Thánh Gioan ngại ngùng khi Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Kitô đến xin nhận phép thanh tẩy. Gioan từ chối vì tin rằng Đức Kitô, Đấng tinh tuyền, không cần thanh tẩy, nhưng chính ông cần thanh tẩy. Gioan vâng phục làm theo điều Đức Kitô phán dậy. Điều Gioan thầm tín trở thành sự thực. Sau khi Đức Kitô nhận phép thanh tẩy từ Gioan, Thiên Chúa mặc khải cho biết căn tính thực của Đức Kitô. Ngài là Con yêu dấu của Chúa Cha. Đây là lần đầu tiên nhân loại nhận biết Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi Ngôi tự mặc khải một cách riêng biệt. Ngôi một chính là Chúa Cha hiện diện trên không trung, vang vọng phán,

'Con yêu dấu của Cha, lòng mến Cha ở trong Con' Lc 3,22b

Đức Trinh Nữ Maria làm đẹp lòng Thiên Chúa và trở thành Mẹ Thiên Chúa. Lòng mến Thiên Chúa ở trong Đức Kitô có nghĩa sứ mạng của Đức Kitô là làm cho 'Lòng mến Thiên Chúa' tỏ lộ cho muôn dân. Sứ mạng đó chính là sứ mạng cứu chuộc nhân loại. Người nhận được 'Lòng mến Thiên Chúa' sẽ không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống cho Chúa, luôn làm đẹp lòng Chúa và luôn thực thi í Chúa. Ngôi Ba Thiên Chúa chính là Thánh Thần. Ngài không lên tiếng như Chúa Cha nhưng từ trời cao xuất hiện dưới hình bóng,

'Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu' Lc 3,22a.

Khi Đức Kitô nhận Phép Thanh Tẩy, Ngôi Ba Thiên Chúa là Thánh Thần hiện xuống trên Ngài. Trường hợp Đức Kitô là trường hợp đặc biệt, mỗi chúng ta khi còn tấm bé nhận phép thanh tẩy, chờ tới khi khôn lớn chúng ta mới lãnh nhận nhận Ngôi Ba Thiên Chúa qua bí tích Thêm Sức. Trước khi từ giã môn đệ, về cùng Chúa Cha, Đức Kitô phán dậy môn đệ, nhân Danh Ba Ngôi Thiên Chúa, ban phép Thanh Tẩy cho muôn dân. 'Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần Mt 28,19'. Đây là công thức Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ dùng chung khi ban phép thanh tẩy cho người lớn cũng như cho trẻ em. Riêng người lớn lãnh nhận bí tích thanh tẩy và bí tích thêm sức cùng lúc.

Bí tích Thanh Tẩy không phải đơn thuần mang í nghĩa người đó là thành viên trong Giáo Hội. Đây chỉ là bước đầu trong ba bí tích: Thanh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể. Qua bí tích Thanh Tẩy người đó trở thành thành viên của Giáo Hội, trở thành Con Thiên Chúa, thành kẻ thừa tự Nước Trời. Đây chính là bước khởi đầu trong việc liên kết, đổi đời, sống đời sống mới trong Đức Kitô.

Đức Kitô, Đấng vô tội, không cần nhận phép Thanh Tẩy. Ngài tự nguyện xin nhập phép Thanh Tẩy với mục đích. Thứ nhất, Ngài muốn đồng hoá Ngài với muôn dân, bằng cách xuống thế sống chung với muôn dân. Đấng vô tội, sống chung với tội nhân, hiến sự sống mình gánh tội, chết thay cho muôn dân, đồng thời làm cho đau khổ muôn dân oằn vai gánh chịu có một í nghĩa đặc biệt. Í nghĩa thông phần đau khổ với thập giá Đức Kitô. Thập giá Đức Kitô lại chính là triều thiên vinh hiển Đức Kitô mang lại sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. Như thế đau khổ muôn dân hiện đang gánh chịu sẽ thông phần vinh quang Phục Sinh của Đức Kitô.

Thứ hai, là Con Yêu Dấu Thiên Chúa, Đức Kitô yêu tha nhân vô giới hạn. Ngài ban chính tình yêu này cho muôn dân chung hưởng 'Lòng mến Thiên Chúa'. Những ai thành tâm đón nhận Ngài là Con Thiên Chúa, người đó sẽ chung sống với Đức Kitô khi họ hoàn thành cuộc lữ hành trần thế.

Thứ ba, Đức Kitô xác định điều Gioan rao giảng bằng cách nhận phép thanh tẩy từ Gioan.

'Tôi thanh tẩy anh em bằng nước, nhưng Đấng đến sau tôi thanh tẩy anh em bằng Thánh Thần và Lửa' Lc 3,16.

Giáo hội liên kết hai phép thanh tẩy; phần thanh tẩy bằng nước của Gioan, phần thanh tẩy do Thần Khí và Lửa Tình Yêu của Đức Kitô. Vì thế chúng ta chịu thanh tẩy vừa bằng nước vừa bằng Lửa. Lửa đây chính là Ngôi Ba, Thánh Thần Chúa, Đấng ngự trên các tông đồ hình lưỡi Lửa. Lửa còn một í nghĩa nữa đó chính là Lửa Tình Yêu của chính Đức Kitô thanh tẩy con người ta biến ta thành con người mới trong Đức Kitô.

Bí tích thanh tẩy là một nghi thức cộng đoàn bởi vì qua bí tích thanh tẩy người đó chính thức a/ gia nhập cộng đoàn Kitô hữu, b/ thành viên của Giáo Hội, c/ trở thành anh chị em trong Giáo Hội, d/ trở nên con Thiên Chúa, e/ đồng thừa tự ơn Chúa ban.

Tính cộng đoàn nghĩa là người đó có trách nhiệm cùng với các Kitô hữu sống làm Sáng Danh Thiên Chúa và phục vụ các anh chị em khác trong gia đình nhân loại. Chúng ta xin ơn phục vụ Chúa qua tha nhân.

TiengChuong.org

Reborn In Christ

John felt uneasy to baptise Jesus when He made such a request. However, Jesus insisted John do it and John obeyed. Through Jesus' baptism, God the Father revealed His true identity, that He was God's only Beloved Son. This was the very first time, that all three Persons of God appeared at Jesus' baptism. Each appeared in a different, and in a mysterious form. No one saw the first Person of God, the Father, but only heard His voice which came from on high announcing, 'You are my Son, the Beloved, my favour rests on you' Lk 3,22.

Mary received God's favour, she had a mission to do, becoming the Mother of Jesus. God's favour rested on Jesus, this implied Jesus had a mission to carry out, bringing the good news of salvation to mankind. Receiving God's favour means that one is no longer live for oneself, but for God. S/he is totally united to God, doing God's will, regardless of the cost. The third Person of God, the Holy spirit, Who said not a single word, but simply presented Himself in bodily shape, 'The Holy Spirit descended on Him in bodily shape, like a dove' Lk 3,22.

The Holy Spirit came to Him straightaway at His baptism; unlike Jesus, we receive the Sacrament of Confirmation, the Holy Spirit, years later, at another ceremony. Jesus Himself, the second Person of God, before returning to the Father, He told His disciples to baptise the people in the name of the Trinity, and that becomes the universal, official baptismal formula in the Catholic Church. We are baptised in the three Persons of God:

Father, Son and Holy Spirit (Mt 28,19).

The Sacrament of the Baptism is not just celebrating a membership of the Church. It is the very first step of the Initial Sacraments, which consists of three Sacraments: Baptism, Confirmation and the Eucharist. Through baptism, the baptised person becomes a member, a child of God, and an heir of God's kingdom. It is the beginning of the process of becoming reborn in Christ.

Jesus, a sinless person, Who had no need of baptism, but for some reason, He chose to be baptised by John. He received John's baptism, first to identify Himself with each one of us. In identifying with each one of us, He an innocent, chose to live amongst sinners. He took our sins upon Himself, and gave meaning to our suffering. He chose to carry the cross for us, and died in our place.

Second, as God's only Beloved Son, Jesus in His unconditional love, shared His Divine Life for those who were baptised in God's Holy Name. Sharing God's Divine Love means to live in God's kingdom after we have finished our earthly journey.

Third, Jesus confirmed John's teaching by receiving John's baptism. John said: I baptised you with water, but the One who came after me will baptised you with Spirit and Fire' Lk 3,16. We are now baptised with both water, and God's purifying Divine Fire Love. It is the combination of the two teachings on baptism: Jesus and John the Baptist. Water represented John's baptism as a sign of repentance. Spirit and Fire represented the baptism of Jesus. We are reborn of water and the Spirit.

Baptism ceremony is a public celebration, because through baptism we are incorporated into God's Church, and become brother/ sister in Christ. This communal dimension implies we, too, follow Jesus' path to give glory to God and to provide services for others in God's Holy Name.