Một số truyền thống xung quanh sự cử hành trọng thể Lễ Thăng Thiên, tả lại cảnh Chúa Giêsu lên trời, trong khi ma quỷ sa xuống, thu mình lại trong thất bại.
Qua nhiều thế kỷ, nhiều phong tục và truyền thống địa phương liên quan đến Lễ Thăng Thiên bao gồm sự tương phản giữa Chúa Giêsu và ma quỉ.
Nói một cách chung chung, Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh thường được coi là những ngày mà Satan bị thảm bại, thì lễ Thăng Thiên cũng được cho là ngày mà ma quỷ thu mình lại trong thất bại.
Lễ Thăng Thiên là ngày Giáo hội tưởng nhớ thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu thăng thiên trong một hành động nêu bật sự chiến thắng cuối cùng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và cái chết.
Bách khoa toàn thư Công Giáo giải thích rằng một số truyền thống địa phương đã cố gắng thể hiện hành động chiến thắng này như sau:
Tác giả Rock ghi lại phong tục của người Anh, mang biểu ngữ có hình sư tử ở đầu đám rước và phía sau là biểu ngữ của con rồng, để tượng trưng cho chiến thắng của Chúa Kitô khi Ngài thăng thiên trước kẻ ác. Ở một số nhà thờ, cảnh Chúa Thăng Thiên được tái hiện một cách sống động bằng cách nâng tượng Chúa Kitô lên trên bàn thờ qua một lỗ hở trên mái nhà thờ.
Hơn nữa, thậm chí một số bức tranh còn miêu tả điều này, như “hình của Chúa Kitô được thăng lên, hình bóng của ma quỷ bị sa xuống”.
Chiến thắng của Chúa Kitô
Cuốn sách Những bí ẩn cổ đại được mô tả từ thế kỷ 19 đã bổ sung thêm một số thông tin cơ bản về phong tục này và nguồn gốc của nó:
Truyền thuyết Vàng nói rằng việc mang biểu ngữ có hình thánh giá vào những ngày Phán xét (Rogation) là tượng trưng cho sự chiến thắng của Chúa Kitô qua sự phục sinh và thăng thiên của Ngài, nên mọi người đã đi theo cây thánh giá và các biểu ngữ, giống như Chúa Kitô đã được đi theo khi Ngài lên trời với một đoàn hùng binh vĩ đại. Con rồng ở một số nhà thờ, đặc biệt là ở Pháp, người ta có phong tục mang một con rồng với cái đuôi dài chứa đầy trấu… người ta cho rằng vào hai ngày đầu tiên, ma quỷ thống trị thế giới, nhưng vào ngày thứ ba, hắn bị tước đoạt vương quốc của mình.
Một đoạn trong Tân Ước nói lên điều tương tự nằm trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô:
Vì bản chất dễ hư nát này phải mặc lấy sự bất diệt, nên bản chất hữu diệt này phải mặc lấy sự bất tử. Khi cái hay hư nát mặc lấy cái bất diệt, kẻ chết mặc lấy sự bất tử như có lời chép:
“Sự chết bị nuốt chửng trong sự chiến thắng.”
“Hỡi tử thần, chiến thắng của ngươi ở đâu?
Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?"
Cái nọc của sự chết là tội lỗi, sức mạnh của tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta sự chiến thắng nhờ Chúa chúng ta là Đức Chúa Giêsu Kitô (1 Cô-rinh-tô 15:53-56).
Lễ Thăng Thiên vẫn là một bữa tiệc vinh thắng, một bữa tiệc cho chúng ta thấy trước những gì sẽ xảy đến trong tương lai mai hậu của chúng ta.
Qua nhiều thế kỷ, nhiều phong tục và truyền thống địa phương liên quan đến Lễ Thăng Thiên bao gồm sự tương phản giữa Chúa Giêsu và ma quỉ.
Nói một cách chung chung, Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh thường được coi là những ngày mà Satan bị thảm bại, thì lễ Thăng Thiên cũng được cho là ngày mà ma quỷ thu mình lại trong thất bại.
Lễ Thăng Thiên là ngày Giáo hội tưởng nhớ thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu thăng thiên trong một hành động nêu bật sự chiến thắng cuối cùng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và cái chết.
Bách khoa toàn thư Công Giáo giải thích rằng một số truyền thống địa phương đã cố gắng thể hiện hành động chiến thắng này như sau:
Tác giả Rock ghi lại phong tục của người Anh, mang biểu ngữ có hình sư tử ở đầu đám rước và phía sau là biểu ngữ của con rồng, để tượng trưng cho chiến thắng của Chúa Kitô khi Ngài thăng thiên trước kẻ ác. Ở một số nhà thờ, cảnh Chúa Thăng Thiên được tái hiện một cách sống động bằng cách nâng tượng Chúa Kitô lên trên bàn thờ qua một lỗ hở trên mái nhà thờ.
Hơn nữa, thậm chí một số bức tranh còn miêu tả điều này, như “hình của Chúa Kitô được thăng lên, hình bóng của ma quỷ bị sa xuống”.
Chiến thắng của Chúa Kitô
Cuốn sách Những bí ẩn cổ đại được mô tả từ thế kỷ 19 đã bổ sung thêm một số thông tin cơ bản về phong tục này và nguồn gốc của nó:
Truyền thuyết Vàng nói rằng việc mang biểu ngữ có hình thánh giá vào những ngày Phán xét (Rogation) là tượng trưng cho sự chiến thắng của Chúa Kitô qua sự phục sinh và thăng thiên của Ngài, nên mọi người đã đi theo cây thánh giá và các biểu ngữ, giống như Chúa Kitô đã được đi theo khi Ngài lên trời với một đoàn hùng binh vĩ đại. Con rồng ở một số nhà thờ, đặc biệt là ở Pháp, người ta có phong tục mang một con rồng với cái đuôi dài chứa đầy trấu… người ta cho rằng vào hai ngày đầu tiên, ma quỷ thống trị thế giới, nhưng vào ngày thứ ba, hắn bị tước đoạt vương quốc của mình.
Một đoạn trong Tân Ước nói lên điều tương tự nằm trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô:
Vì bản chất dễ hư nát này phải mặc lấy sự bất diệt, nên bản chất hữu diệt này phải mặc lấy sự bất tử. Khi cái hay hư nát mặc lấy cái bất diệt, kẻ chết mặc lấy sự bất tử như có lời chép:
“Sự chết bị nuốt chửng trong sự chiến thắng.”
“Hỡi tử thần, chiến thắng của ngươi ở đâu?
Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?"
Cái nọc của sự chết là tội lỗi, sức mạnh của tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta sự chiến thắng nhờ Chúa chúng ta là Đức Chúa Giêsu Kitô (1 Cô-rinh-tô 15:53-56).
Lễ Thăng Thiên vẫn là một bữa tiệc vinh thắng, một bữa tiệc cho chúng ta thấy trước những gì sẽ xảy đến trong tương lai mai hậu của chúng ta.