BIÊN BẢN BUỔI HỌP CỦA UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN NGÀY 06-12-2007
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM DỰ
Cuộc họp bắt đầu lúc 8 giờ 30 ngày 06-12-2007.
Địa điểm: Trung Tâm Công Giáo.
Thành phần tham dự:
- Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC, Chủ tịch UBGLĐT
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ
- Cha Tổng Thư Ký Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Quý cha thành viên: cha Am, cha Thiên Cung, cha Cường, cha Đậu, cha Hồng Giáo, cha Bùi Hoàng, cha Huy Hoàng, cha Lai, cha Bảo Lộc, cha Minh, cha Nhân, cha Ninh, cha Phú, cha Sang, cha Hồng Sơn, cha Ngọc Sơn, cha Thiết, cha Thịnh, cha Tuấn, cha Việt, cha Võ, cha Xái, cha Xung.
II. NỘI DUNG
1. Đức cha Chủ tịch UBGLĐT khai mạc
- Đức Cha giới thiệu TTK của UBGLĐT nhiệm kỳ mới là cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
- Đức Cha tiếp tục giới thiệu những thành viên mới của UBGLĐT gồm: cha Thiên Cung (Phan Thiết), cha Cường (Đà Lạt), cha Đậu (Ban Mê Thuột), cha Bùi Hoàng (Mỹ Tho), cha Huy Hoàng - cha Bảo Lộc - cha Tuấn (TTMV. TGP. TP. HCM), cha Hồng Sơn (Bà Rịa), Cha Thiết, cha Phú - cha Xái (ĐCV. Cần Thơ).
- Một số thành viên mới của UBGLĐT, vì bận công việc không thể hiện diện trong cuộc họp: cha Phêrô Huỳnh Văn Hai (Vĩnh Long), cha Louis Nguyễn Quang Vinh (Kontum)…
- Như thế nhân sự của UBGLĐT trong nhiệm kỳ mới có tính tập trung hơn để dễ giúp nhau làm việc, chẳng hạn: nhóm TTMV. TGP. TP. HCM (cha Khảm, cha Hiền, cha Bảo Lộc, cha Huy Hoàng, cha Tuấn), nhóm Đại Chủng Viện Thánh Giuse TP. HCM (cha Hưởng, cha Võ), nhóm Đại Chủng Viện Cần Thơ (cha Xái, cha Phú, cha Hai, cha Việt)…
- Nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích chung của Giáo hội, các cuộc họp của UBGLĐT sẽ được tăng lên 3 hoặc 4 lần mỗi năm, các cha thành viên sẽ thống nhất sau.
- Đặc biệt trong nhiệm kỳ này, tổ giáo lý sẽ có nhiều việc để làm, nhất là theo tinh thần Thư Chung của HĐGMVN năm 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo.
- Sau cùng, UBGLĐT sẽ đóng góp gì cho hoạt động của Giáo hội nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm (1960-2010).
2. Cha Phêrô Lê Văn Ninh, tổ trưởng Tổ Giáo Lý báo cáo
Sau phần khai mạc của Đức Cha Chủ Tịch, cha Phêrô Ninh báo cáo tổng quát những hoạt động của Tổ Giáo Lý trong nhiệm kỳ cũ với những việc đã làm và những việc chưa hoàn thành (x. cha Phêrô Ninh: Bản tường trình sinh hoạt giáo lý). Đặc biệt vấn đề củng cố và liên kết nhân sự để làm việc chung tỏ ra hiệu quả, nhất là sau Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần I, với sự hình thành Ban Giáo Lý của hai Giáo tỉnh Huế và TP. HCM.
Phần báo cáo của cha Ninh được cha Cường và cha Thịnh (BGL. TGP. TP. HCM) bổ sung những hoạt động cụ thể trong hai lãnh vực dịch thuật và biên soạn chương trình đào tạo giáo lý viên, và cha Đậu (BGL. TGP. Huế) bổ sung những hoạt động cụ thể về mục vụ sắc tộc, đặc thù của các giáo phận Miền Trung.
Góp ý cho Tổ Giáo Lý, Đức Cha Chủ Tịch đề nghị những công việc cụ thể góp phần vào Đại Hội Dân Chúa Việt Nam: thúc đẩy việc học hỏi giáo lý về Giáo hội; thu thập các thủ bản giáo lý mỗi giáo phận đang sử dụng, phân tích tổng hợp, nhận định, rồi trình cho Đại Hội.
3. Cha Giuse Bùi Văn Hoàng báo cáo về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo
Tiếp đến, cha Giuse Bùi Hoàng báo cáo về công việc sửa chữa bản dịch Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo theo góp ý của Toà Thánh. Quan trọng nhất là cách làm việc có hệ thống: thống nhất thuật ngữ sử dụng, cách viết, phiên âm… Công việc sửa chữa hiện đã xong phần IV (Cầu nguyện), đang tiếp tục các phần còn lại (I, II và III).
4. Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết báo cáo về dự án “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”
Cha Phêrô Thiết là Fidei donum của địa phận Versailles cho UBGLĐT để thực hiện dự án được ấp ủ từ lâu là cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”.
Theo cha Phêrô Thiết, có rất nhiều loại Từ Điển liên quan đến công giáo đã được xuất bản, được in, nhưng là những sách hoặc dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc là những mảng rời rạc, khiếm khuyết: Từ Điển Công Giáo, Từ Điển Công Giáo Anh-Việt (Nguyễn Đình Diễn), Từ Vựng Triết Thần Căn Bản Anh-Việt và Pháp-Việt (Ngô Minh và Nguyễn Thế Minh), Thuật Ngữ Thần Học Anh-Việt (Học viện Đaminh), Từ Điển Thần Học Tín Lý Anh-Việt (Vũ Kim Chính,S.J và Nhóm Phiên Dịch)…
Để thực hiện cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”, Nhóm Biên Soạn đã được Đức Cha Chủ Tịch thành lập. Cha Phêrô Thiết được đặt làm trưởng Nhóm. Ban Thường Trực gồm cha Thiết, cha Lai và Ô. Vương Đình Chữ. Nhóm sẽ cố gắng quy tụ những người có khả năng chuyên môn trong và ngoài nước cộng tác. Văn phòng làm việc của Nhóm đặt tại Trung Tâm Công Giáo.
Với định hướng là “tâm thức Việt Nam”, Nhóm sẽ cố gắng làm việc khoa học, nghiên cứu đến nơi đến chốn, để biên soạn cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam” có chất lượng. Đây là cộng việc khó khăn, kinh phí phải tự xoay sở, nhưng được các Đức Giám mục khuyến khích hỗ trợ. Dự tính kết quả sẽ thấy được cụ thể trong 10 năm tới.
Sắp tới, Nhóm Biên Soạn sẽ có ngày ra mắt tại Trung Tâm Công Giáo.
5. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, TTK, kiêm tổ trưởng Tổ Thần Học phát biểu
Trước tiên, cha Phêrô Khảm nói lên sự bận rộn vì phải trách nhiệm nhiều công việc, nhưng vì tinh thần Giáo hội, nhất là sự cộng tác làm việc chung của các thành viên, nên cha đã vâng lời, nhận trách nhiệm TTK. UBGLĐT.
Kế đến, cha Phêrô Khảm phác thảo một vài đường hướng sinh hoạt nhiệm kỳ mới:
- Một Văn Phòng UBGLĐT sẽ được lập tại TTMV. TGP. TP. HCM. Đây là nơi liên lạc thông tin, trao đổi công việc, tiếp khách viếng thăm, và là nơi diễn ra những hoạt động của UBGLĐT.
- Tiếp tục công việc của nhiệm kỳ cũ là hoàn tất việc dịch thuật và xuất bản những văn kiện có tính nền tảng.
- Việc xuất bản các văn kiện của UBGLĐT: nên chăng để TTMV. TGP. TP. HCM đảm nhận công việc in ấn, phát hành các tài liệu của UBGLĐT, theo một hình thức trình bày đặc thù của UBGLĐT?
- Việc dịch thuật, đáp ứng kịp thời các văn kiện có tính thời sự trong Giáo hội, như Thông điệp Spe Salvi của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI vừa xuất bản chẳng hạn.
- Hiện nay, khi có các văn kiện mới trong Giáo hội, thường có nhiều nhóm, nhiều người thực hiện những bản dịch khác nhau. Đây là công việc trùng lắp và mất nhiều công sức. Làm sao nối kết được các hoạt động riêng lẽ này?
- Sinh hoạt mở rộng: ngoài những sinh hoạt nội bộ thông thường, UBGLĐT cần mở rộng ra với những sinh hoạt khác, như tổ chức giới thiệu, điểm sách, thuyết trình vào dịp phát hành một quyển sách mới chẳng hạn…
- Thử nghiệm một hình thức sinh hoạt mới tạm gọi là “Câu Lạc Bộ Thần Học”. Đây là nơi quy tụ các thành viên của UBGLĐT, những người chuyên môn trong các lãnh vực thần học, theo thời gian được sắp xếp, để sinh hoạt chung với nhau về những đề tài thần học: thuyết trình, hội thảo…
Sau cùng là ý kiến đóng góp của các thành viên:
- Theo Đức Cha Chủ Tịch, trừ các bản dịch của UBPT liên quan đến phụng vụ có tính bó buộc cao, các bản dịch của UBGLĐT không có được tính bó buộc như thế, nên rất khó trong việc giữ bản quyền.
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ cho rằng: các bản dịch đều phải theo quy luật đào thải, vấn đề là ở giá trị các bản dịch của chúng ta, nếu thật sự có chất lượng, chúng sẽ được đón nhận.
- Nhìn từ góc độ giảng dạy tại Đại Chủng Viện, cha Phêrô Võ và cha Louis Tuấn đề nghị nếu có thể được, UBGLĐT sẽ dịch những thủ bản có chất lượng trong các ngành thần học để giúp sinh viên có điều kiện nghiên cứu sâu rộng các vấn đề liên quan, trong hoàn cảnh tiếng nước ngoài của sinh viên còn hạn chế.
- Cha Nhân đề nghị mở rộng thành viên UBGLĐT đến các tu sĩ nam nữ và giáo dân.
III. ĐÚC KẾT
Sau khi các cha thành viên thống nhất: UBGLĐT sẽ họp 3 lần trong năm, Đức Cha Chủ Tịch cám ơn sự hiện diện của Đức Cha Phêrô, cha TTK cũng như Quý Cha thành viên, và khuyến khích mọi người hăng say làm việc.
Những lần họp sau của UBGLĐT sẽ do cha TTK mời các thành viên và điều hành cuộc họp.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 30. Sau đó, Đức Cha Chủ Tịch, Đức Cha Phêrô, cha TTK và Quý Cha dùng cơm trưa tại Trung Tâm Công Giáo.
Ngày 08-12-2007
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tổng Thư Ký
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM DỰ
Cuộc họp bắt đầu lúc 8 giờ 30 ngày 06-12-2007.
Địa điểm: Trung Tâm Công Giáo.
Thành phần tham dự:
- Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC, Chủ tịch UBGLĐT
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ
- Cha Tổng Thư Ký Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Quý cha thành viên: cha Am, cha Thiên Cung, cha Cường, cha Đậu, cha Hồng Giáo, cha Bùi Hoàng, cha Huy Hoàng, cha Lai, cha Bảo Lộc, cha Minh, cha Nhân, cha Ninh, cha Phú, cha Sang, cha Hồng Sơn, cha Ngọc Sơn, cha Thiết, cha Thịnh, cha Tuấn, cha Việt, cha Võ, cha Xái, cha Xung.
II. NỘI DUNG
1. Đức cha Chủ tịch UBGLĐT khai mạc
- Đức Cha giới thiệu TTK của UBGLĐT nhiệm kỳ mới là cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
- Đức Cha tiếp tục giới thiệu những thành viên mới của UBGLĐT gồm: cha Thiên Cung (Phan Thiết), cha Cường (Đà Lạt), cha Đậu (Ban Mê Thuột), cha Bùi Hoàng (Mỹ Tho), cha Huy Hoàng - cha Bảo Lộc - cha Tuấn (TTMV. TGP. TP. HCM), cha Hồng Sơn (Bà Rịa), Cha Thiết, cha Phú - cha Xái (ĐCV. Cần Thơ).
- Một số thành viên mới của UBGLĐT, vì bận công việc không thể hiện diện trong cuộc họp: cha Phêrô Huỳnh Văn Hai (Vĩnh Long), cha Louis Nguyễn Quang Vinh (Kontum)…
- Như thế nhân sự của UBGLĐT trong nhiệm kỳ mới có tính tập trung hơn để dễ giúp nhau làm việc, chẳng hạn: nhóm TTMV. TGP. TP. HCM (cha Khảm, cha Hiền, cha Bảo Lộc, cha Huy Hoàng, cha Tuấn), nhóm Đại Chủng Viện Thánh Giuse TP. HCM (cha Hưởng, cha Võ), nhóm Đại Chủng Viện Cần Thơ (cha Xái, cha Phú, cha Hai, cha Việt)…
- Nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích chung của Giáo hội, các cuộc họp của UBGLĐT sẽ được tăng lên 3 hoặc 4 lần mỗi năm, các cha thành viên sẽ thống nhất sau.
- Đặc biệt trong nhiệm kỳ này, tổ giáo lý sẽ có nhiều việc để làm, nhất là theo tinh thần Thư Chung của HĐGMVN năm 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo.
- Sau cùng, UBGLĐT sẽ đóng góp gì cho hoạt động của Giáo hội nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm (1960-2010).
2. Cha Phêrô Lê Văn Ninh, tổ trưởng Tổ Giáo Lý báo cáo
Sau phần khai mạc của Đức Cha Chủ Tịch, cha Phêrô Ninh báo cáo tổng quát những hoạt động của Tổ Giáo Lý trong nhiệm kỳ cũ với những việc đã làm và những việc chưa hoàn thành (x. cha Phêrô Ninh: Bản tường trình sinh hoạt giáo lý). Đặc biệt vấn đề củng cố và liên kết nhân sự để làm việc chung tỏ ra hiệu quả, nhất là sau Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần I, với sự hình thành Ban Giáo Lý của hai Giáo tỉnh Huế và TP. HCM.
Phần báo cáo của cha Ninh được cha Cường và cha Thịnh (BGL. TGP. TP. HCM) bổ sung những hoạt động cụ thể trong hai lãnh vực dịch thuật và biên soạn chương trình đào tạo giáo lý viên, và cha Đậu (BGL. TGP. Huế) bổ sung những hoạt động cụ thể về mục vụ sắc tộc, đặc thù của các giáo phận Miền Trung.
Góp ý cho Tổ Giáo Lý, Đức Cha Chủ Tịch đề nghị những công việc cụ thể góp phần vào Đại Hội Dân Chúa Việt Nam: thúc đẩy việc học hỏi giáo lý về Giáo hội; thu thập các thủ bản giáo lý mỗi giáo phận đang sử dụng, phân tích tổng hợp, nhận định, rồi trình cho Đại Hội.
3. Cha Giuse Bùi Văn Hoàng báo cáo về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo
Tiếp đến, cha Giuse Bùi Hoàng báo cáo về công việc sửa chữa bản dịch Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo theo góp ý của Toà Thánh. Quan trọng nhất là cách làm việc có hệ thống: thống nhất thuật ngữ sử dụng, cách viết, phiên âm… Công việc sửa chữa hiện đã xong phần IV (Cầu nguyện), đang tiếp tục các phần còn lại (I, II và III).
4. Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết báo cáo về dự án “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”
Cha Phêrô Thiết là Fidei donum của địa phận Versailles cho UBGLĐT để thực hiện dự án được ấp ủ từ lâu là cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”.
Theo cha Phêrô Thiết, có rất nhiều loại Từ Điển liên quan đến công giáo đã được xuất bản, được in, nhưng là những sách hoặc dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc là những mảng rời rạc, khiếm khuyết: Từ Điển Công Giáo, Từ Điển Công Giáo Anh-Việt (Nguyễn Đình Diễn), Từ Vựng Triết Thần Căn Bản Anh-Việt và Pháp-Việt (Ngô Minh và Nguyễn Thế Minh), Thuật Ngữ Thần Học Anh-Việt (Học viện Đaminh), Từ Điển Thần Học Tín Lý Anh-Việt (Vũ Kim Chính,S.J và Nhóm Phiên Dịch)…
Để thực hiện cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”, Nhóm Biên Soạn đã được Đức Cha Chủ Tịch thành lập. Cha Phêrô Thiết được đặt làm trưởng Nhóm. Ban Thường Trực gồm cha Thiết, cha Lai và Ô. Vương Đình Chữ. Nhóm sẽ cố gắng quy tụ những người có khả năng chuyên môn trong và ngoài nước cộng tác. Văn phòng làm việc của Nhóm đặt tại Trung Tâm Công Giáo.
Với định hướng là “tâm thức Việt Nam”, Nhóm sẽ cố gắng làm việc khoa học, nghiên cứu đến nơi đến chốn, để biên soạn cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam” có chất lượng. Đây là cộng việc khó khăn, kinh phí phải tự xoay sở, nhưng được các Đức Giám mục khuyến khích hỗ trợ. Dự tính kết quả sẽ thấy được cụ thể trong 10 năm tới.
Sắp tới, Nhóm Biên Soạn sẽ có ngày ra mắt tại Trung Tâm Công Giáo.
5. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, TTK, kiêm tổ trưởng Tổ Thần Học phát biểu
Trước tiên, cha Phêrô Khảm nói lên sự bận rộn vì phải trách nhiệm nhiều công việc, nhưng vì tinh thần Giáo hội, nhất là sự cộng tác làm việc chung của các thành viên, nên cha đã vâng lời, nhận trách nhiệm TTK. UBGLĐT.
Kế đến, cha Phêrô Khảm phác thảo một vài đường hướng sinh hoạt nhiệm kỳ mới:
- Một Văn Phòng UBGLĐT sẽ được lập tại TTMV. TGP. TP. HCM. Đây là nơi liên lạc thông tin, trao đổi công việc, tiếp khách viếng thăm, và là nơi diễn ra những hoạt động của UBGLĐT.
- Tiếp tục công việc của nhiệm kỳ cũ là hoàn tất việc dịch thuật và xuất bản những văn kiện có tính nền tảng.
- Việc xuất bản các văn kiện của UBGLĐT: nên chăng để TTMV. TGP. TP. HCM đảm nhận công việc in ấn, phát hành các tài liệu của UBGLĐT, theo một hình thức trình bày đặc thù của UBGLĐT?
- Việc dịch thuật, đáp ứng kịp thời các văn kiện có tính thời sự trong Giáo hội, như Thông điệp Spe Salvi của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI vừa xuất bản chẳng hạn.
- Hiện nay, khi có các văn kiện mới trong Giáo hội, thường có nhiều nhóm, nhiều người thực hiện những bản dịch khác nhau. Đây là công việc trùng lắp và mất nhiều công sức. Làm sao nối kết được các hoạt động riêng lẽ này?
- Sinh hoạt mở rộng: ngoài những sinh hoạt nội bộ thông thường, UBGLĐT cần mở rộng ra với những sinh hoạt khác, như tổ chức giới thiệu, điểm sách, thuyết trình vào dịp phát hành một quyển sách mới chẳng hạn…
- Thử nghiệm một hình thức sinh hoạt mới tạm gọi là “Câu Lạc Bộ Thần Học”. Đây là nơi quy tụ các thành viên của UBGLĐT, những người chuyên môn trong các lãnh vực thần học, theo thời gian được sắp xếp, để sinh hoạt chung với nhau về những đề tài thần học: thuyết trình, hội thảo…
Sau cùng là ý kiến đóng góp của các thành viên:
- Theo Đức Cha Chủ Tịch, trừ các bản dịch của UBPT liên quan đến phụng vụ có tính bó buộc cao, các bản dịch của UBGLĐT không có được tính bó buộc như thế, nên rất khó trong việc giữ bản quyền.
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ cho rằng: các bản dịch đều phải theo quy luật đào thải, vấn đề là ở giá trị các bản dịch của chúng ta, nếu thật sự có chất lượng, chúng sẽ được đón nhận.
- Nhìn từ góc độ giảng dạy tại Đại Chủng Viện, cha Phêrô Võ và cha Louis Tuấn đề nghị nếu có thể được, UBGLĐT sẽ dịch những thủ bản có chất lượng trong các ngành thần học để giúp sinh viên có điều kiện nghiên cứu sâu rộng các vấn đề liên quan, trong hoàn cảnh tiếng nước ngoài của sinh viên còn hạn chế.
- Cha Nhân đề nghị mở rộng thành viên UBGLĐT đến các tu sĩ nam nữ và giáo dân.
III. ĐÚC KẾT
Sau khi các cha thành viên thống nhất: UBGLĐT sẽ họp 3 lần trong năm, Đức Cha Chủ Tịch cám ơn sự hiện diện của Đức Cha Phêrô, cha TTK cũng như Quý Cha thành viên, và khuyến khích mọi người hăng say làm việc.
Những lần họp sau của UBGLĐT sẽ do cha TTK mời các thành viên và điều hành cuộc họp.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 30. Sau đó, Đức Cha Chủ Tịch, Đức Cha Phêrô, cha TTK và Quý Cha dùng cơm trưa tại Trung Tâm Công Giáo.
Ngày 08-12-2007
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tổng Thư Ký