Đức Thánh Cha: Con người tìm thấy ý nghĩa qua các mối quan hệ, chứ không phải công nghệ
Trong buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Học viện Giáo Hoàng về Sự sống, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về việc tìm kiếm ý nghĩa của nhân loại và nói rằng mối quan hệ con người là trọng tâm của sự tồn tại của chúng ta.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến với những người tham dự viên Đại hội Giáo hoàng Học viện về Sự sống, tập trung vào chủ đề: “Con người, Ý nghĩa và Thách đố”.
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực của Học viện nhằm khám phá “những gì riêng biệt về con người”.
Suy tư về sự phổ biến của công nghệ trong mọi khía cạnh của đời sống, ĐTC nêu ra rằng không thể từ chối công nghệ một cách thiếu kiểm soát nếu không muốn con người phát triển.
Đức Thánh Cha nói: “Điều cần thiết là đặt kiến thức khoa học và công nghệ vào trong một tầm ngắm có ý nghĩa rộng hơn, và do đó ngăn chặn sự bá quyền của một mô hình kỹ thuật cố trị”.
Tính đồng nhất tư tưởng so với sự đa dạng của ý kiến
ĐTC đưa ra ví dụ về công nghệ tái tạo các khía cạnh khác nhau của con người, chẳng hạn như nỗ lực xử dụng mã nhị phân như một ngôn ngữ kỹ thuật số có thể diễn đạt mọi loại thông tin.
ĐTC lưu ý đến sự tương đồng rõ ràng với câu chuyện Tháp Babel trong Kinh thánh (St 11:1-9), Đức Thánh Cha cho biết phản ứng của Thiên Chúa đối với ước muốn của con người muốn tạo ra một ngôn ngữ duy nhất không chỉ là sự trừng phạt.
Đúng hơn, ĐTC lưu ý, Thiên Chúa đã cho ngôn ngữ của con người là “một phước lành” với mục đích chống lại xu hướng buộc tất cả mọi người phải suy nghĩ giống hệt những người khác.
Ngài nói: “Bằng cách này, con người sẽ phải đối diện với những giới hạn và tính dễ bị tổn thương của mình, đồng thời được thách thức tôn trọng những khác biệt và thể hiện sự quan tâm dành cho nhau”.
Chiều sâu của mối quan hệ ngoài ngôn ngữ
Đức Thánh Cha mời gọi các nhà khoa học và nhà nghiên cứu luôn thực hiện công việc của mình một cách có trách nhiệm và biết rằng hành động sáng tạo của họ luôn phụ thuộc vào sự sáng tạo của Thiên Chúa.
Trí tuệ nhân tạo, hay “những cỗ máy biết nói”, như ĐTC đề cập tới, không bao giờ có thể có được “tinh thần”, và vì vậy những tiến bộ công nghệ phải diễn ra theo cách thức sao cho ngăn chặn được “những biến dạng của những gì là con người”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng nhiệm vụ chính của các nhà nhân chủng học là phát triển “một nền văn hóa, bằng cách tích hợp các nguồn lực khoa học và công nghệ, có khả năng thừa nhận và thăng tiến con người trong tính đặc thù không thể giản lược của họ”.
ĐTC nói, có một bình diện cao hơn đối với các mối quan hệ giữa con người với ngôn ngữ, vốn nằm trong phạm vi “các cảm xúc và cảm xúc, ham muốn và ý chí”.
ĐTC nói thêm, chỉ con người mới có thể nhận thức và chuyển đổi những trao đổi đồng cảm này thành mối quan hệ tích cực và có lợi với người khác, được hỗ trợ bởi ân sủng của Thiên Chúa.
Trồng cây mà người khác sẽ thu hoạch
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi Học viện Giáo hoàng về Sự sống vì đã tìm cách tạo ra một cuộc đối thoại liên ngành, nơi các nhà nghiên cứu có thể trao đổi quan điểm của họ về phát triển công nghệ.
ĐTC nhấn mạnh sự tương đồng của sáng kiến này với tiến trình đồng nghị đang diễn ra trong Giáo hội.
Ngài nói: “Tiến trình này đòi hỏi khắt khe vì nó bao gồm sự chú ý cẩn thận và sự tự do về tinh thần, cũng như sự sẵn sàng khởi hành trên những con đường chưa được khám phá và chưa biết, không có những nỗ lực vô ích để ‘nhìn lại’”.
Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Kitô giáo có thể đưa ra một khía cạnh có tầm nhìn xa trông rộng cho cuộc đối thoại về công nghệ-văn hóa.
Đức Thánh Cha nói: “Kitô giáo luôn cống hiến những đóng góp đáng kể, hấp thụ những yếu tố có ý nghĩa từ mọi nền văn hóa nơi nó đã bén rễ và diễn giải lại chúng dưới ánh sáng của Chúa Kitô và Tin Mừng, xử dụng các nguồn lực ngôn ngữ và khái niệm hiện có trong các bối cảnh văn hóa khác nhau”.
Trong buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Học viện Giáo Hoàng về Sự sống, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về việc tìm kiếm ý nghĩa của nhân loại và nói rằng mối quan hệ con người là trọng tâm của sự tồn tại của chúng ta.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến với những người tham dự viên Đại hội Giáo hoàng Học viện về Sự sống, tập trung vào chủ đề: “Con người, Ý nghĩa và Thách đố”.
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực của Học viện nhằm khám phá “những gì riêng biệt về con người”.
Suy tư về sự phổ biến của công nghệ trong mọi khía cạnh của đời sống, ĐTC nêu ra rằng không thể từ chối công nghệ một cách thiếu kiểm soát nếu không muốn con người phát triển.
Đức Thánh Cha nói: “Điều cần thiết là đặt kiến thức khoa học và công nghệ vào trong một tầm ngắm có ý nghĩa rộng hơn, và do đó ngăn chặn sự bá quyền của một mô hình kỹ thuật cố trị”.
Tính đồng nhất tư tưởng so với sự đa dạng của ý kiến
ĐTC đưa ra ví dụ về công nghệ tái tạo các khía cạnh khác nhau của con người, chẳng hạn như nỗ lực xử dụng mã nhị phân như một ngôn ngữ kỹ thuật số có thể diễn đạt mọi loại thông tin.
ĐTC lưu ý đến sự tương đồng rõ ràng với câu chuyện Tháp Babel trong Kinh thánh (St 11:1-9), Đức Thánh Cha cho biết phản ứng của Thiên Chúa đối với ước muốn của con người muốn tạo ra một ngôn ngữ duy nhất không chỉ là sự trừng phạt.
Đúng hơn, ĐTC lưu ý, Thiên Chúa đã cho ngôn ngữ của con người là “một phước lành” với mục đích chống lại xu hướng buộc tất cả mọi người phải suy nghĩ giống hệt những người khác.
Ngài nói: “Bằng cách này, con người sẽ phải đối diện với những giới hạn và tính dễ bị tổn thương của mình, đồng thời được thách thức tôn trọng những khác biệt và thể hiện sự quan tâm dành cho nhau”.
Chiều sâu của mối quan hệ ngoài ngôn ngữ
Đức Thánh Cha mời gọi các nhà khoa học và nhà nghiên cứu luôn thực hiện công việc của mình một cách có trách nhiệm và biết rằng hành động sáng tạo của họ luôn phụ thuộc vào sự sáng tạo của Thiên Chúa.
Trí tuệ nhân tạo, hay “những cỗ máy biết nói”, như ĐTC đề cập tới, không bao giờ có thể có được “tinh thần”, và vì vậy những tiến bộ công nghệ phải diễn ra theo cách thức sao cho ngăn chặn được “những biến dạng của những gì là con người”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng nhiệm vụ chính của các nhà nhân chủng học là phát triển “một nền văn hóa, bằng cách tích hợp các nguồn lực khoa học và công nghệ, có khả năng thừa nhận và thăng tiến con người trong tính đặc thù không thể giản lược của họ”.
ĐTC nói, có một bình diện cao hơn đối với các mối quan hệ giữa con người với ngôn ngữ, vốn nằm trong phạm vi “các cảm xúc và cảm xúc, ham muốn và ý chí”.
ĐTC nói thêm, chỉ con người mới có thể nhận thức và chuyển đổi những trao đổi đồng cảm này thành mối quan hệ tích cực và có lợi với người khác, được hỗ trợ bởi ân sủng của Thiên Chúa.
Trồng cây mà người khác sẽ thu hoạch
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi Học viện Giáo hoàng về Sự sống vì đã tìm cách tạo ra một cuộc đối thoại liên ngành, nơi các nhà nghiên cứu có thể trao đổi quan điểm của họ về phát triển công nghệ.
ĐTC nhấn mạnh sự tương đồng của sáng kiến này với tiến trình đồng nghị đang diễn ra trong Giáo hội.
Ngài nói: “Tiến trình này đòi hỏi khắt khe vì nó bao gồm sự chú ý cẩn thận và sự tự do về tinh thần, cũng như sự sẵn sàng khởi hành trên những con đường chưa được khám phá và chưa biết, không có những nỗ lực vô ích để ‘nhìn lại’”.
Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Kitô giáo có thể đưa ra một khía cạnh có tầm nhìn xa trông rộng cho cuộc đối thoại về công nghệ-văn hóa.
Đức Thánh Cha nói: “Kitô giáo luôn cống hiến những đóng góp đáng kể, hấp thụ những yếu tố có ý nghĩa từ mọi nền văn hóa nơi nó đã bén rễ và diễn giải lại chúng dưới ánh sáng của Chúa Kitô và Tin Mừng, xử dụng các nguồn lực ngôn ngữ và khái niệm hiện có trong các bối cảnh văn hóa khác nhau”.