Logo và khẩu hiệu chuyến tông du Châu Á của Đức Thánh Cha vào tháng 9/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore, và Vatican vừa công bố logo và chủ đề cho chuyến viếng thăm này, đây là một chuyến tông du dài nhất từ trước đến nay của Đức Thánh Cha.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố logo và chủ đề chính thức cho chuyến tông du châu Á sắp tới của Đức Thánh Cha.
Chuyến tông du bao gồm các điểm dừng chân ở Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore – dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9 năm 2024.
Điểm dừng đầu tiên: Indonesia
Đức Thánh Cha sẽ đến Thủ đô Jakarta, Indonesia vào ngày 3 tháng 9, và thăm viếng đến ngày 6.
Logo của chuyến viếng thăm này có hình ảnh Đức Thánh Cha giơ tay ban phép lành, đứng trước con vật “Garuda” màu vàng, một con đại bàng linh thiêng, được mô tả để gợi nhớ đến loại vải “batik” truyền thống của Indonesia.
Tấm thảm là bản đồ Indonesia, một quần đảo được đặc trưng bởi sự đa dạng về sắc tộc và các nhóm xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và tín ngưỡng.
Chủ đề của chuyến Tông du là ‘Đức tin – Huynh đệ – Bác ái’.
Chủ đề thăm Papua New Guinea là: “Xin dạy chúng con cầu nguyện”
Tiếp theo, Đức Thánh Cha sẽ đến Papua New Guinea, nơi ngài sẽ ở lại cho đến ngày 9 tháng 9.
Trọng tâm của logo cho chuyến thăm này là một cây thánh giá, được mô tả bằng màu sắc nhằm gợi lên cảnh bình minh và hoàng hôn ở Papua New Guinea.
Trên cây thánh giá có hình Chim thiên đường, tượng trưng cho Papua New Guinea.
Khẩu hiệu của Chuyến tông du này là “Cầu nguyện”, lấy cảm hứng từ lời cầu xin của các môn đệ với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1).
Timor-Leste và giá trị của hội nhập văn hóa
Từ Papua New Guinea, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Timor Leste và ở lại đó cho đến ngày 11 tháng 9.
Trung tâm logo của chuyến tông du này, chúng ta thấy Đức Thánh Cha Phanxicô giơ tay ban phép lành. Đằng sau ĐTC là quả địa cầu, từ đó hiện ra bản đồ của Timor Leste.
Trên đây, được viết theo hình vòng cung, là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, “Xin cho đức tin của anh em trở nên nền tảng văn hóa cho anh em”, một lời kêu gọi người dân Timor sống đức tin theo văn hóa và truyền thống của họ.
Singapore: Niềm hy vọng cho các Kitô hữu trong khu vực
Điểm dừng chân cuối cùng của Đức Thánh Cha là đảo quốc Singapore mà ngài sẽ viếng thăm từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 9.
Logo cho chuyến tông du này là một cây thánh giá tỏa sáng, lấy cảm hứng từ ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ, nhờ Bí tích Thánh Thể và năm cánh sao biểu tượng cho cờ Singapore.
Hai bên Thánh Giá là khẩu hiệu của chuyến Tông du: “Hiệp Nhất – Hy Vọng”.
“Sự hiệp nhất” diễn tả sự hiệp thông và hài hòa giữa các tín hữu, cả trong Giáo hội lẫn trong bối cảnh các mối quan hệ xã hội và gia đình.
Trong khi đó, “Hy vọng” gợi ý rằng Chuyến tông du sẽ là ngọn hải đăng hy vọng cho các Kitô hữu trong khu vực, đặc biệt cho những người đang trải qua sự phân biệt đối xử và bách hại.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore, và Vatican vừa công bố logo và chủ đề cho chuyến viếng thăm này, đây là một chuyến tông du dài nhất từ trước đến nay của Đức Thánh Cha.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố logo và chủ đề chính thức cho chuyến tông du châu Á sắp tới của Đức Thánh Cha.
Chuyến tông du bao gồm các điểm dừng chân ở Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore – dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9 năm 2024.
Điểm dừng đầu tiên: Indonesia
Đức Thánh Cha sẽ đến Thủ đô Jakarta, Indonesia vào ngày 3 tháng 9, và thăm viếng đến ngày 6.
Logo của chuyến viếng thăm này có hình ảnh Đức Thánh Cha giơ tay ban phép lành, đứng trước con vật “Garuda” màu vàng, một con đại bàng linh thiêng, được mô tả để gợi nhớ đến loại vải “batik” truyền thống của Indonesia.
Tấm thảm là bản đồ Indonesia, một quần đảo được đặc trưng bởi sự đa dạng về sắc tộc và các nhóm xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và tín ngưỡng.
Chủ đề của chuyến Tông du là ‘Đức tin – Huynh đệ – Bác ái’.
Chủ đề thăm Papua New Guinea là: “Xin dạy chúng con cầu nguyện”
Tiếp theo, Đức Thánh Cha sẽ đến Papua New Guinea, nơi ngài sẽ ở lại cho đến ngày 9 tháng 9.
Trọng tâm của logo cho chuyến thăm này là một cây thánh giá, được mô tả bằng màu sắc nhằm gợi lên cảnh bình minh và hoàng hôn ở Papua New Guinea.
Trên cây thánh giá có hình Chim thiên đường, tượng trưng cho Papua New Guinea.
Khẩu hiệu của Chuyến tông du này là “Cầu nguyện”, lấy cảm hứng từ lời cầu xin của các môn đệ với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1).
Timor-Leste và giá trị của hội nhập văn hóa
Từ Papua New Guinea, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Timor Leste và ở lại đó cho đến ngày 11 tháng 9.
Trung tâm logo của chuyến tông du này, chúng ta thấy Đức Thánh Cha Phanxicô giơ tay ban phép lành. Đằng sau ĐTC là quả địa cầu, từ đó hiện ra bản đồ của Timor Leste.
Trên đây, được viết theo hình vòng cung, là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, “Xin cho đức tin của anh em trở nên nền tảng văn hóa cho anh em”, một lời kêu gọi người dân Timor sống đức tin theo văn hóa và truyền thống của họ.
Singapore: Niềm hy vọng cho các Kitô hữu trong khu vực
Điểm dừng chân cuối cùng của Đức Thánh Cha là đảo quốc Singapore mà ngài sẽ viếng thăm từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 9.
Logo cho chuyến tông du này là một cây thánh giá tỏa sáng, lấy cảm hứng từ ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ, nhờ Bí tích Thánh Thể và năm cánh sao biểu tượng cho cờ Singapore.
Hai bên Thánh Giá là khẩu hiệu của chuyến Tông du: “Hiệp Nhất – Hy Vọng”.
“Sự hiệp nhất” diễn tả sự hiệp thông và hài hòa giữa các tín hữu, cả trong Giáo hội lẫn trong bối cảnh các mối quan hệ xã hội và gia đình.
Trong khi đó, “Hy vọng” gợi ý rằng Chuyến tông du sẽ là ngọn hải đăng hy vọng cho các Kitô hữu trong khu vực, đặc biệt cho những người đang trải qua sự phân biệt đối xử và bách hại.