Đại Hội Ultreya Âu Châu và Hành Hương Fatima
từ 11/04/08 đến 15/04/08
Để tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và hăng say tham gia vào mỗi hoạt động của Phong Trào Cursillo, đoàn lữ hành người Việt 127 người từ Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Bỉ đến tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu tại Fatima cùng với những cursillista của các nước Âu châu khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Ý. Mặc dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng chắc chắn một điều là mỗi cursillista đều hiểu nhau trong ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Với những lý do nào đó và vì số người tham dự cũng có giới hạn, người viết sẽ tường thuật lại những diễn biến trong các ngày qua để mỗi người chúng ta cùng nhau hiệp thông trong Đại Hội Âu Châu và chuyến hành hương Fatima này !
Đoàn hành hương năm nay có sự tham dự của Đức Ông Mai Đức Vinh – linh hướng Phong Trào, cha Nguyễn Trọng Quý đến từ Đức, cha Nguyễn Bá Linh đến từ Strasbourg, bác chủ tịch Phong Trào Đào Văn cùng phu nhân (mặc dù sức khỏe bác có kém đi) và đoàn trưởng Nguyễn Minh Dương.
Tới khách sạn vào chiều tối 11/04, nằm sát ngay Quảng Trường Đức Mẹ Fatima, chúng tôi liền tập văn nghệ cho buổi trình diễn sáng hôm sau. Đoàn múa của chúng tôi rất là điêu luyện mang nhiều nét độc đáo dưới sự tập dợt của chị Cẩm Tuyết. Còn nhóm tốp ca được điều khiển dưới tài năng của ca trưởng Nguyễn Văn Năng (thuộc liên nhóm Đức). Chừng một giờ sau, chúng tôi ngưng tập luyện để cùng nhau ăn tối. Nhưng vì chúng tôi huyên thuyên nhiều chuyện quá nên ăn rất lâu, đến độ trễ giờ kiệu. Đang lúc lo âu thì được Đức Mẹ thương tình, chương trình rước kiệu Đức Mẹ sẽ trễ hơn nữa tiếng như đã dự định!
Xong buổi ăn tối, chúng tôi hăng hái tiến đến Quảng Trường Đức Mẹ Fatima để lần chuỗi và kiệu Đức Mẹ dưới sự chủ tọa của ĐGM Leiria - Fatima. Trong khi đang hiệp thông lần hạt bằng nhiều thứ tiếng, bỗng vang lên một giọng trầm ấm rất truyền cảm. Đó là lời kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt của chị Kim Chi. Sau chuỗi kinh, đoàn hành hương rước kiệu rất long trọng. Bao nhiêu ngọn nến được thắp sáng để tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ và thổ lộ tâm tình đến với Mẹ.
Rước kiệu xong, tất cả con cái Mẹ vào Vương Cung Thánh Đường Centro Paulo VI để tham dự Thánh Lễ, dưới sự chủ tế của ĐGM linh hướng Caruana cùng với sự đồng tế của rất nhiều linh mục. Thánh lễ được dâng lên cũng bằng nhiều thứ tiếng như Bồ Đào Nha, Anh, Đức. Những bài hát rất nhộn nhịp sống động nói lên lòng xao xuyến cũng như lòng vui mừng chào đón Đức Mẹ. Mặc dù không hiểu tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tất cả chúng tôi đều hiệp thông mật thiết trong Thánh Lễ với Thiên Chúa, với Mẹ, với đoàn con cái của Chúa, của Mẹ qua những nghi thức phụng vụ rất quen thuộc.
Kết thúc Thánh Lễ bằng một buổi Chầu Thánh Thể, được đệm bởi lời chia sẻ của một vị linh mục hướng dẫn và những bài hát du êm với âm điệu tuyệt vời làm giờ Chầu Thánh Thể bùi ngùi êm dịu hòa hợp với tâm tình dâng gởi đến Thiên Chúa và Đức Mẹ. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria về tất cả những gì đã cho chúng con !
Sáng hôm sau 12/04, chúng tôi lại trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tại trung tâm Phaolô VI, để trình diễn văn nghệ (đoàn múa duyệt lại lần cuối trước khi ra mắt khán giả, còn tốp đồng ca cũng cất giọng ngân nga để giọng hát được thánh thót hơn !). Khi chúng tôi đến Quảng Trường, người ta sửng sốt trước vẻ đẹp của chúng tôi !!! Chúng tôi trang phục toàn là áo dài truyền thống, muôn màu muôn sắc, đặc biệt đoàn múa có những bộ đồ rất đặc sắc mang tính dân tộc. Bao nhiêu người xin đến chụp hình với chúng tôi ! Các đoàn khác trình diễn những điệu múa truyền thống và những bài hát của xứ họ. Có đoàn thì chỉ hát thôi với những ca khúc trẻ. Chúng tôi cũng được nghe lại bài « De Colores » do đoàn Tây Ban Nha hát, nhưng họ hát không giống chúng tôi thường hát ở Paris !!! Lần lượt đến tiết mục văn nghệ của chúng tôi với bài đồng ca « Hành Trang Tuổi Trẻ » và vũ khúc « Ngày Vinh Thắng ». Một lần nữa, bao nhiêu ống kính ngùn ngụt đua nhau chụp ảnh chúng tôi, nhưng chúng tôi đã quen làm ngôi sao rồi nên vẫn say sưa diễn xuất mà không bị chia trí ! Chương trình văn nghệ của Đại Hội dài lắm, người tường thuật không thể kể hết. Ngôi Thánh Đường chứa đến vài ngàn người, đã hơn 2000 cursillista tham dự rồi. Mỗi cursillista đều đeo khăn đồng phục do G.E.T đảm trách, và mỗi khăn mang mỗi màu sắc khác nhau và được ghi « De Colores » như ý nghĩa của nó.
Sau những tiết mục văn nghệ ngoạn mục, giờ Thánh Lễ đã đến. Thánh Lễ được chủ tế bởi nhiều ĐGM và linh mục rất trọng thể, trong số đó có Đức Ông Vinh, cha Quý và cha Linh và Thánh Lễ cũng diễn ra bằng nhiều tiếng. Lần này thì chúng tôi đã quen rồi ! Chúng tôi sốt sắng tham dự Thánh Lễ và hiệp thông cùng toàn thể cursillista trong Tình Yêu Chúa Kitô.
Sau Thánh Lễ, chúng tôi nghỉ trưa rồi trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu với chủ đề « Vai trò của Phong Trào Cursillo trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa tại Âu Châu », do ĐTGM Ortiga chủ tọa và ĐGM Manuel Clemente giảng huấn. Ngài trình bày rollo bằng ba thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Anh. Nội dung được dựa trên những tư tưởng của ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị và được tóm lượt như sau (người tường thuật gom phần đào sâu và chia sẻ trong buổi Ultreya Việt Nam vào đây luôn).
Trên những nẻo đường Âu châu, việc rao giảng Tin Mừng thực sự là một điều rất cần thiết. Số lượng người chưa chịu Phép Rửa ngày càng đông lên, do sự tồn tại đáng kể của những tôn giáo khác và do trẻ con sinh ra trong những gia đình theo truyền thống công giáo không được Rửa Tội. Điều này như là một kết quả của nền thống trị Cộng Sản hay sự lan tràn của sự khác biệt tôn giáo. Âu châu giờ đây là một trong những nơi có truyền thống công giáo nhưng cần được Tân Phúc Âm hóa trước tiên. Thế giới Âu châu đang càng ngày càng xa dần với nguồn gốc Kitô giáo của mình. Ngay tại trong lòng Âu châu, toàn thể Giáo Hội dồn hết nỗ lực cho công cuộc loan báo Tin Mừng, giữa một thời đại đầy biến động, phức tạp, đa dạng trước những nền văn hóa, xã hội xưa cổ này. Phúc Âm hay Tin Mừng là chính con người của Đức Giêsu và giáo huấn của Ngài. Đó là Quà tặng, là Ân ban quý giá mà Chúa Cha gửi trao cho nhân loại. Để Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài dễ được người đời đón nhận, Giáo hội sẽ loan báo Tin Mừng với một tư duy và phong cách mới. Đức Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh tới ba nét mới: mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả, nhất là mới trong nhiệt tình.
Nhìn vào thế giới hôm nay từ quan điểm Tân Phúc Âm hóa, ĐGH Gioan Phaolô II đề xuất ba việc làm của Tân Phúc Âm hóa. Một là đối với những người chưa nhận biết Tin Mừng, Tân Phúc Âm hóa là trách nhiệm truyền giáo, là trách nhiệm loan báo Tin Mừng đầu tiên cho người chưa tin, mà mọi người Kitô hữu phải thể hiện. Hai là đối với những người đang sống đức tin trưởng thành, cần phải chăm sóc mục vụ và gây cho họ sự cảm thông và liên đới với sứ vụ truyền giáo chung của Giáo hội. Ba là đối với những người đã chịu Phép Rửa mà không còn ý thức về đức tin của mình hay không còn hiệp thông với Giáo hội trong sinh hoạt tôn giáo, cần phải tái rao giảng Tin Mừng cho họ bằng cách trình bày cốt yếu nội dung Tin Mừng và huấn luyện lại đức tin.
Đức Gioan-Phaolô II khẳng định không chỉ có cá nhân mà toàn bộ các nền văn hoá cần được ảnh hưởng Tin Mừng biến đổi. Vì thế, trong hoạt động truyền giáo, Giáo hội đã tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau và đã thể hiện việc hội nhập văn hoá. Việc Hội nhập văn hoá là thái độ trân trọng và tiếp nhận những giá trị quý giá trong các nền văn hoá, đồng thời nỗ lực đưa sứ điệp Tin Mừng và các giá trị Kitô giáo vào các nền văn hoá của con người. Theo Đức Gioan-Phaolô II, Tân Phúc Âm hoá theo chiều hướng đó, sẽ dẫn đến một "Nền Văn Minh Tình Thương".
Công cuộc Tân Phúc Âm hóa không chỉ giới hạn trong việc giới thiệu Sứ điệp Tin Mừng, mà còn là tiến trình gia nhập vào sinh hoạt Hội Thánh. Loan báo Tin Mừng, chủ yếu mới là bước đầu. Đó là nền tảng cho một tiến trình dài lâu. Theo đó, loan báo Tin Mừng còn kèm theo việc huấn giáo, hướng dẫn về luân lý và học thuyết Giáo hội. Những ai đã tháp nhập vào Chúa Kitô, cũng tháp nhập vào Giáo hội, là thân thể Ngài. Họ liên kết với Thiên Chúa nhờ các bí tích và qua cộng đoàn Hội Thánh.
Đức Gioan-Phaolô II còn lưu ý đến hai khía cạnh: chứng tá đời sống và sự thánh thiện cá nhân. Ngài lặp lại lời nói của Đức Phaolô VI: Con người thời nay tin chứng nhân hơn thầy dạy, và có tin thầy dạy, là bởi vì thầy dạy là chứng nhân. Từ đó, ngài mời gọi các tín hữu luôn nêu gương sáng trong đời sống hằng ngày. Vì thế, âm thầm sống gương mẫu đạo đức, cũng là cách thức truyền giáo hữu hiệu. Đức Gioan-Phaolô II còn quả quyết rằng nhà truyền giáo phải là vị thánh. Từ đó, ngài kêu gọi mọi sứ giả Tin mừng phải sống thánh thiện, vì việc nên thánh và sứ vụ truyền giáo không thể tách rời nhau.
Nội dung cốt yếu của Tân Phúc Âm hóa xoay quanh bốn điều cơ bản: hoán cải, Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và sự sống đời đời.
Hoán cải là suy nghĩ lại, là đặt lại vấn đề về nếp sống và lối sống của mình, là để Thiên Chúa bước vào cuộc sống cá nhân để Người điều khiển mọi tâm tình, tư tưởng, hành động của ta. Hoán cải là bắt đầu nhìn vào đời mình với cái nhìn của Chúa, nhằm kiếm tìm một kiểu sống mới. Như thế, hoán cải là thoát ra khỏi tính tự mãn, là biết khám phá và chấp nhận sự yếu kém của mình, là khiêm hạ tín thác vào Tình yêu của Chúa, một tình yêu sẽ trở thành thước đo và chuẩn mực cho đời sống chúng ta. Hoán cải là bước đầu tiên đến với Đức Giêsu, là điều kiện cần thiết để vào Nước Thiên Chúa. Kêu gọi hoán cải là ngầm giới thiệu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến, là nêu lên thực trạng tội lỗi chung của con người và nhu cầu đón nhận ơn giải thoát từ trời cao.
Nội dung thứ hai cần được loan báo, là Nước Thiên Chúa đã đến trần gian.
Nước Thiên Chúa không phải là một sự kiện, một cấu trúc xã hội hay chính trị, một không tưởng. Nhưng Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa có nghĩa là Thiên Chúa hiện hữu, Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa đang hiện diện và hành động trong thế giới, trong đời sống chúng ta, trong đời sống của tôi. Thiên Chúa là Đấng Tạo thành, Đấng thánh hoá, Vị thẩm phán.
Nội dung thứ ba của Tân Phúc Âm hóa, là Chúa Giêsu Kitô. Đề tài về Thiên Chúa và Chúa Giêsu liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì chính nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, ta mới hiểu được Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, là Con Thiên Chúa, vừa là con người, nhưng đặc biệt cũng là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tận hiến mình trở thành con đường sống cho chúng ta. Theo Chúa Giêsu không chỉ có nghĩa là bắt chước con người Giêsu, nhưng là trở nên một với Chúa Kitô, và nhờ đó kết hợp với Thiên Chúa. Và con đường duy nhất để hiệp thông với Chúa Kitô cách mật thiết là sống các Bí tích.
Nội dung cốt yếu cuối cùng của Tân Phúc Âm hoá, đó là Sự sống đời đời. Nội dung này đáp ứng được nhu cầu muốn sống hoài của con người và khai sáng cho con người hiểu rõ định mệnh mình, nhờ tin vào Chúa Kitô. Chúa Kitô đã quả quyết Ngài là sự sống và sự sống lại. Ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời (Ga 11,25; 6,47). Chúa Kitô là Ánh sáng soi chiếu trần gian, là Sự thật giải thoát tất cả. Ngài đến để giúp chúng ta hiểu rõ đời này và khai sáng cho chúng ta lối đường bước vào đời sau. Nếu con người biết thành tâm hoán cải, biết tin vào lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, biết cậy trông vào công nghiệp cứu độ của Chúa Kitô trên thập giá, họ sẽ được sống và sống muôn đời.
Sau phần Rollo « Tân Phúc Âm Hóa », anh Lương Huỳnh Ngân đại diện đoàn Việt Nam chúng tôi lên chia sẻ cảm nghiệm sống về lương tâm người bác sĩ công giáo trước vấn đề phá thai. Anh đã cầu nguyện liên lỉ cùng với các cursillista khác để Sức Mạnh Của Lời Cầu Nguyện chiến thắng mọi mưu chước cám dỗ ma quỷ. Trong Đức Kitô, anh đã thuyết phục được các bà mẹ bỏ ý định phá thai để những tuyệt tác Thiên Chúa được hình thành và được hưởng cuộc sống ân phúc Chúa ban cho. Buổi Ultreya này kéo dài khoảng 5 tiếng.
Tối đến, chúng tôi lại rước kiệu nến Đức Mẹ long trọng cùng với các Giám Mục, Linh mục và khoảng hơn 2000 cursillista và giáo dân bản xứ. Bao nhiêu nến được thắp sáng lên giữa một Quảng Trường yên tĩnh trong tâm tình yêu mến và tạ ơn Đức Mẹ. Lời ca A-vê Ma-ri-a vang lên trong đêm tối dường như muốn gởi tấm lòng thành của mỗi người đến Đức Mẹ. Cuộc rước kiệu trọng thể này kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi.
Sáng ngày 13/04, chúng tôi cũng kiệu Đức Mẹ. Hôm nay trời có vẻ âm u, và chúng tôi lần hạt dưới mưa, rồi trời tạnh và lại nắng lên. Có người tâm sự với người tường thuật là lúc lần hạt Năm Sự Vui thì trời đang còn quang đãng. Đến Năm Sự Thương thì trời đổ mưa sầu muộn như muốn cùng thông phần vào cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Rồi đến Năm Sự Mừng thì nắng bỗng bừng lên làm tâm hồn chúng tôi cũng vui lên như được phục sinh trong Đức Kitô và được nâng đỡ ủi an bởi Mẹ Maria. Người kể cũng cho biết thêm những trạng thái thời tiết này cũng giống y như ngày Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng Năm năm 1917.
Tiếp theo kiệu Đức Mẹ, chúng tôi tham dự Thánh Lễ đồng tế trọng thể do Đức Hồng Y Juan Sandoval Inguez chủ tế ngoài trời trong một Quảng Trường rộng lớn gần ngay Đài Đức Mẹ và kết thúc Đại Hội Ultreya Âu Châu tại đây. Chúng tôi lấy khăn quàng muôn màu muôn sắc vẫy tay chào Mẹ như trở thành tục lệ nơi đây. Rồi chúng tôi trở về chốn trọ nghỉ trưa, lòng đầy chấn phấn !
Chương trình buổi chiều của chúng tôi - đoàn hành hương Việt Nam - là đi Đàng Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của Đ.Ô Vinh, rồi sau đó chúng tôi thăm viếng ngôi làng của ba trẻ và nhà của sœur Lucie. Chúng tôi mon men trên những con đường làng ngoằn ngoèo được bao bọc bởi những rặng cây già cỗi. Con đường này lắm cây sồi, có lúc chúng tôi băng qua cả một vườn toàn cây dầu làm khơi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn dầu « Lạy Cha nếu có thể thì xin cho con khỏi uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha ».
Buổi tối, chúng tôi quây quần bên buổi Ultreya của người Việt chúng ta, để đào sâu đề tài Tân Phúc Âm Hóa. Cha Quý đã giảng huấn rollo này và sau đó chúng tôi hăng say thảo luận và chia sẻ (nội dung đã được gộp lại viết chung trong đề tài Tân Phúc Âm hóa nêu trên). Liên nhóm Đức phụ trách rất chu đáo và sôi động dưới sự hoạt bát của cursillista Trần Quốc Doanh, và đặc biệt có phần đóng góp văn nghệ độc đáo mang tính cách Liên nhóm Đức !!! Vẫn ca trưởng Năng điều khiển ca hát, rồi đến những tiết mục kịch và múa « Ra khơi » rất vui đến độ chúng tôi cười ngặt nghẽo (sau 10 phút tập múa). Đoàn Thụy Sĩ cũng đóng góp những tiết mục hợp ca trong bộ đồ bà ba làm bao nhiêu người chạnh lòng nhớ quê hương.
Ngày thứ hai 14/04, sau Thánh Lễ rất sớm tại nhà nguyện của khách sạn do Đ.Ô Vinh đồng tế cùng với cha Quý và cha Linh, đoàn chúng tôi đi du ngoạn thăm viếng thành phố Lisbonne. Chúng tôi rảo bước khi trên những đường phố lớn, khi trên những con đường hẹp nhưng rất thành thị. Đ.Ô Vinh kể lại nguồn gốc nhà thờ Santarem, nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa loáng máu hồng. Sau buổi pique-nique, chúng tôi đến viếng bức tượng khổng lồ Chúa Cứu Thế và nhà thờ thánh Antoine thành Padou cùng những di tích lịch sử của nó.
Sáng ngày thứ ba 15/04, cũng sau Thánh Lễ tạ ơn tại nhà nguyện khách sạn, phong trào ưu đãi dành cho chúng tôi thì giờ dạo phố mua quà lưu niệm. Rồi chúng tôi trở lại Quảng Trường từ giã Đức Mẹ trong âm thầm, trong cầu nguyện và trong lòng tạ ơn sâu sắc. Mắt đăm chiêu nhìn về Quảng Trường, từ biệt Đức Mẹ mà chúng tôi cảm thấy như mình đã ở đây từ lâu lắm rồi. Một thoáng buồn vụt qua cùng với những niềm vui khôn xiết được trao tặng từ lòng lân ái của Đức Mẹ.
Rồi chúng tôi thong thả ra phi trường trở về nhà.
Cảm tạ Đức Mẹ vô cùng đã thương cho chúng tôi đến đây tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu và chuyện trò, vui đùa với Mẹ trong tất cả lòng mến tri ân qua những chuỗi ngày ở Fatima.
từ 11/04/08 đến 15/04/08
Để tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và hăng say tham gia vào mỗi hoạt động của Phong Trào Cursillo, đoàn lữ hành người Việt 127 người từ Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Bỉ đến tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu tại Fatima cùng với những cursillista của các nước Âu châu khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Ý. Mặc dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng chắc chắn một điều là mỗi cursillista đều hiểu nhau trong ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Với những lý do nào đó và vì số người tham dự cũng có giới hạn, người viết sẽ tường thuật lại những diễn biến trong các ngày qua để mỗi người chúng ta cùng nhau hiệp thông trong Đại Hội Âu Châu và chuyến hành hương Fatima này !
Đoàn hành hương năm nay có sự tham dự của Đức Ông Mai Đức Vinh – linh hướng Phong Trào, cha Nguyễn Trọng Quý đến từ Đức, cha Nguyễn Bá Linh đến từ Strasbourg, bác chủ tịch Phong Trào Đào Văn cùng phu nhân (mặc dù sức khỏe bác có kém đi) và đoàn trưởng Nguyễn Minh Dương.
Tới khách sạn vào chiều tối 11/04, nằm sát ngay Quảng Trường Đức Mẹ Fatima, chúng tôi liền tập văn nghệ cho buổi trình diễn sáng hôm sau. Đoàn múa của chúng tôi rất là điêu luyện mang nhiều nét độc đáo dưới sự tập dợt của chị Cẩm Tuyết. Còn nhóm tốp ca được điều khiển dưới tài năng của ca trưởng Nguyễn Văn Năng (thuộc liên nhóm Đức). Chừng một giờ sau, chúng tôi ngưng tập luyện để cùng nhau ăn tối. Nhưng vì chúng tôi huyên thuyên nhiều chuyện quá nên ăn rất lâu, đến độ trễ giờ kiệu. Đang lúc lo âu thì được Đức Mẹ thương tình, chương trình rước kiệu Đức Mẹ sẽ trễ hơn nữa tiếng như đã dự định!
Xong buổi ăn tối, chúng tôi hăng hái tiến đến Quảng Trường Đức Mẹ Fatima để lần chuỗi và kiệu Đức Mẹ dưới sự chủ tọa của ĐGM Leiria - Fatima. Trong khi đang hiệp thông lần hạt bằng nhiều thứ tiếng, bỗng vang lên một giọng trầm ấm rất truyền cảm. Đó là lời kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt của chị Kim Chi. Sau chuỗi kinh, đoàn hành hương rước kiệu rất long trọng. Bao nhiêu ngọn nến được thắp sáng để tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ và thổ lộ tâm tình đến với Mẹ.
Rước kiệu xong, tất cả con cái Mẹ vào Vương Cung Thánh Đường Centro Paulo VI để tham dự Thánh Lễ, dưới sự chủ tế của ĐGM linh hướng Caruana cùng với sự đồng tế của rất nhiều linh mục. Thánh lễ được dâng lên cũng bằng nhiều thứ tiếng như Bồ Đào Nha, Anh, Đức. Những bài hát rất nhộn nhịp sống động nói lên lòng xao xuyến cũng như lòng vui mừng chào đón Đức Mẹ. Mặc dù không hiểu tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tất cả chúng tôi đều hiệp thông mật thiết trong Thánh Lễ với Thiên Chúa, với Mẹ, với đoàn con cái của Chúa, của Mẹ qua những nghi thức phụng vụ rất quen thuộc.
Kết thúc Thánh Lễ bằng một buổi Chầu Thánh Thể, được đệm bởi lời chia sẻ của một vị linh mục hướng dẫn và những bài hát du êm với âm điệu tuyệt vời làm giờ Chầu Thánh Thể bùi ngùi êm dịu hòa hợp với tâm tình dâng gởi đến Thiên Chúa và Đức Mẹ. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria về tất cả những gì đã cho chúng con !
Sáng hôm sau 12/04, chúng tôi lại trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tại trung tâm Phaolô VI, để trình diễn văn nghệ (đoàn múa duyệt lại lần cuối trước khi ra mắt khán giả, còn tốp đồng ca cũng cất giọng ngân nga để giọng hát được thánh thót hơn !). Khi chúng tôi đến Quảng Trường, người ta sửng sốt trước vẻ đẹp của chúng tôi !!! Chúng tôi trang phục toàn là áo dài truyền thống, muôn màu muôn sắc, đặc biệt đoàn múa có những bộ đồ rất đặc sắc mang tính dân tộc. Bao nhiêu người xin đến chụp hình với chúng tôi ! Các đoàn khác trình diễn những điệu múa truyền thống và những bài hát của xứ họ. Có đoàn thì chỉ hát thôi với những ca khúc trẻ. Chúng tôi cũng được nghe lại bài « De Colores » do đoàn Tây Ban Nha hát, nhưng họ hát không giống chúng tôi thường hát ở Paris !!! Lần lượt đến tiết mục văn nghệ của chúng tôi với bài đồng ca « Hành Trang Tuổi Trẻ » và vũ khúc « Ngày Vinh Thắng ». Một lần nữa, bao nhiêu ống kính ngùn ngụt đua nhau chụp ảnh chúng tôi, nhưng chúng tôi đã quen làm ngôi sao rồi nên vẫn say sưa diễn xuất mà không bị chia trí ! Chương trình văn nghệ của Đại Hội dài lắm, người tường thuật không thể kể hết. Ngôi Thánh Đường chứa đến vài ngàn người, đã hơn 2000 cursillista tham dự rồi. Mỗi cursillista đều đeo khăn đồng phục do G.E.T đảm trách, và mỗi khăn mang mỗi màu sắc khác nhau và được ghi « De Colores » như ý nghĩa của nó.
Sau những tiết mục văn nghệ ngoạn mục, giờ Thánh Lễ đã đến. Thánh Lễ được chủ tế bởi nhiều ĐGM và linh mục rất trọng thể, trong số đó có Đức Ông Vinh, cha Quý và cha Linh và Thánh Lễ cũng diễn ra bằng nhiều tiếng. Lần này thì chúng tôi đã quen rồi ! Chúng tôi sốt sắng tham dự Thánh Lễ và hiệp thông cùng toàn thể cursillista trong Tình Yêu Chúa Kitô.
Sau Thánh Lễ, chúng tôi nghỉ trưa rồi trở lại Quảng Trường Đức Mẹ tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu với chủ đề « Vai trò của Phong Trào Cursillo trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa tại Âu Châu », do ĐTGM Ortiga chủ tọa và ĐGM Manuel Clemente giảng huấn. Ngài trình bày rollo bằng ba thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Anh. Nội dung được dựa trên những tư tưởng của ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị và được tóm lượt như sau (người tường thuật gom phần đào sâu và chia sẻ trong buổi Ultreya Việt Nam vào đây luôn).
Trên những nẻo đường Âu châu, việc rao giảng Tin Mừng thực sự là một điều rất cần thiết. Số lượng người chưa chịu Phép Rửa ngày càng đông lên, do sự tồn tại đáng kể của những tôn giáo khác và do trẻ con sinh ra trong những gia đình theo truyền thống công giáo không được Rửa Tội. Điều này như là một kết quả của nền thống trị Cộng Sản hay sự lan tràn của sự khác biệt tôn giáo. Âu châu giờ đây là một trong những nơi có truyền thống công giáo nhưng cần được Tân Phúc Âm hóa trước tiên. Thế giới Âu châu đang càng ngày càng xa dần với nguồn gốc Kitô giáo của mình. Ngay tại trong lòng Âu châu, toàn thể Giáo Hội dồn hết nỗ lực cho công cuộc loan báo Tin Mừng, giữa một thời đại đầy biến động, phức tạp, đa dạng trước những nền văn hóa, xã hội xưa cổ này. Phúc Âm hay Tin Mừng là chính con người của Đức Giêsu và giáo huấn của Ngài. Đó là Quà tặng, là Ân ban quý giá mà Chúa Cha gửi trao cho nhân loại. Để Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài dễ được người đời đón nhận, Giáo hội sẽ loan báo Tin Mừng với một tư duy và phong cách mới. Đức Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh tới ba nét mới: mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả, nhất là mới trong nhiệt tình.
Nhìn vào thế giới hôm nay từ quan điểm Tân Phúc Âm hóa, ĐGH Gioan Phaolô II đề xuất ba việc làm của Tân Phúc Âm hóa. Một là đối với những người chưa nhận biết Tin Mừng, Tân Phúc Âm hóa là trách nhiệm truyền giáo, là trách nhiệm loan báo Tin Mừng đầu tiên cho người chưa tin, mà mọi người Kitô hữu phải thể hiện. Hai là đối với những người đang sống đức tin trưởng thành, cần phải chăm sóc mục vụ và gây cho họ sự cảm thông và liên đới với sứ vụ truyền giáo chung của Giáo hội. Ba là đối với những người đã chịu Phép Rửa mà không còn ý thức về đức tin của mình hay không còn hiệp thông với Giáo hội trong sinh hoạt tôn giáo, cần phải tái rao giảng Tin Mừng cho họ bằng cách trình bày cốt yếu nội dung Tin Mừng và huấn luyện lại đức tin.
Đức Gioan-Phaolô II khẳng định không chỉ có cá nhân mà toàn bộ các nền văn hoá cần được ảnh hưởng Tin Mừng biến đổi. Vì thế, trong hoạt động truyền giáo, Giáo hội đã tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau và đã thể hiện việc hội nhập văn hoá. Việc Hội nhập văn hoá là thái độ trân trọng và tiếp nhận những giá trị quý giá trong các nền văn hoá, đồng thời nỗ lực đưa sứ điệp Tin Mừng và các giá trị Kitô giáo vào các nền văn hoá của con người. Theo Đức Gioan-Phaolô II, Tân Phúc Âm hoá theo chiều hướng đó, sẽ dẫn đến một "Nền Văn Minh Tình Thương".
Công cuộc Tân Phúc Âm hóa không chỉ giới hạn trong việc giới thiệu Sứ điệp Tin Mừng, mà còn là tiến trình gia nhập vào sinh hoạt Hội Thánh. Loan báo Tin Mừng, chủ yếu mới là bước đầu. Đó là nền tảng cho một tiến trình dài lâu. Theo đó, loan báo Tin Mừng còn kèm theo việc huấn giáo, hướng dẫn về luân lý và học thuyết Giáo hội. Những ai đã tháp nhập vào Chúa Kitô, cũng tháp nhập vào Giáo hội, là thân thể Ngài. Họ liên kết với Thiên Chúa nhờ các bí tích và qua cộng đoàn Hội Thánh.
Đức Gioan-Phaolô II còn lưu ý đến hai khía cạnh: chứng tá đời sống và sự thánh thiện cá nhân. Ngài lặp lại lời nói của Đức Phaolô VI: Con người thời nay tin chứng nhân hơn thầy dạy, và có tin thầy dạy, là bởi vì thầy dạy là chứng nhân. Từ đó, ngài mời gọi các tín hữu luôn nêu gương sáng trong đời sống hằng ngày. Vì thế, âm thầm sống gương mẫu đạo đức, cũng là cách thức truyền giáo hữu hiệu. Đức Gioan-Phaolô II còn quả quyết rằng nhà truyền giáo phải là vị thánh. Từ đó, ngài kêu gọi mọi sứ giả Tin mừng phải sống thánh thiện, vì việc nên thánh và sứ vụ truyền giáo không thể tách rời nhau.
Nội dung cốt yếu của Tân Phúc Âm hóa xoay quanh bốn điều cơ bản: hoán cải, Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và sự sống đời đời.
Hoán cải là suy nghĩ lại, là đặt lại vấn đề về nếp sống và lối sống của mình, là để Thiên Chúa bước vào cuộc sống cá nhân để Người điều khiển mọi tâm tình, tư tưởng, hành động của ta. Hoán cải là bắt đầu nhìn vào đời mình với cái nhìn của Chúa, nhằm kiếm tìm một kiểu sống mới. Như thế, hoán cải là thoát ra khỏi tính tự mãn, là biết khám phá và chấp nhận sự yếu kém của mình, là khiêm hạ tín thác vào Tình yêu của Chúa, một tình yêu sẽ trở thành thước đo và chuẩn mực cho đời sống chúng ta. Hoán cải là bước đầu tiên đến với Đức Giêsu, là điều kiện cần thiết để vào Nước Thiên Chúa. Kêu gọi hoán cải là ngầm giới thiệu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến, là nêu lên thực trạng tội lỗi chung của con người và nhu cầu đón nhận ơn giải thoát từ trời cao.
Nội dung thứ hai cần được loan báo, là Nước Thiên Chúa đã đến trần gian.
Nước Thiên Chúa không phải là một sự kiện, một cấu trúc xã hội hay chính trị, một không tưởng. Nhưng Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa có nghĩa là Thiên Chúa hiện hữu, Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa đang hiện diện và hành động trong thế giới, trong đời sống chúng ta, trong đời sống của tôi. Thiên Chúa là Đấng Tạo thành, Đấng thánh hoá, Vị thẩm phán.
Nội dung thứ ba của Tân Phúc Âm hóa, là Chúa Giêsu Kitô. Đề tài về Thiên Chúa và Chúa Giêsu liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì chính nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, ta mới hiểu được Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, là Con Thiên Chúa, vừa là con người, nhưng đặc biệt cũng là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tận hiến mình trở thành con đường sống cho chúng ta. Theo Chúa Giêsu không chỉ có nghĩa là bắt chước con người Giêsu, nhưng là trở nên một với Chúa Kitô, và nhờ đó kết hợp với Thiên Chúa. Và con đường duy nhất để hiệp thông với Chúa Kitô cách mật thiết là sống các Bí tích.
Nội dung cốt yếu cuối cùng của Tân Phúc Âm hoá, đó là Sự sống đời đời. Nội dung này đáp ứng được nhu cầu muốn sống hoài của con người và khai sáng cho con người hiểu rõ định mệnh mình, nhờ tin vào Chúa Kitô. Chúa Kitô đã quả quyết Ngài là sự sống và sự sống lại. Ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời (Ga 11,25; 6,47). Chúa Kitô là Ánh sáng soi chiếu trần gian, là Sự thật giải thoát tất cả. Ngài đến để giúp chúng ta hiểu rõ đời này và khai sáng cho chúng ta lối đường bước vào đời sau. Nếu con người biết thành tâm hoán cải, biết tin vào lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, biết cậy trông vào công nghiệp cứu độ của Chúa Kitô trên thập giá, họ sẽ được sống và sống muôn đời.
Sau phần Rollo « Tân Phúc Âm Hóa », anh Lương Huỳnh Ngân đại diện đoàn Việt Nam chúng tôi lên chia sẻ cảm nghiệm sống về lương tâm người bác sĩ công giáo trước vấn đề phá thai. Anh đã cầu nguyện liên lỉ cùng với các cursillista khác để Sức Mạnh Của Lời Cầu Nguyện chiến thắng mọi mưu chước cám dỗ ma quỷ. Trong Đức Kitô, anh đã thuyết phục được các bà mẹ bỏ ý định phá thai để những tuyệt tác Thiên Chúa được hình thành và được hưởng cuộc sống ân phúc Chúa ban cho. Buổi Ultreya này kéo dài khoảng 5 tiếng.
Tối đến, chúng tôi lại rước kiệu nến Đức Mẹ long trọng cùng với các Giám Mục, Linh mục và khoảng hơn 2000 cursillista và giáo dân bản xứ. Bao nhiêu nến được thắp sáng lên giữa một Quảng Trường yên tĩnh trong tâm tình yêu mến và tạ ơn Đức Mẹ. Lời ca A-vê Ma-ri-a vang lên trong đêm tối dường như muốn gởi tấm lòng thành của mỗi người đến Đức Mẹ. Cuộc rước kiệu trọng thể này kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi.
Sáng ngày 13/04, chúng tôi cũng kiệu Đức Mẹ. Hôm nay trời có vẻ âm u, và chúng tôi lần hạt dưới mưa, rồi trời tạnh và lại nắng lên. Có người tâm sự với người tường thuật là lúc lần hạt Năm Sự Vui thì trời đang còn quang đãng. Đến Năm Sự Thương thì trời đổ mưa sầu muộn như muốn cùng thông phần vào cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Rồi đến Năm Sự Mừng thì nắng bỗng bừng lên làm tâm hồn chúng tôi cũng vui lên như được phục sinh trong Đức Kitô và được nâng đỡ ủi an bởi Mẹ Maria. Người kể cũng cho biết thêm những trạng thái thời tiết này cũng giống y như ngày Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng Năm năm 1917.
Tiếp theo kiệu Đức Mẹ, chúng tôi tham dự Thánh Lễ đồng tế trọng thể do Đức Hồng Y Juan Sandoval Inguez chủ tế ngoài trời trong một Quảng Trường rộng lớn gần ngay Đài Đức Mẹ và kết thúc Đại Hội Ultreya Âu Châu tại đây. Chúng tôi lấy khăn quàng muôn màu muôn sắc vẫy tay chào Mẹ như trở thành tục lệ nơi đây. Rồi chúng tôi trở về chốn trọ nghỉ trưa, lòng đầy chấn phấn !
Chương trình buổi chiều của chúng tôi - đoàn hành hương Việt Nam - là đi Đàng Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của Đ.Ô Vinh, rồi sau đó chúng tôi thăm viếng ngôi làng của ba trẻ và nhà của sœur Lucie. Chúng tôi mon men trên những con đường làng ngoằn ngoèo được bao bọc bởi những rặng cây già cỗi. Con đường này lắm cây sồi, có lúc chúng tôi băng qua cả một vườn toàn cây dầu làm khơi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn dầu « Lạy Cha nếu có thể thì xin cho con khỏi uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha ».
Buổi tối, chúng tôi quây quần bên buổi Ultreya của người Việt chúng ta, để đào sâu đề tài Tân Phúc Âm Hóa. Cha Quý đã giảng huấn rollo này và sau đó chúng tôi hăng say thảo luận và chia sẻ (nội dung đã được gộp lại viết chung trong đề tài Tân Phúc Âm hóa nêu trên). Liên nhóm Đức phụ trách rất chu đáo và sôi động dưới sự hoạt bát của cursillista Trần Quốc Doanh, và đặc biệt có phần đóng góp văn nghệ độc đáo mang tính cách Liên nhóm Đức !!! Vẫn ca trưởng Năng điều khiển ca hát, rồi đến những tiết mục kịch và múa « Ra khơi » rất vui đến độ chúng tôi cười ngặt nghẽo (sau 10 phút tập múa). Đoàn Thụy Sĩ cũng đóng góp những tiết mục hợp ca trong bộ đồ bà ba làm bao nhiêu người chạnh lòng nhớ quê hương.
Ngày thứ hai 14/04, sau Thánh Lễ rất sớm tại nhà nguyện của khách sạn do Đ.Ô Vinh đồng tế cùng với cha Quý và cha Linh, đoàn chúng tôi đi du ngoạn thăm viếng thành phố Lisbonne. Chúng tôi rảo bước khi trên những đường phố lớn, khi trên những con đường hẹp nhưng rất thành thị. Đ.Ô Vinh kể lại nguồn gốc nhà thờ Santarem, nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa loáng máu hồng. Sau buổi pique-nique, chúng tôi đến viếng bức tượng khổng lồ Chúa Cứu Thế và nhà thờ thánh Antoine thành Padou cùng những di tích lịch sử của nó.
Sáng ngày thứ ba 15/04, cũng sau Thánh Lễ tạ ơn tại nhà nguyện khách sạn, phong trào ưu đãi dành cho chúng tôi thì giờ dạo phố mua quà lưu niệm. Rồi chúng tôi trở lại Quảng Trường từ giã Đức Mẹ trong âm thầm, trong cầu nguyện và trong lòng tạ ơn sâu sắc. Mắt đăm chiêu nhìn về Quảng Trường, từ biệt Đức Mẹ mà chúng tôi cảm thấy như mình đã ở đây từ lâu lắm rồi. Một thoáng buồn vụt qua cùng với những niềm vui khôn xiết được trao tặng từ lòng lân ái của Đức Mẹ.
Rồi chúng tôi thong thả ra phi trường trở về nhà.
Cảm tạ Đức Mẹ vô cùng đã thương cho chúng tôi đến đây tham dự Đại Hội Ultreya Âu Châu và chuyện trò, vui đùa với Mẹ trong tất cả lòng mến tri ân qua những chuỗi ngày ở Fatima.