Hình ảnh câu hỏi về sự thật
Hằng năm trong nếp sống phụng vụ của Giáo hội tuần thánh là cao điểm mừng tưởng nhớ những biến cố đau thương sau cùng cuộc của đời Chúa Giesu trên trần gian. Những biến cố đau thương tủi nhục đó con người Chúa Giesu phải gánh chịu và sau cùng bị chết tủi nhục trên thập tự, nhưng lại trở thành nguồn suối thiêng liêng ơn cứu độ, nguồn tình yêu của Thiên Chúa mang lại cho phần cứu rỗi linh hồn con người.
Ngày Thứ Sáu tuần thánh là ngày buồn thảm tưởng nhớ kỷ niệm biến cố đau thương Chúa Giesu Kito tử nạn trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha bên ngoài thành Jerusalem nước Do Thái như phúc âm theo thánh Marco thuật viết lại ( Mc 15,22-25).
Giáo hội thời sơ khai sau khi Chúa Giesu Kito về trời đã có tập tục đạo đức mừng kính tưởng nhớ biến cố Chúa Giesu bị đóng đinh vào thập tự rồi phục sinh sống lại trùng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Từ thời Giáo phụ Tertullian ( 160 -240 sau Chúa giáng sinh) lễ mừng Chúa phục sinh tập trung vào ngày thứ Sáu và thứ Bẩy tuần thánh.
Bài thương khó Chúa Giesu Kito ( Ga 18,1-19,42) được long trọng đọc trong nghi lễ tưởng niệm ngày thứ sáu tuần thánh, trong đó có câu của quan Philato hỏi Chúa Giesu: Sự thật là gì vậy( Ga 18,38) vào cuối phiên thẩm vấn xử án.
Xưa nay trong đời sống con người luôn đi tìm sự thật. Vì nào ai biết sự thật ra làm sao. Nhưng lại hay vướng vấp gặp phải cảnh hồ nghi hoang mang. Vì có những suy luận qủa quyết của cùng một sự việc vấn đề lại trái ngược nhau.
Vào tháng Ba năm 2021 Giáo Hội Công Giáo Roma, qua Bộ Tín lý đức tin, đã khẳng định không thể ban chúc lành cho những người đồng giới tính sống chung với nhau.
Nhưng ngày 18.12.2023 cũng qua Bộ Tín lý đức tin của Giáo hội Công giáo Roma, đưa ra tuyên bố Fiducia Supplicans, lại có quyết định khác ngược lại của cùng một vấn đề: đồng ý cho phép chúc lành cho những người đồng tính.
Một vấn đề gây hoang mang tranh cãi rộng rãi trong lòng Giáo hội, dù đã và đang có những giải thích làm sáng tỏ thêm ra. Vì không biết sự thật nằm ở vị trí nào đây trong vấn đề tinh thần đạo giáo liên quan tới đạo đức luân lý truyền thống xưa nay trong Giáo Hội!
Rồi đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra trong đời sống nhân loại xưa nay nơi mọi khía cạnh. Phải chăng tất cả cũng tương đối thôi sao …?
Quan Tổng Trấn Philato, người được yêu cầu, đại diện hoàng đế Roma thời lúc đó làm quan tòa xét xử vụ án Chúa Giesu Kito. Ông đã nghe người ta, dân Do Thái, đưa ra những bằng chứng luận tội kết án Chúa Giesu. Và Ông cũng thừa biết những luận cứ đưa ra cáo buộc tội Chúa Giesu thiếu nền tảng pháp lý cùng sự thật. Ông muốn tha Chúa Giesu, nhưng đám đông dân chúng biểu tình hò hét gây áp lực trên ông không được tha cho Chúa Giesu. Nếu Ông ta tha cho Chúa Giesu thì kể như người không trung thành với hoàng đế Roma..Một nhà chính trị hàng đầu đại diện cho hoàng đế Roma không thể không nghĩ tới quyền lợi địa vị chỗ ngồi của mình. Vì thế ông phải tìm cách củng cố bảo vệ cho quyền lợi của riêng mình, không làm mất lòng dân chúng Do Thái cùng hoàng đế Roma.
Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)
Nghe Chúa Giesu nói đến sự thật Ông liền hỏi lại: Sự thật là gì?
Có thể hiểu câu hỏi của Philato không là ý hướng chân thành của ông muốn biết về sự thật. Câu hỏi đó có thể nói lên sự giận dữ, hay sự chế nhạo hay cũng có thể biểu lộ cung cách buông xuôi đầu hàng!
Philato hỏi để hỏi thôi, với ông lúc đó sự thật sau cùng là làm sao tìm cách giữ bảo vệ được quyền lợi địa vị chính trị riêng của mình trước mặt hoàng đế Roma mới quan trọng.
Với Chúa Giesu không phải sự thật là như thế. Vì đó là sự dối trá lừa lọc, sự ích kỷ tự đề cao chính mình, nó hướng dẫn con người vào con đường sống sai lạc.
Đó là sự thật vĩnh viễn của Thiên Chúa, chứ không có gía trị thay đổi tương đối hôm nay thế này, nhưng mai lại khác. Sự thật thiên chúa thần linh có giá trị cho mọi người. Sự thật đó là ánh sáng tình yêu thần linh thiêng liêng nước Thiên Chúa soi đường cho đời sống con người trên trần gian. Nước Thiên Chúa là nước sự thật, nơi đó Thiên Chúa ngự trị, và chính Ngài là sự thật.
Chúa Giesu là Vua của một vương quốc không có tên cùng ranh giới hình thể địa lý trên bản đồ thế giới trần gian. Nhưng lại hiện diện ở khắp mọi nơi, vào mọi không gian, thời gian, nơi con người đi tìm kiếm sự thật, như Chúa Giesu nói : Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)
Trong đời sống con người chúng ta thường hay vướng vào những trường hợp hoang mang hồ nghi, nhất là trong lãnh vực nếp sống tinh thần phải lựa chọn giữa đạo đức hướng về Thiên Chúa và vật chất trần gian, giữa công bình ngay chính và quyền lợi riêng tư, giữa sự thánh thiện và tội lỗi, giữa bề trong nội tâm khiêm nhường và chú trọng nét vẻ bề ngoài, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa lối sống quý trọng gìn giữ bảo vệ thiên nhiên và cung cách coi thường không kính trọng thiên nhiên gây ô nhiễm…
Có lẽ câu hỏi sự thật là gì giúp gợi suy nghĩ trên đường đi tìm sự chân thật cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Thứ Sáu tuần thánh 2024
Hằng năm trong nếp sống phụng vụ của Giáo hội tuần thánh là cao điểm mừng tưởng nhớ những biến cố đau thương sau cùng cuộc của đời Chúa Giesu trên trần gian. Những biến cố đau thương tủi nhục đó con người Chúa Giesu phải gánh chịu và sau cùng bị chết tủi nhục trên thập tự, nhưng lại trở thành nguồn suối thiêng liêng ơn cứu độ, nguồn tình yêu của Thiên Chúa mang lại cho phần cứu rỗi linh hồn con người.
Ngày Thứ Sáu tuần thánh là ngày buồn thảm tưởng nhớ kỷ niệm biến cố đau thương Chúa Giesu Kito tử nạn trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha bên ngoài thành Jerusalem nước Do Thái như phúc âm theo thánh Marco thuật viết lại ( Mc 15,22-25).
Giáo hội thời sơ khai sau khi Chúa Giesu Kito về trời đã có tập tục đạo đức mừng kính tưởng nhớ biến cố Chúa Giesu bị đóng đinh vào thập tự rồi phục sinh sống lại trùng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Từ thời Giáo phụ Tertullian ( 160 -240 sau Chúa giáng sinh) lễ mừng Chúa phục sinh tập trung vào ngày thứ Sáu và thứ Bẩy tuần thánh.
Bài thương khó Chúa Giesu Kito ( Ga 18,1-19,42) được long trọng đọc trong nghi lễ tưởng niệm ngày thứ sáu tuần thánh, trong đó có câu của quan Philato hỏi Chúa Giesu: Sự thật là gì vậy( Ga 18,38) vào cuối phiên thẩm vấn xử án.
Xưa nay trong đời sống con người luôn đi tìm sự thật. Vì nào ai biết sự thật ra làm sao. Nhưng lại hay vướng vấp gặp phải cảnh hồ nghi hoang mang. Vì có những suy luận qủa quyết của cùng một sự việc vấn đề lại trái ngược nhau.
Vào tháng Ba năm 2021 Giáo Hội Công Giáo Roma, qua Bộ Tín lý đức tin, đã khẳng định không thể ban chúc lành cho những người đồng giới tính sống chung với nhau.
Nhưng ngày 18.12.2023 cũng qua Bộ Tín lý đức tin của Giáo hội Công giáo Roma, đưa ra tuyên bố Fiducia Supplicans, lại có quyết định khác ngược lại của cùng một vấn đề: đồng ý cho phép chúc lành cho những người đồng tính.
Một vấn đề gây hoang mang tranh cãi rộng rãi trong lòng Giáo hội, dù đã và đang có những giải thích làm sáng tỏ thêm ra. Vì không biết sự thật nằm ở vị trí nào đây trong vấn đề tinh thần đạo giáo liên quan tới đạo đức luân lý truyền thống xưa nay trong Giáo Hội!
Rồi đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra trong đời sống nhân loại xưa nay nơi mọi khía cạnh. Phải chăng tất cả cũng tương đối thôi sao …?
Quan Tổng Trấn Philato, người được yêu cầu, đại diện hoàng đế Roma thời lúc đó làm quan tòa xét xử vụ án Chúa Giesu Kito. Ông đã nghe người ta, dân Do Thái, đưa ra những bằng chứng luận tội kết án Chúa Giesu. Và Ông cũng thừa biết những luận cứ đưa ra cáo buộc tội Chúa Giesu thiếu nền tảng pháp lý cùng sự thật. Ông muốn tha Chúa Giesu, nhưng đám đông dân chúng biểu tình hò hét gây áp lực trên ông không được tha cho Chúa Giesu. Nếu Ông ta tha cho Chúa Giesu thì kể như người không trung thành với hoàng đế Roma..Một nhà chính trị hàng đầu đại diện cho hoàng đế Roma không thể không nghĩ tới quyền lợi địa vị chỗ ngồi của mình. Vì thế ông phải tìm cách củng cố bảo vệ cho quyền lợi của riêng mình, không làm mất lòng dân chúng Do Thái cùng hoàng đế Roma.
Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)
Nghe Chúa Giesu nói đến sự thật Ông liền hỏi lại: Sự thật là gì?
Có thể hiểu câu hỏi của Philato không là ý hướng chân thành của ông muốn biết về sự thật. Câu hỏi đó có thể nói lên sự giận dữ, hay sự chế nhạo hay cũng có thể biểu lộ cung cách buông xuôi đầu hàng!
Philato hỏi để hỏi thôi, với ông lúc đó sự thật sau cùng là làm sao tìm cách giữ bảo vệ được quyền lợi địa vị chính trị riêng của mình trước mặt hoàng đế Roma mới quan trọng.
Với Chúa Giesu không phải sự thật là như thế. Vì đó là sự dối trá lừa lọc, sự ích kỷ tự đề cao chính mình, nó hướng dẫn con người vào con đường sống sai lạc.
Đó là sự thật vĩnh viễn của Thiên Chúa, chứ không có gía trị thay đổi tương đối hôm nay thế này, nhưng mai lại khác. Sự thật thiên chúa thần linh có giá trị cho mọi người. Sự thật đó là ánh sáng tình yêu thần linh thiêng liêng nước Thiên Chúa soi đường cho đời sống con người trên trần gian. Nước Thiên Chúa là nước sự thật, nơi đó Thiên Chúa ngự trị, và chính Ngài là sự thật.
Chúa Giesu là Vua của một vương quốc không có tên cùng ranh giới hình thể địa lý trên bản đồ thế giới trần gian. Nhưng lại hiện diện ở khắp mọi nơi, vào mọi không gian, thời gian, nơi con người đi tìm kiếm sự thật, như Chúa Giesu nói : Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)
Trong đời sống con người chúng ta thường hay vướng vào những trường hợp hoang mang hồ nghi, nhất là trong lãnh vực nếp sống tinh thần phải lựa chọn giữa đạo đức hướng về Thiên Chúa và vật chất trần gian, giữa công bình ngay chính và quyền lợi riêng tư, giữa sự thánh thiện và tội lỗi, giữa bề trong nội tâm khiêm nhường và chú trọng nét vẻ bề ngoài, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa lối sống quý trọng gìn giữ bảo vệ thiên nhiên và cung cách coi thường không kính trọng thiên nhiên gây ô nhiễm…
Có lẽ câu hỏi sự thật là gì giúp gợi suy nghĩ trên đường đi tìm sự chân thật cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Thứ Sáu tuần thánh 2024