Một bác sĩ của người nghèo: Chân phước Bác sĩ José Gregorio Hernández
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ và Ngài ca ngợi sự thánh thiện của vị ‘bác sĩ người nghèo’ là Chân phước José Gregorio Hernández, người đã để lại một di sản khó quên ở Venezuela.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
'Vị Bác sĩ của người nghèo', Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, đã truyền cảm hứng cho chúng ta bằng gương thánh thiện của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này khi ngài nhìn về vị chân phước người Venezuela trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư (13/9/2023) tại Vatican, khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về những nhân vật trong Giáo hội đã nêu bật lòng nhiệt thành tông đồ.
Đức Thánh Cha, người đã phong chân phước cho Hernández vào năm 2021, nói về vị bác sĩ người Venezuela, Ngài là một người giáo dân dấn thân – một người đã quên mình để giúp đỡ người khác.
Mặc dù cần phải có một phép lạ nữa để ngài được nâng lên hàng hiển thánh, nhưng điều này đã không ngăn cản các tín hữu Venezuela có lòng tôn kính ngài, đặc biệt là trong việc chữa lành.
'Vị Bác sĩ của người nghèo'
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chân Phước Hernández sinh năm 1864, đã hấp thụ đức tin từ trên đầu gối mẹ của ngài, như chính Ngài nói: “Mẹ tôi đã dạy tôi các nhân đức từ khi còn trong nôi, mẹ đã giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và đã truyền đạt cho tôi lòng bác ái như một người hướng đạo."
Đức Thánh Cha, một lần nữa, nhấn mạnh việc các bà mẹ có bổn phận truyền đạt đức tin và tình yêu của Chúa Kitô bằng ngôn ngữ của mẹ cho con cái như thế nào.
Trong khi ca ngợi lòng bác ái là “ngôi sao bắc cực” định hướng cho cuộc đời của Chân phước José Gregorio, Đức Thánh Cha mô tả ngài là một người tốt và tỏa sáng, tính tình vui vẻ, tài trì thông minh, đã trở thành một bác sĩ, một giáo sư đại học và một nhà khoa học.
“Nhưng trên hết Chân phước là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến nỗi Ngài được tôn vinh tại quê hương mình là ‘Vị bác sĩ của người nghèo’”.
Đức Thánh Cha nói, Chân phước đã không quan tâm đến của cải tiền bạc, mà chỉ tập chú vào công việc nhờ sức mạnh của Tin Mừng.
ĐTC nói Chân phước José Gregorio đã nhìn thấy Chúa Giêsu “Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ nên thánh nhân đã được mệnh danh là 'vị thánh của dân tộc', 'vị tông đồ của lòng bác ái', 'một nhà truyền giáo của niềm hy vọng.'"
Luôn sẵn sàng cho chương trình của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chân phước José Gregorio là một người khiêm hạ, tốt bụng và hay giúp đỡ, đã được nung nấu bởi “ngọn lửa nội tâm, ước muốn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân”.
Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành, Chân phước đã nhiều lần cố gắng đi tu để trở thành một tu sĩ và một linh mục, nhưng vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh và nói rằng Chân phước đã bám chặt vào Chúa Quan Phòng để “dù có yếu đuối về thể lý vẫn không làm Ngài co mình lại, thậm chí còn trở thành một bác sĩ nhạy cảm hơn trước nhu cầu của người khác!”
Đức Thánh Cha nói, lòng nhiệt thành tông đồ đã làm cho Ngài “không theo đuổi những khát vọng riêng của mình,” nhưng luôn “sẵn sàng thực hiện các chương trình của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói ngài sống “chức linh mục y khoa”, phục vụ nỗi đau của tha nhân.
Kết hợp thân mật với Chúa
Đức Thánh Cha tự hỏi Chân phước José Gregorio đã nhận được lòng nhiệt thành và nhiệt tâm từ đâu? Chắc hẳn nó đến từ cả hai vế, từ “ân sủng của Thiên Chúa” và sức mạnh từ “sự kết hợp với Thiên Chúa” của Chân phước. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chân phước là một con người cầu nguyện”.
'Tông đồ của hòa bình'
Đức Thánh Cha cho biết Chân phước cảm thấy được mời gọi hiến mạng sống mình cho hòa bình.
Vì đức tin và tình yêu dành cho Chúa Kitô, Chân phước “muốn trở thành một ‘tông đồ hòa bình’.
Thật vậy, cuộc đời phục vụ không mỏi mệt của Chân phước đã làm ngài kiệt sức và qua đời mới ngoài 50 tuổi. José Gregorio đã tham dự Thánh lễ và sau đó đi đưa thuốc cho người bệnh. Khi băng qua đường, Ngài bị một chiếc ô tô đâm phải, dù được đưa đến bệnh viện, nhưng Ngài đã qua đời khi miệng không ngừng kêu cầu danh thánh Đức Mẹ.
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ và Ngài ca ngợi sự thánh thiện của vị ‘bác sĩ người nghèo’ là Chân phước José Gregorio Hernández, người đã để lại một di sản khó quên ở Venezuela.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
'Vị Bác sĩ của người nghèo', Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, đã truyền cảm hứng cho chúng ta bằng gương thánh thiện của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này khi ngài nhìn về vị chân phước người Venezuela trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư (13/9/2023) tại Vatican, khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về những nhân vật trong Giáo hội đã nêu bật lòng nhiệt thành tông đồ.
Đức Thánh Cha, người đã phong chân phước cho Hernández vào năm 2021, nói về vị bác sĩ người Venezuela, Ngài là một người giáo dân dấn thân – một người đã quên mình để giúp đỡ người khác.
Mặc dù cần phải có một phép lạ nữa để ngài được nâng lên hàng hiển thánh, nhưng điều này đã không ngăn cản các tín hữu Venezuela có lòng tôn kính ngài, đặc biệt là trong việc chữa lành.
'Vị Bác sĩ của người nghèo'
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chân Phước Hernández sinh năm 1864, đã hấp thụ đức tin từ trên đầu gối mẹ của ngài, như chính Ngài nói: “Mẹ tôi đã dạy tôi các nhân đức từ khi còn trong nôi, mẹ đã giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và đã truyền đạt cho tôi lòng bác ái như một người hướng đạo."
Đức Thánh Cha, một lần nữa, nhấn mạnh việc các bà mẹ có bổn phận truyền đạt đức tin và tình yêu của Chúa Kitô bằng ngôn ngữ của mẹ cho con cái như thế nào.
Trong khi ca ngợi lòng bác ái là “ngôi sao bắc cực” định hướng cho cuộc đời của Chân phước José Gregorio, Đức Thánh Cha mô tả ngài là một người tốt và tỏa sáng, tính tình vui vẻ, tài trì thông minh, đã trở thành một bác sĩ, một giáo sư đại học và một nhà khoa học.
“Nhưng trên hết Chân phước là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến nỗi Ngài được tôn vinh tại quê hương mình là ‘Vị bác sĩ của người nghèo’”.
Đức Thánh Cha nói, Chân phước đã không quan tâm đến của cải tiền bạc, mà chỉ tập chú vào công việc nhờ sức mạnh của Tin Mừng.
ĐTC nói Chân phước José Gregorio đã nhìn thấy Chúa Giêsu “Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ nên thánh nhân đã được mệnh danh là 'vị thánh của dân tộc', 'vị tông đồ của lòng bác ái', 'một nhà truyền giáo của niềm hy vọng.'"
Luôn sẵn sàng cho chương trình của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chân phước José Gregorio là một người khiêm hạ, tốt bụng và hay giúp đỡ, đã được nung nấu bởi “ngọn lửa nội tâm, ước muốn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân”.
Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành, Chân phước đã nhiều lần cố gắng đi tu để trở thành một tu sĩ và một linh mục, nhưng vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh và nói rằng Chân phước đã bám chặt vào Chúa Quan Phòng để “dù có yếu đuối về thể lý vẫn không làm Ngài co mình lại, thậm chí còn trở thành một bác sĩ nhạy cảm hơn trước nhu cầu của người khác!”
Đức Thánh Cha nói, lòng nhiệt thành tông đồ đã làm cho Ngài “không theo đuổi những khát vọng riêng của mình,” nhưng luôn “sẵn sàng thực hiện các chương trình của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói ngài sống “chức linh mục y khoa”, phục vụ nỗi đau của tha nhân.
Kết hợp thân mật với Chúa
Đức Thánh Cha tự hỏi Chân phước José Gregorio đã nhận được lòng nhiệt thành và nhiệt tâm từ đâu? Chắc hẳn nó đến từ cả hai vế, từ “ân sủng của Thiên Chúa” và sức mạnh từ “sự kết hợp với Thiên Chúa” của Chân phước. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chân phước là một con người cầu nguyện”.
'Tông đồ của hòa bình'
Đức Thánh Cha cho biết Chân phước cảm thấy được mời gọi hiến mạng sống mình cho hòa bình.
Vì đức tin và tình yêu dành cho Chúa Kitô, Chân phước “muốn trở thành một ‘tông đồ hòa bình’.
Thật vậy, cuộc đời phục vụ không mỏi mệt của Chân phước đã làm ngài kiệt sức và qua đời mới ngoài 50 tuổi. José Gregorio đã tham dự Thánh lễ và sau đó đi đưa thuốc cho người bệnh. Khi băng qua đường, Ngài bị một chiếc ô tô đâm phải, dù được đưa đến bệnh viện, nhưng Ngài đã qua đời khi miệng không ngừng kêu cầu danh thánh Đức Mẹ.