Hôm thứ Sáu 26 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với những tham dự viên phiên họp khoáng đại của Bộ Giáo lý Đức Tin. Ngài cảm ơn các thành viên của Bộ vì sự “phục vụ tinh tế” của họ đối với Giáo Hội, và ghi nhận “mối quan hệ đặc biệt” giữa Bộ này và “người kế nhiệm Thánh Phêrô, là người được kêu gọi để củng cố anh em trong đức tin, và tăng cường sự hiệp nhất của Giáo Hội.”
Bảo vệ Đức tin và các Bí tích
Đức Thánh Cha cũng cám ơn họ vì những dấn thân trong việc hỗ trợ huấn quyền của các Giám mục “trong việc bảo vệ đức tin và tính thánh thiêng của các Bí tích” trước những vấn đề hiện nay đang đòi hỏi phải có sự phân định mục vụ sâu sắc. Đặc biệt, Đức Thánh Cha đề cập đến công việc khảo sát những trường hợp liên quan đến “graviora delicta” (tức là các tội ác nghiêm trọng, như lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng nghiêm trọng các Bí tích) và các câu hỏi liên quan đến việc tiêu hôn “vì lợi ích đức tin” (thường gọi là “đặc ân thánh Phêrô”).
Theo nghĩa này, Đức Giáo Hoàng nói, công việc của Thánh Bộ khi “nhắc nhớ ơn gọi siêu việt của con người” và mối quan hệ giữa lý trí con người với những giá trị của chân lý và sự thiện, được nhận ra qua đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, “xem ra có tính chất quyết định.” Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng “Không có gì có thể giúp con người nhận ra chính mình và kế hoạch dành cho thế giới của Thiên Chúa cho bằng việc tự mở chính mình ra đối với ánh sáng đến từ Thiên Chúa.”
Công việc của Bộ
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã thực hiện trong Phiên Họp toàn thể hai năm, bao gồm: việc nghiên cứu ơn cứu độ Kitô giáo trong mối tương quan với các xu hướng hiện đại, “thuyết tân Pelagiô”[1], và “thuyết tân Ngộ Đạo” [2]; phản ánh tầm quan trọng của một nhân học phù hợp trong lĩnh vực kinh tế và tài chính; và giải quyết “những câu hỏi tế nhị liên quan đến việc tháp tùng những bệnh nhân mắc bệnh nan y”.
Liên quan đến điều sau, Đức Thánh Cha đã ghi nhận sự gia tăng những yêu cầu trợ tử ở nhiều quốc gia “như một khẳng định có tính chất ý thức hệ về ý chí con người muốn nắm quyền sinh tử trong tay mình.” Điều này xảy ra ở bất cứ nơi nào người ta “không coi trọng phẩm giá của cuộc sống, nhưng chỉ coi trọng tính hiệu quả và năng suất của nó”. Đáp lại, Đức Giáo Hoàng nói, “Cần phải nhắc lại rằng cuộc sống con người, từ lúc thụ thai đến kết thúc tự nhiên, có một phẩm giá bất khả nhượng”
Ngài nhận xét rằng, con người đương đại thường gặp khó khăn khi suy tư về thực tại đau khổ, về sự sống và cái chết, với một “cái nhìn hy vọng”. Một trong những sứ vụ mà Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể mang lại cho những người nam nữ ngày nay là cung cấp cho họ một niềm “hy vọng đáng tin” có thể giúp họ “sống tốt, và duy trì một viễn ảnh tự tin hướng về tương lai.”
Một khuôn mặt nổi bật về mục vụ
Đức Thánh Cha nói sứ mệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin là đưa ra “một khuôn mặt nổi bật về mục vụ.” Ngài nói trong phần kết luận rằng các mục tử đích thực, là những người “không bỏ mặc con người, cũng không để con người trở thành miếng mồi ngon cho sự mất phương hướng và sự sai lầm của người ấy, nhưng với sự thật và lòng thương xót, hãy giúp người ấy tái khám phá lại khuôn mặt đích thực của mình trong sự tốt lành. “
Chú thích của người dịch
[1] neo-pelagianism – thuyết Pelagiô phủ nhận hậu quả của tội nguyên tổ và cho rằng con người có thể nên thánh đơn thuần dựa vào ý chí riêng của mình, không nhất thiết phải có ơn thánh Chúa
[2] neo-gnosticism - thuyết Ngộ Đạo cho rằng thế giới tồn tại vĩnh cửu và con người có thể được cứu độ nhờ vào những hiểu biết về Thiên Chúa là đủ
Source: Vatican News Pope: Mission of CDF has an "eminently pastoral visage"
Bảo vệ Đức tin và các Bí tích
Đức Thánh Cha cũng cám ơn họ vì những dấn thân trong việc hỗ trợ huấn quyền của các Giám mục “trong việc bảo vệ đức tin và tính thánh thiêng của các Bí tích” trước những vấn đề hiện nay đang đòi hỏi phải có sự phân định mục vụ sâu sắc. Đặc biệt, Đức Thánh Cha đề cập đến công việc khảo sát những trường hợp liên quan đến “graviora delicta” (tức là các tội ác nghiêm trọng, như lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng nghiêm trọng các Bí tích) và các câu hỏi liên quan đến việc tiêu hôn “vì lợi ích đức tin” (thường gọi là “đặc ân thánh Phêrô”).
Theo nghĩa này, Đức Giáo Hoàng nói, công việc của Thánh Bộ khi “nhắc nhớ ơn gọi siêu việt của con người” và mối quan hệ giữa lý trí con người với những giá trị của chân lý và sự thiện, được nhận ra qua đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, “xem ra có tính chất quyết định.” Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng “Không có gì có thể giúp con người nhận ra chính mình và kế hoạch dành cho thế giới của Thiên Chúa cho bằng việc tự mở chính mình ra đối với ánh sáng đến từ Thiên Chúa.”
Công việc của Bộ
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã thực hiện trong Phiên Họp toàn thể hai năm, bao gồm: việc nghiên cứu ơn cứu độ Kitô giáo trong mối tương quan với các xu hướng hiện đại, “thuyết tân Pelagiô”[1], và “thuyết tân Ngộ Đạo” [2]; phản ánh tầm quan trọng của một nhân học phù hợp trong lĩnh vực kinh tế và tài chính; và giải quyết “những câu hỏi tế nhị liên quan đến việc tháp tùng những bệnh nhân mắc bệnh nan y”.
Liên quan đến điều sau, Đức Thánh Cha đã ghi nhận sự gia tăng những yêu cầu trợ tử ở nhiều quốc gia “như một khẳng định có tính chất ý thức hệ về ý chí con người muốn nắm quyền sinh tử trong tay mình.” Điều này xảy ra ở bất cứ nơi nào người ta “không coi trọng phẩm giá của cuộc sống, nhưng chỉ coi trọng tính hiệu quả và năng suất của nó”. Đáp lại, Đức Giáo Hoàng nói, “Cần phải nhắc lại rằng cuộc sống con người, từ lúc thụ thai đến kết thúc tự nhiên, có một phẩm giá bất khả nhượng”
Ngài nhận xét rằng, con người đương đại thường gặp khó khăn khi suy tư về thực tại đau khổ, về sự sống và cái chết, với một “cái nhìn hy vọng”. Một trong những sứ vụ mà Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể mang lại cho những người nam nữ ngày nay là cung cấp cho họ một niềm “hy vọng đáng tin” có thể giúp họ “sống tốt, và duy trì một viễn ảnh tự tin hướng về tương lai.”
Một khuôn mặt nổi bật về mục vụ
Đức Thánh Cha nói sứ mệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin là đưa ra “một khuôn mặt nổi bật về mục vụ.” Ngài nói trong phần kết luận rằng các mục tử đích thực, là những người “không bỏ mặc con người, cũng không để con người trở thành miếng mồi ngon cho sự mất phương hướng và sự sai lầm của người ấy, nhưng với sự thật và lòng thương xót, hãy giúp người ấy tái khám phá lại khuôn mặt đích thực của mình trong sự tốt lành. “
Chú thích của người dịch
[1] neo-pelagianism – thuyết Pelagiô phủ nhận hậu quả của tội nguyên tổ và cho rằng con người có thể nên thánh đơn thuần dựa vào ý chí riêng của mình, không nhất thiết phải có ơn thánh Chúa
[2] neo-gnosticism - thuyết Ngộ Đạo cho rằng thế giới tồn tại vĩnh cửu và con người có thể được cứu độ nhờ vào những hiểu biết về Thiên Chúa là đủ
Source: Vatican News Pope: Mission of CDF has an "eminently pastoral visage"