Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi một linh mục không thể hát trong phụng vụ, liệu một ca xướng viên (cantor) được phép hát “Đây là cây Thánh Giá…” trong nghi thức kính thờ Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không, và trong Lễ Vọng Phục Sinh, được hát nghi thức giải tán, vốn thường được hát bởi linh mục hay phó tế không? - R. F., Toronto, Canada.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) có các thời điểm sau đây, mà một linh mục hoặc ca xướng viên có thể can thiệp:
“52. Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh "Xin Chúa thương xót chúng con, Kyrie, Eleison", trừ khi đã dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay ca xướng viên, đều góp phần vào đó.
“53. Kinh Vinh Danh (Gloria) là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản văn của kinh này bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa giáo dân và ca đoàn, hay chỉ ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc, hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè đối đáp.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên”. (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ “Sing to the Lord, Hãy hát mừng Chúa” ấn định các vai trò sau đây cho ca xướng viên:
“Ca xướng viên
“37 (40). Ca xướng viên vừa là người hát vừa là người hướng dẫn cộng đoàn hát. Nhất là khi không có ca đoàn, ca xướng viên có thể hát đối đáp với cộng đoàn. Thí dụ, ca xướng viên có thể bắt hát Kinh Xin Chúa Thương Xót, Lời mời gọi theo mẫu thứ ba của nghi thức thống hối, Kinh Vinh Danh và Alleluia, giúp cộng đoàn hát những câu tung hô ngắn khi kết thúc các bài đọc, hát câu Tung hô trước Tin Mừng, hát Ý nguyện trong Lời nguyện chung, hát Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa. Ca xướng viên cũng có thể hát những câu xướng trong Thánh vịnh đáp ca, Ca nhập lễ, khi Chuẩn bị lễ vật, và khi Rước lễ.
“38 (41). Là người hướng dẫn cộng đoàn hát, ca xướng viên nên tham gia ca hát với toàn thể cộng đoàn. Để điều khiển việc ca hát của cộng đoàn phụng vụ, ca xướng viên không được để giọng hát của mình lấn át cộng đoàn. Lúc chuyển nhạc hay chuyển đoạn bài hát, ca xướng viên có thể hát lớn hơn để khơi dậy và dẫn dắt cộng đoàn ca hát khi tiếng hát của họ yếu ớt. Tuy nhiên, khi cộng đoàn đã cất cao tiếng hát, thì ca xướng viên phải biết cách giảm bớt âm
lượng giọng hát của mình cho phù hợp. Nhiều lúc, có thể sử dụng một cử chỉ nhã nhặn mời gọi cộng đoàn tham gia ca hát và ra hiệu khởi tấu thật rõ ràng cho cộng đoàn bắt đầu, nhưng chỉ sử dụng cử chỉ cách dè dặt và khi thật cần thiết.
“39 (42). Khi hướng dẫn cộng đoàn, ca xướng viên nên đứng ở vị trí để mọi người nhìn thấy, nhưng không làm cho họ mất tập trung vào các hành vi phụng vụ đang diễn ra. Tuy nhiên, khi cộng đoàn đang hát những câu đối đáp hay những câu tung hô hoặc những bài ca quá quen thuộc rồi mà trong đó không có những câu hát dành riêng cho ca xướng viên, thì ca xướng viên nên lánh mặt đi.
“40 (43). Ca xướng viên thi hành tác vụ của mình tại một vị trí thuận tiện nhưng không phải ở tại giảng đài. Ca xướng viên cũng nên mặc áo Al-ba hoặc áo đồng phục ca đoàn, nhưng phải luôn sạch sẽ, chỉnh tề và bằng thứ vải nhã nhặn”.(Bản dịch Việt ngữ của Uỷ Ban Thánh Nhạc thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Cuối cùng, chữ đỏ trong Sách lễ, trong phần nâng Thánh giá lên để thờ kính, nói về linh mục rằng “ngài được hỗ trợ trong khởi tấu bởi Phó tế hoặc, nếu cần, bởi ca đoàn”.
Do đó, trong một số trường hợp, ca xướng viên có thể thay thế linh mục trong việc khởi tấu một số phần nhất định của phụng vụ, vá trước hết, các phần mà mọi người sẽ tiếp tục hát. Tương tự như vậy, mặc dù các chữ đỏ trên đây chỉ nhắc đến ca đoàn, tôi không nghĩ rằng nó loại trừ khả năng hát của một ca xướng viên. Tôi sẽ kết luận rằng nếu linh mục thực sự không thể hát khi nâng Thánh Giá lên cao, thì một phó tế, ca xướng viên hoặc ca đoàn có thể thay thế ngài để hát.
Phần này của buổi cử hành, như với hầu hết các phần của Tam Nhật Thánh, sẽ đạt hiệu quả nhiều nếu hát hơn là chỉ đọc.
Tuy nhiên, nghi thức giải tán của Thánh lễ Phục sinh và bất kỳ Thánh lễ nào liên quan độc quyền cho người có chức thánh, đặc biệt là phó tế, nên một ca xướng viên không thể thay thế phó tế hoặc linh mục vào lúc này. (Zenit.org 16-4-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/cantors-intoning-during-triduum/
Hỏi: Khi một linh mục không thể hát trong phụng vụ, liệu một ca xướng viên (cantor) được phép hát “Đây là cây Thánh Giá…” trong nghi thức kính thờ Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không, và trong Lễ Vọng Phục Sinh, được hát nghi thức giải tán, vốn thường được hát bởi linh mục hay phó tế không? - R. F., Toronto, Canada.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) có các thời điểm sau đây, mà một linh mục hoặc ca xướng viên có thể can thiệp:
“52. Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh "Xin Chúa thương xót chúng con, Kyrie, Eleison", trừ khi đã dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay ca xướng viên, đều góp phần vào đó.
“53. Kinh Vinh Danh (Gloria) là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản văn của kinh này bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa giáo dân và ca đoàn, hay chỉ ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc, hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè đối đáp.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên”. (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ “Sing to the Lord, Hãy hát mừng Chúa” ấn định các vai trò sau đây cho ca xướng viên:
“Ca xướng viên
“37 (40). Ca xướng viên vừa là người hát vừa là người hướng dẫn cộng đoàn hát. Nhất là khi không có ca đoàn, ca xướng viên có thể hát đối đáp với cộng đoàn. Thí dụ, ca xướng viên có thể bắt hát Kinh Xin Chúa Thương Xót, Lời mời gọi theo mẫu thứ ba của nghi thức thống hối, Kinh Vinh Danh và Alleluia, giúp cộng đoàn hát những câu tung hô ngắn khi kết thúc các bài đọc, hát câu Tung hô trước Tin Mừng, hát Ý nguyện trong Lời nguyện chung, hát Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa. Ca xướng viên cũng có thể hát những câu xướng trong Thánh vịnh đáp ca, Ca nhập lễ, khi Chuẩn bị lễ vật, và khi Rước lễ.
“38 (41). Là người hướng dẫn cộng đoàn hát, ca xướng viên nên tham gia ca hát với toàn thể cộng đoàn. Để điều khiển việc ca hát của cộng đoàn phụng vụ, ca xướng viên không được để giọng hát của mình lấn át cộng đoàn. Lúc chuyển nhạc hay chuyển đoạn bài hát, ca xướng viên có thể hát lớn hơn để khơi dậy và dẫn dắt cộng đoàn ca hát khi tiếng hát của họ yếu ớt. Tuy nhiên, khi cộng đoàn đã cất cao tiếng hát, thì ca xướng viên phải biết cách giảm bớt âm
lượng giọng hát của mình cho phù hợp. Nhiều lúc, có thể sử dụng một cử chỉ nhã nhặn mời gọi cộng đoàn tham gia ca hát và ra hiệu khởi tấu thật rõ ràng cho cộng đoàn bắt đầu, nhưng chỉ sử dụng cử chỉ cách dè dặt và khi thật cần thiết.
“39 (42). Khi hướng dẫn cộng đoàn, ca xướng viên nên đứng ở vị trí để mọi người nhìn thấy, nhưng không làm cho họ mất tập trung vào các hành vi phụng vụ đang diễn ra. Tuy nhiên, khi cộng đoàn đang hát những câu đối đáp hay những câu tung hô hoặc những bài ca quá quen thuộc rồi mà trong đó không có những câu hát dành riêng cho ca xướng viên, thì ca xướng viên nên lánh mặt đi.
“40 (43). Ca xướng viên thi hành tác vụ của mình tại một vị trí thuận tiện nhưng không phải ở tại giảng đài. Ca xướng viên cũng nên mặc áo Al-ba hoặc áo đồng phục ca đoàn, nhưng phải luôn sạch sẽ, chỉnh tề và bằng thứ vải nhã nhặn”.(Bản dịch Việt ngữ của Uỷ Ban Thánh Nhạc thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Cuối cùng, chữ đỏ trong Sách lễ, trong phần nâng Thánh giá lên để thờ kính, nói về linh mục rằng “ngài được hỗ trợ trong khởi tấu bởi Phó tế hoặc, nếu cần, bởi ca đoàn”.
Do đó, trong một số trường hợp, ca xướng viên có thể thay thế linh mục trong việc khởi tấu một số phần nhất định của phụng vụ, vá trước hết, các phần mà mọi người sẽ tiếp tục hát. Tương tự như vậy, mặc dù các chữ đỏ trên đây chỉ nhắc đến ca đoàn, tôi không nghĩ rằng nó loại trừ khả năng hát của một ca xướng viên. Tôi sẽ kết luận rằng nếu linh mục thực sự không thể hát khi nâng Thánh Giá lên cao, thì một phó tế, ca xướng viên hoặc ca đoàn có thể thay thế ngài để hát.
Phần này của buổi cử hành, như với hầu hết các phần của Tam Nhật Thánh, sẽ đạt hiệu quả nhiều nếu hát hơn là chỉ đọc.
Tuy nhiên, nghi thức giải tán của Thánh lễ Phục sinh và bất kỳ Thánh lễ nào liên quan độc quyền cho người có chức thánh, đặc biệt là phó tế, nên một ca xướng viên không thể thay thế phó tế hoặc linh mục vào lúc này. (Zenit.org 16-4-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/cantors-intoning-during-triduum/