80. ĐỂ KHÔNG RÃ ĐÁM
Hàng xóm mời Tô Đông Pha uống rượu.
Trên bàn có một dĩa chim sẻ rán đỏ, tất cả là bốn con. Có một vị khách ăn liên tục ba con rồi mới mời Tô Đông Pha nếm thử một con.
Tô Đông Pha nói:
- “Thôi thì ngài ăn luôn đi, để mấy con sẻ vàng đó khỏi rã đám.”
(Nhã Ngược)
Suy tư 80:
Khi ăn cơm, người ta có thể biết được tâm hồn và cá tính của người ăn, bởi vì khi ăn cơm thì con người bộc lộ ra mình có tính “động vật” nhiều nhất, cho nên cần phải để ý cách ăn uống cho ra người văn minh lịch sự, và hơn thế nữa, cho ra một con người được giáo dục nhân bản đàng hoàng hơn người khác, nhất là các linh mục và tu sĩ.
Khi ăn cơm, người Ki-tô hữu cũng có thể thực hành hy sinh, yêu người và vui tươi.
Hy sinh là ăn ít những món ăn mà mình thích để cho những người cùng bàn cũng thích ăn những món ấy có thể ăn, khi chúng ta làm như thế là đã thực hiện đức yêu người và không những đem lại niềm vui cho chính mình mà còn cho người cùng bàn, hơn là cắm đầu ăn một mạch mà không để ý những khách đồng bàn.
Có một vài người, trong đó có cả linh mục và tu sĩ, khi ăn cơm thì húp canh kêu rồn rột khiến người đồng bàn khó chịu, hoặc khi nhai thức ăn thì chép chép cái miệng phát ra âm thanh lớn rất là khiếm nhã, làm người đồng bàn cảm thấy ăn không ngon và mất vui, lại còn dính thức ăn trên môi miệng mà không để ý, cứ nói cười oang oang có khi cơm canh đang nhai bay vào người đối diện...
Ăn uống cũng là một đức hạnh nói lên nhân cách và trình độ tu đức của mình, do đó mà người ta có thể biết nhân cách của mình có “rã đám” hay không trong khi mình ăn uống và vui chơi vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Hàng xóm mời Tô Đông Pha uống rượu.
Trên bàn có một dĩa chim sẻ rán đỏ, tất cả là bốn con. Có một vị khách ăn liên tục ba con rồi mới mời Tô Đông Pha nếm thử một con.
Tô Đông Pha nói:
- “Thôi thì ngài ăn luôn đi, để mấy con sẻ vàng đó khỏi rã đám.”
(Nhã Ngược)
Suy tư 80:
Khi ăn cơm, người ta có thể biết được tâm hồn và cá tính của người ăn, bởi vì khi ăn cơm thì con người bộc lộ ra mình có tính “động vật” nhiều nhất, cho nên cần phải để ý cách ăn uống cho ra người văn minh lịch sự, và hơn thế nữa, cho ra một con người được giáo dục nhân bản đàng hoàng hơn người khác, nhất là các linh mục và tu sĩ.
Khi ăn cơm, người Ki-tô hữu cũng có thể thực hành hy sinh, yêu người và vui tươi.
Hy sinh là ăn ít những món ăn mà mình thích để cho những người cùng bàn cũng thích ăn những món ấy có thể ăn, khi chúng ta làm như thế là đã thực hiện đức yêu người và không những đem lại niềm vui cho chính mình mà còn cho người cùng bàn, hơn là cắm đầu ăn một mạch mà không để ý những khách đồng bàn.
Có một vài người, trong đó có cả linh mục và tu sĩ, khi ăn cơm thì húp canh kêu rồn rột khiến người đồng bàn khó chịu, hoặc khi nhai thức ăn thì chép chép cái miệng phát ra âm thanh lớn rất là khiếm nhã, làm người đồng bàn cảm thấy ăn không ngon và mất vui, lại còn dính thức ăn trên môi miệng mà không để ý, cứ nói cười oang oang có khi cơm canh đang nhai bay vào người đối diện...
Ăn uống cũng là một đức hạnh nói lên nhân cách và trình độ tu đức của mình, do đó mà người ta có thể biết nhân cách của mình có “rã đám” hay không trong khi mình ăn uống và vui chơi vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info