Theo tin của Thời Báo Kinh Tế, năm 2002 nghề nuôi cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long đột ngột tăng mạnh so với 2 năm trước, nhà máy phải chạy hết công suất mà vẫn không kịp nhu cầu thị trường. Công nhân phải sản xuất 3 ca mỗi ngày mới đủ hàng cung ứng cho nông dân", ông Nguyễn Quang Hiền, Giám đốc công ty liên doanh sản xuất thức ăn gia súc Việt Pháp (Proconco) cho biết.
Hiện Proconco có công suất chế biến khoảng 50.000 tấn thức ăn cho cá tôm mỗi năm. Công ty dự định đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất để nâng công suất gấp đôi vào đầu năm nay.
Giới kinh doanh thức ăn cho cá đều chung nhận định, giá cá tra, cá basa luôn ở mức cao so với 2 năm trở lại đây. Diện tích hồ ao nuôi cá tra năm nay tăng đáng kể, nông dân chuyển từ thức ăn tự chế sang thức ăn công nghiệp. "Đó là những lý do chính khiến thị trường tiêu thụ thức ăn cho cá năm nay mở rộng", ông Hiền giải thích.
Theo tính toán của Viện Quy hoạch và Kinh tế thủy sản thuộc Bộ Thủy sản, để có một kg cá tra cần 1,6 kg thức ăn công nghiệp nên mặc dù chưa có ai đứng ra thống kê diện tích cá tra nuôi ao hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng năng suất cá tra 160-200 tấn/ha trong 6 tháng đủ cho thấy lượng thức ăn cho cá là rất lớn.
Do nghề nuôi cá tra và các loài cá nước ngọt khác tăng mạnh, nên ngoài Proconco - liên doanh giữa Việt Nam và Pháp, còn khá nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường thức ăn cho cá. Đó là Cargil của Mỹ, Cataco của Cần Thơ, Unipresident của Đài Loan. Trong đó, Proconco và Cargill là 2 đại gia chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù vụ kiện phá giá cá basa đang diễn biến bất lợi choViệt Nam , các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn cho cá tỏ ra không hề nao núng. Ông Hồ Hoàng Dũng, Giám đốc tiếp thị và kỹ thuật Cargill cho biết, công ty bị tác động chút ít nhưng không đáng kể vì hiện có nhiều cơ hội tiêu thụ thức ăn cho cá trên thị trường trong nước. Một điều khác làm cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn cho cá yên tâm đầu tư mở rộng thị trường chính là việc các nhà xuất khẩu thủy sản đang nỗ lực tìm cách đa dạng thêm thị trường chứ không chỉ nhằm vào Mỹ.
Hiện Proconco có công suất chế biến khoảng 50.000 tấn thức ăn cho cá tôm mỗi năm. Công ty dự định đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất để nâng công suất gấp đôi vào đầu năm nay.
Giới kinh doanh thức ăn cho cá đều chung nhận định, giá cá tra, cá basa luôn ở mức cao so với 2 năm trở lại đây. Diện tích hồ ao nuôi cá tra năm nay tăng đáng kể, nông dân chuyển từ thức ăn tự chế sang thức ăn công nghiệp. "Đó là những lý do chính khiến thị trường tiêu thụ thức ăn cho cá năm nay mở rộng", ông Hiền giải thích.
Theo tính toán của Viện Quy hoạch và Kinh tế thủy sản thuộc Bộ Thủy sản, để có một kg cá tra cần 1,6 kg thức ăn công nghiệp nên mặc dù chưa có ai đứng ra thống kê diện tích cá tra nuôi ao hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng năng suất cá tra 160-200 tấn/ha trong 6 tháng đủ cho thấy lượng thức ăn cho cá là rất lớn.
Do nghề nuôi cá tra và các loài cá nước ngọt khác tăng mạnh, nên ngoài Proconco - liên doanh giữa Việt Nam và Pháp, còn khá nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường thức ăn cho cá. Đó là Cargil của Mỹ, Cataco của Cần Thơ, Unipresident của Đài Loan. Trong đó, Proconco và Cargill là 2 đại gia chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù vụ kiện phá giá cá basa đang diễn biến bất lợi choViệt Nam , các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn cho cá tỏ ra không hề nao núng. Ông Hồ Hoàng Dũng, Giám đốc tiếp thị và kỹ thuật Cargill cho biết, công ty bị tác động chút ít nhưng không đáng kể vì hiện có nhiều cơ hội tiêu thụ thức ăn cho cá trên thị trường trong nước. Một điều khác làm cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn cho cá yên tâm đầu tư mở rộng thị trường chính là việc các nhà xuất khẩu thủy sản đang nỗ lực tìm cách đa dạng thêm thị trường chứ không chỉ nhằm vào Mỹ.