Cha Roger J. Landry là một linh mục trong Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ngài nguyên là linh mục của Giáo phận Fall River, Massachusetts, và từng là cha chính xứ của Giáo xứ St. Bernadette ở Fall River, Massachusetts, và trước đó là chính xứ St. Anthony Padua ở New Bedford, Massachusetts.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Đại học Harvard, ngài đã theo đuổi con đường tiến đến chức tư tế ở Maryland, Toronto và Rôma. Sau khi được Đức Cha Sean O'Malley, OFM Cap (nay là Hồng Y) truyền chức linh mục tại Giáo phận Fall River vào ngày 26 tháng 6 năm 1999, ngài trở lại Rôma để hoàn thành chương trình sau đại học về Thần học luân lý và đạo đức sinh học tại Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II.
Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012. Một trong những cuốn sách nổi tiếng của ngài là cuốn “Plan of Life: Habits to Help You Grow Closer to God” – “Kế hoạch cho cuộc sống: Những thói quen giúp bạn đến gần Chúa hơn” (Pauline Books and Media 2018).
Hôm 20 tháng Ba, 2019, tờ National Catholic Register đã đăng một tiểu luận của ngài nhan đề: “Pell Case Reminds the World Why Cardinals Wear Red”, “Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ”.
Nguyên bản Anh ngữ có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ
“Đây là ý nghĩa của màu đỏ trong những phẩm phục này: đó là mầu của máu và tình yêu” —Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Mùa Chay là thời gian chúng ta làm sống lại trong tinh thần các sự kiện trong phiên tòa nhục nhã đã lên án Chúa Giêsu các tội ác báng bổ và quyến rũ quần chúng, và kết thúc với bản án đóng đinh Ngài.
Đó cũng là một thời khắc chúng ta suy nghĩ về lời nói của Ngài từ trong Bữa Tiệc Ly, “đầy tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15:20).
Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi “như chiên vào giữa bầy sói” với lời cảnh giác rằng, mọi người, ngay cả những người gần gũi nhất với chúng ta, sẽ nộp chúng ta cho tòa án, sẽ đánh đập chúng ta ngay cả ở những nơi thờ phượng, và dẫn chúng ta ra trước các nhà lãnh đạo dân sự để trả lời cho những lời cáo gian nhằm hãm hại chúng ta. Ngài nói rằng chúng ta sẽ bị “mọi người thù ghét” vì danh Ngài và một số người trong chúng ta thậm chí sẽ phải chịu như Ngài, là lãnh án chết (Mt 10: 16-22). Nhưng Ngài trấn an chúng ta: “Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5: 11-12).
Đối với tôi, những lời nhắc nhở trên đưa ra một bối cảnh thật là thích hợp để cố gắng hiểu sự bất công không thể tin nổi đang xảy ra với Đức Hồng Y George Pell tại Úc, là người vào ngày 12 tháng Ba vừa qua đã bị kết án đến hơn sáu năm tù giam sau khi bị cho là “có tội” vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái với 5 tội danh cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai trẻ em trong dàn hợp xướng của nhà thờ chính tòa Melbourne vào năm 1996.
Những lời vu cáo lạm dụng tình dục chống lại các giáo sĩ, như chúng ta biết, là tương đối hiếm tại Hoa Kỳ. Trong lịch sử có ít hơn 10% các cáo buộc đã được chứng minh là sai.
Tuy nhiên, những phản ứng có thể hiểu được đối với sự thất bại của Giáo Hội trong việc bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong quá khứ không thể nào có thể biện minh cho mưu toan biến các giáo sĩ vô tội hoặc các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác, có lẽ là tồi tệ nhất, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).
Tất nhiên, những ai không có mặt ở đó đều không thể chắc chắn tuyệt đối rằng điều gì đó đã không xảy ra; nhưng bất cứ ai nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.
Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.
Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).
Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.
Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.
Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.
Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.
Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.
Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.
Vì vậy, làm thế nào là một bản án có tội 12-0 của bồi thẩm đoàn có thể xảy ra? Rõ ràng, bởi vì nhóm bồi thẩm đoàn này đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công không ngừng vào Giáo Hội nói chung cũng như vào cá nhân Đức Hồng Y Pell với tư cách là một đại diện hữu hình cao cấp của Giáo Hội đó ở Úc.
Ủy ban Hoàng gia trong giai đoạn 2013-17 về Phản Ứng Của Các Định Chế Đối Với Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em tập trung phần lớn sự chú ý vào những thất bại của Giáo Hội tại Vương quốc Anh và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung như Úc, đã tạo ra ấn tượng rằng Giáo Hội gần giống như một tổ chức tội phạm bao che cho nhau để bảo vệ các thành viên khỏi bị truy tố về tội ác chống lại trẻ vị thành niên.
Đối với Đức Hồng Y Pell, cho đến nay, ngài là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Ba ví dụ sau thiết tưởng đủ cho thấy tình trạng ngộ độc của công luận tại Úc.
Năm 2016, ca sĩ Tim Minchin đã tung ra bài “Come Home Cardinal Pell” – “Về nhà đi Hồng Y Pell” - vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Các Ca Khúc Đơn Ca của Úc. Nó được Hiệp Hội Quyền Biểu Diễn của Úc đề cử là Bài Hát Hay Nhất trong năm và có 3.3 triệu lượt xem trên YouTube. Bài hát có đoạn: “Tôi muốn được minh bạch ở đây, George: Tôi không phải người hâm mộ tôn giáo ông và cá nhân tôi tin rằng những người che đậy lạm dụng phải vào tù. Về nhà đi, Hồng Y Pell, tôi đã có một vị trí đẹp trong địa ngục với tên của ông trên đó. Nếu ông không cảm thấy bị ép buộc phải trở về nhà bởi ý thức về nghĩa vụ đạo đức thì có lẽ ông nên về nhà để kiện tôi.”
Cùng năm đó, ký giả Louise Milligan, một người căm ghét Đức Hồng Y ra mặt, đã xuất bản cuốn “The Rise and the Fall of George Pell” - “Sự trỗi dậy và sự sụp đổ của George Pell”, trong cố gắng kích động dư luận chống lại ngài bằng cách thu thập những tin đồn và những lời vu cáo từ thời ngài còn là một linh mục trẻ [Bà Louise Milligan tự xưng mình khi còn nhỏ là một người Công Giáo nhưng một lần bị mẹ lấy giày đánh vào đầu vì đi lễ trễ nên bà ta quay sang “hận” Công Giáo. Đây là một nhân vật bài Công Giáo rất quyết liệt tại Úc]
Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào. Khi xét đến cuộc hành quân này và các nỗ lực mạ lỵ và vu cáo khác mà Đức Hồng Y phải chịu, nhiều nhà bình luận pháp lý nổi tiếng của Úc đã đặt câu hỏi trước, trong và sau quá trình tố tụng của bồi thẩm đoàn, liệu có thể xét xử công bằng cho Đức Hồng Y hay không.
Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một bồi thẩm đoàn trong đó bị cáo được mô tả như là người đứng đầu của một tổ chức mafia dữ dằn; đến mức bạn tin rằng anh ta đã phạm một loạt các tội nghiêm trọng nhất, nhưng các công tố viên đã không làm tốt công việc trong vụ án cụ thể mà họ đang tiến hành, các lời chứng để truy tố có nhiều mâu thuẫn khác nhau, và luật sư bào chữa tài tình đã làm mọi việc và nhiều hơn nữa để đưa ra ra các nghi ngờ hợp lý đối với những lời buộc tội. Có thực sự dễ dàng để tha bổng không?
Ngay cả khi bạn thấy rằng chẳng có chứng cứ gì để buộc tội tên mafia này về tội danh đang xét xử, thì bạn vẫn cảm thấy rằng có khả năng là hắn ta đã phạm một số tội ác khác, ở đâu đó, và xã hội sẽ tốt hơn, và công lý được phục vụ đáng kể hơn, nếu hắn ta bị giam đằng sau những chấn song, hay tối thiểu qua vụ này bạn có thể dạy cho mọi người một bài học?
Nhà báo Mỹ John Allen gần đây đã viết, “Do tác dụng tiêu cực của giới truyền thông và bản tính thích tranh luận công khai [để bảo vệ lập trường của Giáo Hội] của ngài, Đức Hồng Y Pell chiếm xấp xỉ cùng một chỗ trong dư luận xã hội như Osama bin Laden sau cuộc tấn công 9/11 ở Mỹ. Nếu bạn đang là một bồi thẩm, bạn có tha bổng bin Laden hay không ngay cả khi trường hợp truy tố này có những lỗ hổng to tổ bố?”
Bồi thẩm đoàn đầu tiên ở Melbourne cũng rất khó khăn khi muốn tha bổng cho Đức Hồng Y Pell. Trong phiên tòa đầu tiên, 10 trong số 12 bồi thẩm thấy ngài không phạm tội. Ở Úc, cần có 11 thành viên trong bồi thẩm đoàn mới có thể tha bổng, điều đó có nghĩa là trường hợp của Đức Hồng Y Pell đã dẫn đến một vụ án oan.
Phiên tòa đầu tiên đó cho ta thấy rõ bồi thẩm đoàn thứ hai, những người đã kết án Đức Hồng Y 12-0, đã không được trình bày những bằng chứng vô tội với cùng một trọng lượng như lần đầu tiên và có thể đã chọn bỏ qua rất nhiều mâu thuẫn và những điều bất khả thi trong lời khai của người tố cáo.
Đức Hồng Y Pell đã kháng cáo với một hội đồng thẩm phán cao cấp, những người có quyền tuyên bố phán quyết trước đó là một “phán quyết không an toàn”, rằng bồi thẩm đoàn không thể thể đi đến kết luận hợp lý dựa trên các bằng chứng, và do đó vô hiệu hóa bản án của Đức Hồng Y Pell. Đó là những gì tất cả chúng ta nên cầu nguyện vào thời điểm này.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đang ở trong một phòng biệt giam bị ngăn cản không được cử hành Thánh lễ, khi ngài bước vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa và giúp Giáo Hội đền tạ về những tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, mặc dù ngài chẳng hề mắc những tội lỗi như người ta cáo buộc cho ngài, như khi xưa họ đã từng cáo gian Chúa Giêsu tội báng bổ và quyến rũ.
Source:National Catholic Register Pell Case Reminds the World Why Cardinals Wear Red
Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Đại học Harvard, ngài đã theo đuổi con đường tiến đến chức tư tế ở Maryland, Toronto và Rôma. Sau khi được Đức Cha Sean O'Malley, OFM Cap (nay là Hồng Y) truyền chức linh mục tại Giáo phận Fall River vào ngày 26 tháng 6 năm 1999, ngài trở lại Rôma để hoàn thành chương trình sau đại học về Thần học luân lý và đạo đức sinh học tại Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II.
Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012. Một trong những cuốn sách nổi tiếng của ngài là cuốn “Plan of Life: Habits to Help You Grow Closer to God” – “Kế hoạch cho cuộc sống: Những thói quen giúp bạn đến gần Chúa hơn” (Pauline Books and Media 2018).
Hôm 20 tháng Ba, 2019, tờ National Catholic Register đã đăng một tiểu luận của ngài nhan đề: “Pell Case Reminds the World Why Cardinals Wear Red”, “Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ”.
Nguyên bản Anh ngữ có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ
“Đây là ý nghĩa của màu đỏ trong những phẩm phục này: đó là mầu của máu và tình yêu” —Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Mùa Chay là thời gian chúng ta làm sống lại trong tinh thần các sự kiện trong phiên tòa nhục nhã đã lên án Chúa Giêsu các tội ác báng bổ và quyến rũ quần chúng, và kết thúc với bản án đóng đinh Ngài.
Đó cũng là một thời khắc chúng ta suy nghĩ về lời nói của Ngài từ trong Bữa Tiệc Ly, “đầy tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15:20).
Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi “như chiên vào giữa bầy sói” với lời cảnh giác rằng, mọi người, ngay cả những người gần gũi nhất với chúng ta, sẽ nộp chúng ta cho tòa án, sẽ đánh đập chúng ta ngay cả ở những nơi thờ phượng, và dẫn chúng ta ra trước các nhà lãnh đạo dân sự để trả lời cho những lời cáo gian nhằm hãm hại chúng ta. Ngài nói rằng chúng ta sẽ bị “mọi người thù ghét” vì danh Ngài và một số người trong chúng ta thậm chí sẽ phải chịu như Ngài, là lãnh án chết (Mt 10: 16-22). Nhưng Ngài trấn an chúng ta: “Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5: 11-12).
Đối với tôi, những lời nhắc nhở trên đưa ra một bối cảnh thật là thích hợp để cố gắng hiểu sự bất công không thể tin nổi đang xảy ra với Đức Hồng Y George Pell tại Úc, là người vào ngày 12 tháng Ba vừa qua đã bị kết án đến hơn sáu năm tù giam sau khi bị cho là “có tội” vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái với 5 tội danh cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai trẻ em trong dàn hợp xướng của nhà thờ chính tòa Melbourne vào năm 1996.
Những lời vu cáo lạm dụng tình dục chống lại các giáo sĩ, như chúng ta biết, là tương đối hiếm tại Hoa Kỳ. Trong lịch sử có ít hơn 10% các cáo buộc đã được chứng minh là sai.
Tuy nhiên, những phản ứng có thể hiểu được đối với sự thất bại của Giáo Hội trong việc bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong quá khứ không thể nào có thể biện minh cho mưu toan biến các giáo sĩ vô tội hoặc các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác, có lẽ là tồi tệ nhất, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).
Tất nhiên, những ai không có mặt ở đó đều không thể chắc chắn tuyệt đối rằng điều gì đó đã không xảy ra; nhưng bất cứ ai nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.
Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.
Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).
Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.
Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.
Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.
Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.
Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.
Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.
Vì vậy, làm thế nào là một bản án có tội 12-0 của bồi thẩm đoàn có thể xảy ra? Rõ ràng, bởi vì nhóm bồi thẩm đoàn này đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công không ngừng vào Giáo Hội nói chung cũng như vào cá nhân Đức Hồng Y Pell với tư cách là một đại diện hữu hình cao cấp của Giáo Hội đó ở Úc.
Ủy ban Hoàng gia trong giai đoạn 2013-17 về Phản Ứng Của Các Định Chế Đối Với Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em tập trung phần lớn sự chú ý vào những thất bại của Giáo Hội tại Vương quốc Anh và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung như Úc, đã tạo ra ấn tượng rằng Giáo Hội gần giống như một tổ chức tội phạm bao che cho nhau để bảo vệ các thành viên khỏi bị truy tố về tội ác chống lại trẻ vị thành niên.
Đối với Đức Hồng Y Pell, cho đến nay, ngài là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Ba ví dụ sau thiết tưởng đủ cho thấy tình trạng ngộ độc của công luận tại Úc.
Năm 2016, ca sĩ Tim Minchin đã tung ra bài “Come Home Cardinal Pell” – “Về nhà đi Hồng Y Pell” - vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Các Ca Khúc Đơn Ca của Úc. Nó được Hiệp Hội Quyền Biểu Diễn của Úc đề cử là Bài Hát Hay Nhất trong năm và có 3.3 triệu lượt xem trên YouTube. Bài hát có đoạn: “Tôi muốn được minh bạch ở đây, George: Tôi không phải người hâm mộ tôn giáo ông và cá nhân tôi tin rằng những người che đậy lạm dụng phải vào tù. Về nhà đi, Hồng Y Pell, tôi đã có một vị trí đẹp trong địa ngục với tên của ông trên đó. Nếu ông không cảm thấy bị ép buộc phải trở về nhà bởi ý thức về nghĩa vụ đạo đức thì có lẽ ông nên về nhà để kiện tôi.”
Cùng năm đó, ký giả Louise Milligan, một người căm ghét Đức Hồng Y ra mặt, đã xuất bản cuốn “The Rise and the Fall of George Pell” - “Sự trỗi dậy và sự sụp đổ của George Pell”, trong cố gắng kích động dư luận chống lại ngài bằng cách thu thập những tin đồn và những lời vu cáo từ thời ngài còn là một linh mục trẻ [Bà Louise Milligan tự xưng mình khi còn nhỏ là một người Công Giáo nhưng một lần bị mẹ lấy giày đánh vào đầu vì đi lễ trễ nên bà ta quay sang “hận” Công Giáo. Đây là một nhân vật bài Công Giáo rất quyết liệt tại Úc]
Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào. Khi xét đến cuộc hành quân này và các nỗ lực mạ lỵ và vu cáo khác mà Đức Hồng Y phải chịu, nhiều nhà bình luận pháp lý nổi tiếng của Úc đã đặt câu hỏi trước, trong và sau quá trình tố tụng của bồi thẩm đoàn, liệu có thể xét xử công bằng cho Đức Hồng Y hay không.
Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một bồi thẩm đoàn trong đó bị cáo được mô tả như là người đứng đầu của một tổ chức mafia dữ dằn; đến mức bạn tin rằng anh ta đã phạm một loạt các tội nghiêm trọng nhất, nhưng các công tố viên đã không làm tốt công việc trong vụ án cụ thể mà họ đang tiến hành, các lời chứng để truy tố có nhiều mâu thuẫn khác nhau, và luật sư bào chữa tài tình đã làm mọi việc và nhiều hơn nữa để đưa ra ra các nghi ngờ hợp lý đối với những lời buộc tội. Có thực sự dễ dàng để tha bổng không?
Ngay cả khi bạn thấy rằng chẳng có chứng cứ gì để buộc tội tên mafia này về tội danh đang xét xử, thì bạn vẫn cảm thấy rằng có khả năng là hắn ta đã phạm một số tội ác khác, ở đâu đó, và xã hội sẽ tốt hơn, và công lý được phục vụ đáng kể hơn, nếu hắn ta bị giam đằng sau những chấn song, hay tối thiểu qua vụ này bạn có thể dạy cho mọi người một bài học?
Nhà báo Mỹ John Allen gần đây đã viết, “Do tác dụng tiêu cực của giới truyền thông và bản tính thích tranh luận công khai [để bảo vệ lập trường của Giáo Hội] của ngài, Đức Hồng Y Pell chiếm xấp xỉ cùng một chỗ trong dư luận xã hội như Osama bin Laden sau cuộc tấn công 9/11 ở Mỹ. Nếu bạn đang là một bồi thẩm, bạn có tha bổng bin Laden hay không ngay cả khi trường hợp truy tố này có những lỗ hổng to tổ bố?”
Bồi thẩm đoàn đầu tiên ở Melbourne cũng rất khó khăn khi muốn tha bổng cho Đức Hồng Y Pell. Trong phiên tòa đầu tiên, 10 trong số 12 bồi thẩm thấy ngài không phạm tội. Ở Úc, cần có 11 thành viên trong bồi thẩm đoàn mới có thể tha bổng, điều đó có nghĩa là trường hợp của Đức Hồng Y Pell đã dẫn đến một vụ án oan.
Phiên tòa đầu tiên đó cho ta thấy rõ bồi thẩm đoàn thứ hai, những người đã kết án Đức Hồng Y 12-0, đã không được trình bày những bằng chứng vô tội với cùng một trọng lượng như lần đầu tiên và có thể đã chọn bỏ qua rất nhiều mâu thuẫn và những điều bất khả thi trong lời khai của người tố cáo.
Đức Hồng Y Pell đã kháng cáo với một hội đồng thẩm phán cao cấp, những người có quyền tuyên bố phán quyết trước đó là một “phán quyết không an toàn”, rằng bồi thẩm đoàn không thể thể đi đến kết luận hợp lý dựa trên các bằng chứng, và do đó vô hiệu hóa bản án của Đức Hồng Y Pell. Đó là những gì tất cả chúng ta nên cầu nguyện vào thời điểm này.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đang ở trong một phòng biệt giam bị ngăn cản không được cử hành Thánh lễ, khi ngài bước vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa và giúp Giáo Hội đền tạ về những tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, mặc dù ngài chẳng hề mắc những tội lỗi như người ta cáo buộc cho ngài, như khi xưa họ đã từng cáo gian Chúa Giêsu tội báng bổ và quyến rũ.
Source:National Catholic Register