếng ‘shalom’ không chỉ là một lời chào đơn giản; còn nói nhiều hơn,” Đức Thánh Cha giải thích. “Đó là ân huệ bình an được hứa cho và đạt được bởi Chúa Giêsu bằng giá máu của Người, đó là hoa quả chiến thắng của Người trên tinh thần sự dữ. Như vậy đó là một sự bình an ‘không phải do thế gian ban tặng nhưng chỉ Thiên Chúa có thể ban tặng mà thôi,”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần của Giáo Hội này, chúng ta muốn cảm tạ Chúa đã ban cho dân Người, được tuyển chọn và hình thành từ các dân tộc, ân huệ vô song bình an, bình an của Người.
“Đồng thời chúng ta hồi phục lại trách nhiệm liên kết với ân huệ này: trách nhiệm của Giáo Hội phải nên một dấu và một dụng cụ bình an của Chúa cho mọi dân tộc. […] Giáo Hội thực hiện việc phục vụ của mình cho sự bình an của Chúa Kitô hơn hết trong sự hiện diện và hành dộng bình thường của mình giữa nhân loại, với sự rao giảng Tin Mừng và với những dấu tình yêu và thương xót đồng hành Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng giữa những dấu này, bí tích hoà giải phải được nhấn mạnh.
“Ân huệ hoà giải mang lại sự bình an cho các tâm hồn thì quan trọng là dường nào và, vô phúc thay, không được hiểu cho đủ là dường nào,, ” Đức Giám Mục Rome khẳng định. “ Bình an của Chúa Kitô chỉ trải rộng qua các tâm hồn đổi mới của những người nam và người nữ đã được hoà giải và tự mình làm những tôi tớ đức công chính, sẵn sàng trải rộng bình an trong thế giới chỉ bằng sức mạnh chân lý, không thoả hiệp với tâm lý thế giới, bởi vì thế giới không thể ban sự bình an của Chúa Kitô.
“Điều này chứng tỏ Giáo Hội có thể nên một chất men của sự hoà giải đến từ Thiên Chúa. Giáo hội chỉ có thể làm điều này nếu vẫn trung thành với Thần Khí và làm chứng cho Tin Mừng, chỉ khi Giáo Hội vác thánh giá như Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu. Đó chính xác là điều các thánh của mọi thời đại chứng tỏ !
“Trong ánh sáng của lời sự sống này, hỡi anh chị em thân yêu, xin cho sự cầu nguyện mà hôm nay chúng ta dâng lên Chúa trong sự hiệp nhất thiêng liêng với Đức Trinh Nữ Maria trở nên sốt sắng và mãnh liệt càng hơn. Mong Đức Trinh Nữ Đấng nghe, Mẹ của Giáo Hội, xin được cho cộng đồng chúng ta và cho mọi người Kitô hữu một sự tuôn xuống mới mẻ Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm nay trong bài giảng trong Thánh Lễ cử hành ngày Lễ Hiện Xuống trong Quảng Trường Thánh Pherô.
“Tôi muốn suy tư về một phương diện đặc biệt của Chúa Thánh Thần, về sự xoắn nhau của tính vô số và tính hiệp nhất. Trong biến cố Hiện Xuống điều rõ ràng là nhiều tiếng nói và những văn hóa khác nhau thuộc về Giáo Hội; người ta có thể hiểu và mang lại lợi ích cho nhau. Thánh Luca rõ ràng muốn gởi đến một ý niệm căn bản, tức là, trong chính hành vi được sinh ra Giáo Hội đã là ‘công giáo,’ phổ quát.
“Giáo Hội nói tất cả những thứ tiếng ngày từ đầu, bởi vì Tin Mừng được trao phó cho Giáo Hội thì dành cho mọi dân tộc, theo ý muốn và mệnh lệnh của Chúa Kitô phục sinh.”
“Giáo Hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống không phải hơn hết là một cộng đồng riêng biệt—Giáo Hội Jerusalem—nhưng Giáo Hội phổ quát, nói tiếng nói của mọi dân tộc,” Đức Thánh Cha giải thích. “Từ Giáo Hội, những cộng đồng khác trong mọi góc thế giới sẽ được sinh ra, những Giáo Hội địa phương là những thực tại hóa tất cả và luôn luôn của một Giáo Hội duy nhầt của Chúa Kitô. Do đó Giáo Hội Công Giáo không phải là một liên hiệp các giáo hội, nhưng là một thực tại duy nhất: Giáo Hội phổ quát có sự đặc ân hữu thể. Một cộng đồng không phải là công giáo theo nghĩa này không phải là một Giáo Hội.”
Hoà Bình và Hoà Giải
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng đề cao ân huệ hoà bình, Chúa Kitô đã đoạt được với giá máu của Người.
“Tin Mừng Gioan cống hiến chúng ta một lời, rất phù hợp với mầu nhiệm Giáo Hội do Thánh Thần sáng taọ,” Đức Giáo Hoàng nói. “Lời được nói hai lần bởi Chúa Giêsu phục sinh khi Người hiện ra giữa các môn đệ trong Phòng Tiệc chiều Phục Sinh: ‘Shalom –bình an cho anh em!”
“Tiếng ‘shalom’ không chỉ là một lời chào đơn giản; còn nói nhiều hơn,” Đức Thánh Cha giải thích. “Đó là ân huệ bình an được hứa cho và đạt được bởi Chúa Giêsu bằng giá máu của Người, đó là hoa quả chiến thắng của Người trên tinh thần sự dữ. Như vậy đó là một sự bình an ‘không phải do thế gian ban tặng nhưng chỉ Thiên Chúa có thể ban tặng mà thôi,”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần của Giáo Hội này, chúng ta muốn cảm tạ Chúa đã ban cho dân Người, được tuyển chọn và hình thành từ các dân tộc, ân huệ vô song bình an, bình an của Người.
“Đồng thời chúng ta hồi phục lại trách nhiệm liên kết với ân huệ này: trách nhiệm của Giáo Hội phải nên một dấu và một dụng cụ bình an của Chúa cho mọi dân tộc. […] Giáo Hội thực hiện việc phục vụ của mình cho sự bình an của Chúa Kitô hơn hết trong sự hiện diện và hành dộng bình thường của mình giữa nhân loại, với sự rao giảng Tin Mừng và với những dấu tình yêu và thương xót đồng hành Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng giữa những dấu này, bí tích hoà giải phải được nhấn mạnh.
“Ân huệ hoà giải mang lại sự bình an cho các tâm hồn thì quan trọng là dường nào và, vô phúc thay, không được hiểu cho đủ là dường nào,, ” Đức Giám Mục Rome khẳng định. “ Bình an của Chúa Kitô chỉ trải rộng qua các tâm hồn đổi mới của những người nam và người nữ đã được hoà giải và tự mình làm những tôi tớ đức công chính, sẵn sàng trải rộng bình an trong thế giới chỉ bằng sức mạnh chân lý, không thoả hiệp với tâm lý thế giới, bởi vì thế giới không thể ban sự bình an của Chúa Kitô.
“Điều này chứng tỏ Giáo Hội có thể nên một chất men của sự hoà giải đến từ Thiên Chúa. Giáo hội chỉ có thể làm điều này nếu vẫn trung thành với Thần Khí và làm chứng cho Tin Mừng, chỉ khi Giáo Hội vác thánh giá như Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu. Đó chính xác là điều các thánh của mọi thời đại chứng tỏ !
“Trong ánh sáng của lời sự sống này, hỡi anh chị em thân yêu, xin cho sự cầu nguyện mà hôm nay chúng ta dâng lên Chúa trong sự hiệp nhất thiêng liêng với Đức Trinh Nữ Maria trở nên sốt sắng và mãnh liệt càng hơn. Mong Đức Trinh Nữ Đấng nghe, Mẹ của Giáo Hội, xin được cho cộng đồng chúng ta và cho mọi người Kitô hữu một sự tuôn xuống mới mẻ Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi.”